Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - PHARBACO (Trang 44)

Đơn vị tính: VNĐ

2.3.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong kỳ, đồng thời nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã thực hiện được và phần chi phí tương ứng phát sinh để tạo nên kết quả đó.

- Về doanh thu:

Bảng 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) Doanh thu bán hàng 422.466.829.989 509.670.377.291 521.664.575.891 87.203.547.302 20,64 11.994.198.600 2,35 Các khoản giảm trừ 13.020.800 4.334.400 8.180.632 (8.686.400) (66,71) 3.846.232 88,74

Doanh thu hoạt động

tài chính 22.351.979.616 895.054.290 573.249.769 (21.456.925.326) (96,00) (321.804.521) (35,95) Thu nhập khác 60.473.272 31.247.979.061 618.336.681 31.187.505.789 51572,38 (30.629.642.380) (98,02)

Để nhìn rõ xu hướng biến động của doanh thu ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9. Xu hƣớng biến động doanh thu của Công ty giai đoạn 2011- 2013

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 509.670.377.291 VNĐ tương đương tăng 20,64% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng 11.994.198.600 VNĐ tương ứng tăng 2,35% so với năm 2012. Điều này cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có xu hướng tăng. Sự tăng lên của doanh thu là do năm 2012 và năm 2013, đặc biệt là năm 2012 Công ty đã không ngừng phát triển thị trường tiêu thụ ra khắp ba miền trên cả nước và thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Myanmar… và một số nước ở Châu Âu, Châu Phi thông qua các công ty Dược, chi nhánh, bệnh viện, nhà thuốc. Bên cạnh đó Công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm qua các hội thảo, hội nghị, “triển lãm Quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam” hàng năm; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, không ngừng cải tiến sản phẩm, nghiên cứu nhiều sản phẩm mới chất lượng hơn với sự kiểm nghiệm của hệ thống kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO, GLP, GSP để tạo niềm tin, sự hài lòng cho người tiêu dùng cũng như đội ngũ Y Bác sĩ, thêm vào đó là Công ty có chính sách bán hàng hợp lý, luôn luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn, thanh toán đúng hẹn cho khách hàng. Chính nhờ lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty nên việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tự sản xuất như dược phẩm, hóa chất (Trừ hóa chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy móc thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế của Công ty tăng lên đặc biệt là các sản phẩm kháng sinh nhóm beta-lactam làm cho doanh thu bán hàng không ngừng tăng lên. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng chứng tỏ năng lực cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty là tốt.

+ Giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2012 giảm 66,71% so với năm 2011. Năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu tăng 88,74% tương đương tăng 3.846.232VND so với năm 2012. Ta thấy năm 2012 các khoản giảm trừ doanh thu giảm là do hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán đã được giảm đi một cách đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng là do vẫn xuất hiện hàng bán bị trả lại thêm vào đó là do có nhiều khách hàng mua với số lượng lớn hơn

000100.000.000.000 100.000.000.000 200.000.000.000 300.000.000.000 400.000.000.000 500.000.000.000 600.000.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(VNĐ)

Doanh thu bán hàng Doanh thu hoạt động tài chính

46

nên khoản chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng tăng lên và hàng xuất khẩu năm 2013 của Công ty tăng nên thuế xuất khẩu Công ty phải nộp tăng.

+ Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2012 đạt 895.054.290 VNĐ tương đương giảm 96% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm 321.804.521 VNĐ so với năm 2012 tương ứng giảm 35,95%. Việc giảm này là do Công ty thu lãi từ đầu tư cổ phiếu ngày càng giảm và không còn chú trọng đầu tư ngắn hạn. Với khoản thu nhập khác, năm 2012 tăng mạnh, tăng 51572,38% so với năm 2011 đến năm 2013 giảm 30.629.642.380VNĐ tương đương giảm 98,02% so với năm 2012. Nguyên nhân khoản thu nhập khác của Công ty năm 2012 cao hơn năm 2011 và năm 2013 là do trong năm 2012 Công ty thanh lý một dây chuyền sản xuất thuốc đã lỗi thời.

- Về chi phí:

Bảng 2.7. Xu hƣớng biến động chi phí của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) Giá vốn hàng bán 334.233.288.498 420.322.135.012 424.687.664.898 86.088.846.514 25,76 4.365.529.886 1,04 Chi phí tài chính 37.566.940.492 43.399.851.404 26.154.425.455 5.832.910.912 15,53 (17.245.425.949) (39,74) - Trong đó: Chi phí lãi vay 36.864.301.534 43.140.855.119 25.228.812.127 6.276.553.585 17,03 (17.912.042.992) (41,52) Chi phí bán hàng 31.954.544.447 39.731.554.947 34.936.008.845 7.777.010.500 24,34 (4.795.546.102) (12,07) Chi phí quản lý doanh

nghiệp 27.315.862.631 26.956.350.016 30.253.778.635 (359.512.615) (1,32) 3.297.428.619 12,23 Chi phí khác 198.831.217 261.169.250 5.400.369.544 62.338.033 31,35 5.139.200.294 1967,77

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ tỷ trọng của từng khoản mục chi phí như sau:

Biểu đồ 2.10. Tỷ trọng từng khoản mục chi phí của Công ty giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

+ Giá vốn hàng bán: Cùng với việc tăng lên của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Dựa vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.10 ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, giá vốn hàng bán tăng 90.454.376.400 VNĐ từ năm 2011 dến năm 2013. Trong đó, năm 2012 tăng 25,76% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 4.365.529.886 VNĐ so với năm 2012, tương ứng tăng 1,04%. Việc tăng giá vốn qua các năm trong giai đoạn 2011-2013 của Công ty là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào là chiếm đa số. Đồng thời một số yếu tố đầu vào như: điện, nước, chi phí nhân công cũng tăng đáng kể. Nguyên nhân giá vốn hàng bán có xu hướng ngày càng tăng là do phần lớn Công ty nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất thuốc từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… nên giá cả phụ thuộc thị trường Thế giới và vận chuyển quốc tế thêm vào đó nó không ổn định do sự biến động của tình hình xăng dầu như hiện nay vì thế Công ty không thể kiển soát được chặt chẽ khoản chi phí này. Giá vốn hàng bán Công ty chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu bán hàng do đó doanh thu thuần đạt được không cao.

+ Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…Ta có thể thấy chi phí tài chính năm 2012 là 43.399.851.404 VNĐ tức tăng 15,53% so với năm 2011. Năm 2013 là 26.154.425.455 VNĐ điều này cho thấy chi phí tài chính giảm 17.245.425.949 VND, tương ứng giảm 39,74% so với năm 2012. Trong chi phí tài chính thì chi phí lãi vay chiếm chủ yếu với tỷ trọng tương ứng của ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 98,13%, 99,4%, 96,46%. Năm 2012 chi phí lãi vay tăng 17,03% nguyên nhân do thiếu vốn lại phải liên tục đầu tư vào những dự án mới để mở rộng sản

77,50% % 8,71%

7,41%

6,33% 0,05%

Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính

79,21% % 8,18 % 7,49 % 5,08 % 0,05 % Chi phí bán hàng 81,45 % 5,02% 6,70% 5,80% 1,04%

Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác

48

xuất kinh doanh nên Công ty phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay tài trợ, đặc biệt là vay ngắn hạn và ảnh hưởng biến động lãi suất thị trường đến chi phí lãi vay. Đến năm 2013 chi phí lãi vay giảm 17.912.042.992 VNĐ tương ứng giảm 41,52% so với năm 2012. Ta thấy mặc dù nguồn nợ vay ngắn hạn năm 2013 tăng nhưng chi phí lãi vay lại giảm mạnh là nhờ có những chính sách kéo giảm lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước phát huy tác dụng, Công ty đã nhận được các khoản vay giá rẻ hơn trước đây khá nhiều. Đây chính là tín hiệu tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

+ Chi phí bán hàng: Năm 2012 chi phí bán hàng tăng 7.777.010.500 VNĐ tức tăng 24,34% so với năm 2013. Năm 2013 chi phí bán hàng giảm 12,07% so với năm 2012 tương ứng với giảm 4.795.546.102 VNĐ. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng là do Công ty chi mua thêm công cụ, dụng cụ, đồ dùng vật liệu phục vụ cho hoạt động bán hàng tăng. Chi phí bán hàng năm 2013 giảm tương đối một phần là do Công ty đã giảm chi phí cho việc xúc tiến bán hàng như: quảng cáo, tiếp thị; một phần là do Công ty đang thực hiện có hiệu quả chính sách giảm chi phí bán hàng. Thêm vào đó, do lượng khách hàng thanh toán sớm được hưởng chiết khấu thanh toán giảm đi nên đây cũng là một phần dẫn đến chi phí bán hàng giảm.

+ Chi phí quản lý: Năm 2012 chi phí quản lý giảm một lượng nhỏ là 359.512.615 VNĐ tương ứng giảm 1,32% so với năm 2011. Chi phí quản lý năm 2013 tăng một lượng đáng kể 3.297.428.619 VNĐ ứng với tăng 12,23% so với năm 2012. Sự tăng chi phí quản lý là do Công ty đầu tư nâng cao chất lượng quản lý như: cử cán bộ - công nhân viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khiến thức trong và ngoài nước, được các chuyên gia nước ngoài như Đức, Italia huấn luyện; tổ chức nhiều lớp học trang bị kiến thức vận hành máy, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, quản trị sản xuất,…và xây dựng mạng nội bộ nâng cao chất lượng quản lý và thu thập thông tin, tăng cường nhân viên quản lý , kiểm nghiệm,… Chi phí này nói lên khả năng điều hành và lãnh đạo của Công ty vì vậy Công ty cần có những chiến lược sử dụng chi phí sao cho hợp lý để giảm mức chi phí này do hiện tại chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đang ngày càng tăng.

+ Chi phí khác: trong giai đoạn 2011-2013 chi phí khác của Công ty có xu hướng tăng. Trong đó, năm 2012 đạt 261.169.250 VNĐ tương đương tăng 62.338.033 VNĐ, đến năm 2013 thì tăng mạnh, tăng 5.139.200.294 VNĐ tương đương tăng 1.967,77%. Việc tăng mạnh này là do chi phí thanh lý, nhượng bán và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý năm 2013 cao. Vì chi phí khác ngày càng tăng nên Công ty cần quản lý tốt hơn khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến này.

- Về lợi nhuận:

Bảng 2.8. Xu hƣớng biến động lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) Lợi nhuận khác (138.357.945) 30.986.809.811 (4.782.032.863) 31.125.167.756 22496,12 (35.768.842.674) (115,43)

Lợi nhuận sau thuế 8.346.794.792 3.513.015.613 1.415.734.332 (4.833.779.179) (57,91) (2.097.281.281) (59,70)

(Nguồn: Phòng kế toán) Để nhìn rõ hơn xu hướng biến động của lợi nhuận ta nhìn vào biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.11. Xu hƣớng biến động lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011-2013

-10.000.000.000-5.000.000.000 -5.000.000.000 000 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000 30.000.000.000 35.000.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(VNĐ)

Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế

50

+ Lợi nhuận khác: Năm 2012 lợi nhuận khác tăng mạnh, đạt 30.986.809.811 VNĐ tương đương tăng 31.125.167.756 VNĐ so với năm 2011 tức tăng 22496,12%. Có mức tăng mạnh này là do khoản thu nhập khác của Công ty năm 2012 tăng nhanh, tăng 31.187.505.789 VNĐ tương ứng tăng 51572,38% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 sản xuất thực sự đủ mạnh, hàng hóa dự trữ trong kho nhiều, thêm vào đó máy móc mới mua về đã chạy được hết công suất nên trong năm 2012 Công ty tiến hành thanh lý những máy móc đã cũ. Đến năm 2013 lợi nhuận khác lại giảm mạnh, giảm 35.768.842.674 VNĐ so với năm 2012 tương đương giảm 115,43% và đạt giá trị âm . Có mức giảm này là do năm 2013 chi phí khác tăng còn thu nhập khác giảm mạnh và khoản chi phí khác lớn hơn khoản thu nhập khác. Năm 2013, thu nhập khác giảm 30.629.642.380 VNĐ tương đương giảm 98,02%. Thu nhập khác giảm do khoản thu từ việc thanh lý và nhượng bán tài sản cố định giảm vì trong năm 2013 Công ty ít thanh lý máy móc.

+ Lợi nhuận sau thuế: Lơi nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 4.833.779.179 VNĐ so với năm 2011. Đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế là 1.415.734.332 VNĐ giảm 2.097.281.281VNĐ, tương ứng giảm 59,70% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do doanh thu có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu không đáng kể so với tốc độ tăng của chi phí đặc biệt là khoản chi phí giá vốn hàng bán, thêm vào đó trong năm 2013 lợi nhuận khác lại giảm mạnh và mang giá trị âm nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2013 giảm mạnh. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng không đạt hiệu quả.

- Nhận xét: Qua các phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 không được hiệu quả bằng năm 2012 và năm 2011. Vì thế để Công ty đạt được mức lợi tăng cao hơn trong nững năm tới, Công ty cần phải có những chính sách để tối thiểu chi phí và tăng các khoản thu nhập của Công ty lên. Do đó, Công ty nên biết tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện xuất khẩu thuốc sang các nước khác trên Thế giới, từ đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - PHARBACO (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)