CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM TRUNG ƢƠNG I –
3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn kinh doanh
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh Công ty cần tối đa lợi ích của vốn chủ sở hữu tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Xây dựng được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ hạn chế tối đa rủi ro có thể đối với Công ty.
Tăng tỷ trọng VCSH, giảm tỷ trọng khoản nợ: Trong ba năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nguyên
nhân là do hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận sau thuế của Công ty ngày càng giảm nên vốn dùng để bổ sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, dẫn đến là Công ty phải đi vay bên ngoài và chiếm dụng của các nhà cung cấp. Do đó Công ty cần phải chú ý gia tăng tỷ lệ vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh để cải thiện khả năng thanh toán. Do Công ty Pharbaco là Công ty cổ phần nên Công ty có khả năng sử dụng công cụ cổ phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong công chúng để đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn kinh doanh. Việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng là một phương pháp huy động vốn từ bên ngoài nhưng Công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp Công ty chủ động vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần như sử dụng nợ vay. Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của Công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của Công ty, trên cơ sở đó làm tăng thêm mức độ tín nhiệm cho Công ty. Công ty có thể phát hành cổ phiếu theo hình thức sau:
+ Công ty tiến hành chào bán cổ phiếu cho một số đối tác chiến lược là các nhà đầu tư bên ngoài và một số cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hình thức phat hành cổ phiếu này sẽ giúp Công ty vừa tăng vốn kinh doanh , vừa tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Công ty với những người có quan hệ thường xuyên với Công ty.
+ Niêm yết cổ phiếu của Công ty lên sàn giao dịch chứng khoán, việc phát hành để huy động thêm vốn thường rất tốn kém, chi phí phát hành cổ phiếu thông thường giao động từ 5% đến 10% tổng số vốn huy động. Vì vậy Công ty nên sử dụng hình thức phát hành cổ phiếu khi muốn huy động thêm vốn chủ sở hữu với số lượng lớn. Mặt khác , để phát hành cổ phiếu ra công chúng thành công Công ty phải tạo dựng danh tiếng và uy tín trên thị trường, được công chúng biết đến. Đây luôn là mục tiêu phấn đấu lâu dài của Công ty. Bởi vì chỉ có những Công ty được quản trị tốt, hoạt động có hiệu quả, có uy tín, danh tiếng trên thị trường mới dễ dàng trong việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Lập kế hoạch nguồn vốn ngắn hạn để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem nguồn vốn ngắn hạn là đang thừa hay thiếu nhằm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính ngắn hạn tạo ra nguồn lợi tức trước mắt hoặc đầu tư tài chính dài hạn để tạo nguồn lợi tức lâu dài và ổn định… Nếu thiếu thì phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong (quỹ phát triển sản xuất kinh doanh…) rồi mới tới nguồn bên ngoài như vay ngân hàng, vay cá nhân… Công ty cần theo dõi sít sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định những khoản chiếm dụng hợp lý và những khoản đã đến hạn cần
90
thanh toán, từ đó có kế hoạch trả nợ đúng hạn, kiểm soát được việc trả nợ nhằm nâng cao uy tín của Công ty để tăng tin cậy của họ và sử dụng các khoản vay có hiệu quả.
Với cơ cấu vốn của Công ty như đã phân tích, ta thấy tỷ lệ nợ trên VCSH của Công ty trong ba năm qua là khá cao so với bình quân ngành. Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn tỷ trọng nợ dài hạn, thêm vào đó trong năm 2013 tỷ trọng nợ ngắn hạn đều lớn hơn so với năm 2011 và năm 2012. Nếu tỷ trọng nợ ngắn hạn của Công ty vẫn tiếp tục tăng dễ khiến Công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Mà theo như phân tích ở chương 2 thì khả năng thanh toán của Công ty là chưa tốt, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Công ty giai đoạn 2011-2013 đều nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn bình quân ngành, trong đó năm 2013 khả năng thanh toán nhanh giảm so với năm 2012. Do đó Công ty cần xác định mức nợ ngắn hạn và lượng hàng tồn kho sao cho hợp lý để hạn chế rủi ro có khả năng xảy ra khi khách hàng nhất thời không thể thanh toán được nợ đúng hạn. Vì thế Công ty cần huy động một lượng vốn trung và dài hạn để hạn chế các khoản nợ ngắn hạn để từ đó cân đối lại cơ cấu vốn của mình. Khi huy động vốn trung và dài hạn, điều mà cúng ta cần quan tâm đó chính là chi phí lãi vay, cho nên Công ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau:
- Chính sách huy động vốn tập trung nguồn: Tập trung vào một hoặc một số ít nguồn từ đó giúp cho chi phí huy động có thể giảm nhưng Công ty cần phải cẩn thận vì nó sẽ làm cho Công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, Công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty thanh toán vào ngày cuối của thời hạn chiết khấu. Còn nếu không đủ khả năng thì để đến hết hạn hóa đơn mới thanh toán là có lợi nhất. Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của công ty. Hơn thế nữa Công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí cao hơn cả lãi vay ngắn hạn.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vốn kịp thời cho Công ty. Công ty có mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng vì thế trong những năm qua Công ty đã rất thành công trong việc huy động vốn để sử dụng. Các khoản vay ngắn hạn có thời gian đảo hạn ngắn nên khi nguồn tài trợ này lớn dễ dẫn đến việc các khoản nợ đến hạn chồng chất trong tương lai gần. Vì vậy, Công ty nên giảm bớt nợ ngắn hạn thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài
hạn phải chịu chi phí cao hơn nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết, đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn giúp bảo toàn và phát triển vốn. Công ty phải đảm bảo số vốn dài hạn này được sử dụng đúng mục đích là đầu tư tài sản cố định cần thiết và dự án đầu tư khả thi, đảm bảo chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn sẽ không quá lớn so với vốn ngắn hạn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Công ty.