Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 127 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
127
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội ngày tháng năm 2015 Sinh viên Lê Thị Thu i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô của trường đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Các Mác, người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Hải Yến huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn 50 người dân và các cán bộ xã đã giúp tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng năm 2015 Sinh viên Lê Thị Thu ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 2006 theo quyết định số 102/QĐ – TTg, đây thực sự là thời cơ vận hội rất thuận lợi, tạo đà để Thanh Hóa có bước phát triển mới, nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hải Yến là một trong 12 xã chịu ảnh hưởng trực tiếp và phải di dời tái định cư để bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Sau hơn 4 năm đã có nhiều thay đổi căn bản trong cuộc sống của người dân Hải Yến nói riêng và 12 xã vùng ảnh hưởng nói chung, đặc biệt là những thay đổi sinh kế. Nghiên cứu tập trung phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân ở Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng KKT Nghi Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sinh kế và hướng tới thiết lập một trạng thái sinh kế bền vững hơn trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu chung này, đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, nơi mà các hộ dân đang phải đối mặt với sự mất đất nông nghiệp, với mục tiêu cụ thể như sau: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp; (2) Phân tích sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi tiến hành bàn giao đất xây dựng khu kinh tế; (3) Sự thay đổi chiến lược và các hoạt động sinh kế; (4) Sự thay đổi kết quả sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến; (5) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất trên địa bàn xã. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về khu kinh tế. một số vấn đề liên quan đến đến thu hồi đất phục vụ quá trình CNH – HĐH nói chung và xây dựng KKT nói riêng. Những lý luận về sự thay đổi sinh kế, sinh kế bền vững, đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Hai phương pháp phân tích là thống kê mô tả và iii thống kê so sánh được sử dụng chủ yếu trong đề tài để làm rõ những thay đổi sinh kế của hộ nông dân. Theo đó, sự thay đổi sinh kế của các hộ dân Hải Yến được phân tích thông qua 3 hợp phần sinh kế cơ bản ở quy mô hộ đó là: nguồn lực sinh kế; chiến lược, hoạt động sinh kế và các kết quả sinh kế. Từ những phân tích đó, chỉ ra những điểm đã đạt được và những nút thắt cần tháo gỡ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể. Qua nghiên cứu thực tế, các nguồn lực sinh kế của người dân Hải Yến có những thay đổi căn bản. Nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất là đất đai suy giảm nhanh chóng sau thu hồi đất, đây cũng là điểm khởi đầu cho một chuỗi những thay đổi sinh kế của họ. Mất đất được đổi lại bằng nguồn tài chính dồi dào hơn do những khoản hỗ trợ đền bù. Tuy nhiên, thiếu định hướng đúng trong việc sử dụng đã khiến nguồn lực này nhanh chóng suy giảm. Nguồn vốn con người chưa được chú trọng đầu tư đúng mức đã khiến người dân khó khăn trong việc chuyển đổi việc làm. Nguồn lực vật chất cá nhân mà chủ yếu là tài sản tiêu dùng tăng lên, quá trình thu hồi đất cũng tạo điều kiện để Hải Yến phát triển nguồn vốn vật chất dùng chung cho cả cộng đồng, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ sau thu hồi đất tạo điều kiện cho người dân phát triển sinh kế. Nguồn vốn xã hội cũng được cải thiện đáng kể khi ở mức độ tham gia vào mạng lưới tổ chức đoàn thể xã hội của người dân đươc nâng cao sau khi thu hồi đất. tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chưa cao khiến nỗ lực của người dân chưa mang lại kết quả tương xứng. Từ chỗ chiến lược sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, sau khi bàn giao đất xây dựng KKT, người dân Hải Yến buộc phải chuyển đổi chiến lược sinh kế để phù hợp với nguồn lực hiện có. Và lao động tự do, làm những công việc tay chân, nặng nhọc ở KKT Nghi Sơn đang là sự lựa chọn của số đông người lao động ở đây. Nghiên cứu cho thấy, các hộ dân sau thu hồi đất, tuy có thu nhập cao hơn nhưng sự ổn định và bền vững về sinh kế chưa bao giờ khiến họ yên tâm. Người dân cảm thấy bế tắc trong việc tìm cho mình iv một hướng đi sinh kế khi những nguồn lực họ sở hữu đang ngày một suy giảm. Nhiều nút thắt trong sinh kế của người dân được chỉ ra trong các phân tích trong đó nổi bật lên là vấn đề việc làm sau thu hồi đất. Sinh kế của người dân Hải Yến chắc chắn sẽ được ổn định và bền vững hơn nếu họ có một công việc ổn định gắn với khu kinh tế. đồng thời các chiến lược sinh kế phải được thiết lập và duy trì bằng khả năng tự lực của người dân thông qua những hỗ trợ thúc đẩy từ bên ngoài. Nghiên cứu cũng cung cấp những giải pháp cụ thể và khả dĩ về vấn đề tạo việc làm, chuyển hướng sinh kế cho người dân Hải Yến trong đó cần có sự phối hợp của nhiều phía, nhưng đặc biệt cần phát huy khả năng tự lực của chính người nông dân. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI iii MỤC LỤC vi DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1Đối tượng nghiên cứu: 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 4 2.1 Khu kinh tế và quá trình thu hồi đất cho xây dựng khu kinh tế 5 2.1.1 Khái niệm về khu kinh tế, đặc điểm và vai trò của khu kinh tế 5 2.1.2 Một số vấn đề liên quan đến thu hồi đất phục vụ CNH – HĐH 11 2.2 Lý luận về sinh kế và sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân 16 2.2.1 Quan điểm về sinh kế và khung sinh kế bền vững 16 2.2.2 Sự thay đổi sinh kế 27 2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 30 2.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 30 2.3.2 Kinh nghiệm của Việt Nam 36 2.3.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 40 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43 3.1.1 Khái quát về khu kinh tế Nghi Sơn 43 vi 3.1.2 Đặc điểm tự nhiên xã Hải Yến 45 3.1.3 Đặc điểm kinh tế- xã hội 48 3.2 Phương pháp nghiên cứu 55 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 55 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 56 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 56 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 57 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60 4.1 Tình hình chung của các chủ hộ 60 4.2 Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của hộ 62 4.2.1 Thay đổi nguồn vốn tự nhiên 62 4.2.2 Sự thay đổi nguồn vốn con người 65 4.2.3 Sự thay đổi nguồn vốn tài chính 69 4.2.4 Thay đổi về nguồn vốn vật chất 74 4.2.5 Sự thay đổi nguồn vốn xã hội 80 4.3 Sự thay đổi chiến lược và các hoạt động sinh kế 83 4.4 Sự thay đổi kết quả sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến 85 4.5 Những kết quả và hạn chế trong sự thay đổi sinh kế của các hộ dân 92 4.5.1 Những kết quả đạt được 92 4.5.2 Những nút thắt trong sinh kế của các hộ dân 93 4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh kế của hộ 96 4.6 Định hướng và giải pháp cụ thể cho sinh kế của các hộ dân 98 4.6.1 Định hướng 98 4.6.2 Những giải pháp cụ thể 100 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104 5.1 Kết luận 104 5.2 Kiến nghị 107 5.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 107 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 107 5.2.3 Đối với hộ nông dân 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh sách các khu kinh tế Việt Nam đến năm 2012 10 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hải Yến năm 2009 48 Bảng 3.2:Tình hình biến động dân số và lao động xã Hải Yến giai đoạn 2009-2014 49 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Hải Yến giai đoạn 2009 – 2014 54 Bảng 3.4 Nguồn thu thập số liệu thứ cấp phục vụ đề tài 55 Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra sau khi bàn giao đất 60 Bảng 4.2 Sự thay đổi diện tích đất bình quân của các hộ 63 Bảng 4.3 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Hải Yến đến năm 2014 64 Bảng 4.4 Sự thay đổi về quy mô nhân khẩu của hộ năm 2009 – 2015 65 Bảng 4.5 Trình độ lao động của các hộ năm 2015 67 Bảng 4.6 Thực trạng chuyển dịch lao động của hộ 68 Bảng 4.7 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ được điều tra 70 Bảng 4.8 Kết quả điều tra xã hội về sự thay đổi mức độ tham gia của người dân trong hoạt động KT – XH 83 Bảng 4.9 Sự thay đổi thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi bị thu hồi đất 87 Bảng 4.10 Đánh giá chung của người dân về sự thay đổi của hộ trước và sau khi bàn giao đất 88 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững 20 Hình 3.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Hải Yến năm 2009 49 Hình 4.1 Cơ cấu tình trạng kinh tế của các hộ được điều tra 61 Hình 4.2 Bình quân tổng diện tích đất/nhân khẩu trước và sau khi thu hồi đất 64 Hình 4.3 Sự thay đổi cơ cấu lao động của Hải Yến sau khi bàn giao đất 69 Hình 4.4 Sự thay đổi khả năng tích lũy tài chính của hộ 72 Hình 4.5 Sự thay đổi thu nhập bằng tiền mặt bình quân 1 tháng của các hộ trước và sau khi thu hồi đất 74 Hình 4.6 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ thu hồi đất của các hộ dân 75 Hình 4.7 Sự thay đổi đồ dùng tiện nghi trước và sau thu hồi đất 76 Hình 4.8 Đánh giá của người dân về mức độ thay đổi văn hóa phong tục, nếp sống sau bàn giao đất 81 Hình 4.9 Đánh giá của người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm ở KKT 90 Hình 4.10 Tính chất các công việc hiện tại ở khu kinh tế Nghi Sơn 91 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH Công nghiệp hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DFID Bộ phát triển quốc tế Anh ĐVT Đơn vị tính HĐH Hiện đại hóa HDB Cục phát triển nhà KCN Khu công nghiệp KD – DV Kinh doanh dịch vụ KKT Khu kinh tế KT – XH Kinh tế xã hội LĐ Lao động NN Nông nghiệp SL Số lượng SX – KD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội TĐC Tái định cư TTCN Tiểu thủ côn nghiệp TP Thành phố x [...]... vùng đất mới với bao khó khăn, vất vả Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa 1.2 Mục tiêu nghi n cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích và đánh giá sự thay đổi sinh kế của các hộ dân tại xã Hải Yến sau khi tiến hành bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn,. .. Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa sau khi tiến hành bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn - Đề xuất các giải pháp đảm bảo sinh kế ổn định và bền vững hơn cho các hộ dân xã Hải Yến trong thời gian tới 1.3 Câu hỏi nghi n cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, sự thay đổi sinh kế của các hộ dân sau khi bàn giao đất để xây dựng khu kinh tế? - Các nguồn lực sinh kế của hộ dân tại xã Hải Yến thay đổi như... đình ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa sau khi bàn giao đất để xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn 1.4.2 Phạm vi nghi n cứu 1.4.2.1 Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung phân tích và đánh giá sự thay đổi sinh kế của các hộ dân Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn 1.4.2.2 Phạm vi về không gian Nghi n cứu được tiến hành tại địa bàn xã Hải Yến, huyện... Sơn, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng khu kinh tế, sinh kế của các hộ dân và tác động của quá trình thu hồi đất phục vụ khu kinh tế đến sinh kế của nông dân - Phân tích, đánh giá sự thay đổi các nguồn lực, các chiến lược và những kết quả sinh kế đạt được của hộ dân ở xã Hải Yến, huyện... nông dân mất đi sinh kế chính đã nuôi sống họ từ bao đời nay Không còn lựa chọn nào khác, các hộ dân phải chuyển đổi cách thức mưu sinh để phù hợp với sự thay đổi của những nguồn lực họ có trong tay 2.2 Lý luận về sinh kế và sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân 2.2.1 Quan điểm về sinh kế và khung sinh kế bền vững 2.2.1.1 Sinh kế và một số khái niệm liên quan Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các. .. cạnh mặt tích cực đó, việc xây dựng các khu công nghi p, khu kinh tế cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến đời sống của người nông dân sau khi bàn giao đất Việc làm của người dân có đất bị thu hồi: Tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất nông nghi p trong quá trình công nghi p hóa, hiện đại hóa là vấn đề cần thiết phải được Đảng và Nhà nước, các địa phương và chủ thể sử dụng đất thu... Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa 1.4.2.3 Phạm vi về thời gian - Nghi n cứu sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến trước thu hồi đất năm 2010 và sau thu hồi đất năm 2014 - Đề tài thu thập số liệu thống kê kinh tế xã hội địa phương năm 2009 và 2014 - Đề tài được triển khai nghi n cứu từ 1/2/2015 – 1/6/2015 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 4 2.1 Khu kinh tế và quá trình... động của Khu kinh tế Nghi Sơn, đây thật sự là thời cơ và vận hội rất thuận lợi, tạo đà cho Thanh Hóa có bước phát triển mới, nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường Công nghi p hóa- Hiện đại hóa Hải Yến là một trong 12 xã chịu ảnh hưởng trực tiếp và phải di dời tái định cư tập trung để bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn Để nhường đất cho Khu kinh tế Nghi Sơn, từ năm 2010 hơn 1.600 hộ dân với hơn... định Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghi p, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. ” Theo đó, khu kinh tế được hiểu là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng bao gồm: các khu. .. quá trình thu hồi đất cho xây dựng khu kinh tế 2.1.1 Khái niệm về khu kinh tế, đặc điểm và vai trò của khu kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm khu kinh tế Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghi p, khu chế xuất và khu kinh tế ngày 14/03/2008 định nghĩa khu kinh tế là “ khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư, có . đoan khóa luận tốt nghi p Phân tích sự thay đổi sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến sau khi bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa là công trình nghi n cứu của tôi, các số. các hộ dân xã Hải Yến sau khi tiến hành bàn giao đất xây dựng khu kinh tế; (3) Sự thay đổi chiến lược và các hoạt động sinh kế; (4) Sự thay đổi kết quả sinh kế của các hộ dân xã Hải Yến; (5). đánh giá sự thay đổi sinh kế của các hộ dân tại xã Hải Yến sau khi tiến hành bàn giao đất xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân. 1.2.2