1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã kim trung, huyện kim sơn – ninh bình

114 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN – NINH BÌNH Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : KTC – K56 Niên khóa : 2011 - 2015 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì bài khóa luận, luận văn, luận án nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc và trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hương iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy cô giáo tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã trực tiếp tham gia giảng dậy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Ngô Minh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Kim Trung cùng người dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hương iv TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xã Kim Trung là một xã vùng ven biển thuộc huyện Kim Sơn- Ninh Bình, là một trong ba xã bãi ngang của huyện Kim Sơn, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đây cũng là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của xã. Kim Trung thuộc vào dự án phát triển kinh tế cho các vùng đặc biệt khó khăn được hưởng nhiều các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế. Những năm qua người dân đã có sự đầu tư cho hoạt động nuôi tôm đã mang lại thu nhập cho các hộ nuôi, đời sống nhân dân càng ngày càng được nâng cao. Lợi nhuận của con tôm mang lại là rất lớn, nhưng bên cạnh đó nghề nuôi này cũng gặp rất nhiều rủi ro trong khi nuôi. Hiện nay, trên địa bàn xã tập chung chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nghề nuôi tôm, xã có 333ha diện tích nuôi trồng từ đất nông nghiệp. Xã có khu nuôi tôm công nghiệp riêng với diện tích là 70,4ha là khu mang lại sản lượng và doanh thu lớn nhất cho các hộ nuôi tôm, việc phát triển con tôm một cách bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương. Nuôi tôm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả nuôi của con tôm. Từ những vai trò nuôi tôm trên địa bàn xã và nhằm hạn chế rủi ro, tăng năng suất khi nuôi tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn – Ninh Bình”. Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nuôi tôm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, để đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trong khi nuôi tôm. Với các mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NTTS; đánh giá thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra nói riêng và trên địa bàn xã v Kim Trung nói chung; phân tích các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nuôi tôm tại các hộ điều tra; đề xuất một số giải pháp, ý kiến hạn chế, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến nuôi tôm trên địa bàn. Đề tài nghiên cứu dựa trên một số khái niệm cơ bản về nuôi trồng thủy sản, các loại hình nuôi và yếu tố liên quan đến nuôi tôm; đặc điểm và vai trò của nuôi trồng thủy sản nói chung và con tôm nói riêng đến nền kinh tế quốc dân và đời sống con người; đặc điểm của hai loại giống tôm là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu thực tiễn tình hình nuôi tôm của một số nước trên giới và của nước tra. Đồng thời tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các văn bản, chính sách có liên quan phát triển nuôi tôm. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã gồm cả yếu tố tự nhiên và kỹ thuật nuôi, để phân tích các yếu tố đó trước hết nghiên cứu về đặc điểm địa bàn bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu; tình hình dân số và phát triển kinh tế trong năm vừa qua. Tiến hành điều tra 60 hộ dân tại xã gồm: 30 hộ nuôi công nghiệp và 30 hộ nuôi quảng canh. Tại các hộ điều tra 100% hộ nuôi công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng và 100% hộ nuôi quảng canh nuôi tôm sú nên việc tìm hiều này được phân loại theo hình thức nuôi và loại tôm nuôi. Từ đó tiến hành thu thập số liệu và xử lý qua công cụ exel, sử dụng các phương pháp phân tổ, thống kê, so sánh để thấy sự khác biệt giữa các hộ nuôi và giữa 2 hình thức nuôi: diện tích, chi phí, sản lượng, năng suất, mật độ… Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn. Sau khi tổng hợp số liệu điều tra và xử lý tôi thu được các kết quả nghiên cứu sau: Về thực trạng nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung: trên địa bàn có tổ chức 3 mô hình: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, Mô hình nuôi tôm cộng đồng, Mô hình ứng dụng kỹ thuật sản xuất NTTS theo hướng phát triển bền vững Việt GAP thu hút được sự tham gia của nhiều hộ dân. Diện tích nuôi tôm sú chiếm diện tích chủ yếu trên địa bàn nhưng những năm trở lại đây, TTCT tràn vào nước ta và với đặc điểm dễ nuôi, sản lượng cao nên các hộ vi dần chuyển đổi sang nuôi TTCT. Tổng sản lượng tôm nuôi từ năm 2011-2013 có xu hướng giảm, trong đó sản lượng tôm sú giảm mạnh theo các năm, TTCT tăng giảm tùy theo năm. Điều đó làm cho nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, con tôm không còn đảm bảo được cuộc sống của nhiều hộ dân. Về thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra: Tại các hộ điều tra chia làm 2 nhóm: hộ nuôi công nghiệp và hộ nuôi quảng canh. Diện tích nuôi bình quân của các hộ công nghiệp là 14840 m 2 , năng suất bình quân khoảng 6,03 tấn/ha, trong khi đó diện tích bình quân và năng suất của hộ nuôi quảng canh chỉ là hơn 5426 m 2 , 0,79 tấn/ha. Tuy nhiên tương đương với năng suất cao thì chi phí đầu tư của các hộ nuôi công nghiệp lớn hơn rất nhiều sơ với hộ nuôi quảng canh (tổng chi phí bình quân hộ nuôi công nghiệp: 419,45 triệu đồng và của hộ nuôi quảng canh: 25,53 triệu đồng) gấp khoảng 16,4 lần. Nếu xét về hiệu quả vốn đầu tư thì hộ nuôi quảng canh lại cao hơn nuôi công nghiệp, giá trị GO/IC hộ nuôi công nghiệp và quảng canh là 2 và 9,3. Có sự chênh lệch lớn giữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của 2 mô hình này. Tuy nhiên các hộ nuôi quảng canh vẫn có nhu cầu phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp, tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn đầu tư công nghệ kỹ thuật máy móc, phát triển lâu dài nghề nuôi tôm. Về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn bao gồm: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kỹ thuật con giống, đầu tư trang thiết bị. Cụ thể nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: thời tiết, mùa vụ, môi trường (nhiệt độ, độ mặn, độ pH, nguồn nước, dịch bệnh); nhóm yếu tố về phương tiện và trang thiết bị nuôi; nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi tôm: giống (mật độ thả, tỷ lệ sống), thức ăn, diện tích nuôi; nhân tố thị trường (thị trường đầu vào và đầu ra, giá bán); nhóm nhân tố quản lý nhà nước (tín dụng, cơ sở hạ tầng, các chính sách về vốn). Các yếu tố này đều ảnh hưởng một phần đến việc nuôi và sản lượng nuôi của các hộ dân. Qua kết quả chạy mô hình hồi quy các biến độc lập ảnh hưởng đến năng suất bình quân của hộ nuôi gồm: mật độ, tỷ lệ vii sống, lượng thức ăn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong mô hình, tỷ lệ thuận với năng suất nuôi. Đối với mô hình nuôi công nghiệp các biến độc lập trong mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê là mật độ thả và tỷ lệ sống: Mật độ thả b4=0,02098 cho thấy nếu mật độ tăng lên 1 con/m 2 trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất bình quân tăng lên 0,02098 tấn/ha; Tỷ lệ sống b5=0,12551 cho thấy nên tỷ lệ sống tăng lên 1% trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất bình quân tăng lên 0,12551 tấn/ha. Đối với mô hình nuôi quảng canh các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ sống và khối lượng thức ăn: Tỷ lệ sống b5=0,0083 cho thấy nếu tỷ lệ sống tăng lên 1% với điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm năng suất tăng lên 0,0083 tấn/ha; Khối lượng thức ăn b7=0,682 cho thấy nếu ta tăng 1 tấn thức ăn với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất nuôi tăng lên 0,682 tấn/ha. Việc nhận định mối quan hệ giữa các biến này nhằm giúp các hộ dân về giải pháp nâng cao năng suất nuôi. Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng giúp đưa ra những giải pháp và định hướng nuôi lâu dài cho các hộ dân trên địa bàn xã. Về những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trên địa bàn: Về thuận lợi: Hệ thống giao thông, các công trình điện và thủy lợi được chú trọng đầu tư, các chính sách nhà nước đều nhằm vào phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã; thị trường xuất khẩu tôm ngày càng mở rộng, thuận lợi cho người dân phát triển ngành nghề…Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều khó khăn chưa được giải quyết mà quan trọng nhất là khó khăn về vốn của người dân, các chính sách vay vốn cho người nuôi tôm vẫn có, nhưng để tiếp cận được nguồn vốn thì rất khó khăn, người dân không đủ điều kiện để vay vốn, mở rộng sản xuất; tiếp đó là những vấn đề về dịch bệnh, đầm nuôi cũng gây rất nhiều lo ngại cho người dân không thể yên tâm sản xuất. Từ thực tiễn trong quá trình nuôi trồng cũng như qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong những năm tới xã và hộ nuôi cần có những giải pháp cụ thể để viii nâng cao hiệu quả nuôi tôm cho các hộ dân như: nâng cao đầu tư kiến thức kỹ thuật cho người dân, các hộ có điều kiện về vốn cần tăng cường đầu tư các phương tiện để nâng cao hiệu quả kinh tế, các hộ nguồn vốn ít vẫn nên tiếp tục sản xuất nuôi trồng theo hướng quảng canh (vì hiệu quả đầu tư cao), nâng cao trình độ và năng lực nuôi trồng của hộ về kỹ thuật nuôi, giải pháp về thị trường, và quan trọng nhất là các chính sách về vốn hỗ trợ cho người dân. Nếu có thể thực hiện tốt các giải pháp đó thì trong những năm tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sẽ được nâng cao. Từ đó phát triển kinh tế của xã, đưa xã ngày càng phát triển, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản lớn và có chất lượng của tỉnh và trong khu vực. MỤC LỤC ix HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 *** 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 1 NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN – NINH BÌNH 1 Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương 1 Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế 1 Lớp : KTC – K56 1 Niên khóa : 2011 - 2015 1 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1 *** 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 1 NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN – NINH BÌNH 1 Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương 1 Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế 1 Lớp : KTC – K56 1 Niên khóa : 2011 - 2015 1 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải 1 Bảng 2.1 Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt 12 (Việt Nam) 12 Bảng 2.2 Đặc điểm nguồn nước 2 giống tôm nước lợ 15 Bảng 2.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số nước trên thế giới năm 2013 17 Bảng 2.4 Một số sản phẩm tôm Thái Lan nhập khẩu năm 2013 19 Bảng 2.5 Giá trị và sản lượng xuất khẩu tôm Myanmar năm 2012 23 Bảng 2.6 Sản lượng và tỷ trọng tôm trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007-2013 26 Bảng 2.7 Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007-2013 26 Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng Việt Nam giai đoạn 2005- 2012 31 x [...]... yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng năng suất tôm nuôi góp phần nâng cao đời sống của các hộ nuôi tôm 3 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NTTS - Đánh giá thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra nói riêng và trên địa bàn xã Kim Trung nói chung - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm. .. tại các hộ điều tra - Đề xuất một số giải pháp, ý kiến hạn chế, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến nuôi tôm trên địa bàn 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nuôi tôm hiện nay xã Kim Trung như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nuôi tôm và những tác động của nó? 1.4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. .. thức ăn 1 vụ nuôi trên 1ha 57 Bảng 4.7 Kết quả kinh tế nuôi tôm bình quân trên 1ha 58 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên 1ha tại các hộ điều tra 58 Bảng 4.9 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hộ nuôi công nghiệp 59 Bảng 4.10 Kết quả chạy mô hình hồi quy rút gọn 60 Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi của hộ nuôi quảng canh... ra các giải pháp chúng ta cần xuất phát từ những nguyên nhân gây nên Để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra thất bại trong NTTS, em chọn đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn – Ninh Bình làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nêu lên được thực trạng nuôi tôm ở các hộ điều tra, các yếu. .. cấu nguồn vốn của các hộ nuôi 82 xi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ HÌNH: Hình 2.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm Việt Nam giai đoạn 20072013 .27 Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Kim Trung huyện Kim Sơn .33 Hình 4.1 Mối quan hệ giữa mật độ và năng suất tôm nuôi 71 Hình 4.2 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại các hộ điều tra 74 Hình 4.3 Diện tích nuôi tôm sú tại các hộ điều tra... phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 xã Kim Trung .35 Bảng 4.1 Sản lượng và diện tích nuôi tôm Ninh Bình giai đoạn 2007-2013 .44 Bảng 4.2 Sản lượng và diện tích tôm nuôi xã Kim Trung năm 2011-2014 50 Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .54 Bảng 4.4 Diện tích và năng suất bình quân của các hộ điều tra 54 Bảng 4.5 Chi phí bình quân 1 vụ nuôi trên 1ha các hộ điều tra 56... vi nghiên cứu -Phạm vi nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm -Phạm vi không gian: xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình -Phạm vi thời gian số liệu: từ năm 2007 – 2014 Thời gian nghiên cứu của đề tài: từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về NTTS 2.1.1 Một số khái niệm a Khái niệm nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là hoạt... 2002, sản lượng đạt 20.000 tấn và đến năm 2006 sản lượng lên đến 400.000 tấn Hiện nay, năng suất TTCT ở Thái Lan đã lên đến 20 – 30 tấn/ha/vụ nuôi và lợi nhuận từ việc nuôi tôm này so với tôm sú tăng từ 2 – 3 lần Bằng các chính sách phù hợp không quá chú trọng đến tăng trưởng diện tích nuôi mà chủ yếu tập chung và phát triển con giống sạch bệnh, quản lý 18 môi trường nuôi tốt, tái sử dụng nguồn nước, xử... mg/l 7,5 – 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5) 15 – 25‰ 5 – 25‰ 80 – 120 mg/l 120 – 150 mg/l 30 – 40 cm . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn – Ninh Bình . Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nuôi tôm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến. trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm. -Phạm vi không gian: xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh. TỐT NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 1 NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN – NINH BÌNH 1 Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương 1 Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế 1 Lớp : KTC –

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Kiều Ngọc Hà (2013), Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2013, Chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn-tổng cục thủy sản-trung tâm thông tin thủy sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2013
Tác giả: Kiều Ngọc Hà
Năm: 2013
4. Phan Văn Hòa (2005), Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi của các hộ điều tra ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi của các hộ điều tra ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Tác giả: Phan Văn Hòa
Năm: 2005
5. Trần Mạnh Hà (2002), Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nước lợ bán thâm canh ở các tỉnh ven biển miền Bắc và đề xuất các giải pháp phát triển, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nước lợ bán thâm canh ở các tỉnh ven biển miền Bắc và đề xuất các giải pháp phát triển
Tác giả: Trần Mạnh Hà
Năm: 2002
6. Chu Thi Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tô (2005), Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ , Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ
Tác giả: Chu Thi Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tô
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
Năm: 2005
7. PGS.Ts. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2009), Nuôi trồng thủy sản, Giáo trình khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi trồng thủy sản
Tác giả: PGS.Ts. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự
Năm: 2009
8. Đặng Lâm Tú Trang (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế- kỹ thuật giữa nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh tại một số huyện ở tỉnh Sóc Trăng, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Tây Đô, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế- kỹ thuật giữa nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh tại một số huyện ở tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Đặng Lâm Tú Trang
Năm: 2010
9. Nguyễn Thị Tuyết, Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp. Nguồn:http://luanvan.net.vn/luan-van/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-nganh-nuoi-trong-thuy-san-viet-nam-49306/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam
10. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2010), Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận nuôi tôm sú của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh (2008-2009), Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận nuôi tôm sú của nông hộ ở tỉnh Trà Vinh (2008-2009)
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
Năm: 2010
11. ThS Lê Thị Siêng và ThS Dương Công Chinh (2008), Phát triển nuôi tôm ở Thái Lan – kinh nghiệm nào cho Việt Nam. Hội thảo đề tài khoa học, Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam. Nguồn:http://icoe.org.vn/upload/2010/04/26/DuyenHai-Tom-PhuQuoc.doc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nuôi tôm ở Thái Lan – kinh nghiệm nào cho Việt Nam
Tác giả: ThS Lê Thị Siêng và ThS Dương Công Chinh
Năm: 2008
12. TS. Châu Tài Tảo (2013), Tổng quan nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trên thế giới và Việt Nam, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Nguồn http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=2750 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: TS. Châu Tài Tảo
Năm: 2013
13. Các số liệu, bài viết trong Tổng cục Thủy sản. Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn/ Link
14. Các số liệu, bài viết thống kê xuất nhập khẩu Thủy sản Thế giới của Hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Nguồn:http://www.vasep.com.vn/28/Thong-ke-thuy-san.htm Link
15. Các số liệu thống kê thủy sản trong Tổng cục thống kê. Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3 Link
16. Asian Aquaculture Magazine Jan./Feb.2003 - TTKHCN TS - 7/2003 Theo: http://nonghoc.com/show-article/67830/trung-quoc-phat-trien-cac-trai-nuoi-tom-trong-nha-gia-thanh-cao-hon-nhung-it-rui-ro.aspx#ixzz3K5nDxhOH Link
17. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nguồn: http://www.mard.gov.vn/Pages/home.aspx Link
1. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2013 huyện Kim Sơn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w