1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG tới QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN của NGƯỜI TIÊU DÙNG tại PHƯỜNG PHẠM NGŨ lão THÀNH PHỐ hải DƯƠNG

95 873 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toànthực phẩm đối với mặt hàng rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm.PhườngPhạm Ngũ Lão là một phường trọng điểm của thành phố Hải Dương, tập trungđông dân cư

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

HÀ NỘI – 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO -

THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Tên sinh viên : Hoàng Hà Dung

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Văn Song

HÀ NỘI – 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2016 Tác giả

Hoàng Hà Dung

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo GS.TS Nguyễn VănSong đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

- Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn-Học viện Nôngnghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận

- Các Thầy Cô Bộ môn Kinh tế Tài nguyên, cùng các Thầy Cô trongKhoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quátrình học và làm khóa luận

- UBND phường Phạm Ngũ Lão – Thành phố Hải Dương đã tận tình giúp

đỡ, giúp đỡ thu thập số liệu tại địa phương, tham gia ý kiến tư vấn, tạo mọi điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận

- Các hộ tiêu dùng rau sạch tại phường Phạm Ngũ Lão –Thành phố HảiDương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn vàgia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồngthời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoànthành khóa luận

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2016

Tác giả

Hoàng Hà Dung

Trang 6

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Rau là thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản phẩm khôngthể thay thế, bởi rau xanh cung cấp các chất quan trọng cho sự phát triển củacon người như vitamin và chất khoáng, chất xơ Hiện nay tình trạng ô nhiễm

vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật,… ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toànthực phẩm đối với mặt hàng rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm.PhườngPhạm Ngũ Lão là một phường trọng điểm của thành phố Hải Dương, tập trungđông dân cư tuy nhiên mức độ hiểu biết và tiêu dùng về rau sạch chưa có nhiều Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁCYẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀNCỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO- THÀNH

PHỐ HẢI DƯƠNG ” nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp tăng cường

việc tiêu thụ rau an toàn của các hộ sản xuất trên địa bàn phường

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung vào ba mục tiêu cụthể:

1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận về quyết địnhtiêu dùng rau an toàn

2 Xác định các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi quyết định tiêu dùng rau

an toàn địa bàn phường Phạm Ngũ Lão- Thành phố Hải Dương

3 Đề xuất giải pháp kinh doanh cho các nhà sản xuất đồi với thị trườngrau an toàn trong hiện tai và trong tương lai

Trong đề tài tôi có tìm hiều một số khái niệm có liên quan đến các yếu

tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng rau an toàn như khái niệm rau an toàn,khái niệm người tiêu dùng, các yêu tố ảnh hưởng tới quyết định của ngườitiêu dùng Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm tiêu thu rau an toàn của một số

Trang 7

nước trên thế giới và của một số tỉnh, thành phố Việt Nam để áp dụng vàoliên kết địa bàn phường Phạm Ngũ Lão.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp),phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp phân tích thống kê mô tả,

so sánh, phương pháp đánh giá, chọn mẫu điều tra Qua quá trình điều tranghiên cứu, tôi đã thu được kết quả phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu đãđặt ra

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 0

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.3.2.1 Phạm vi nội dung 4

1.3.2.2 Phạm vi không gian 4

1.3.2.3 Phạm vi thời gian 4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1 Khái niệm về rau an toàn 5

2.1.2 Những quy định chung về sản xuất rau toàn 8

2.1.3 Đặc điểm tiêu dùng rau an toàn 14

2.1.4 Hành vi tiêu dùng rau an toàn 15

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn 16

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 19

2.2.1 Thực tiễn sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên thế giới 19

Trang 9

2.2.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu dùng rau an toàn tại Việt Nam 24

2.3 Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả 29

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 34

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 35

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 37

3.2.4 Các chỉ tiêu nghiêncứu 38

3.2.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và quan sát 39

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn của các hộ trên địa bàn nghiên cứu 40

4.1.1 Thông tin chung và tình hình tiêu thụ RAT của các hộ điều tra 40

4.1.2 Vấn đề thông tin không cân xứng trong thị trường RAT 43

4.1.3 Quan điểm của người tiêu dùng về RAT 45

4.1.4 Hành vi mua rau của người tiêu dùng 46

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn của hộ gia đình 57

4.2.1 Gía cả RAT 60

4.2.2 Thông tin về sản phẩm và ảnh hưởng xấu của rau không an toàn 60

4.2.3 Thương hiệu của nhà sản xuất và nhà phân phối 61

4.2.4 Địa điểm mua RAT 61

4.2.5 Thu nhập của người tiêu dùng 61

4.3 Nguyên nhân thực trạng RAT tốt nhưng khó bán 62

4.3.1 Nguyên nhân 62

4.4 Các giải pháp thúc đẩy việc tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão- thành phố Hải Dương 64

Trang 10

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

5.1 KẾT LUẬN 69

5.2 KIẾN NGHỊ 70

5.2.1 Đối với nhà sản xuất 70

5.2.2 Đối với hệ thống phân phối (cửa hàng RAT, siêu thị…) 71

5.2.3 Đối với các ban ngành chức năng 71

5.2.4 Đối với người tiêu dùng 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Phụ Lục 75

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giới hạn hàm lượng NO3- quy định cho rau an toàn 11

Bảng 2.2 Giới hạn hàm lượng kim loại nặng quy định cho rau an toàn 12

Bảng 2.3 Giới hạn vi sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho rau an toàn 13

Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 Các tỉnh 25

Bảng 4.1 Tổng Hợp về Đặc Điểm của Người Tiêu Dùng 40

Bảng 4.2 Tỷ Lệ Các Loại Rau 43

Bảng 4.3 Khả Năng Phân Biệt RAT và Rau Thường 44

Bảng 4.4: Hiểu Biết về RAT của Người Tiêu Dùng 46

Bảng 4.5 Tỷ Lệ Địa Điểm Mua Rau 47

Bảng 4.6 Lý Do Lựa Chọn Địa Điểm Mua Rau của Người Tiêu Dùng 48

Bảng 4.7 Yếu Tố Quan Tâm Khi Chọn Nơi Mua Rau 49

Bảng 4.8 Lý Do Người Tiêu Dùng Chưa Tiêu Dùng RAT 50

Bảng 4.9 Mức Độ Tin Tưởng Vào Bảng Hiệu “Rau An Toàn” 51

Bảng 4.10 Người Tiêu Dùng Quan Tâm về Yếu Tố Bao Bì Sản Phẩm 52

Bảng 4.11 Đánh Gíá của Người Tiêu Dùng về Vị Trí Cửa Hàng Bán RAT 53

Bảng 4.12 Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Chủng Loại RAT 54

Bảng 4.13 Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Giá RAT so với Giá RT 55

Bảng 4.14 Bảng So Sánh Giá Rau Tại các Địa Điểm Khác Nhau 56

Bảng 4.15 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Quyết Định Mua RAT 58

Bảng 4.16 Thứ Tự Các Yếu Tố Ảnh Hưởng 60

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Tình Hình Tiêu Dùng Rau Hiện Nay 42Hình 4.2 Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Tin Tưởng của Người Tiêu Dùng về

Chất Lượng RAT (%) 57Hình 4.3 Logo Chứng Nhận Sản Phẩm Đạt Chất Lượng Quốc Gia 67

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Theo viện dinh dưỡng Việt Nam rau quả có vai trò đặc biệt quan trọngtrong chế độ dinh dưỡng của con người Trong rau quả có nhiều vitamin, chấtkhoáng cần thiết cho cơ thể Một đặc tính quan trọng của rau quả là tác dụnggây thèm ăn, kích thích chức năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa Tác dụngnày đặc biệt rõ ở các rau có chứa tinh dầu thơm như rau mùi, hành, tỏi…Cácphức chất polyphenol trong rau quả (chất màu, hương vị…) chứa cácbioflavonoid có vai trò chống ôxy hóa, làm giảm nguy cơ đối với bệnh timmạch và ung thư Trong rau quả còn có một số men có tác dụng hỗ trợ quátrình tiêu hóa Rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng kích thích làm tăng nhuđộng ruột chống táo bón và quét nhanh chất độc và cholesterol thừa ra khỏiống tiêu hóa

Rau quả là nguồn cung cấp chính vitamin C và caroten cho cơ thể.Rau còn cung cấp các chất khoáng có tính kiềm như Kali, Canxi, Magie…gópphần trung hòa các sản phẩm axit do thức ăn hoặc các quá trình chuyển hóatạo thành Các loại quả có màu vàng, đỏ, da cam chứa nhiều β-Caroten cónhiều chức năng quan trọng trong cơ thể Các loại rau quả chín chứa nhiềuchất dinh dưỡng và vitamin, các thành phần này không bị hao hụt do khôngphải qua chế biến Trong rau quả còn chứa chất pectin có tác dụng hấp phụcác độc tố để bài tiết ra ngoài Một số loại rau nhất là rau gia vị còn có tácdụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật quý như hành, tỏi, tía tô…

Việc ăn rau quả hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sứckhỏe Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ các loại vitamin và chấtkhoáng trong cơ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu cácthành phần dinh dưỡng khác Mức rau quả tiêu thụ cho người trưởng thànhcần khoảng 300g/ người/ ngày; với trẻ em cần lượng từ 100 - 200g/trẻ/ngày

Trang 14

Rau xanh mang tính quan trọng trong bữa ăn và sức khỏe nhưng nócũng là một trong những thưu smang tính rủi ro cao nhất Theo thống kê heothống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong Trong đó Do thực phẩm bị ônhiễm hóa chất (11-27%): CN- , As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảoquản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật 27% số vụ ngộ độc là do ăn phảithực phẩm còn tồn đọng hóa chất (Nguồn: Thống kê ngộ độc thực phẩm tạiViệt Nam) Hơn hết trước những phóng sự, những bài báo nói lên thực trạngtrồng rau bẩn, dùng thuốc tăng trưởng, nhập rau từ Trung Quốc không rõnguồn gốc càng làm cho người dân hoang mang và cần tìm nguồn rau an toàn

để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình

Tại Thành phố Hải Dương, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trở nên cấpthiết hơn bởi lẽ đây là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước vớitốc độ phát triển nhanh và chủ trọng đến phát triển công nghiệp, dịch vụ nên

đã tạo ra mặt bẳng thu nhập và khả năng chi trả cao hơn so với những tỉnhthành khác Hơn nữa, khi kinh tế tăng cao, thì nhu cầu sử dụng những sảnphẩm tốt cho sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt với sản phẩm rau an toàn- mộtthứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn

Tuy nhiên, để sản xuất được sau an toàn thì chi phí, công sức của ngườisản xuất bỏ ra rất lơn, vì vậy kéo theo giá thành của rau an toàn khá cao sovới các loại rau thông thường khác Bên cạnh đó, rau an toàn trông phụ thuộcnhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, điều kiện đất đai, nguồn nươc…nên không đa dạng về các loại sản phẩm, mang tính rủi ro cao cho người sảnxuất Hơn hết rau an toàn vẫn chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường bởimới chỉ có một bộ phận nhỏ người tiêu dùng chấp nhận nó còn phần đông vẫnbăn khoăn về giá cả, nguồn gốc, chất lượng và nhiều yếu tố khác Chính vìvậy việc lựa chọn sản xuất rau an toàn là một lựa chọn khá liều lĩnh, cần có

Trang 15

một nguồn vốn và một nguồn thị trường ổn định- một bài toán khá khó đốivới người sản xuất.

Mặc dù là một nhu cầu thiết yếu của con người trong mỗi bữa ăn nhưngvới thói quen, tập tính của người Việt Nam nói chung và người Hải Dươngnói riêng thì việc hiểu biết, tìm mua, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn rất hạnchế Bên cạnh đó những nhà sản xuất rau an toàn cũng không có chiến lượctiếp cận, tìm hiểu về người tiêu dùng để có thể quảng bà giới thiệu rộng hơn

về sản phẩm rau an toàn của mình Trước tình trạng cung và cầu về rau an

toàn đều thiếu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO- THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn tạiphường Phạm Ngũ Lão- Thành phố Hải Dương từ đó tìm ra các giải phápthúc đẩy phát triển sản xuất tiêu dùng rau an toàn tại địa bàn thành phố

3 Đề xuất giải pháp kinh doanh cho các nhà sản xuất đồi với thị trườngrau an toàn trong hiện tai và trong tương lai

Trang 16

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyết định tiêu dùng rau an toàn củangười dân trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão- Thành phố Hải Dương

- Nhận thức của các hộ tiêu dùng về rau an toàn

- Phân tích một số ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn

- Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn của mỗi hộ gia đình

1.3.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại thành phố Hải Dương Tuy nhiên do điều kiệnnghiên cứu còn hạn hẹp nên tôi chọn phường Phạm Ngũ Lão, một trongnhững phường lớn thuộc nội thành thành phố Hải Dương để thực hiện thuthập mẫu nghiên cứu phục vụ cho đề tài

1.3.2.3 Phạm vi thời gian

Một số thông tin và số liệu thứ cập phục vụ cho đề tài đươc tìm hiểu từnhiều năm trước đấy thể hiện tình hình và kinh nghiệm tiêu dùng rau an toàntrên thế giới, ở Việt Nam và tại Thành phố Hải Dương.Các số liệu thứ cấpkhác chủ yếu được thu tập trong 5 năm gần đây (tình hình đất đai, dân số, laođộng, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của Thành phố Hải Dương) Số liệu sơcấp để phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn phường PhạmNgũ Lão thành phố Hải Dương được thu thập trong năm 2016

Trang 17

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Khái niệm về rau an toàn

Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì rau an toàn là loại rau đượcsản xuất trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón, thuốcbảo vệ thực vật nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây ngộ độckhi sử dụng

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh táctrên các diện tích đất có thành phần hoá thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểmsoát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từcác chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), đượcsản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụngphân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra

Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn thường

sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mụccho phép Trong rau an toàn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại,nhưng không đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, củ, thân,hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, baogói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hoá chất

độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép (Theo Quyết định số 04/2007/QĐ

-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Theo quyết định số 104/2009/QĐ - UBND của Thành phố Hà Nội banhành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bànThành phố Hà Nội” rau an toànlà sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩnchất lượng về hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng Nitrat (NO3-), vi sinh vật,

Trang 18

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành của nhà nước (tạiQuyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản xuất, sơ chế rau an toàn; tiếntới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rauquả tươi tại Việt Nam (VietGAP).

Theo Trần Khắc Thi (2008), sản phẩm rau được xem là an toàn khi đápứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu vàđóng gói đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sinh, hấp dẫn

- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốcbảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3), dư lượng kim loại nặng và lượng visinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới

Một số quy định về kỹ thuật - công nghệ sản xuất rau an toàn

Rau an toàn yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật vì là cáchduy nhất để tạo ra sản phẩm rau an toàn Về mặt lý thuyết, các kỹ thuật sảnxuất rau an toàn đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng rất phong phú.Trong đó, có một nguyên tắc chung trong quy trình kỹ thuật sản xuất rau antoàn là được quy định trong hầu hết các văn bản về sản xuất rau an toàn vàphổ biên đến người dân đó là:

* Yêu cầu đối với rau an toàn:

- Không ô nhiễm các chất hóa học vượt mức cho phép;

- Không ô nhiễm sinh học vượt mức cho phép gồm các loại vi sinh vậtgây bệnh;

- Sạch và hấp dẫn về hình thức

*Biện pháp ngăn ngừa các yếu tố gây ô nhiễm trên rau an toàn:

- Đối với thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng cây trồngtuyệt đối không phun, rải các thuốc cấm hoặc không dùng cho rau, khôngphun thuốc quá độc, liều lượng quá cao, hoặc quá gần ngày thu hoạch;

Trang 19

- Đối với kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thì tuyệt đốikhông trồng rau an toàn quá gần các nhà máy công nghiệp, nước từ kênh mương

có nước thải từ các khu công nghiệp, bón phân rác bị ô nhiễm kim loại nặng;

- Đối với Nitrat chúng ta không bón đạm hóa học như Ure, SAquánhiều và gần ngày thu hoạch;

- Đối với vi trùng và ký sinh trùng trong sản xuất rau an toàn tuyệt đốikhông được dùng do bón phân người, phân gia súc hoặc phân rác chưa ủ hoai,không tưới hoặc rửa rau bằng nguồn nước nhiễm bẩn như nước ao hồ, sông,rạch bị ô nhiễm

* Các nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trồng rau an toàn:

- Chọn đất trồng: đất cao thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng củarau, cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2km,với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất là 200m và đất không có tồn dư hóachất độc hại;

- Nguồn nước tưới: nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan,dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật;

- Giống: phải biết rõ lai lịch nơi sản xuất giống, đối với giống nhập nộiphải qua kiểm dịch, chỉ gieo giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh khôngmang nguồn sâu bệnh, hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặcnhiệt để tiêu diệt nguồn sâu bệnh;

- Phân bón: nên chọn phân hữu cơ hoai mục bón cho rau, không bóncác loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước đểtưới, sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại cây;

- Phòng trừ sâu bệnh: bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý dịch hạitổng hợp IPM, luân canh cây trồng hợp lý, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng,

sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh Chỉ sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật khi thực sự cần thiết và phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định antoàn thực phẩm;

Trang 20

- Ứng dụng nhà lưới để che chắn nhằm hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, sươnggiá và rút ngắn thời gian sinh trưởng củ rau, dùng màng nilon để phủ đất sẽhạn chế sâu bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới;

- Thu hoạch và đóng gói rau: phải đúng độ chín, đúng yêu cầu của từngloại rau, khi đóng gói phải bỏ lá già héo, quả bị sâu bệnh và dị dạng, rửa kỹrau bằng nước sạch, dùng túi nilon, bao sạch để chứa đựng

Hiện nay trồng rau trong dung dịch hoặc trong nước sạch là những tiến

bộ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng để bổ sung cho nguồn rau an toàn

2.1.2 Những quy định chung về sản xuất rau toàn

Ngày 19/01/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã banhành Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành“ Quy định về sản xuất vàchứng nhận rau an toàn” Cụ thể là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cảcác loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của

nó, hàm lượng các hoá chất độc hại và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại

ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môitrường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau antoàn Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm củasản phẩm rau đặt ra như sau:

+ Về hình thái: sản phẩm thu được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêucầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm); không dậpnát, hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp

+ Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép:

Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau

* Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau

- Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu nh chì (Pb),thuỷ ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)

- Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E coli, Samollela,trứng giun, sán )

Trang 21

Sản phẩm rau chỉ được coi là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khihàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định.

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể chotừng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương Nếu thực hiện đầy

đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây thì bảo đảm các yêu cầu về "rau antoàn" như đã nêu trên

* Đất trồng:

Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu củacác chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩatrang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường

*Phân bón:

Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoaimục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phânchuồng, phân rác ) Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô

cơ ) Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trìnhcủa từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thuhoạch sản phẩm 15 - 20 ngày Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trongdanh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn Hạnchế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng

* Nước tưới:

Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn không bị ônhiểm các chất độc hại Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ côngnghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng

* Phòng trừ sâu bệnh:

Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắchạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ítđộc hại cho người và môi trường do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

Trang 22

* Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnhtrước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

* Biện pháp canh tác:

Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấpnhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau Chú ý thựchiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ vớinhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hạikhác

* Dùng thuốc:

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết Phải có sự điều tra phát hiện sâubệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật Tuyệt đối không dùng thuốctrong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam Hoạc hạn chế tối đa sửdụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phânhủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học,thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóngphân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanhquen thuốc Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫntrên nhãn của từng loại thuốc Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lýsản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV

Tóm lại, theo quan điểm của hầu hết nhà khoa học khác cho rằng: Rau

an toàn là rau không dập nát, úa, hư háng, không có đất, bụi bao quanh, khôngchứa các sản phẩm hoá học độc hại; hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư thuốcbảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo cáctiêu chuẩn an toàn; và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loạinặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp,hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu chophép

Trang 23

Bảng 2.1 Giới hạn hàm lượng NO3 - quy định cho rau an toàn

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008)

GS.TS Trần Khắc Thi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rauquả cho biết, NO3 tức phân đạm vào cơ thể ở mức độ bình thường thì khônggây độc, nhưng nếu hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép thì rất nguy hiểm.Bởi NO3 là gốc của phân đạm, nếu bón quá liều, hoặc chỉ bón phân đạm,không bón cân đối với phân chuồng, lân, kali, không đảm bảo thời gian cách

ly trước khi thu hoạch chúng sẽ tích lũy nhiều trong lá rau Khi vào cơ thể vớihàm lượng cao, NO3 sẽ phản ứng với các axit amin thành chất gây ung thưgọi là nitrosamin “Có 4 yếu tố làm cho rau không an toàn, đứng đầu bảng làNO3; sau đó lần lượt là kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen) đến từ nước thảicông nghiệp; thuốc BVTV và cuối cùng là vi sinh vật gồm E.coly,Salmonella, trứng giun Khi bón phân đạm, NO3 chỉ tập trung ở bộ phận lá,còn quả là bộ phận thứ cấp, tích lũy rất ít nên mức độ độc hại thấp hơn nhiều.Bên cạnh đó, tùy từng loại rau, tùy trọng lượng cơ thể người và lượng ăn vào

để xác định hàm lượng NO3 sao cho trong ngưỡng an toàn

Trang 24

Bảng 2.2 Giới hạn hàm lượng kim loại nặng quy định cho rau an toàn

cho phép (mg/kg) Phương pháp thử

TCVN 5367:19912

+ Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1

+ Rau ăn thân, củ, khoai tây 0,2

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008)

Theo giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Kê, Trưởng Khoa Kiểm nghiệmtrung tâm, Viện Vệ sinh Y tế công cộng: Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến rau

bị nhiễm kim loại nặng là trồng rau gần cơ sở sản xuất, nguồn nước, vi lượngtrong phân vượt quá hàm lượng, bón phân hóa học và thời gian khai thác rau.Một số kim loại nặng với hàm lượng thích hợp sẽ có lợi cho cơ thể nhưng nếuvượt mức cho phép sẽ gây ngộ độc Ngoài ra, một số kim loại nặng khác xâmnhập vào cơ thể thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến thần kinh, tóc, răng, da, kể

cả ung thư

Trang 25

Bảng 2.3 Giới hạn vi sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

cho rau an toàn

Bộ Y tế Theo TCVN hoặc

ISO, CODEXtương ứng2

Những hóa chất không có

46/2007/QĐ–BYT ngày

19/12/2007 của Bộ Y tế

Theo CODEX hoặc ASEAN

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008)

Các phương thức gây độc của thuốc BVTV được chia thành:

1 Chất độc hại vật lý: cản trở các quá trình sinh lý của cơ thể, gây chết ngạt, nứt nẻ da… (diatomit, silica gel)

Trang 26

6 Độc hại cơ

7 Phá hủy sự lột xác, biến đổi hình dạng và làm phá hoại quá trình hình thành lớp kitin

Triệu chứng gây ngộ độc đối với con người

 Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm: co đồng tử, tăng tiết dịch (vã

mồ hôi, tiết nhiều nước bọt), tăng co bóp ruột (đau bụng, nôn mửa), co thắt phế quản (tím tái, phù phổi, liệt hô hấp, hạ huyết áp)

 Kích thích các hạch thần kinh thực vật, hệ thần kinh trung ương: co giật mi mắt, rót lưỡi, co cứng toàn thân; rối loạn vận động; chóng mặt, run, khó nói…

 Giai đoạn cuối: hôn mê, liệt hô hấp dẫn đến tử vong

2.1.3 Đặc điểm tiêu dùng rau an toàn

Rau xanh là một sản phẩm nông nghiệp, rau an toàn là sản phẩm caocấp hơn rau thông thường nên sản phẩm rau an toàn sẽ mang đây đủ đặc điểmcủa một nông sản nói chùng và rau thông thường nói riêng, bao gồm:

Rau an toàn có tính chất vùng và khu vực Mỗi một vùng, một khu vựckhác nhau có những đặc điểm tự nhiên đặc trưng thích hợp một số loại câyrau phát triển, qua đó tạo ra những loại rau đặc sản của vùng Việc sản xuấtcây rau này theo hướng an toàn sẽ tạo nên sản phẩm rau đặc sản an toàn haycòn gọi là rau bản địa

Rau an toàn có tính chất mùa vụ Mỗi mùa khí hậu khác nhau sẽ tạonên những loại rau theo mùa, rau muống vào mùa hè, rau cải bắp, su hào vàomùa đông

Rau an toàn ngoài được đem bán đến người tiêu dùng trực tiếp là các

hộ gia đình nó còn được bán làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến khác vàđược người nông dân tiêu dùng nội bộ

Rau an toàn có tính chất khó bảo quản nhanh bị thối, héo úa và dập nát

Vì vậy, người tiêu dùng thường mua và sử dụng vơi khối lượng phù hợp đáp

Trang 27

ứng nhu cầu của các thành viên trong hộ, các cơ sở kinh doanh rau an toàncũng không tích trữ hàng quá lâu sẽ làm giảm phẩm cấp của rau.

Rau an toàn có tính chất thiết yếu và xu hướng tiêu dùng nhiều hơn cácthực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đồ ăn nhanh

Ngoài ra xuất phát từ đặc tính an toàn của rau nên sản phẩm này cũng

có nhiều điểm tiêu dùng khác với rau thông thường

Về nhu cầu và lượng cầu: Rau an toàn có số lượng người tiêu dùng íthơn nhưng hầu hết người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng rau thông thườngđều mong muốn mua được rau an toàn

Về giá cả và đối tượng tiêu dùng: để sản xuất được rau an toàn ngườinông dân cần thực hiện những quy trình sản xuất nghiêm ngặt và có sự đầu tưlớn về tư liệu sản xuất chính vì vậy giá thành sản xuất rau an toàn cao hơnnhiều.so với giá thành sản xuất rau thông thường dẫn đến giá bán hai sảnphẩm này có sự chênh lệch

Rau an toàn không có tính chất phổ thông, nó thường được bán tại sốlượng nhỏ các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị chứ không đại trà như rau thôngthường ở chợ, hàng rong

2.1.4 Hành vi tiêu dùng rau an toàn

2.1.4.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình mà trong đó người tiêu dùngluôn cố gắng đem lại lợi ích tối đa cho bản thân họ bằng cách sử dụng một sốlượng nguồn lực nhất định nào đó Nghĩa là, trong số những hàng hóa màngười tiêu dùng có thể mua được, họ sẽ chọn nhóm hàng hóa có khả năng

mang lại cho họ sự thỏa mãn tối đa Trong điều kiện giới hạn về thu nhập, khi

mua một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc xem liệu rằng hànghóa đó có thỏa mãn cao nhất nhu cầu của họ không

Trang 28

2.1.4.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn

a) Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội

Các yếu tố này bao gồm: Văn hoá, Nhánh văn hoá, Địa vị xã hội.

Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và cácchuẩn mực hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ Vănhóa được hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trường học

và trong xã hội

Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá.Nhóm tôn giáo là một loại nhánh văn hoá Các nhánh văn hoá khác nhau cócác lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng

Giai tầng xã hội:

Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong xã hộiđược xắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, được đặc trưng bởi các quan điểm giátrị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng

Ở Việt Nam chưa có phân loại chính thức xã hội thành các giai tầng.Tuy nhiên, trong xã hội cũng thừa nhận một số các tầng lớp dân cư khácnhau Những người cùng chung trong một giai tầng thì thường có hành vi tiêudùng giống nhau

Trang 29

b) Các yếu tố mang tính chất cá nhân: Tuổi tác và giai đoạn trong đời

sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính

Tuổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình: Nhu cầu về các loại

hàng hoá, dịch vụ cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền vớituổi tác và giai đoạn trong đời sống gia đình của họ

Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng.

Ngoài các hàng hoá liên quan trực tiếp đến hoạt động nghề nghiệp, kháchhàng với nghề nghiệp khác nhau cũng tiêu dùng khác nhau

Tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua

được hàng hoá, dịch vụ Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bốcho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiếtyếu càng giảm xuống Nói chung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh,tăng trưởng thì người ta tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại

Lối sống phác hoạ một cách rõ nét về chân dung cuả một con người.

Hành vi tiêu dùng của con người thể hiện rõ rệt lối sống của anh ta Tất nhiên,lối sống của mỗi con người bị chi phối bởi các yếu tố chung như nhánh vănhoá, nghề nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình

Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các

hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xungquanh Có thể nêu ra một số các cá tính thường gặp như: tính cẩn thận; tính tựtin; tính bảo thủ; tính hiếu thắng; tính năng động Cá tính sẽ ảnh hưởng đếnhành vi tiêu dùng của khách hàng

c) Các yếu tố mang tính chất xã hội: Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa

vị

Nhóm tham khảo là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnthái độ, hành vi của con người

• Nhóm tham khảo đầu tiên (có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ) bao

gồm: gia đình, bạn thân, láng giềng thân thiện, đồng nghiệp

Trang 30

• Nhóm tham khảo thứ hai gồm các tổ chức hiệp hội như: Tổ chức tôn

giáo, Hiệp hội ngành nghề, Công đoàn, Đoàn thể, Các câu lạc bộ

• Nhóm ngưỡng mộ là nhóm mà cá nhân có mong muốn gia nhập, trở

thành viên (các ngôi sao )

• Nhóm tẩy chay là nhóm mà cá nhân không chấp nhận hành vi của nó.

Do vậy, các cá nhân không tiêu dùng như các thành viên của nhóm mà họ tẩychay

Những hàng hoá xa xỉ tiêu dùng nơi công cộng thì cá nhân chịu ảnhhưởng mạnh bởi nhóm Hàng hoá thiết yếu dùng riêng tư thì mức độ ảnhhưởng của nhóm thấp

Gia đình có ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua của cá nhân, đặc biệt

trong điều kiện

Việt Nam khi nhiều thế hệ sống chung nhau trong một gia đình Tuỳtừng loại hàng hoá mà mức độ ảnh hưởng cuả vợ và chồng khác nhau

Vai trò và địa vị xã hội: Người tiêu dùng thường mua sắm những hàng

hoá, dịch vụ phản ánh vai trò địa vị của họ trong xã hội

d) Các yếu tố mang tính chất tâm lý: Động cơ, Tri giác, Lĩnh hội, Niềm tin và

thái độ

Động cơ là động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả

mãn một nhu cầu vật chất hay tinh thần, hay cả hai Khi nhu cầu trở nên cấpthiết thì nó thúc dục con người hành động để đáp ứng nhu cầu Như vậy, cơ

sở hình thành động cơ là các nhu cầu ở mức cao

Nhu cầu của con người rất đa dạng Có nhu cầu chủ động, có nhu cầu

bị động

Tri giác hay nhận thức là một quá trình thông qua đó con người tuyển

chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh vềthế giới xung quanh

Trang 31

Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một tình huống do sự trigiác có chọn lọc, bóp méo và ghi nhớ thông tin tiếp nhận được có chọn lọc.

Do vậy có thể hai người có cùng một động cơ nhưng hành động khác nhautrong cùng một tình huống

Lĩnh hội hay hiểu biết là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi

của con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích luỹ Con người

có được kinh nghiệm, hiểu biết là do sự từng trải và khả năng học hỏi Ngườilớn từng trải có kinh nghiệm hơn, mua bán thạo hơn Người từng trải về lĩnhvực nào thì có kinh nghiệm mua bán trong lĩnh vực đó

Niềm tin và thái độ: Qua thực tiễn và sự hiểu biết con người ta có được

niềm tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Thực tiễn sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên thế giới

Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đốivới người tiêu dùng Tùy theo phong tục tập quán của từng nước nó được sửdùng với nhiều phương thức khác nhau Ở các nước đang phát triển, rauthường nấu chín và ăn như các món ăn thêm hoặc ăn lẫn với thịt, cá hay cácthức ăn khác Tại các nước phát triển, nhu cầu rau tươi rất cao Riêng đối vớimột số nước có mùa đông kéo dài thường phải dùng cả rau đông lạnh nhưng

sở thích của họ vẫn là rau tươi Mội số loại rau có thể để đông lạnh như đậucác loại.v.v đối với các nước châu phi lại có kiểu sử dụng rau khác, so vớitình hình sử dụng chung, ví dụ như trồng sắn ngoài việc ăn củ họ còn dùng cảlá

Mức tiêu thụ rau khác nhau cũng tùy theo mỗi quốc gia và còn phụthuộc vào mức thu nhập, tuy nhiên một số nước còn phụ thuộc vào tập quán

ăn uống của người dân ở đó

Trang 32

Mỹ :

Mức tiêu thụ rau quả tại Mỹ ngày càng tăng Nhu cầu thay đổi khẩu vịcủa người Mỹ gốc Âu và nhu cầu tiêu thụ món ăn truyền thống của một bộphận người Mỹ gốc Á, Phi khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm rauquả nhiệt đới ngày càng tăng tại Mỹ

Thị trường nông sản tại Mỹ tương đối mở cho đến trước khi diễn racuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (thuế nhập khẩu trung bình khá thấp,nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước được Mỹ cho hưởng chế độMFN hoặc có các FTA với Mỹ) Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm

2010, mức thuế nhập khẩu rau quả trong bình trên thế giới là 50% giá trị rauquả nhập khẩu trong khi tại Mỹ mức thuế suất chỉ dưới 5% Tại một số thịtrường phát triển khác như EU và Nhật Bản mức thuế suất cũng cao hơn Ví

dụ, khoảng 60% hàng rau quả nhập khẩu vào các thị trường này chịu thuếsuất từ 5 - 25% và 20% chịu mức thuế suất trên 25% Rau quả nhập khẩu vàocác nước đang phát triển thậm chí chịu mức thuế cao hơn nữa Các thị trường

có mức thuế đối với rau quả tương đối cao là Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ,Thái Lan và Hàn Quốc Mức độ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giớikhiến nhiều nông sản nội địa của Mỹ không cạnh tranh được với hàng nhậpkhẩu về giá (do chi phí sản xuất tại Mỹ rất cao)

Nhập siêu rau quả của Mỹ tăng mạnh Là một nước có ngành côngnghiệp phát triển và được Chính phủ quan tâm nhưng trong 10 năm trở lạiđây, nhập siêu rau quả của Mỹ ngày càng tăng lên Theo số liệu của BộThương mại Mỹ, năm 2009, nhập khẩu rau quả của Mỹ lên tới gần 16 tỷ USD(nhập siêu rau quả là 6 tỷ USD) Nhập siêu rau quả của Mỹ năm 2010 ướctính 6,4 tỷ USD Mặc dù có những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật trongnông nghiệp nhưng từ một nước xuất siêu rau quả vào những năm 1970, hiệnnay Mỹ là một trong những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới Trái cây

Trang 33

nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Mỹ trong khi

tỷ lệ này ở nhóm rau củ là 13–15%

* Những mặt hàng có nhu cầu cao tại Mỹ:

Rau quả trái mùa: Với xu hướng tiêu thụ rau quả quanh năm để đối phóvới căn bệnh béo phì, đột quỵ đang gia tăng tại Mỹ, nhu cầu sử dụng rau quảtrái mùa sẽ tăng cao trong thời gian tới

Nước trái cây, nước rau ép đóng hộp: Đây là những mặt hàng có nhucầu cao bởi một mặt đáp ứng được yêu cầu về dinh dưỡng, mặt khác rất tiệndụng tại công sở và trong các sinh hoạt ngoài trời

Tại Mỹ, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước hoa quả trong xu hướngtăng do khuyến cáo của các nhà khoa học về vai trò của hoa quả đối với việcgia tăng sức khỏe và tuổi thọ Những năm gần đây, nước hoa quả chiếm tỷtrong cao vượt trội trong số các mặt hàng nông sản được nhập khẩu vào Mỹ,với khoảng 35 – 37% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản Khí hậu nóng lênkhiến mặt hàng này ngày càng được ưa chuộng

Thực phẩm chế biến an toàn, hữu cơ: Theo dự báo củaFoodproceeding.com, một diễn đàn về thực phẩm chế biến, nhu cầu đối vớilương thực, thực phẩm an toàn của Mỹ được dự báo lên tới 2,9 tỷ USD vàonăm 2014, tăng 6,7% so với hiện nay Hiện tại nhóm lương thực, thực phẩmchế biến chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu về hàng ăn an toàn tại Mỹ và đang

có xu hướng tăng lên

Nhật Bản

Mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau tươi các loại, trung bìnhmỗi người dân tiêu thụ khoảng 100 kg rau/ năm Xu hướng tiêu thụ gần đâychủ yếu hướng vào các loại rau tươi giàu Vitamin có lợi cho sức khoẻ Bêncạnh đó, nhu cầu cũng tăng đối với các loại rau được chế biến sẵn sàng hoặc ợdạng đông lạnh vị một bộ phận lớn dân cư có nhu cầu rút ngăn thời gian chếbiến khi làm bếp Xu thế ăn kiêng đã dẫn đến việc nhập khẩu các loại rau

Trang 34

trước đây không phổ biến ở thị trường Nhật Bản như: rau diếp, tỏi tây, hànhtăm, salát, củ cải và một số loại cây có rễ củ dài dùng làm rau.

Rau tươi thường được phân phối qua các chợ bán buôn Hệ thống bánđấu giá tại các chợ bán buôn là một nét đặc trưng của hệ thống phân phối rautươi Các nhà bán buôn trung gian và một số nhà bán buôn khác mua hàng từcác phiên đấu giá trong ngày, sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ Có tới 85%rau tươi tiêu thụ ở Nhật Bản được phân phối theo cách này, phầncòn lại đượcphân phối trực tiếp qua các chợ bán buôn tới các HTX chế biến thực phẩm,các HTX nông nghiệp, các công ty thương mại và các nhà buôn bán lớn trongngành thực phẩm những người cuối cùng bán sản phẩm đã chế biến cho ngườitiêu dùng Rau nhập khẩu qua các đầu mối sau đó được đưa ra chợ bán buôngiống như rau sản xuất trong nước Gần đây, ngày càng nhiều nhà nhập khẩu

và các cửa hàng chuyên bán buôn bắt đầu ký hợp đồng trực tiếp với các nhàcung cấp nước ngoài để tạo nguồn cung ổn định và đa dạng đáp ứng nhữngđiều kiện đặt ra Phương thức này ngày càng được áp dụng rộng rãi

Ðối với rau đông lạnh: Do được bảo quản ở nhiệt độ thấp nên rau đônglạnh có thể giữ được khoảng 1 năm hoặc lâu hơn mà không ảnh hưởng đếnchất lượng Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Nhật Bản đã đưa ra các nguyên tắchướng dẫn duy trì chất lượng đối với hầu hết các loại rau đông lạnh Ví dụ,hạn dùng cho măng tây là 12 tháng, cà rốt 20 tháng, bí ngô 24 tháng Rauđông lạnh có thể dùng cả năm với chất lượng và giá cả ổn định Vì thế, mỗikhi giá cả rau tươi tăng lên, nhu cầu về rau đông lạnh càng cao Mỹ, TrungQuốc, Ðài Loan, Thái Lan… là những nước cung cấp rau đông lạnh chủ yếucho thị trường Nhật Bản Phương pháp phân phối thông dụng nhất đối với rauđông lạnh tại thị truờng Nhật Bản là thông qua các Công ty thương mại Ðôikhi rau đông lạnh nhập khẩu đi trực tiếp từ Công ty thương mại tới các nhàmáy chế biến thực phẩm để đưa vào chế biến các mặt hàng thực phẩm Những

Trang 35

năm gần đây, phương thức phân phối mới này càng gia tăng, bỏ qua giai đoạntrung gian của quá trình phân phối.

Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa đối với rau tươi: nhà phân phối phảicung cấp những thông tin để khách hàng lựa chọn như: tên và loại sản phẩm;nơi hay đất nước sản xuất; tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, chủ tàu vận tải; sốlượng bên trong; loại kích cỡ sản phẩm Ðối với rau đông lạnh: phải dán nhãnbao hàm những thông tin như; tên sản phẩm: thời hạn sử dụng; tên nhà sảnxuất và địa chỉ hoặc tên nhà nhập khẩu và địa chỉ; danh mục các loại pụ phẩmthêm vào (nếu có); hướng dẫn sử dụng; phương pháp bảo quản

Người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nênnhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và dán nhãn sảnphẩm, phải bảo đảm độ tươi, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm Sản xuất an toàn

và vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng trong suốt quá trìnhchế biến là hết sức cần thiết

* Các quy định pháp luật nhập khẩu rau, quả:

Tất cả các loại rau nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải đápứng các điều khoản của Luật Bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh thực phẩm.Khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật

về tiêu chuẩn và dán nhãn hàng nông lâm sản (Luật JAS)

Nhật Bản rất thận trọng đối với các loại côn trùng trên rau như: ruồi hạihoa quả, bọ cánh cứng trên lá, nấm mốc Vì thế, khi phát hiện thấy nhữngvùng nào, những quốc gia nào có biểu hiện các loại sâu bọ trên thì mọi loạirau tươi và đông lạnh ở đó sẽ không được xuất khẩu vào Nhật Bản Ngoài ra,hàng hóa sẽ không được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nếu không

có Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của Chính phủ nước xuất khẩu cấp

Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng rau, quả của các nước trên thế giới là rất lớn

và có xu hướng ngày càng tăng lên Các quốc gia đều hướng đến tiêu dùngnhững sản phẩm rau, quả chất lượng đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Trang 36

Tiêu chuẩn GAP trở thành yêu cầu bắt buộc của thị trường Châu Âu, NgườiNhật Bản ngoài rất nhiều các quy định về luật còn rất thận trọng với các loạicôn trùng trên rau Các thức phân phối rau rất đặc trưng của Nhật Bản là đấugiá bán buôn trước khi đem sản phẩm cung cấp cho các điểm bán lẻ.

Thái Lan

Là một đất nước trồng rau nhiệt đới và ôn đới, nên chủng loại rau củathái lan rất phong phú Hiện nay có khoảng trên 100 loại rau được trồng ởnước này trong đó có 45 loại được trồng phổ biến

Mức tiêu dùng rau bình quan tại thái lan là 53 kg/ người/ năm với cáckênh tiêu thụ chủ yếu trên thị trường

Loại kênh thứ nhất: người sản xuất Nhóm nông dân tự thành lập người bán buôn ( tại băng cốc/ người chế biến/ người xuất khẩu - người bánbuôn - người bán lẻ - người tiêu dùng)

-Loại kênh thứ 2 : người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồngrau - thị trường bán buôn trung tâm/người bán buôn tại băng cốc – người bán

lẻ - người tiêu dùng

2.2.2 Thực tiễn sản xuất và tiêu dùng rau an toàn tại Việt Nam

2.2.2.1 Thực tiễn sản xuất ran an toàn tại Việt Nam

Do nhiều nguyên nhân, vấn đề rau an toàn ở Việt Nam thực tế mới bắtđầu được đề cập mạnh mẽ trong các năm 90 của thế kỷ XX Những năm qua,nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên góc độ bảo vệ sứckhoẻ và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền

bá tích cực của nhà khoa học còng nh dư luận xã hội Nhờ sự quan tâm mạnh

mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiêncứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người nông dân,ngành sản xuất rau an toàn đã hình thành và bước đầu phát triển

Trang 37

Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 Các tỉnh

(Nguồn: Thống kê Việt Nam )

Cho đến nay, sản xuất rau an toàn đã được triển khai ở nhiều địaphương trong cả nước, đặc biệt ở vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận với cácthành phố lớn Riêng thành phố Hà Nội có trên 1.100 ha diện tích canh tác rau

an toàn, tương ứng với sản lượng rau hàng năm khoảng 40.000 tấn Việctrồng rau an toàn ở các tỉnh Vĩnh Phóc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, HảiDương được triển khai khá rộng rãi Tại các tỉnh phía nam, ở khu vực T.P HồChí Minh, Đà Lạt các tỉnh miền Đông, và Tây Nam Bộ đã hình thành cácvùng sản xuất rau an toàn

So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toànhiện nay chiếm chưa tới 10% nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng sảnxuất rau an toàn là rất lớn Nói đúng hơn, về lâu dài, trên thị trường chỉ đượcphép cung ứng và tiêu thụ rau an toàn, tất cả diện tích trồng rau cần phảichuyển sang sản xuất rau an toàn Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phát triểnthị trường rau an toàn gặp những khó khăn gây nên bởi nhiều nguyên nhânkhác nhau

Trên phương diện kỹ thuật, công nghệ sản xuất rau an toàn không phải

là khó tiếp cận đối với người trồng rau Trên cơ sở kinh nghiệm của nghề

Trang 38

trồng rau truyền thống, với lượng vốn đầu tư bổ sung nhất định, với sự hướngdẫn kỹ thuật của các cơ quan khuyến nông hoặc học tập kinh nghiệm trồngrau an toàn của các cơ sở trồng rau đi trước, người trồng rau bình thườnghoàn toàn có thể nắm vững và thực hiện công nghệ sản xuất rau an toàn.

Nguyên nhân cơ bản hạn chế phát triển thị trường rau an toàn hiện nay

là hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định của ngành trồng rau an toàn dothiếu các biện pháp tổ chức và quản lý phù hợp đối với hệ thống phân phối vàtiêu thụ rau an toàn

2.2.2.2 Thực trang tiêu thụ rau an toàn tại Việt Nam

Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành hàng rau, quả ViệtNam của viện Kinh tế Nông nghiệp, hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình

71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm Các loại rau quả được tiêu thụ rộng rãinhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%).Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng Đậu, su hào và cải bắp

là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam,chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam Khi thunhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều rau quả hơn Tiêu thụ rau quảtheo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26

kg đến 134 kg Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần

Đối với việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các đơn vị sản xuất đã chủđộng tìm các cách thức phù hợp để đưa sản phẩm rau an toàn ra thị trường,giúp người tiêu dùng phân biệt được rau an toàn có nguồn gốc, được chứngnhận và rau an toàn không rõ nguồn gốc, từng bước tạo niềm tin cho ngườitiêu dùng:

+ Hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, trong đó doanh nghiệpcam kết tiêu thụ và hỗ trợ nhà sản xuất (ứng trước giống, vật tư nông nghiệphoặc xây dựng, cải tạo một số hạ tầng vùng trồng rau )

+ Đơn vị sản xuất chủ động hình thành thị trường thông qua việc bán

Trang 39

hàng trực tiếp cho khách hàng (hộ dân, nhà máy, trường học, khách sạn, )thông qua hợp đồng tiêu thụ hoặc qua hệ thống cửa hàng, siêu thị, đại lý bán

lẻ như mô hình mô hình sản xuất tiêu thụ rau an toàn của Viện Bảo vệ thựcvật, doanh nghiệp Thoa Liên – Bắc Ninh, công ty TNHH Một thành viên Đầu

tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội, công ty Hà An,…

+ Doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toànđang được hình thành và phát triển ở các tỉnh như Hải Phòng, Lào Cai, LâmĐồng, Sơn La

Nhìn chung mạng lưới phân phối tiêu thụ rau thông thường như đã mô

tả được hình thành và phát triển trong giai đoạn lâu dài và về cơ bản thích hợpvới điều kiện kinh tế – xã hội và tập quán sản xuất, tiêu dùng của nước ta Tuynhiên, từ khi ngành sản xuất rau an toàn hình thành, khối rau an toàn đựơchoà nhập vào khối rau thông thường qua 4 kênh phân phối đến tay người tiêudùng Sản xuất rau an toàn luôn đòi hỏi chi phí cao hơn, nên phải bán đượcgiá cao hơn mới bù đắp chi phí và có lãi Một bộ phận đáng kể người tiêudùng (người có thu nhập trung bình trở lên)

+ Về hình thức tiêu thụ

Sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng được tiêu thụ theo một sốhình thức chính như sau:

- Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ

- Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đitiêu thụ tại các chợ đầu mối Hình thức này người sản xuất bán cho tư thươngthấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 30%

- Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng rathu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận.Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:

Trang 40

- Tiờu thụ rau thụng qua ký kết hợp đồng: Cỏc Hợp tỏc xó, doanhnghiệp, tổ liờn kết … ký hợp đồng thu mua rau để tiờu thụ tại cỏc siờu thị, cửahàng.

- Tiờu thụ thụng qua cỏc mối tiờu thụ ổn định: bếp ăn cụng nghiệp, bếp

ăn nhà trẻ, trường học

+ Về cụng tỏc quản lý rau an toàn tại chợ đầu mối

Hiện nay theo bỏo cỏo cú 10/32 tỉnh cú chợ đầu mối tiờu thụ rau, rau antoàn (Quảng Trị, Bỡnh Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, LõmĐồng, Hồ Chớ Minh, Hưng Yờn, Vĩnh Phỳc, Bạc Liờu)

Sở Nụng nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành (Hồ Chớ Minh, Hà Nội,

…) hàng năm phối hợp với Ban quản lý cỏc chợ đầu mối tổ chức cỏc đợt kiểmtra, lấy mẫu rau để kiểm tra chất luợng Nếu phỏt hiện mẫu cú dư lượng thuốc

Ngời tiêu dùng tập thể (nhà máy chế biến, khách sạn, nhà trẻ, nhà

ăn tập thể )

Ngời tiêu dùng cá nhân (các hộ gia đình)

Ngòi thu gom Ngời bán buôn

Ngời bán Nhỏ lẻ

2 Chợ bán buôn + Giao trực tiếp

3.Giao theo hợp đồng

4

1 Qua chợ bán lẻ + Giao trực tiếp theo hợp đồng

Ngày đăng: 02/06/2016, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11.Nguyễn Hữu Sơn (2010), Điều tra tình hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn ở xã Văn Đức- huyện Gia Lâm. Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn ở xã Văn Đức- huyện Gia Lâm
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Năm: 2010
12.Quản Thị Tuyết (2010), Giải pháp phát triển bền vững sản xuất rau an toàn tại huyện Gia Lâm - Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển bền vững sản xuất rau an toàn tại huyện Gia Lâm - Hà Nội
Tác giả: Quản Thị Tuyết
Năm: 2010
14.Phạm Thị Huế (2012), Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ớt tại xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ớt tại xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Phạm Thị Huế
Năm: 2012
15.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 877-884 www.vnua.edu.vn “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN VỀ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ SẢN PHẨM RAU ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI” Nguyễn Các Mác1*, Nguyễn Linh Trung2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN VỀ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ SẢN PHẨM RAU ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
13.Ngô Văn Bình (2011), Phát triển trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Khác
16.BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 12 NĂM 2015 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-`BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w