NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XI MĂNG HƯƠNG SƠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BẮC GIANG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VŨ HUY HOÀNG DƯƠNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XI MĂNG HƯƠNG SƠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc, chưa được công bố và sử dụng bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Bắc Giang, ngày tháng năm 2012 Tác giả Vũ Huy Hoàng Dương i LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập tại trường, nghiên cứu viết luận văn bản thân tôi đã nhận đựoc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Trước hết cho phép bản thân tôi đựoc cám ơn các thày cô giáo trong khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình. Cám ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngưyễn Thị Tâm đã giúp em hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cám ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn TÁC GIẢ Vũ Huy Hoàng Dương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i Bắc Giang, ngày tháng năm 2012 i TÁC GIẢ ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 3 83 Công ty XM Thăng Long 83 3 86 Công ty XM Thăng Long 86 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang LỜI CAM ĐOAN i Bắc Giang, ngày tháng năm 2012 i TÁC GIẢ ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv 1. MỞ ĐẦU 1 iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ LỜI CAM ĐOAN i Bắc Giang, ngày tháng năm 2012 i TÁC GIẢ ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv 1. MỞ ĐẦU 1 iv 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Mở rộng thị phần, cạnh tranh sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá (CPH) bước vào hoạt động với tư cách là công ty cổ phần, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường là nhiệm vụ chủ đạo của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động của những doanh nghiệp sau CPH mà yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của những doanh nghiệp đó. Làm rõ được vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), khả năng cạnh tranh sản phẩm sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt được và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh nghiệm để áp dụng vào giai đoạn sau. Thị trường xi măng Việt Nam đang ngày càng đa dạng, phong phú và cạnh tranh khốc liệt. Quy mô của thị trường rộng lớn, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và làm tăng khả năng cạnh tranh SP xi măng trong nước với các sản phẩm xi măng nhập khẩu. Đó là cơ hội cho các nhà sản xuất nhưng cũng tạo ra không ít những thách thức lớn trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường. Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường của tỉnh và một số tỉnh lân cận như hiện nay. Nhưng một vấn đề nổi bật là do sức ép của cơ chế thị trường, có rất nhiều công ty xi măng mới thành lập với số vốn đầu tư lớn, dây truyền công nghệ cao, sản phẩm mẫu mã đa dạng. Hơn nữa, sản phẩm xi măng nhập khẩu cũng làm cho thị trường xi măng trong nước cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đã tiến hành 1 CPH từ năm 2002. Thực trạng hoạt động và kết quả kinh doanh trong thời gian sau CPH đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đổi mới, song không vì vậy mà không có những tồn tại thiếu sót cần phát hiện và sửa đổi kịp thời để Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Để có chỗ đứng vững trên thị trường, Công ty cần tăng cường năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã chọn Đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng Hương Sơn của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh SP xi măng của Công ty trong những năm tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ một số vấn đề về lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang trong thời gian qua, rút ra những hạn chế yếu kém và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm xi măng của công ty 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 - Phạm vi về nội dung: + Năng lực cạnh tranh và các vấn đề có liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm. + Do hạn chế về thời gian và các nguồn lực cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trên thị trường tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang và thị trường tiêu thụ xi măng tại tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 10/2012. Các thông tin, số liệu, dữ liệu cung cấp trong luận văn được thu thập thực tế trong 3 năm. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh sản phẩm. Đối với nền kinh tế thị trường, các khái niệm liên quan tới cạnh tranh còn rất khác nhau. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác ”. [14] Vào cuối thế kỷ XIX xuất hiện lý luận của trường phí cổ điển mới. Tâm điểm của lý luận này nhấn mạnh về cạnh tranh hoàn hảo. Lý luận cho rằng cạnh tranh hoàn hảo có nghĩa là thu nhập và của cải được phân phối đều khắp. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế Anh, Mỹ thể hiện sự am hiểu về cạnh tranh không hoàn hảo. Nhà kinh tế học người Mỹ - Maurise Clack đưa ra ba luận điểm trong đó nổi bật: - Cạnh tranh bằng sản phẩm mới, kỹ thuật mới, nguồn cung ứng mới và hình thức tổ chức mới. - Sự vận hành của cạnh tranh được đo bằng chi phí trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp so với chi phí của đơn vị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, so với toàn ngành khi tăng chất lượng hàng hoá cũng như sự hợp lý trong sản xuất. 4 [...]... thuật ngữ “khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoặc sức cạnh tranh của sản phẩm cũng thể hiện mức độ hấp dẫn của sản phẩm đó đối với khách hàng [1] Sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá... cấp độ năng lực cạnh tranh trên Một sản phẩm hàng hoá được coi là có khả năng cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu hàng hoá về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng độc đáo hay khác biệt về thương hiệu, bao bì…hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực 8 cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau Vì sức cạnh tranh của hàng... những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao hơn Năng lực cạnh tranh có thể phân chia thành 4 cấp độ khác nhau: cạnh tranh cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp và cấp độ sản phẩm hàng hoá Năng lực cạnh tranh của bốn cấp độ trên có mối liên hệ tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần... thường là do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp Điểu này cho thấy tầm quan trọng của chủ thể doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, cũng như việc xây dựng một thương hiệu hàng hoá mạnh, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường đó Như vậy có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm là tổng hoà sức cạnh tranh của doanh nghiệp,... thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng Nghiên cứu các công cụ cạnh tranh sản phẩm cho phép các DN lựa chọn những công cụ cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp và đặc biệt là dựa vào đặc điểm của mỗi loại sản phẩm Từ đó mỗi doanh nghiệp phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa chọn công cụ cạnh tranh. .. xuyên sản phẩm của công ty thì có thể cho khách hàng trả chậm sau một thời gian nhất định Các doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ thưởng đối với khách hàng thanh toán ngay với khối lượng lớn, hàng hoá tiêu thụ được dẫn tới tăng lợi nhuận cho với công ty 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 25 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua chỉ tiêu cạnh tranh của doanh... phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, điều đó còn tuỳ thuộc vào môi trường văn hoá, luật pháp, cạnh tranh của mỗi quốc gia Sự khác biệt giữa sản phẩm cùng loại của mình so với công ty khác nhằm mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và cũng vì một mục tiêu bao trùm là nâng cao lợi thế của sản phẩm Tuy nhiên trong khi cố gắng tạo ra mẫu mã bao bì cho sản phẩm, doanh nghiệp cần chú... là tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh số của công ty so với doanh số toàn ngành Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thị trường - Thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào - Thị phần của doanh nghiệp trong phân đoạn mà mình phục vụ Đó là tỷ lệ phần trăm... lượng sản phẩm, phương thức cung ứng Cạnh tranh về giá cả trên thị trường được sử dụng khi doanh nghiệp tung một loại sản phẩm mới ra thị trường 20 2.1.3.3 Cạnh tranh bằng cơ cấu chủng loại và mẫu mã bao bì sản phẩm Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt và quyết liệt đòi hỏi sản phẩm phải có cơ cấu, chủng loại phong phú đa dạng Cơ cấu chủng loại sản phẩm tuỳ thuộc vào mục điach mà công ty theo... chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần . hảo. Nhà kinh tế học người Mỹ - Maurise Clack đưa ra ba luận điểm trong đó nổi bật: - Cạnh tranh bằng sản phẩm mới, kỹ thuật mới, nguồn cung ứng mới và hình thức tổ chức mới. - Sự vận hành của cạnh. thị trường tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang và thị trường tiêu thụ xi măng tại tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi về thời gian: Đề. theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ một số vấn đề về lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng năng