1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

117 721 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong đề tài là của tôi. Tất cả tài liệu mà tôi sử dụng và các vấn đề tôi nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn là có thực tế. Nó được thu thập tại các phòng ban của UBND xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa và trong quá trình tôi đi điều tra thực tế tại các hộ ngư dân tham gia đánh bắt hải sản tại xã Hoằng Trường. Đồng thời các thông tin khác được sử dụng trong đề tài là những tài liệu đáng tin cậy và có trích dẫn nguồn. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà nội, ngày…tháng…năm Người thực hiện khóa luận Lê Thị Hòa LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các cá nhân và i tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát triển Nông thôn đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới cô giáo TS.Nguyễn Thị Dương Nga, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Hoằng Hóa, các cán bộ của Phòng Nông Nghiệp huyện Hoằng Hóa, UBND xã Hoằng Trường, các cán bộ xã Hoằng Trường đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng … năm 2015 Người thực hiện khóa luận Lê Thị Hòa TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thanh Hóa là một tỉnh lớn của Việt Nam, có bờ biển dài, ngư trường rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho khai thác hải sản. Theo số liệu điêu tra, môi trường biển trong tỉnh có 71 họ, 118 giống, 190 loài hải sản sinh sống. Nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như các loài chim, thu, nụ, đé, tôm hẹ, tôm bột,… đều thấy xuất hiện ở vùng biển này. Trong thời gian qua, hoạt động khai thác hải sản đã không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thủy sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngề khai thác hải sản vẫn ii còn nhiều bất cập, nhất là nguồn lợi ven bờ đã được đánh giá là vượt ngưỡng khả năng cho phép. Do vậy nghề khai thác hải sản xa bờ đã và đang được ngành thủy sản quan tâm chú trọng. Hoằng Trường là một trong những ngư trường trọng điểm với trữ lượng nguồn hải sản lớn, nguồn tài nguyên hải sản phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế. Khai thác hải sản là kế sinh nhai bao đời nay của ngư dân trong xã, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và nâng cao thu nhập cho họ. Tuy nhiên nghề hiện nay lại đang gặp rất nhiều khó khăn và bất cập, cần có những biện pháp khắc phục để nghề đánh bắt hải sản của xã phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá kết quả hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ ngư dân xã Hoằng Trường, phân tích những khó khăn, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đánh bắt của hộ ngư dân, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động đánh bắt xa bờ cho người dân trong những chuyến biển tiếp theo. Phương pháp được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp phân tích, trong đó thống kê mô tả và so sánh là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, phân tích SWOT cũng được áp dụng để phân tích những thuận lợi, khó khăn tìm ra cơ hội cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ cho người dân tại xã Hoằng Trường. Tại xã Hoằng Trường, nghề lưới rê là nghề đánh bắt hải sản xa bờ chủ yếu của người dân nơi đây, phù hợp với tập quán và truyền thống của ngư dân. Tính đến năm 2014 xã Hoăng Trường có 709 chiếc tàu thuyền, tổng công suất đạt 32730 CV, trong đó tàu thuyên phục vụ cho hoạt đông đánh bắt xa bờ đủ điều kiện công suất từ 90 CV trở lên là 81 chiếc. Theo số liệu thống kê xã Hoằng Trường, cơ cấu đội tàu khai thác hải sản xa bờ của các hộ dân trong xã có xu hướng tăng do nguồn lợi hải sản ven bờ đang dần cạn kiệt. Năm 2011, iii tổng số tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ toàn xã là 71 chiếc (năm 2011) tăng lên 81 chiếc năm 2014, trong đó chủ yếu là tàu thuyền có công suất từ 250 CV – dưới 400 CV. Nhiều hộ ngư dân đã mạnh dạn trong vay vốn đầu tư để cải hoán, đầu tư mua sắm tàu thuyền có công suất lớn với mong muốn thu nhập ngày càng nâng cao. Lực lượng lao động trên tàu có trình độ nghề nghiệp phần lớn theo phương thức cha truyền con nối và được tích lũy từ thực tế và học hỏi lẫn nhau nên còn hạn chế. Trình độ của đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tuy có cao hơn song kiến thức cơ bản để sử dụng hiệu quả lợi ích của máy móc đem lại còn hạn chế. Thiếu kiến thức về pháp luật để có thể hoạt động ở những vùng biển xa bờ. Thời gian cho hoạt động đánh bắt hải sản trung bình là 10 ngày/chuyến, sản lượng đánh bắt thu được phụ thuộc chủ yếu vào quy mô, công suất tàu thuyền khai thác. Tàu thuyền có quy mô lớn hơn thì sẽ cho năng suất cao hơn. Năm 2014, nhóm tàu có công suất lớn hơn hoặc bằng 400 CV thu được sản lượng đánh bắt trung bình/chuyến là 3,81 tấn; nhóm tàu công suất từ 250 CV- 400 CV là 3,05 tấn và nhóm 90 CV – 250 CV là 2,0 tấn. Chi phí phục vụ cho một chuyến đánh bắt không kể gần bờ hay xa bờ thì chi phí biến đổi luôn luôn lớn hơn chi phí cố định. Bởi có rất nhiều khoản chi phí phát sinh mà ta không thể thống kê hết được. Tàu càng lớn thì chi phí khai thác càng cao. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm tàu có công suất lớn (>=400CV) có chi phí biến đổi lớn nhất (66,83 triệu đồng/chuyến) và giảm dần theo nhóm tàu có công suất 90 - < 250CV thì chi phí biến đổi/chuyến biển chỉ là 50,07 triệu đồng. Trong đó, chi phí cho nhiên liệu và chi phí chia cho lao động bạn là chiếm tỷ trọng cao hơn cả so với các chi phí khác, nhất là chi trả cho lao động. Nguyên nhân là do lao động ở đây là lao động đi thuê, mỗi tàu cá thường thuê từ 10 đến 15 lao động cho nên chi phí trả cho tiền công lao động chiếm gần một nửa chi phí biến đổi cho chuyến đi. iv Sản lượng hải sản thu được chỉ là cá, bởi khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn xã chỉ là một nghề duy nhất là nghề lưới rê, các nghề khác như câu, vây… không mấy phát triển do ngư dân nơi đây có truyền thống trong hoạt động đánh bắt bằng lưới rê, nghề khác còn hạn chế. Các loài HS khác như tôm, mực, … ngư dân xã chỉ đánh bắt trên phương diện gần bờ là chính còn xa bờ thì cá là nguồn thu chính của nghề. Tính đến năm 2014, sản lượng khai thác của xã Hoằng Trường đạt 7856 tấn so với cùng kỳ năm 2002 (sản lượng 4150 tấn/ thì tăng lên 80%). Năng suất đánh bắt trung bình năm 2014 đạt 0,24 tấn/CV/năm, tăng 50% so với năm 2011. Một trong những lý do chính là nhờ vào sự nhận thức của thuyền trưởng chủ tàu được nâng lên, đã tiếp cận, học hỏi những kỹ thuật mới như cải tiến ngư lưới cụ, kỹ thuật khai thác, trang thiết bị và thông tin hiện đại; được sự ủng hộ, quan tâm từ các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tiếp cận với nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Sản lượng hải sản sau khi khai thác chủ yếu được bán qua 2 hình thức là: bán buôn cho các nậu vựa (thương lái) và bán lẻ tại các chợ, bến cá. Nhưng hình thức bán buôn là chủ yếu (chiếm 85%), hải sản sau khi đánh bắt được sẽ được các thương lái trao đổi mua bán với các chủ tàu. Trên thục tế cho thấy hiện tượng ép giá vẫn còn xảy ra nhiều, đặc biệt là vào mùa vụ chính hoặc thời điểm nhiều tàu thuyền tiêu thụ cùng loại hải sản với sản lượng lớn. Còn lại 15% sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng ngay tại bến cá. Kết quả và hiệu quả khai thác luôn được chú trọng trong bất kỳ quá trình nào. Tàu càng có công suất lớn, thì sản lượng thu được càng cao, từ đó doanh thu càng cao và thu nhập thu được càng lớn. Tỷ suất doanh thu/ chi phí và tỷ suất thu nhập/chi phí tăng dần theo quy mô, công suất tàu thuyền. Tàu có công suất lớn thì tỷ suất doanh thu/chi phí, tỷ suất thu nhập/chi phí càng cao. Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả khai thác càng lớn. Về tỷ suất doanh thu/chi phí của nhóm tàu thuyền công suất 90 CV - <250 CV là 1,126 lần, nhóm tàu công suất 250 – 400 CV là 1,568 lần và nhóm tàu công suất >400 CV là 1,813 lần. v Về Tỷ suất thu nhập/chi phí của nhóm tàu thuyền công suất 90 CV - <250 CV là 0,139 lần, nhóm tàu công suất 250 – 400 CV là 0,568 lần và nhóm tàu công suất >400 CV là 0,831 lần. Đối với các hộ tham gia khai thác hải sản xa bờ tại xã Hoằng Trường hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó vấn đề đầu tiên là nguồn vốn. Vốn ít, khó khăn cho người dân trong việc cải hoán, mua mới tàu thuyền khai thác với công suất lớn đã làm giảm thu nhập của hộ. Thiếu kiến thức trong hoạt động đánh bắt hải sản cũng là vấn đề được nhiều hộ ngư dân đề cập tới trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của hộ. Theo điều tra, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đánh bắt hải sản, trong đó thời tiết khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ tới đánh bắt hải sản. Hầu hết các hộ ngư dân trong xã tham gia đánh bắt hải sản theo kinh nghiệm cha truyền con nối là chính. Để nâng cao kết quả đánh bắt hải sản cho các hộ dân xã Hoằng Trường, điều đầu tiên nên cung cấp vốn, kỹ thuật mới, nâng cao trình độ về đánh bắt hải sản cho người dân. Không chỉ vậy, cần có biện pháp tốt nhất trong tổ chức khai thác và đảm bảo an ninh trên biển, hậu cần nghề cá để hạn chế nhất rủi ro có thể gặp phải. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới Error: Reference source not found Bảng 2.2. Sản lượng thủy sản Việt Nam 2013 - 2014 Error: Reference source not found Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số và lao động của xã Hoằng Trường Error: Reference source not found Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã Hoằng TrườngError: Reference source not found vi Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế xã Hoằng trường giai đoạn 2010 – 2014 Error: Reference source not found Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. Error: Reference source not found Bảng 4.1. Số lượng và công suất tàu thuyền toàn xã nghiên cứu từ năm 2011 - 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.2. Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ phân theo công suất của toàn xã Hoằng Trường 2011 – 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.3. Sản lượng đánh bắt thủy hải sản xã Hoằng TrườngError: Reference source not found Bảng 4.4. Đặc điểm nhân khẩu, lao động của các hộ ngư dân tham gia đánh bắt hải sản xa bờ trên địa bàn xã Hoằng Trường Error: Reference source not found Bảng 4.5. Cơ cấu nguồn vốn của hộ tham gia khai thác hải sản Error: Reference source not found Bảng 4.6. Tổng vốn đầu tư bình quân/tàu thuyền khai thác xa bờ của các hộ dân trong xã Error: Reference source not found Bảng 4.7. Thông tin về khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn xã Hoằng Trường năm 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.8. Chi phí biến đổi chi cho hoạt động ĐBHS chi cho 1 chuyến điError: Reference source not found Bảng 4.9. Chi phí cố định chi cho hoạt động ĐBHS chi cho 1 chuyến điError: Reference source not found Bảng 4.10. Tổng chi phí khai thác chi cho một chuyến đi Error: Reference source not found Bảng 4.11. Tổng chi phí khai thác/ 1 tấn sản lượngError: Reference source not found Bảng 4.12. Sản lượng đánh bắt hải sản xa bờ trong một chuyến đi gần đây nhất của hộ dân trong xã Error: Reference source not found Bảng 4.13. Tình hình tiêu thụ HS xa bờ của hộ Error: Reference source not found Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế cho 1 chuyến đi Error: Reference source not found vii Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế / 1 tấn sản phẩm Error: Reference source not found Bảng4.16. Thu nhập bình quân/lao động khai thác hải sản theo nhóm tàu thuyền tính cho 1 chuyến đi Error: Reference source not found Bảng 4.17. Phân tích SWOT về thực trạng hoạt động KTHS xa bờ của các hộ ngư dân xã Hoằng Trường Error: Reference source not found viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ DỒ Biểu đồ 2.1. Sản lượng thủy sản việt nam Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2. Tình hình khai thác hải sản Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 Error: Reference source not found Sơ đồ: 4.1. Kênh tiêu thụ hải sản đánh bắt được của các hộ điều tra Error: Reference source not found ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS :Hải sản KTHS :Khai thác hải sản ĐBHS :Đánh bắt hải sản HQ :Hiệu quả HQKT :Hiệu quả kinh tế SL :Sản lượng CC :Cơ cấu TR.Đ :Triệu đồng x [...]... Đánh giá thực trạng HQKT hoạt động đánh bắt sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT hoạt động ĐBHS xa bờ của hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động ĐBHS xa bờ cho các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên... tại địa bàn xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa + Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực ĐBHS xa bờ của các hộ dân + Đánh giá thực trạng ĐBHS xa bờ của các hộ xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa + Đề xuất một số giải pháp nâng cao HQ cho người dân trong ĐBHS xa bờ II PHẦN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Hải sản 3 Theo nghĩa... bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa I.2 Mục tiêu I.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng HQ hoạt động ĐBHS xa bờ, từ đó đề ra các định hướng, giải pháp nâng cao HQKT trong hoạt động ĐBHS xa bờ cho người dân xã Hoằng Trường 2 I.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao HQ về ĐBHS xa bờ - Đánh giá thực trạng HQKT hoạt động. .. chất, mục tiêu của HQ + HQKT: phản ảnh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt kinh tế và chi phí sản xuất bỏ ra HQKT đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất + HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại HQ này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại + HQKT - xã hội: phản ánh... kinh tế xã hội, môi trường, nguồn lợi Điều này tạo nên áp lực và thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành Đồng thời cũng đòi hỏi nhà quản lý tìm ra giải pháp cho vấn đề này Muốn vậy ta phải có cái nhìn sâu sắc về tình hình thực tế của hoạt động khai thác hải sản xa bờ hiện nay Với những lý do đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. .. hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội, sản xuất đạt mục tiêu về HQKT khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng hữu ích lớn nhất - Hiểu một cách đầy đủ, việc đánh giá một cách tổng hợp hoạt động sản xuất không chỉ đánh giá kết quả mà phải đánh giá HQ, đó chính là đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó Nói cách khác... đầu tư cho đánh bắt hải sản xa bờ - Vốn lưu động và vốn cố định: đây là một yếu tố rất cần thiết cho quá trình hoạt động đánh bắt xa bờ của các hợp tác xã nghề cá Do tính chất của nghề KTHS xa bờ và thời gian kéo dài trên biển cần chi phí rất lớn về nguyên liệu cho nên đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn 2.1.3.3 Thời gian cho một lần đánh bắt hải sản xa bờ Thời gian cho một chuyến KTHS xa bờ thông thường... ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của DN để tối đa hoá lợi nhuận b Phân loại HQKT 6 Theo kết quả tổng hợp của Đỗ Thanh Tuấn về Đánh giá HQKT sản xuất mía nguyên liệu tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa có phân loại... chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có HQ các nguồn lực của. .. khác HQKT phản ánh thực hiện các nhu cầu xã hội - Bản chất của HQKT sản xuất – xã hội là thực hiện yêu cầu của “quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội Điều đó chính là HQ của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội - HQ là một đại lượng để đánh giá xem kết quả hữu ích được tạo ra như . động đánh bắt sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa . -Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT hoạt động ĐBHS xa bờ của hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, . bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa . Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá kết quả hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ ngư dân xã Hoằng Trường, phân. bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa . I.2. Mục tiêu I.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng HQ hoạt động ĐBHS xa bờ, từ đó đề ra các

Ngày đăng: 25/06/2015, 04:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết Trung (2005). Giáo trình kinh tế thủy sản, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.Tài liệu tham khảo trên internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế thủy sản
Tác giả: PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.Tài liệu tham khảo trên internet
Năm: 2005
1. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011). “Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận”, Luận văn thạc sĩ địa lí học, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.Nguồn:http://www.zbook.vn/ebook/thuc-trang-danh-bat-nuoi-trong-va-che-bien-thuy-san-tinh-binh-thuan-38054/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Năm: 2011
2. Đỗ Thanh Năm (2014). “ Khó khăn và thuận lợi của ngành kinh tế biển – Các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong kinh tế biển”.Nguồn: http://www.tuvanchienluoc.vn/goc-tu-van-qua-bao-chi/cac-giai-phap-ho-tro-ngu-dan-trong-phat-trien-kinh-te-bien-win-win-chia-se-voi-emotion.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó khăn và thuận lợi của ngành kinh tế biển – Các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong kinh tế biển”
Tác giả: Đỗ Thanh Năm
Năm: 2014
1. Ban Thống kê xã Hoằng Trường. Báo cáo tình hình dân số, lao động và việc làm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
2. Ban Thống kê xã Hoằng Trường. Báo cáo tình hình kết quả công tác năm 2013 Khác
3. Ban Thống kê xã Hoằng Trường. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hoằng Trường năm 2013 Khác
4. Bộ Thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản (2005). Tuyển tập các công trình nghiên cứu về cá biển tập III, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w