Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

106 2.3K 34
Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2)

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨUGẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA

TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAMVINAFOOD II

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn :Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện:Lê Thảo Hiền

MSSV: 506401237Lớp: 06VQT2

TP Hồ Chí Minh, 2011

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨUGẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA

TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAMVINAFOOD II

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn :Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện:Lê Thảo Hiền

MSSV: 506401237Lớp: 06VQT2

TP Hồ Chí Minh, 2011

PHỤ BÌA

Trang 3

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Tổng công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011

Sinh viên thực hiện

Lê Thảo Hiền

Trang 4

Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, không những đã tận tình dạy dỗ em về nghiệp vụ chuyên môn mà còn dạy em cách sống, cách cư xử cũng như việc truyền đạt những kinh nghiệm thực tế để em có thể làm hành trang bước vào đời

Em cũng xin cảm ơn Cô Lê Thị Ngọc Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và dạy bảo em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành bài báo cáo này

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các Cô chú, Anh chị, phòng kinh doanh của Tổng công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2) đã nhiệt tình chỉ bảo và cho em nhiều cơ hội tiếp xúc với thực tế để em hoàn thành bài báo cáo này

Mặc dù, em đã cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô và các anh chị

Một lần nữa em xin cảm ơn và kính chúc Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM và các Cô chú, Anh chị, phòng kinh doanh của tổng công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2) dồi dào sức khỏe, luôn thành đạt trong cuộc

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Lê Thảo HiềnMSSV: 506401237

Khóa: 2006 – 2010

1 Thời gian thực tập2 Bộ phận thực tập

3 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỹ luật4 Kết quả thực tập theo đề tài

5 Nhận xét chung

Đơn vị thực tập

Trang 6

TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2011

Giáo viên hướng dẫn TS PHAN MỸ HẠNH

Trang 7

II MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 2

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 3

1.1 Tổng quan về xuất khẩu trực tiếp 3

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 3

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 3

1.1.2.1 Các nhân tố khách quan 3

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu: 5

1.1.3.1 Xuất khẩu gián tiếp 6

1.1.3.2 Xuất khẩu trực tiếp 6

1.1.3.3 So sánh ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp với hình thức xuất khẩu gián tiếp 8

1.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình xuất khẩu 10

1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay 11

1.2.1 Vài nét về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới 11

1.2.1.1 Giới thiệu chung về gạo xuất khẩu 11

1.2.1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất tiêu thụ gạo trên thế giới 12

1.2.1.3 Các hình thức giao dịch mua bán gạo trên thị trường thế giới 16

Trang 8

1.2.2.1 Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 17

1.2.2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam 18

1.2.2.3 Vai trò của xuất khẩu lương thực của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.19 1.2.2.4 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của việt Nam .19

1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước 20

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo .

20 1.3.1.1 Kinh nghiệm trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu gạo 20

1.3.1.2 Các hình thức giao dịch mua bán gạo 21

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II) 23

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 25

2.1.4 Tình hình nguồn nhân lực của Tổng công ty 31

2.1.5 Cơ sở vật chất của Tổng Công Ty 32

2.2 Tình hình sản xuất của Tổng công ty 33

2.3 Tình hình kinh doanh của Tổng công ty 35

2.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 35

2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 37

2.4 Đánh giá chung tình hình của Tổng công ty 38

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ39TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM

Trang 9

3.1.3.3 Các trung tâm kinh tế của Châu Phi 41

3.1.4 Nhu cầu tiêu thụ gạo và tình hình sản xuất gạo của Châu Phi 47

3.1.5 Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi trong thời gian tới.

48 3.1.6 Tình hình nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi 49

3.1.7 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 50

3.1.7.1 Tình hình xuất khẩu 50

3.1.7.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Phi 51

3.1.7.3 Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Châu Phi 51

3.1.7.4 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 52

3.2 Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty 55

3.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Tổng công ty từ năm 2006 – 2009 55

3.2.1.1.Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu gạo của Tổng công ty 55

3.2.1.2 Tình hình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo 56

3.2.1.3 Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường 57

3.2.1.4 Tình hình Xuất Khẩu gạo theo chủng loại 62

3.2.1.5 Tình hình xuất khẩu gạo theo khách hàng 63

3.2.1.6 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Tổng Công Ty 64

3.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 72

4.1 Cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp 72

Trang 10

Châu Phi

734.3.1 Giải pháp về thị trường 73

4 3.1.1 Thành lập các kho bán hàng tại các thị trường trọng điểm để làm bàn đạp tấn công các thị trường còn lại trong khu vực 73

4.3.1.2 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để giành lấy thị phần gạo từ các đối thủ cạnh tranh 77

4.3.2 Giải pháp về sản phẩm 79

4.3.2.1 Duy trì sản lượng gạo cấp thấp để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các nước nghèo ở Châu Phi 79

4.3.2.2 Nâng cao chất lượng gạo để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các quốc gia phát triển ở Châu Phi 80

4.3.3 Giải pháp về công nghệ 81

4.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 83

4.3.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83

4.3.4.2 Cơ cấu lại bộ phận nhân lực cho phù hợp hơn 84

Trang 11

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam từ 2006 đến 2009

Bảng 1.2 Số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2006-2009 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của TCT

Bảng 2.2 Số lượng lúa gạo thu mua từ 2006-2009

Bảng 2.3 Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của TCT từ năm 2006-2009 Bảng 3.1 Số lượng gạo tiêu thụ của Châu Phi từ năm 2006.-2009

Bảng 3.2 Tình hình sản xuất gạo của Châu Phi từ năm 2006-2009 Bảng 3.3 Số lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi từ năm 2006-2009

Bảng 3.4 Kim nghạch xuất khẩu gạo của Việt Nam-Châu Phi từ năm 2005-2009 Bảng 3.5 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu ở Châu Phi năm 2005-2009

Bảng 3.6 Tình hình xuất khẩu gạo của Tổng cơng ty từ 2007-2009

Bảng 3.7 Bảng tính tỷ trọng xuất khẩu gạo theo số lượng và kim ngạch của Tổng cơng ty từ năm 2006-2009

Bảng 3.8 Các điều khoản thanh tốn sử dụng trong thanh tốn quốc tế của TCT Bảng 3.9 Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Tổng cơng ty từ năm 2007-2009 Bảng 3.10 Bảng tính chênh lệch về số lượng gạo xuất khẩu của Tổng cơng ty qua các thị trường từ năm 2006-2009

Bảng 3.11 Bảng tính chênh lệch về kim ngạch gạo xuất khẩu của Tổng cơng ty qua các thị trường từ năm 2006-2009

Bảng 3.12 Tình hình sản xuất gạo theo chủng loại

Bảng 3.13 Tình hình xuất khẩu gạo theo đối tác của Tổng cơng ty

Bang 3.14 Tình hình xuất khẩu gạo của TCT sang thị trường Châu Phi từ năm 2006-2009

Bảng 3.15 Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của TCT theo loại gạo Bảng 4.1 Dự đoán tình hình nhập khẩu gạo của Châu Phi đến năm 2015

Trang 12

Biểu đồ 1.1 Sản lượng gạo xuất khẩu của 6 nhà xuất khẩu chính 2007-2009…

Biểu đồ 1.2 Nhu cầu nhập khẩu gạo của các châu lục 2006-2007………

Biểu đồ 1.3 Diễn biến tình hình giá bình quân gạo 5% tấm xuất khẩu của các nước từ năm 2007-2009………

Biều đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh……….

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Lương Thực Miền Nam………

Sơ đồ 2.3 Doanh thu và lợi nhuận TCT từ năm 2006-2009………

Biểu đồ 3.1 So sánh tỷ trọng gạo xuất khẩu sang Châu Phi so với lượng gạo nhập khẩu của các nước Châu Phi……….

Biểu đồ 3.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Châu Phi của TCT từ năm 2006-2009 ……….

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦUI ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2009 là năm thứ 20, Việt Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới, cũng là năm đánh dấu sự vượt bậc trong lịch sử sản xuất gạo của nước ta Với khối lượng 5.95 triệu tấn và kim ngạch 2.7 tỷ USD Và đến nay gạo Việt Nam đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế Đạt được những thành tựu đó một phần là do Chính phủ đã có những sự quan tâm đến xuất khẩu ngành hàng lương thực, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới mặc khác cũng nhờ đến những nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam, mà trong đó Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam được xem là đầu tàu.

Những thành tựu xuất khẩu lương thực của Vệt Nam gắn liền với những thành tựu của Tổng công ty Lương thực Miền Nam (sau đây được gọi bằng Tổng công ty) Trong những năm qua Tổng công ty đã đạt được những thành tựu rất to lớn: Là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam (chiếm gần 50% số lượng xuất khẩu gạo của cả nước trong những năm qua) thị trường xuất khẩu gạo của Tổng Công ty đã được mở rộng đến rất nhiều nước trên thế giới (có cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc) tạo được sự cạnh tranh đáng kể với gạo Thái Lan (đã thâm nhập được vào thị trường Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan)

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được Tổng công ty vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần khắc phục, mà một trong những vấn đề đó là hiện nay việc xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng như Châu Phi của Tổng công ty vẫn còn qua trung gian, nên hoạt động kinh doanh của Tổng công ty vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường có tiềm năng lớn này để khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh của tổng công ty

II MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Do đó, góp phần giải quyết vấn đề đặt ra như trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2)” Nhằm mục tiêu phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp

Trang 14

sang thị trường này Nội dung chính của đề tài là đưa ra những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi trên cơ sở những thuận lợi khĩ khăn trong xuất khẩu sang thị trường này được rút ra từ việc phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nĩi chung và tổng cơng ty nĩi riêng sang Châu Phi trong những năm qua

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: thu thập những thơng tin, số liệu cần thiết từ hoạt động của Tổng cơng ty, tham khảo ý kiến và những tài liệu cĩ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đĩ tổng hợp phần tích những dữ liệu cĩ được trên cơ sở những tài liệu tham khảo, ý kiến đĩng gĩp và những hiểu biết của bản thân từ đĩ rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2009

Về khơng gian: Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Tổng cơng ty và thị trường nghiên cứu là thị trường Châu Phi

V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu trực tiếp và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay

- Chương 2: Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Lương Thực Miền Nam - Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của

Tổng cơng ty Lương Thực Miền Nam

- Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi

Trang 15

CHƯƠNG1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Tổng quan về xuất khẩu trực tiếp1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh sinh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới (hải quan) của một quốc gia

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 1.1.2.1 Các nhân tố khách quan

* Chính sách xuất khẩu của Nhà nước

Chính sách xuất khẩu là hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp của Nhà nước để đều chỉnh hoạt động xuất khẩu của Quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Mỗi quốc gia sẽ có một chính sách xuất khẩu khác nhau Tùy vào mục tiêu phát triển kinh tế mà các quốc gia đưa ra chính sách xuất khẩu cho phù hợp với tình hình hiện tại của quốc gia mình Và khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính Phủ về xuất khẩu Ví dụ ở Việt Nam thì nhà nước quản lý xuất khẩu gạo như sau:

Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường theo hợp đồng Chính Phủ, Bộ thương mại sau khi trao đổi vơi Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch ký kết hợp đồng, đồng thời phân giao số lượng gạo xuất khẩu thuộc hợp đồng Chính Phủ cho cc tỉnh trn cơ sở sản lượng la hàng hóa của địa phương, để chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện, có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký kết hợp đồng

Việc xuất khẩu gạo theo kế hoạch trả nợ, viện trợ của Chính phủ thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định riêng của Thủ tướng chính phủ

Để đảm bảo lợi ích nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, lưu thông lúa gạo và phân bón khi thị trường trong và ngoài nước có biến động, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo

Trang 16

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ với nhau, hay nói cách khác là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện trong một số lượng tiền tệ nước kia

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức đồng nội tệ mất giá, tức sẽ làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu có lợi thế hơn vì rẻ hơn, nên lúc này sẽ có lợi cho xuất khẩu Nhà xuất khẩu sẽ thu về hàng của mình doanh nghiệp hãy dự đoán cẩn thận để có được những nghiệp vụ mua bán tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế rủi ro thua lỗ

Thu nhập của nước nhập khẩu

Thu nhập là mức độ tăng trường GDP của một nước, là con số thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước năm sau có cao hơn năm trước hay không

Không một nhà xuất khẩu nào lại muốn hàng của mình được bán cho một nhà nhập khẩu không có tiền để rồi tự mình vướng vào rủi ro về mặt thanh toán Vì vậy khi lựa chọn đối tác làm ăn, nhà xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ càng về đối tác của mình chẳng hạn như việc thông qua CIA, để đảm bảo đối tác là có thật và có khả năng thanh toán

Nguồn lực tài chính mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một nền tảng vững chắc để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chiến lược đã đề ra, cũng như có điều kiện tạo nên những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển Trái lại, nếu doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu, thường gây ra những khó khăn lớn, đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường lâu dài, nhà xuất khẩu phải đảm bảo mình có nguồn tài chính đủ mạnh để có thể đối đầu với những thách thức trong thời gian đầu mới tham gia thị trường.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường Để thâm nhập thành công vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, hiểu biết về thị trường xuất khẩu và điều quan trọng là phải giỏi ngoại ngữ Nếu một nhà xuất khẩu có một đội ngũ nguồn nhân lực không đủ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ sinh ngữ thấp thì sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro và không thể phát triển Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường

Trang 17

quốc tế, thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào.

Sản phẩm:

Để đưa một sản phẩm tham gia vào thị trường xuất khẩu thì sản phẩm đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Về chất lượng: phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, về tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu Thường thì những nước phát triển luôn đề ra các tiêu chuẩn kĩ thuật rất khắt khe Còn các nước đang và chậm phát triển thì những rào cản này được quy định thông thoáng hơn.

+ Về số lượng: sản phẩm xuất khẩu phải đảm bảo được số lượng luôn ổn định và có thể cung cấp kịp thời được những đơn hàng lớn do khách hàng đặt ra Vì không một nhà nhập khẩu nào lại muốn mua hàng của một đối tác mà có nguồn cung không ổn định và không đáp ứng được yêu cầu về số lượng của mình.

Ngoài việc đáp ứng được những yếu tố trên thì sản phẩm của doanh nghiệp phải không ngừng được nâng cao chất lượng và xây dựng được thương hiệu vững mạnh thì mới có thể phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.

Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp sẽ định ra cho mình một thị trường mục tiêu khác nhau, mỗi thị trường sẽ có những qui định và nhu cầu khác nhau Tuy nhiên, khi bước vào thị trường thì đầu tiên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rào cản về thuế quan và phi thuế quan Đối với hàng rào thuế quan Nếu thuế cao sẽ đẩy giá cả của hàng hoá lên cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phát triển luôn rất khắt khe Như vậy để thâm nhập vào thị trường quốc tế một cách hiệu quả, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ về thị trường.

1.1.3 Các hình thức xuất khẩu:

Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau phục thuộc vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại Để thiết lập các kênh xuất khẩu, công ty cần phải quyết định các chức năng mà các trung gian đảm nhiệm và chức năng nào là do công ty đảm nhiệm Những kênh xuất khẩu có nhiều dạng khác nhau Thông thường xuất khẩu có hai dạng chủ yểu: xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp.

1.1.3.1 Xuất khẩu gián tiếp a Khái niệm:

Trang 18

Xuất khẩu gián tiếp là việc bán hàng không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước Để bán được sản phẩm ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào các tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp như các đại lý xuất khẩu, hoặc các công ty thương mại quốc tế, hoặc bán hàng cho các chỉ nhánh của các tổ chức nước ngoài đặt ở trong nước.

b Các hình thức xuất khẩu gián tiếp:

Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau:

+ Công ty quản trị xuất khẩu (Export Management Company): là công ty thực hiện việc quản trị xuất khẩu cho các công ty khác Các nhà sản xuất xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tổ chức các đơn vị xuất khẩu riêng,' do đó họ thường thông qua các EMC để xuất khẩu sản phẩm .

+ Khách hàng nước ngoài: là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của công ty nhập khẩu nước ngoài .

+ Nhà ủy thác xuất khẩu: thường là những đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua vì người mua trả tiền ủy thác.

+ Môi giới xuất khẩu: Thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và

nhà nhập khẩu Được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.

+ Hãng buôn xuất khẩu: Thường đóng tại các nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất, sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu.

1.1.3.2 Xuất khẩu trực tiếp a Khái niệm

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài không thông qua bất ki tổ chức trung gian nào Nghĩa là doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả phân đoạn thị trường như làm thủ tục, chứng từ xuất khẩu, vận tải cho đến hoạch định, triển khai kế hoạch marketing bao gồm giá, xúc tiến, phân phối sản phẩm cho thị trường quốc tế .

b Các hình thức xuất khẩu trực tiếp

Trang 19

Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và có kênh phân phối ở nước ngoài.

Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp:

Bộ phận xuất khẩu: Bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực thuộc phòng

kinh doanh Trong trường hợp này phòng kinh doanh sẽ gồm 2 bộ phận chính là bộ phận kinh doanh trong nước và bộ phận xuất khẩu Cơ cấu tổ chức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp mới xuất khẩu, có quy mô nhỏ, lượng hàng hóa hy vọng bán ở nước ngoài vừa và nhỏ, triết lí quản trị không hướng tới việc kinh doanh ở hải ngoại; công ty không thể có được những nguồn lực bổ sung hoặc nếu có thì lại thiếu những nguồn lực then chốt chủ yếu Như vậy mô hình này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp ở những giai đoạn đầu trong việc phát triển thị trường xuất khẩu trực tiếp.

Phòng xuất khẩu: khi lượng hàng bán ra nước ngoài liên tục tăng thì việc thành

lập một bộ phận chuyên cho hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết Phòng xuất khẩu riêng biệt này là một tổ chức độc lập, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, từ tìm kiếm thị trường, khách hàng cho đến tổ chức soạn thảo, chuẩn bị cho giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Như vậy các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được tiến hành trên cơ sở toàn thời gian bởi các nhân viên am hiểu đến việc xuất khẩu Phòng xuất nhập khẩu này được cơ cấu tổ chức trên cơ sở chức năng, khu vực địa lí, sản phẩm, khách hàng.

Công ty con (công ty chi nhánh xuất khẩu): Khi qui mô xuất khẩu lớn sẽ xuất

hiện các công ty con đảm nhiệm việc xuất khẩu trực thuộc công ty mẹ thường là các tổng công ty) Các công ty con có quyền tự chủ nhất định theo phân cấp của công ty mẹ Cách tổ chức này tạo điều kiện cho các công ty con chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường và thực hiện các đơn đặt hàng nước ngoài, tách kinh doanh xuất khẩu với kinh doanh trong nước nên có thể đánh giá hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu trong tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty

Kênh phân phối ở nước ngoài:

Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài: Một nhà sản xuất có bộ phận xuất khẩu, nhưng muốn đạt được khả năng kiểm soát chặt chẽ thị trường nước ngoài cụ thể của mình thì công ty có thể tạo lập một chi nhánh bán hàng nước ngoài Trong trường hợp này, chi nhánh có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tình hình thị tường và có điều kiện phục vụ tốt khách hàng nước ngoài Thường là có sẵn các nhà kho và các phương tiện kho bãi, như vậy chi nhánh này tự nó có thể duy trì hàng hóa tồn kho, những phụ tùng thay thế, cung ứng bảo trì, nghiệp vụ Một chi nhánh nước ngoài có thể được phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như dùng để trưng bày một phần hoặc tất cả các mặt hàng tức được

Trang 20

dùng làm công cụ Marketing và chiêu thị bán hàng; hoặc được sừ dụng như một dịch vụ trung tâm.

Kho bán hàng nước ngoài: Một kho hàng nên được thiết lập khi nó cần thiết và

có lợi cho nhà sản xuất để duy trì lượng hàng hóa tồn kho ở những thị trường nước ngoài Những phương tiện này là một phần của chi nhánh bán hàng Nếu liên kết được như vậy, người mua có được thuận lợi hơn và một công cụ tiếp thị mạnh và đầy tiềm năng được tạo ra trong đó một khối lượng kinh doanh lớn hơn có thể phát sinh ra hơn là không có kho bãi Cách tốt nhất là các kho bãi này nên được đặt trong một cảng tự do, dễ dàng cho một nhà sản xuất phục vụ nhiều thị trường bởi vì không áp dụng thủ tục hải quan thông thường và các luật lệ quốc gia nơi mà khu vực tự do được đặt.

Công ty con xuất khẩu: Các Tổng công ty hình thành công ty con xuất khẩu ở

những thị trường có tiềm năng xuất khẩu So với chi nhánh, công ty con có quyền tự chủ cao hơn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bán hàng Tất cả những đơn hàng nước ngoài được thông qua kênh công ty con và sau đó công ty con bán cho những người sản xuất nước ngoài với giá sỉ hay giá lẻ thông thường, công ty con ở nước ngoài mua những sản phẩm được bán từ công ty mẹ theo giá chuyển giao Những lý do để chọn một quốc gia đặc biệt làm cơ sở cho công ty con xuất phát từ hai nguồn chính: thuế và những nguyên tắc kinh doanh như sự liên kết tốt với ngân hàng, tình trạng chính trị ổn định, những vấn đề khác như sự dễ đàng và đơn giản của việc thành lập công ty, những giới hạn liên quan đến quyền sở hữu và hoạt động kinh doanh, sự có sẵn đầy đủ những nhân viên địa phương và nhân viên văn phòng.

Đại lí bán hàng ở nước ngoài: là đại diện công ty ở thị trường nước ngoài, bán

hàng theo qui định của doanh nghiệp trong nước và được hưởng hoa hồng.

Nhà phân phối ở nước ngoài: là một thương buôn và do đó cũng chính là khách

hàng của nhà xuất khẩu, vì vậy nhà phân phối có quyền đối với hàng hóa của nhà xuất khẩu, và thu nhập của nhà phân phối là phần chênh lệch về giá Khi nhà xuất khẩu chọn được nhà phân phối thì các bên kí hợp đồng Vì vậy, đối với những nhà xuất khẩu mới bước vào thị trường thì việc xuất khẩu cho các đại lý hay nhà phân phối độc quyền ở nước ngoài thì thích hợp Nhưng nhà xuất khẩu muốn đạt, được lợi nhuận cao hơn thì phải thành lập một chi nhánh bản hoặc một công ty con.

1.1.3.3 So sánh ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp với hình thức xuất khẩu gián tiếp.

a Xuất khẩu trực tiếpƯu điểm:

Trang 21

 Thu được lợi nhuận nhiều hơn vì không phải thông qua trung gian và sẽ thu được lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hang.

 Nâng cao sự kiểm soát của doanh nghiệp trên tấc cả mọi khía cạnh của xuất khẩu như giá cả khách hàng…

 Việc kinh doanh sẽ trở nên hiệu quả hơn vì tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, biết khách hàng cần gì, từ đó có những nổ lực bán hàng tốt hơn và có những hoạt động xúc tiến hiệu quả hơn.

 Cho phép công ty có sự liên hệ trực tiếp với thị trường ,nắm bắt được phản ứng của thị trường để tìm những cơ hội mới và những xu hướng mới của thị trường, quản lý các hoạt động, nắm bắt hiểu biết các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh những kế hoạch thích ứng.

 Khi việc kinh doanh phát triển, doanh nghiệp sẽ linh động hơn trong việc cải tiến, đổi mới, nâng cao hoạt động marketing.

Nhược điểm:

 Đòi hỏi chi phí cao và nguồn lực lớn để phát triển thị trường

 Nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thong tin thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì sẽ gặp rủi ro lớn.

 Phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc bán hàng, cũng như các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng.

b Xuất khẩu gián tiếpƯu điểm:

 Rủi ro thấp đối với hoạt động xuất khẩu thấp đặc biệt với khâu thanh toán  Cho phép công ty vẫn tiếp tục đầu tư phát triển thị trường nội địa.

 Chịu trách nhiệm giới hạn trước khách hàng về sản phẩm.

Nhược điểm:

 nhuận thấp hơn xuất khẩu trực tiếp.

 Kiểm soát được ở mức độ thấp toàn bộ cách thức hàng hóa và dịch vụ được bán ở thị trường nước ngoài.

 Sản phẩm có thể được bán qua những kênh phân phối không thích hợp với dịch vụ và nỗ lực bán hạn chế, xúc tiến không hiệu quả, giá bán hoặc quá cao hoặc quá thấp.

Trang 22

 Không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do không biết rõ về khách hàng

 Thiếu sự liên hệ trực tiếp với thị trường từ đó mất đi những cơ hội tiềm năng để khai thác mở rộng thị trường quốc tế.

Điều kiện áp dụng:

Xuất khẩu trực tiếp: hình thức này thích hợp với những doanh nghiệp thông

thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu , có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu gián tiếp: sử sụng tại các cơ sơ sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ

điều kiện sản xuất trực tiếp, chưa quen biết hị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

 Như vậy đối với một doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa đã có mặt trên thị trường quốt tế thì xuất khẩu trực tiếp là phương thức thích hợp để công ty tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa sự kiểm soát của mình đối với thị trường nước ngoài.

1.1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình xuất khẩu.a Môi trường kinh doanh:

Mỗi các quốc gia có một sự khác biệt về văn hóa, xã hội , điều kiện chính trị, pháp luật ( thông qua thể chế , chủ trương chính sách của Chính Phủ) , về phong tục tập quán , thói quen tiêu dung…Do đó, để sản phẩm của doanh nghiệp có thể thâm nhập thành công ở những nước khác nhau, thì doanh nghiệp phải điều tra, xác định phương thức thâm nhập sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh mỗi quốc gia, phù hợp với bối cảnh thị trường mục tiêu.

b Đặc điểm sản phẩm:

Tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp chon kênh phân phối cho thích hợp Việc lựa chọn đó thường dựa vào dặc tính lý hóa của sản phẩm.

 Đối với sản phẩm dễ bị hỏng các doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức thâm nhập gắn liền với điều kiện bảo quản sản phẩm tốt.

 Đối với các sản phẩm kĩ thuật cao phải có kênh bán hàng chuyên biệt và dịch vụ sau bán hàng.

 Đối với hàng cồng kềnh cần hạn chế số lần bốc dỡ trong quá trình vận chuyển sản phẩm.

Trang 23

c Khả năng của doanh nghiệp xuất khẩu:

Đây là yếu tố bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hình xuất khẩu Nhân tố này bao gồm các yếu tố như: thứ nhất là quy mô công ty tức doanh nghiệp đã đủ lớn mạnh chưa để có thể vươn ra thị trường quốc tế, thứ hai là kinh nghiệm xuất khẩu tức doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trên thương trường chưa vì nếu chưa thì xuất khẩu gián tiếp là an toàn, còn doanh nghiệp đã đủ lớn mạnh và kinh nghiệm thì xuất khẩu trực tiếp là hoàn toàn thích hợp, thứ ba là mục tiêu kinh doanh và cuối cùng là nguồn nhân lực và nguồn tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy trước khi quyết định loại hình xuất khẩu doanh nghiệp phải xem xét kĩ lưỡng các yếu tố bên trong của mình để có thể lựa chọn được phương thức thích hợp.

1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay1.2.1 Vài nét về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới

1.2.1.1 Giới thiệu chung về gạo xuất khẩu

a Phẩm chất gạo và tiêu chuẩn đánh giá:

Phẩm chất gạo có thể được đánh giá thông qua các hợp phần như sau: dạng hạt gạo thể hiện ra bên ngoài, phẩm chất xay chà và phẩm chất dinh dưỡng.

Đối với dạng hạt gạo tiêu chuẩn quốc tế được phân thành 4 nhóm gồm hạt rất dài ( hạt nguyên có chiều dài trên 7.5mm ), hạt dài (từ 6.6mm – 7.5mm), hạt trung bình ( từ trên 5.5mm – 6.6mm) và hạt ngắn ( từ 5.5mm trở xuống) Thị hiếu về kích thước hạt và hình dạng hạt hay thay dổi tùy theo nhóm khách hàng khác nhau Có nơi có xu hướng thích gạo hạt tròn, có nơi thích hạt dài trung bình, nhưng hạtgaoj thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế.

b Các loại gạo xuất khẩu.

Các loại gạo được xuất khẩu hiện nay trên thế giới là gạo đồ, gạo sắt, gạo nếp và các loại gạo trắng như gạo 100A, 100B, gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần, gạo 5% tấm đánh bóng 2 lần, 10% tấm, 25% tấm và 100% tấm.

c Thị trường lúa gạo.

Thị trường gạo phẩm chất cao hạt dài : thị trường này chủ yếu là Châu Au,

Trung Đông, Các quốc gia vùng Carribei, Singapore, Malaysia và Hồng Kông Mỹ và Thái Lan là 2 nhà xuất khẩu chính khu vực này Trong nhiều năm tiêu chuẩn gạo cao nhất thế giới là dạn gạo dài, trong suốt, không bạc bụng, kích thước hạt đồng điều không có tạp chất, không mùi không có hạt đỏ.

Thị trường gạo thơm : có 2 loại thị trường:

Trang 24

Thị trường có nhu cầu lúa thơm như 1 tập quá trong bữa ăn hằng ngày là các quốc gia Trung Đông Mỗi năm họ nhập khẩu gạo Basmati từ Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan Trung bình hằng năm nhập 1.3 triệu tấn.

Thị trường tiêu thụ lúa thơm như món hàng cao cấp, phục vụ cho du lịch khách sạn Thị trường này biến động khá mạnh, phần lớn gạo Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường này.

Thị trường gạo phẩm chất trung bình hạt dài: đáp ứng nhu cầu cho các quốc

gia đang phá triển hoặc kém phát triển, phải nhập gạo như Châu Phi, Philippines Yêu cầu đặt ra là hạt sạch, phẩm chất xay chà tốt, tỷ lệ gạo nguyên cao theo yêu cầu của hợp đồng nhập khẩu, giá cả vừa phải.

Thị trường gạo hạt tròn: nước xuất khẩu gạo chính trong thị trường này là

Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ý Nước nhập khẩu là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thị trường gạo đồ: Gạo đồ (GĐ) là gạo được chế biến từ hạt thóc được hấp

bằng hơi nước GĐ có 2 nhược điểm: nặng mùi và màu gạo không đẹp Tuy nhiên cộng đồng người tiêu thụ GĐ lại thích mùi vị đặc biệt này Những nước có tập quán lâu đời sử dụng gạo đồ là Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, các nước Châu Phi và Saudi Arabia.

Thị trường gạo nếp: vùng Đông bắc Thái Lan, Lào và một phần của

Campuchia nếp là lương thực chính Hàng năm Thái Lan xuất khẩu 100,000 tấn sang Lào

1.2.1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất tiêu thụ gạo trên thế giớia Tình hình sản xuất và xuất khẩu

sản xuất gạo phải chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn, làm cho sản lượng hàng năm của các nước trên thế giới không ổn định Các nước đang phát triển sản xuất nhiều lương thực nhất, nhưng với nền kinh tế lạc, cơ sở vật chất yếu kém., sản xuất lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chung: sản xuất tăng không kịp với tốc độ tăng dân số Do đó, tình trạng thiếu lương thực kéo dài triền miên, số đông các nước đang phát triễn vẫn phải nhập khẩu hàng năm, chỉ một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan … Có gạo xuất khẩu.

Từ năm 2006 đến 2009 Sản lượng lúa gạo tăng từ 418,441 triệu tấn lên đến 445,667 triệu tấn (phụ lục 1) Như vậy xu hướng lúa gạo tăng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây lúa dễ phát triển ở các nước Châu Á , do đó ngành sản xuất lúa gạo ở các nước này là ngành quan trọng Nó không chỉ là nguồn cung cấp chủ yếu cho lương thực của nhân dân trong nước mà còn là nguồn lợi đáng kể thông qua việc xuất khẩu.

Trang 25

Trong các quốc gia trên thi Trung Quốc là nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới Trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 129,449 tiệu tấn chiếm khoảng 30,14% sản lượng gạo toàn cầu Đứng thứ 2 là Ấn Độ, trung binh mỗi năm sản xuất khoảng 95,245 triệu tấn, chiếm khoảng 22,17% sản lượng gạo toàn cầu.Indonesia là nước sản xuất gạo lớn thú 3 với 36,39 triệu tấn mỗi năm, chiếm 6,84 sản lượng gạo toàn cầu (phụ lục 1) Trong 4 quốc gia đứng đầu về sản xuất gạo nói trên thì Trung Quốc và Ấn Độ là những nhà sản xuất chính Indonesia và Băngladesh là những nhà nhập khẩu chính Nhưng dân số tăng nhanh và nạn đói đe dọa nên chính sách tự túc lương thực là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia Chính vì thế 90% lượng gạo sản xuất được sử dụng cho nhu cầu lương thực trong nước, khi còn dư mới xuât khẩu Như vậy các quốc gia đứng đầu vê sản xuất gạo chưa hẳn là đúng đầu về sản xuất gạo Hiện nay các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo gồm: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan và

Trong những nhà xuất khẩu chính ở trên thì Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu không ngừng gia tăng qua các năm Cụ thể năm 2007 đạt 4.5 triệu tấn thì năm 2009 đã tăng lên 5.95 triệu tấn Tuy nhiên Việt Nam vẫn chỉ là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo.Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, năm 2009 là 8.57 triệu tấn Đứng thứ 3 là Ấn Độ, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ có xu hướng giảm mạnh Cụ thể năm 2007 là 6.301 triệu tấn nhưng đến năm 2009 chỉ xuất 2 triệu tấn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hạn hán kéo dài làm cho sản lượng gạo của Ấn Độ giảm mạnh Mỹ là quốc gia xuất khẩu gạo thứ 4 với sản lượng 2009 là 3.1 triệu tấn Kế đến là Pakistan với sản lượng xuất 2009 là 3 triệu tấn Và đứng thứ 6 là

Trang 26

Trung Quốc Tuy nhiên TQ đang có xu hướng giảm Vào năm 2007 xuất 1,34 triệu tấn nhưng đến năm 2009 chỉ xuất 0,8 triệu tấn TQ mặc dù là nước đứng đầu về sản xuất lúa gạo, nhưng cũng là nước có dân số đông nhất thế giới nên nhu cầu tiêu thụ gạo là rất lớn TQ chỉ dành 1 lượng nhỏ để xuất khẩu và hiện nay đang có xu hướng hụt gạo nên TQ giảm mạnh lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực.

b Tình hình tiêu thụ và nhập khẩu

Nhu cầu tiêu thụ gạo hiện nay là khá cao và ngày một tăng, nguyên nhân là do dân số tăng lên quá nhanh (chủ yếu ở các quốc gia chậm và đang phát triển) Năm 2006 tổng lượng gạo tiêu thụ ở các nước là 412,539 triệu tấn và đến năm 2009 là 434,539 triệu tấn Trong đó quốc gia đứng đầu về tiêu thụ gạo vẫn là Trung Quốc vì Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới vì vậy lượng gạo sản xuất ra nhiều nhất và cũng là nước tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới Tiếp theo là những quốc gia tiêu thụ gạo lớn như Indonesia trung bingf 36 triệu tấn/năm, Banglages 30 triệu tấn/năm, Việt Nam 19 triệu tấn/năm, Philippines hơn 12 triệu tấn/năm, Miến Điện 10 triệu tấn/năm và Thái Lan 9,5 triệu tấn/năm Như vậy hầu hết các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn đều nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương Vì gạo được xem là lương thực chủ lực ở

Nhu cầu nhập khẩu gạo của các châu lục không ổn định qua các năm, nguyên nhân là do ảnh hưỡng thời tiết Song lượng gạo nhập khẩu của các Châu Lục đang có xu hướng tăng lên do dân số, đồng thời do thời tiết ngày càng khắc nghiệt khiến cho mùa màng đều thất bát Châu Á là nơi có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn nhất,

Trang 27

hàng năm các nước trong khu vực Châu Á nhập trung bình trên 13 triệu tấn gạo Tuy nhiên phần lớn các nước Châu Á đã có thể tự túc về lương thực, thậm chí nhiều nước trở thành nước xuất khẩu chính như Việt Nam, Thí Lan Châu lục đứng thứ 2 về nhập khẩu gạo là Châu Phi Hàng năm các nước Châu Phi nhập khẩu trung bình trên 8 triệu tấn gạo, song các nước Châu Phi lại không có khả năng tự túc về lương thực Nên lượng gạo nhập khẩu hàng năm luôn có xu hướng tăng Vì vậy Châu Phi là một thị trường nhập khẩu gạo tiềm năng cần phải khai thác triệt để Đứng thứ 3 về nhập khẩu gạo là Châu Mỹ, năm 2009 Châu Mỹ nhập trung bình trên 4 triệu tấn cuối cùng là Châu Âu và Châu Đại Dương Lượng gạo nhập khẩu ở 2 Châu Lục này không đáng kể vì gạo không phải là lương thực chính của Châu Lục này.

c Tình hình giá cả

Giá gạo tăng giảm thất thường nguyên nhân là do các yếu tố như kho dự trữ, thời tiết, thời vụ hàng năm được mùa hay mất mùa, sản lượng thu hoạch và cung cầu trên thị trường Nhưng nhìn chung giá gạo từ năm 2006-2009 có xu hướng tăng Chẳng hạn nư gạo 5% tấm của Thái Lan năm 2006 theo giá của FOB là 306USD/tấn và năm 2009 là 544 USD/tấn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt là do ảnh hưỡng hiện tượng ElNino, đã làm cho tình trạng khô hạn kéo dài, nhiều quốc gia phải rơi vào tình trạng nhập khẩu gạo Đặc biệt năm 2008 với nguồn tin khủng hoảng thiếu gạo đã đẩy giá gạo lên cao ngất ngưỡng (cao nhất từ trước đến nay), cụ thể giá gạo 5% tấm của Thái Lan theo giá FOB năm 2006 là 643 USD/tấn.

Biểu đồ 1.3: Diễn biến tình hình giá bình quân gạo 5% tấm xuất khẩu của các nước từ năm 2006-2009

Hiện nay giá gạo phẩm chất cao và trung bình của Mỹ luôn cao hơn Thái Lan và Việt Nam Cụ thể trong biểu đồ trên thì 3 nước Mỹ, Thái Lan, Việt Nam thì Việt Nam là

Trang 28

nước có giá gạo thấp nhất Sự chênh lệch về giá này là do Mỹ và Thái Lan có một vị trí vững chắc trên thị trường Mặc khác các nước này đã có nhiều kinh nghiệm buôn bán trên thương trường và luôn xuất một khối lượng lớn và ổn định các chính sách thương nhân, thị trường và tín dụng thương mại rõ ràng Vì vậy trong những năm tới Việt Nam cần phải nổ lực nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng gạo của mình.

1.2.1.3 Các hình thức giao dịch mua bán gạo trên thị trường thế giới

 Buôn bán giữa các Chính Phủ: Việc buôn bán giữa các Chính Phủ bao gồm mua bán thông thường (chiếm 92% tổng số), do khan hiếm ngoại tệ nên phương thức hàng đổi hàng (chiếm 8% tổng số) Mua bán gạo giữa các Chính Phủ là một hình thức quan trọng trong kinh doanh gạo các quốc gia đang phát triển Gần 50% tổng số gạo được buôn bán giữa các nước đang phát triển được thực hiện trên cơ sở giữa các Chính Phủ: 1/3 tổng số gạo nhập khẩu của các nước đang phát triển ½ tổng số gạo xuất khẩu các nước này được thực hiện theo điều kiện thanh toán giữa các Chính Phủ.

 Buôn bán tư nhân: Ngày càng có xu hướng tăng lên vì hầu hết các quốc gia đều có những chính sách mở cửa, khuyến khích sự hoạt động kinh doanh của tư nhân Và vai trò của nhà nước ngày càng bị thu hẹp nên hình thức buôn bán gạo tư nhân được mở rộng.

1.2.1.4 Những nhận xét tổng quát về thị trường gạo thế giới

Qua phân tích ở phần trên, có thể đưa ra một số nhận định về tình hình sản xuất và mua bán gạo trên thế giới như sau:

Một là: Gạo là loại lương thực sản xuất chủ yếu để tiêu thụ tạo chổ, lượng gạo

được đưa ra tiêu thụ trên thế giới chỉ chiếm khoảng 14-17% tổng sản lương sản xuất Gạo là lương thực chủ yếu của các nước đang phát triển Trong đó Châu Á và Châu Phi là nơi sản xuất nhiều nhất và cũng là nơi tiêu thụ nhiều nhất Những nước sản xuất lớn nhất chưa phải là quốc gia xuất khẩu nhiều và ngược lại Có khi lại rơi vào tình trạng nước nhập khẩu như Indonesia.

Hai là: Gạo là mặt hàng có tính chiến lượt nên hầu hết các bộ phận buôn bán

trao đổi trên thị trường được thực hiện thông qua các hiệp định giữa các nước và mang tính dài hạn.

Ba là: Tình hình sản xuất, giao dịch thương mại trên thế giới phụ thuộc rất lớn

vào mùa màng thu hoạch, thời vụ gieo trồng, cũng như phụ thuộc vào yêu cầu, điều kiện, khả năng thanh toán của các nước nhập khẩu Điển hình là Châu Phi, do nạn đói hoành hành nên nhu cầu nhập khẩu gạo của Châu lục này luôn cao.

Bốn là: lượng cung-cầu lúa gạo trên thị trường thế giới hiện nay luôn biến động

thất thường Lượng cung gạo luôn bị ảnh hưỡng bởi thời tiết, thiên tai, việc phá hủy

Trang 29

môi trường và hệ sinh thái… còn lượng cầu lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển của dân số, do lượng gạo sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Năm là: giá gạo luôn dao động nhưng có xu hướng tăng Điều này đặt ra vấn đề

cho các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, là cần phải có những chính sách kịp thời, đúng đắn để đảm bảo hiệu quả sản xuất gạo đồng thời nâng cao thu nhập cho người nơng dn.

1.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay 1.2.2.1 Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam

Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và đất đai rất thích hợp với trồng lúa nước Do vậy, lúa là một trong những cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam, chiếm 50% diện tích đất nông nghiệp Sản lượng lúa gạo tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất gạo Việt Nam từ 2006 – 2009

vt: Tri u t n Đvt: Triệu tấn ệu tấn ấn

(Nguồn: Bộ NN & PTNT Việt Nam)

Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng lên, không những đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước mà còn đảm bảo được lượng gạo xuất khẩu ổn định và ngày càng tăng Cụ thể là sản lượng gạo sản xuất năm 2006 là 23,302 triệu tấn và năm 2009 là 25,231 triệu tấn Như vậy năng suất sản xuất gạo của Việt Nam ngày một tăng lên Nguyên nhân chính là do:

Đã có những nổ lực to lớn của nhà nước trong việc đầu tư, phát triển thủy lợi để khai hoang, tăng vụ và thâm canh.

Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhất là các giống mới, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao được đưa vào sản xuất, chẳng hạn như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt để tăng năng suất như việc sử dụng các loại máy móc hiện đại để thu hoạch thay vì thu hoạch bằng thủ công như trước

1.2.2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Gạo là sản phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp Việt Nam, và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo từ rất sớm, từ đầu thập kỷ 30 nhưng sau năm 1945 do tình hình kinh tế – xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nên lượng gạo xuất

Trang 30

hàng năm không đáng kể và sau đó không những không có gạo xuất mà còn phải nhập do thiếu ăn Cuối những năm 60 và trong thập niên 70, Việt Nam nhập khoảng 842 ngàn tấn, kể từ năm 1975 các khoảng viện trợ không còn nữa nên lượng gạo nhập vào Việt Nam cũng không đáng kể (từ năm 1975 – 1979 nhập khoảng 406,000 tấn) Và từ năm 1989 sau khi chính phủ thực hiện một số cải cách về nông nghiệp, chính điều đó đã làm cho gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới cho đến nay.

Bảng 1.2 số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến

(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Giai đoạn 1989-2008, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn Đặc biệt là năm 2009 là năm đạt mức kỷ lục về sản lượng xuất khẩu đạt 5,95 triệu tấn Và năm 2008 là năm đánh dấu mốc kim ngạch gạo vượt mức 2 tỷ usd Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao Và cho tới hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

1.2.2.3 Vai trò của xuất khẩu lương thực của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên sản xuất lương thực có một vai trò heat sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế-xã hội:

Sản lượng lương thực là nguồn thu nhập chính của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam vì hơn 80% hộ gia đình nông thôn tham gia vào sản xuất long thực đặc biệt là sản xuất gạo Chính điều này đã không những tạo ra thu nhập mà còn tạo ra việc làm cho người nông dân.

Hàng năm xuất khẩu lương thực đóng góp một phần không nhỏ vào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Cụ thể năm 2009, đóng góp 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Chính điều này đã góp phần mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giúp cân bằng cán cân thương mại.

Trang 31

Sản xuất lúa gạo là một lợi thế so sánh của Việt Nam vì nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, giá nhân công rẻ nên lúa gạo của nước ta có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Từ đó góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó xuất khẩu lương thực, đặc biệt là mặt hàng gạo, không bao giờ bị đánh thuế chống phá giá, và nhu cầu về lương thực của các nước trên thế giới đang ngày một tăng nhanh do hiện tượng El Nino Vì vậy xuất khẩu lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng có vai trò to lớn và quan trọng hơn.

1.2.2.4 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Việt Nam.

Vấn đề phát triển thị trường Châu Phi nằm trong chiến lượt phát trieentkinh tế của Việt Nam: Ngày nay, nhu cầu về tiêu thụ lương thực của các nước trên

thế giới không ngừng tăng cao Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi là rất lớn khoảng 8 triệu tấn/năm nhưng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu Tuy nhiên, các nước này lại có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đặc biệt là dầu mỏ Năm 2009, Thủ Tướng Chính Phủ xác định là năm trọng điểm quan hệ kinh tế với Châu Phi và giao Bộ Công Thương xúc tiến Ngoài ra, ngay từ Đại Hội Đảng lần thứ 9 ta đã xác định: định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu có thể được hiểu như sau: sản xuất lúa gạo phải đảm bảo các yêu cầu về năng xuất, chấ lượng, tính cạnh tranh,giữ vững an ninh lực lượng, phát huy tối đa lợi thế so sánh để nâng cao giá trị về sản phẩm lúa gạo, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao, chủng loại đa dạng, phù hợp với thị hiếu và chất lượng quốc tế, cũng cố các thị trường xuất khẩu gạo như Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và phát huy tối đa hiệu quả các thị trường tiềm năng như thị trường Châu Phi.

Nhằm tạo thế cân bằng trong chiến lượt xuất nhập của Việt Nam: hiện nay

muốn khai thác thị trường tiềm năng như Châu Phi, đặc biệt là dầu mỏ thì phải tạo được các mối quan hệ trong mua bán Có nghĩa là nếu Việt Nam muốn nhập khẩu dầu mỏ, hạt điều…của Châu Phi thì phải xuất sang Châu Phi những mặc hàng khác như gạo, dệt may…Đặc biệt là gạo vì thị trường này có nhu cầu về gạo là rất lớn.

Mở rộng thị trường tiêu thụ gạo nhằm giảm sức ép từ thị trườngPhilippines: hiện nay Philippines là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam.

Và nếu một ngày nào đó, Philippines có thể tụ túc về nhu cầu gạo hoặc chuyển sang nhập khẩu gạo của một quốc gia khác thì gạo Việt Nam sẽ như thế nào? Biết trước điều này nên Chính Phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Châu Phi Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo rất lớn mà chất lượng lại phù hợp với chất lượng gạo của Việt Nam.

1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước

Hiện nay, các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ,Hoa Kỳ, Trung Quốc Thì Thái Lan là quốc gia có nhiều điểm tương đồng vê sản xuất gạo với Việt Nam Và Thái Lan còn là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo vì vậy những

Trang 32

kinh nghiệm về xuất khẩu gạo của Thái Lan rát đáng để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và chúng ta hãy cùng nhau xem xét những kinh nghiệm quý báu này.

1.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo.

1.3.1.1 Kinh nghiệm trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu gạo.a Sản xuất:

Thời vụ: chủ yếu là vụ 1 (vụ chính) gieo trồng các tháng 7,8,9 và thu hoạch tháng 11,12,01 Sản lượng lớn (thời vụ thu hoạch 5 tháng), sản lượng chiếm khoảng 90% sản lượng cả năm Thời vụ thu hoạch vụ chính vào đúng thời điểm của thị trường tiêu thụ lên giá Vụ 2 thu hoạch khoảng tháng 4,5,6 sản lượng ít.

Giống lúa: giống tốt, dài ngày(5 tháng), bón ít phân hóa học nên chất lượng cao (300kg/ha).

b.Lưu thông:

Nông dân bán lúa qua các kênh sau: bán cho chợ lúa gạo ( 60%), nhà máy xay (24%), môi giới (15%), tổ chức nông dân (2%), tổ chức nhà nước (7%) Hiện nay Thái Lan có khoảng 100 chợ lúa gạo tạo điều kiện mua bán sản xuất giữa người sản xuất và nhà máy xay, giúp bảo vệ lơi ích của người nông dân trong việc mua bán lúa( thông tin giá cả thị trường, điều kiện phơi sấy, dự trữ…)

c.Chế biến : có hai hệ thống chế biến:

một: nhà máy xay- được trang bị đồng bộ( có sân phân, kho hàng…) Có công nghệ chế biến tốt và được hỗ trợ vốn mua lúa

hai: hệ thống chế biến của nhà xuất khẩu-có kho trung tâm lớn gần cảng, nhà máy trang bị đồng bộ, tàu có thể cập sát kho để lấy hàng Nguyên liệu đồng nhất, chất lượng tốt.

d.Xuất khẩu:

- Là nước xuất khẩu lớn, có thị trường truyền thống ổn định Được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Nhà nước có ngân sách riêng để hỗ trợ công tác thông tin,tiếp thị mở rộng thị trường - Hằng năm có định hướng thị trường tập trung của chính phủ do Bộ Thương Mại Thái Lan trực tiếp ký kết các hợp đồng chính phủ.

- Cơ cấu gạo xuất khẩu của Thái Lan có loại gạo như: đặc sản thơm, gạo đồ cao cấp (gần như một mình một chợ), không có đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn trong tổng số xuất khẩu của Thái Lan.

- Xuất khẩu thống nhất theo tiêu chuẩn gạo Thái Lan Chất lượng gạo xuất khẩu đồng nhất.

e.Chính sách:

- Nông dân không phải nộp thủy lợi phí.

- Nhà nước hỗ trợ giá phân cho nông dân khoảng 1.4 tỷ bath/năm - Nhà nước cho vay để sản xuất và đầu tư xây dựng lò sấy.

- Nhà nước đảm bảo giá sàn cho nông dân trồng lúa.

- Khi giá thị trường xuống dưới giá sàn, Nhà nước giao cho các tổ chức của nhà nước mua vào bằng hoặc hơn giá sàn và dùng các hợp đồng Chính Phủ để xuất khẩu lô hàng mua theo giá chỉ đạo lời lỗ nhà nước chịu.

Như vậy:

Trang 33

- Nhờ giống lúa tốt, thời vụ thu hoạch trúng vào lúc cao điểm của nhu cầu tiêu thụ nên đã làm cho gạo xuất khẩu của Thái Lan có giá.

- Nhờ các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến, lưu thông nên chi phí sản xuất thấp, chất luongj lúa gạo tốt, giá trị truong phẩm cao.

-Xây dựng và duy trì ổn định thị trường truyền thống nhờ cocw chế thoán và linh hoạt.

1.3.1.2 Các hình thức giao dịch mua bán gạo

Thông qua kênh chính phủ: Bộ Thương Mại Thái Lan trực tiếp ký lết các hợp đồng chính phủ với các nước,thông qua sự thỏa thuận của 2 chính phủ Sau đó giao chỉ thị xuống cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện hợp đồng.

Mở thầu cho giới doanh thương: Đây là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào bán với giá rẽ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả những điều kiện đã nêu.

Thông qua sàn giao dịch nông sản: Về hình thức, sàn giao dịch nông sản cũng giống như sàn giao dịch chứng khoáng hay vàng ở VN Giá cả được cơ quan chức năng thẩm định Sản phẩm qua sàn phải được thuần hóa về chất lượng và số lượng nên nông dân bán nông sản sẽ được giá cao hơn so với bán ra ngoài Từ sàn, nông dân tiếp cận thông tin thị trường nhanh hơn và nhận được phản ứng của thị trường đối với hàng của mình một cách thực tế để cải thiện sản phẩm… Thậm chí, sàn giao dịch cũng giúp người nông dân biết và điều chỉnh sản phẩm Hình thức mua bán thông qua sàn giao dịch của Thái Lan được thực hiện như sau:

Trang 34

Giải thích:

- Thành viên thị trường sẽ phát ra yêu cầu mua hoặc yêu cầu bán vào thị trường.

- Thông qua mạng tìm đối tượng mua và bán khớp lệnh cùng mức giá để việc mua bán được thực hiện.

- Thông tin mua bán được lưu trữ tại trung tâm thanh toán bù trừ ( một đơn vị của thị trường), để trung tâm này tính toán tiền Ký Quỷ và lời lỗ cho thành viên thị trường đã mua hoặc bán Đồng thời thông báo việc giao nhận hàng cho người bán và người mua.

Trang 35

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TYLƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II).

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sơ lược về Tổng công ty:

- Tên doanh nghiệp : TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIÊN NAM - Tên giao dịch : VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATLON - Tên viết tắt : VINAFOOD II

Tổng công ty Lương thực miền Nam vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là Tổng công ty lúa gạo miền Nam, được thành lập vào tháng 6/1975, có nhiệm vụ chính là chế biến và cung cấp lương lực cho các tỉnh miền Nam và hỗ trợ cho các vùng miền khác khi có nhu cầu lương thực Tổng công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi và quy mô như sau:

Tháng 7/1978: đổi tên thành "Tổng công ty Lương thực miền Nam" - Tháng 9/1986: đổi tên là "Tổng công ty Lương thực Trung ương II"

- Tháng 5/1995 : Chính phủ có quyết định thành lập "Tổng công ty lương thực miền Nam với quy mô và phạm vi hoạt động rộng lớn hơn Tổng Công' ty có 35 doanh nghiệp thành viên rải rác từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

Trang 36

- Sau đó, theo quyết định số 133/2003/QĐ - TTG ngày 10/7/2003 của Thủ trung Chính phủ, Tổng công ty Lương thực miền Nam bắt đầu thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu nội bộ doanh nghiệp và thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Đến ngày 14/02/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ – TTG chính thức thành lập Tổng công ty lương thực miền Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và ban hành điều lệ hoạt động theo mô hình mới.

- Từ ngày 01/ 03/ 2007: sau khi thực hiện xong các trình tự thủ tục pháp lý cần thiết, Tổng,'Công ty Lương thực Miền Nam đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Và đến 2009, Tổng công ty đang có 11 đơn vị trực thuộc 2 công ty tại nước ngoài, 4 công ty TNHH, 1.0 công ty cổ phần có vốn chi phối của Tồng công ty, và 12 công ty liên kết Và cho tới hiện nay Tổng công ty là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. Chức năng:

 Kinh doanh nội địa lương thực, thực phẩm, phụ phẩm, phân bón, lúa mì, bột mì, thuốc trừ sâu, các loại đậu đường và nông sản khác

 Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, bao bì phục vụ ngành lương thực, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến như : mì ăn liền, bánh kẹo .

 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận xuất nhập khẩu ủy thác chủ yếu là lương thực, thực phẩm; kinh đoành nội địa về vật tư nông nghiệp như: máy móc, thiết bị xay xát, xe cơ giới, nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc, bao bì

 Xay xát, chế biến, bảo quản, dự trữ, lưu 'thông lương thực thực phẩm.

 Đào tạo công nhân.và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, góp phần hiện đại hóa nền sản xuất lương thực trong vùng

 Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê

 Mua phần lớn lương thực hàng hóa của nông dân để dự trữ, bảo quản, chế biến, lưu chuyển nhằm bình ổn giấp thị trường và cân đối an ninh lương thực khu vực cũng như cả nước, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.

 Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước

Trang 37

Nhiệm vu:

 Tổng công ty nhận, bảo quản, sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn của Nhà nước giao

 Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm Thu mua, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trên địa bàn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu thị trường.

 Tổng công ty tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ, lưu thông, xuất khẩu, tiêu thụ hết hàng hoá lương thực của nông dân, cung cấp lương thực an toàn và ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực trong cả nước, tham gia bình ổn giá trên thị trường nội địa theo quy định của nhà nước.

 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác cho ngân sách theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.

Hội đồng quản trị: gồm 05 thành viên do Thủ Tướng Chính Phủ bổ nhiệm,

miễn nhiệm Hội đồng quản trị có nhiệm vụ :

- Thực hiện quản lý mọi hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước Chính Phủ về sự phát triển của Tổng Công ty.

- Nhận vốn kể cả nợ đất đai và các nguồn lực khác do Nhà Nước giao.

Ban kiểm soát: gồm 05 thành viên trong đó có một thành viên trong Hội Đồng

Quản Trị làm trưởng ban Ban kiểm soát có nhiệm vụ sau :

- Kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc.

- Báo cao Hội Đồng Quán Trị định kỳ và theo vụ việc về kết quả kiểm tra của mình.

Tổ chuyên viên Hội đồng quản trị : gồm nhĩmg chuyên gia cố vấn cho Hội

đồng quản trị về các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.

Ban Giám Đốc: là những người trực tiếp điều hành Tổng Công ty, gồm một

Tổng Giám Đốc và hai Phó Tổng Giám Đốc.

- Tổng Giám Đốc do Thủ Tướng Chính Phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội Đồng Quản trị, là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chuyên điều hành, quản lí mọi hoạt động của Tổng công ty.

- Một Phó Tổng Giám Đốc Đầu tư - Tài chính phụ trách phòng tài vụ, và kỹ thuật.

Trang 38

- Một Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh phụ trách phòng kế hoạch và kinh doanh.

Các Phòng ban chức năng: tất cả các phòng ban có trách nhiệm tham mưu và

giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị, ban Giám Đốc trong quản lý điều hành công việc o Văn phòng Tổng công ty.

o Phòng tổ chức lao động o Phòng thi đua khen thưởng o Phòng thủy sản.

o Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản o Phòng kế hoạch chiến lược o Phòng tài chính kế toán.

Phòng kinh doanh: hiện nay có 17 thành viên, trong đó có: 1 trưởng phòng, 1 phó

phòng điều hành các tổ: tổ xuất khẩu, tổ nội địa, tổ nghiệp vụ và 1 phó phòng điều hành tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm Và 12 cán bộ chuyên môn.

Trang 39

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh

Tất cả các thành viên đều có trình độ Đại học chuyên ngành và ngoại ngữ tốt, được trang bị các kiến thức chuyên môn cần thiết để dàm đương công việc của mình Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh như sau:

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu mua, tạo chân hàng đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước

- Khảo sát giá trên các thị trường ở từng thời điểm cụ thể.

- Giao dịch, đàm phán với khách hàng, soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu - Thực hiện các khâu chủ yếu của nghiệp vụ xuất nhập khẩu từ khi bắt đầu cho

- Giao dịch với các ngân hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán Tuy nhiên hiện nay với qui mô cửa Tổng công ty, thì kết cấu của phòng kinh doanh chưa tương xứng với qui mô của Tổng công ty Nó còn khá nhỏ, và đơn giản Vì Tổng công ty là một công ty lớn về lĩnh vực xuất khẩu gạo và trong tương lai mở rộng phạm vi và tầm ảnh hưởng ra thị trường quốc tế là không tránh khỏi, đặc biệt hiện nay Tổng công ty đã có những chi nhánh ở nước ngoài như ở Singapore và

Trang 40

Campuchia, thì việc tổ chức và cơ cấu lại phòng kinh doanh cho tương xứng với qui mô hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới lại càng quan trọng hơn.

Các đơn vi thành viên:I Các đơn vi trực thuộc:

1 Công ty Bột Mì Bình Đông 2 Công ty Lương Thực Sông Hậu 3 Công ty Lương Thực Long An 4 Công ty Lương Thực Tiền Giang.

5 Công ty Nông Sản Thực Phẩm Tiền Giang 6 Công ty Lương Thực Trà Vinh.

7 Công ty Lương Thực Đồng Tháp 8 Công ty Lương Thực Bạc Liêu.

9 Công ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang 10 Công ty Lương Thực Sóc Trăng.

11 Công ty Nông Sản Thực Phẩm Trà Vinh.

II Các công ty con:

Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối: 1 Công ty CP Thương Mại Sài Gòn Kho Vận 2 Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Safoco.

3 Công ty CP Xây lắp cơ khí và Lương Thực Thực Phẩm 4 Công ty CP bao bì Kiên Giang.

5 Công ty CP XNK Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau 6 Công ty CP Tô Châu

7 Công ty CP Lương Thực Nam Trung Bộ 8 Công ty CP Lương Thực Bình Định 9 Công ty CP Lương Thực Hậu Giang 10 Công ty CP Thực Phẩm Biển Xanh.

Các công ty TNHH :

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:13

Hình ảnh liên quan

b. Tình hình tiêu thụ và nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

b..

Tình hình tiêu thụ và nhập khẩu Xem tại trang 26 của tài liệu.
c. Tình hình giá cả - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

c..

Tình hình giá cả Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 1.2 số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến 2009 - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 1.2.

số lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến 2009 Xem tại trang 30 của tài liệu.
1.3.1.2. Các hình thức giao dịch mua bán gạo - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

1.3.1.2..

Các hình thức giao dịch mua bán gạo Xem tại trang 33 của tài liệu.
2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của Tổng cơng ty. a. Xét theo cơ cấu: - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

2.1.4..

Tình hình nguồn nhân lực của Tổng cơng ty. a. Xét theo cơ cấu: Xem tại trang 43 của tài liệu.
2.2. Tình hình sản xuất của Tổng cơng ty. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

2.2..

Tình hình sản xuất của Tổng cơng ty Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.2.1. Tình hình thu mua.                   a. Số lượng thu mua. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

2.2.1..

Tình hình thu mua. a. Số lượng thu mua Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng cơng ty từ 2006- 2009. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 2.3..

Bảng cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng cơng ty từ 2006- 2009 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 4.1. Dự đốn tình hình nhập khẩu gạo của Châu Phi đến năm 2015 - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 4.1..

Dự đốn tình hình nhập khẩu gạo của Châu Phi đến năm 2015 Xem tại trang 60 của tài liệu.
3.2.1.2. Tình hình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

3.2.1.2..

Tình hình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.8: Các điểu khoảng thanh tốn sử dụng trong thanh tốn quốc tế của TCT. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 3.8.

Các điểu khoảng thanh tốn sử dụng trong thanh tốn quốc tế của TCT Xem tại trang 68 của tài liệu.
3.2.1.3. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

3.2.1.3..

Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.10. Bảng tính chênh lệch về số lượng gạo xuất khẩu của TCT qua các thị trường từ năm 2006-2009: - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 3.10..

Bảng tính chênh lệch về số lượng gạo xuất khẩu của TCT qua các thị trường từ năm 2006-2009: Xem tại trang 70 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT năm 2008 giảm so với 2007 là 569.563 tấn, tức giảm 20,26% - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

ua.

bảng số liệu trên ta thấy được rằng tổng lượng gạo xuất khẩu của TCT năm 2008 giảm so với 2007 là 569.563 tấn, tức giảm 20,26% Xem tại trang 71 của tài liệu.
3.2.1.4. Tình hình Xuất Khẩu gạo theo chủng loại. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

3.2.1.4..

Tình hình Xuất Khẩu gạo theo chủng loại Xem tại trang 73 của tài liệu.
3.2.1.5 Tình hình xuất khẩu gạo theo khách hàng - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

3.2.1.5.

Tình hình xuất khẩu gạo theo khách hàng Xem tại trang 74 của tài liệu.
3.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng cơng ty - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

3.2.2..

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng cơng ty Xem tại trang 77 của tài liệu.
Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi giảm mạnh vào năm 2007, do giảm về số lượng như đã phân tích - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

nh.

hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi giảm mạnh vào năm 2007, do giảm về số lượng như đã phân tích Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.15. Tình hình xuất khẩu gạo của TCT theo loại gạo. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

Bảng 3.15..

Tình hình xuất khẩu gạo của TCT theo loại gạo Xem tại trang 80 của tài liệu.
Phụ lục 1: Tình hình sản xuất gạp của các quốc gia ĐVT: Triệu tấn - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

h.

ụ lục 1: Tình hình sản xuất gạp của các quốc gia ĐVT: Triệu tấn Xem tại trang 103 của tài liệu.
Phụ lục 2: Tình hình tiêu thụ gạo của các quốc gia. - Một số giải pháp nhằm  đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2).doc

h.

ụ lục 2: Tình hình tiêu thụ gạo của các quốc gia Xem tại trang 104 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan