1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc

41 3,5K 68
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 346 KB

Nội dung

Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU***

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế ngày càng thể hiện rõvai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của hoạt độngthương mại quốc tế.

Trong suốt bề dày lịch sử 500 năm kể từ khi ra đời tại Thụy Sỹ, ngành vận tảiquốc tế đặc biệt là vận tải đường biển ngày càng khẳng định được sự tồn tại cũng nhưvai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và hoạt động thương mạiquốc tế nói riêng Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trongkhu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhấttrên thế giới Mặt khác, với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trongviệc phát triển vận tải biển.

Thành lập từ năm 1995, công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Logicstics- TPL) đã có nhiều uy tín và chỗ đứng trong thị trường giao nhận vốnđông đảo và cạnh tranh đầy khốc liệt Tuy nhiên, không phải vậy mà công ty không cónhững điểm yếu nhất định, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể bị đàothải khỏi ngành được coi là cạnh tranh khốc liệt bậc nhất hiện nay Vì vậy, công ty cầncó những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung vàhoạt động thế mạnh của công ty là giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nóiriêng.

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH tiếp vận xuyên TháiBình Dương, với mong muốn nâng cao kiến thức của bản thân và góp phần vào sự

phát triển của công ty, em đã chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số giải

pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tạicông ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL” Với phương pháp nghiên

cứu là kết hợp các cơ sở lý luận và thực tế giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển cùng với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích… nhằm mục tiêu phântích thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái BìnhDương từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận này.

Bài báo cáo được chia làm 3 chương:

Trang 2

Chương I: Lý luận chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển.

Chương II: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằngđường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.

Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hànghóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái BìnhDương.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Hoàng Mỹ Linh- Giáo viêntrực tiếp hướng dẫn em và các anh chị công tác tại công ty TNHH tiếp vận xuyênThái Bình Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tậptốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới.

Bảng 2: Sản lượng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHHtiếp vận xuyên Thái Bình Dương.

Bảng 3: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếpvận xuyên Thái Bình Dương.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu giao nhận của công ty TNHH tiếp vận xuyên TháiBình Dương năm 2010.

Biểu đồ 2: Biểu đồ giá dầu thế giới 10 năm qua (2000 – 2010).

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTA – ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC – Asia Pcific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á TháiBình Dương

ASEAN – Association of Southest Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ

B/L – Bill of Lading – Vận đơn

EU – European Union – Liên minh châu ÂuFCL – Full Container Load – Lô hàng nguyên

FDI – Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

FIATA – International Federation of Forwarding Agents Associations – Hiệp hộigiao nhận quốc tế

GBP – Great British Pound – Đồng Bảng Anh

IMF – International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tếLCL – Less than Container Load – Lô hàng lẻ

MTO – Multimodal Transport Operator – Người kinh doanh vận tải đa phương thứcSDR – Special Drawing Right – Quyền rút vốn đặc biệt

TEU – Twenty-Foot Equivalent – Đơn vị tương đương 20 foot

VCCI – Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng thương mại và côngnghiệp Việt Nam

WTO – World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

Giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưukho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hay cóliên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa1.

Bên cạnh đó, theo điều 163 Luật Thương mại Việt nam năm 2005 thì: Giaonhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoánhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờvà các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác củachủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn: Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làmcác dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ bakhác.

Từ khái niệm giao nhận, ta có thể hiểu giao nhận hàng hóa quốc tế là hình thứcgiao nhận hàng hóa giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuốicủa quá trình giao nhận nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau Nói một cáchkhác, giao nhận hàng hóa quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt rangoài phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước.

1 Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (Fédération internationale des associa-tions detransitaires et assimilés- FIATA) về dịch vụ giao nhận- GS TS Hoàng Văn Châu (2005), “Giáo trình vận tải vàgiao nhận trong ngoại thương”, trang 319.

Trang 6

Qua hai khái niệm trên, ta có thể định nghĩa giao nhận hàng hóa quốc tế bằngđường biển là một trong nhiều phương thức giao nhận hàng hóa quốc tế (đường bộ,đường hàng không, đa phương thức…) mà việc giao nhận hàng hóa từ quốc gia nàyđến quốc gia khác được tiến hành bằng tàu biển và hàng hóa được chuyên chở trênbiển.

2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Do có nhiều phương thức giao nhận trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốctế (hàng không, đường biển, đường sông, đa phương thức…) cũng như giao nhậnhàng hóa quốc tế bằng đường biển (tàu chuyến, tàu chợ…), nên khó có thể khái quáthóa đầy đủ những đặc điểm của chúng Nhưng nhìn chung ta có thể nêu lên một sốđặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế và hoạt động giao nhậnhàng hóa quốc tế bằng đường biển.

2.1 Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế.

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế không tạo ra sản phẩm vật

chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí vềmặt không gian chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng laođộng.

Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thụ động do phụ

thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràngbuộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nướcthứ ba…

Thứ ba, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thời vụ: Hoạt động

giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhập khẩumang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ.

Thứ tư, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tê phụ thuộc vào cơ sở vật chất và

trình độ của người giao nhận.

2.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ngoài các đặc điểm của hoạtđộng giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung còn có một số đặc điểm riêng của nó:

Trang 7

Thứ nhất, vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, phương tiện trong

vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùngmột thời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảmnhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quacủa một cảng biển rất lớn, ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan): 322 triệu tấnhàng/năm; cảng Hồng Kông: 18,6 triệu TEU2/năm; Singapore: 16,4 triệu TEU/năm;Busan: 9,3 triệu TEU/năm (năm 2002).

Thứ hai, vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại

hàng hóa trong thương mại quốc tế Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàngrời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầumỏ.

Thứ ba, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp Các tuyến

đường hảng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên không đòi hỏinhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xâydựng các kênh đào và hải cảng.

Thứ tư, giá thành vận tải biển rất thấp Giá thành vận tải biển vào loại thấp

nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyểntrung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển rất cao.Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giáthành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.

Thứ năm, đối với vận tải biển, tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp,

chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít.

Thứ sáu, vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện

hàng hải Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm, cháy,đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất tích… Theo thống kê của các công ty bảo hiểm,trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển,trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.

2 TEU là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft(rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích hàng).

1 ft = 1 foot =12 inches =12 × 2,54 cm = 30,48 cm.

Trang 8

Thứ bảy, tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp Tốc độ của các tàu biển

chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hỏa.Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều Tuynhiên, đối với các tàu chở hàng, người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảmgiá thành vận tải.

3 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có vai trò to lớn với hoạt độngthương mại quốc tế và được thể hiện ở hai mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là yếu tố không thể

tách rời và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển Vận tải đường biểnđóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế Sản lượng hàng hóa vận chuyểnhàng năm đạt 6.000 tấn và khối lượng luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn/hải lý Năm2003, khối lượng hàng hóa buôn bán bằng đường biển đạt 5.840 triệu tấn, trong đódầu thô chiếm 28%, hàng bách hóa: 20%, hàng khô khác: 16%, than đá: 11%, quặngsắt: 9%, sản phẩm dầu mỏ: 7%, ngũ cốc: 4%, gas và hóa chất: 2% Khối lượng hànghóa luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/hải lý Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằngđương biển một số năm trên thế giới như trong bảng 1 dưới đây:

Trang 9

Bảng 1: Khối lượng hàng hóa luân chuyểnbằng đường biển trên thế giới

Đơn vị: tỷ tấn/hải lý

Nguồn: Fearnleys (Oslo), Review 2003Thứ hai, vận tải quốc tế nói chung và vận tải đường biển nói riêng có tác dụng

bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán Xuất nhậpkhẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan trọng Thuchi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụ liên quanđến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế Xuấtsiêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế.Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làmxấu đi cán cân thanh toán quốc tế.

II NGƯỜI GIAO NHẬN.

1 Khái niệm và đặc điểm người giao nhận.

Ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Fowarder,Freight fowarder, Fowarding agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là:Người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight fowarder) và cùng làm dịchvụ giao nhận.

Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồngủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải làngười chuyên chở Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên

Trang 10

quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hảiquan, kiểm hóa…3

Bên cạnh đó, theo điều 164 Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005: Ngườigiao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh về dịch vụ giaonhận hàng hóa.

Như vậy, người giao nhận có thể là:

- Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóacủa mình.

- Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận.- Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyênnghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Từ khái niệm trên, ta có thể đưa ra các đặc điểm về người giao nhận như sau:

Thứ nhất, người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo

vệ lợi ích của chủ hàng.

Thứ hai, người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải.

Người giao nhận là người có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuêmướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải Nhưng họ có thể ký hợp đồng ủythác giao nhận với chủ hàng trên danh nghĩa là người giao nhận chứ không phải làngười vận tải.

2 Vai trò của người giao nhận trong hoạt động thương mại quốc tế.

Ngày nay, do sự phát triển của vận tải quốc tế, người giao nhận không chỉ làmđại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một bênchính (Principal) – người chuyên chở (Carrier).

Vai trò của người giao nhận được thể hiện khác nhau tùy theo địa vị của ngườigiao nhận trong từng hoạt động thương mại quốc tế cụ thể:

2.1 Khi người giao nhận là môi giới hải quan (Customs Broker).

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước Nhiệm vụ củangười giao nhận lúc bao giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu Sau đó,anh ta mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận3 Theo quy tắc mẫu của FIATA- GS TS Hoàng Văn Châu (2005), “Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoạithương”, trang 319 – 320.

Trang 11

tải quốc tế hoặc lưu cước với hang tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặcngười nhập khẩu, tùy thuộc vào hợp đồng mua bán Trên cơ sở được Nhà nước chophép, người giao nhận thay mặc người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục

hải quan như một môi giới hải quan.

2.2 Khi người giao nhận là đại lý (Agent).

Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyênchở Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chởnhư là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng Người giao nhậnnhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khácnhau như: nhận hàng, giao hàng, nhập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trêncơ sở hợp đồng ủy thác.

2.3 Khi người giao nhận là người gom hàng (Cargo Consolidator).

Ở châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng4 để phục vụcho vận tải đường sắt Đặc biệt, trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gomhàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL – Less than Container Load)thành lô hàng nguyên (FCL – Full Container Load) để tận dụng sức chở của containervà giảm cước phí vận tải Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai tròlà người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.

2.4 Khi người giao nhận là người chuyên chở (Carrier).

Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là ngườichuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng vàchịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác Người giaonhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu anh ta ký hợpđồng mà không trực tiếp chuyên chở Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta làngười chuyên chở thực tế (Perfoming/Actual Carrier).

2.5 Khi người giao nhận là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còngọi là vận tải “từ cửa đến cửa”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinhdoanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) MTO cũng4 Gom hàng (Consolidation/Groupare) là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi cùng một nơi đi thànhnhững lô hàng nguyên để gửi và giao cho người nhận ở cùng một nơi đến.

Trang 12

là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt hành trình vậntải.

3 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận.

Điều 235 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: trừ trường hợp cóthỏa thuận khác, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

Thứ nhất, người giao nhận được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phi hợp lý

khác (thưởng phạt xếp dỡ, vận chuyển…).

Thứ hai, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích

của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của kháchhàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

Thứ ba, khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện một phần

hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàngđể xin chỉ dẫn.

Thứ tư, trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ

với khách hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

4 Trách nhiệm của người giao nhận.

Người giao nhận dù hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay người chuyên chởthì đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của mình Tuy nhiên, tráchnhiệm của người giao nhận khác nhau tùy theo từng tư cách khác nhau của họ trongcác hoạt động thương mại quốc tế:

4.1 Với tư cách là đại lý

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành vi hay sơ sót củabên thứ ba (người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận…) miễn là chứngminh được mình đã cẩn thận một cách thích đáng khi lựa chọn bên thứ ba.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặc ngườilàm công của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn không phải do cố ý hay coithường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng hoặc gây nên tổn thất vềhàng hóa thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm Các trường hợp mà người giaonhận phải chịu trách nhiệm bao gồm:

Trang 13

Thứ nhất là giao hàng khác với chỉ dẫn của khách hàng như đã thỏa thuận

trong hợp đồng, mắc phải những lỗi lầm nghiệp vụ như xếp dỡ không theo chỉ dẫntrên bao bì hàng hóa như tránh mưa, nắng, đổ vỡ…

Thứ hai là quên không mua bảo hiểm cho hàng măc dù đã có chỉ dẫn của

khách hàng có thể vì quên có thể do cố tình không mua vì cho là không quan trọng.Dù bất kỳ lý do nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về người giao nhận Nếu lô hàng bị tổnthất trên đường vận chuyển, không được đền bù vì không mua bảo hiểm, nều ngânhàng phát hành thư tín dụng bảo hiểm thì lúc này người giao hàng chịu trách nhiệmđền bù tất cả các thiệt hại đó cho khách hàng.

Thứ ba là sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Thứ tư là chở hàng đến sai địa điểm Một lý do đơn giản là do không quy định

cụ thể địa điểm giao hàng trong hợp đồng vận tải, người vận tải có thể đưa hàng đếnđịa điểm khác trong khu vực gây thiệt hại tài chính cho chủ hàng do tốn một khoảnchi phí để đưa hàng về đúng địa điểm Chi phí đó dĩ nhiên là người giao nhận cuốicùng phải gánh chịu do sơ suất của anh ta khi ký kết hợp đồng vận tải.

Thứ năm là sai sót giao hàng cho người không phải người nhận.

Thứ sáu là không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa

chọn người chuyên chở, thủ kho hoặc các đại lý khác.

Thứ bảy là sai sót giao hàng không lấy vận đơn Người giao nhận có trách

nhiệm lấy vận đơn từ người vận tải để giao cho chủ hàng và còn phải kiểm tra xemnội dung ghi trong vận đơn đã chính xác chưa, yêu cầu điều chỉnh lại nếu phát hiệncó sai sót Vì một lý do nào đó mà người giao nhận quên không lấy vận đơn, lỗi lầmnghiệp vụ này tương đối nghiêm trọng Như vậy người nhận hàng không thể nhậnđược hàng và người bán hàng cũng sẽ không nhận được tiền thanh toán Điều này tấtyếu dẫn đến thiệt hại về tài chính và thiệt hại đó người giao nhận phải gánh chịu vì lỗilầm của anh ta.

Thứ tám là giao hàng không lấy các chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Thứ chín là tái xuất không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế Thứ mười là không thông báo cho người nhận hàng Sau khi giao hàng lấy

chứng từ vận tải gửi cho người nhận hàng, người giao nhận còn phải thông báo cho

Trang 14

người nhận hàng về hành trình vận chuyển, dự kiến thời gian dỡ hàng để người nhậnhàng có kế hoạch chuẩn bị việc nhận hàng tránh những thiệt hại không cần thiết chomình và chủ hàng… Nếu người nhận hàng không được báo trước thì rất có thể phátsinh them nhiều chi phí do lưu tàu, lưu kho, giao hàng chậm cho khách hàng nơi đến.Nếu thuộc trách nhiệm của người giao nhận thì anh ta phải chịu một hậu quả mà đôikhi còn lớn hơn nhiều so với tiền công dịch vụ mà anh ta nhận được.

Thứ mười một là giao hàng mà không thanh toán được tiền từ người nhận

Thứ mười hai là giao hàng không đúng chủ Thông thường người chuyên chở

hoặc đại lý của anh ta giao hàng trên cơ sở vận đơn Song có những lúc có thể do cónhiều người cùng nhận hàng (đối với hàng lẻ) hoặc đối với các loại hàng có bao bìgiống nhau hoặc gần giống nhau người ta vẫn có thể giao nhầm hàng cho người nhận.Những chi phí đó người giao nhận sẽ phải gánh chịu trước khi anh ta quy lỗi cho mộtai đó.

Thứ mười ba là chịu trách nhiệm về thiệt hại về người và tài sản của người thứ

ba mà mình gây ra.

4.2 Với tư cách là người chuyên chở.

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêucầu Người giao nhận chịu trách nhiệm đối với hành vi và sơ suất của mình cũng nhưngười mà mình thuê.

Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng của hànghóa và chậm giao hàng: Đây là trách nhiệm lớn nhất của người giao nhận khi đóng vaitrò là người chuyên chở Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơinhận hàng để chở đến nơi giao hàng mà quá trình này có thể gồm nhiều phương thứcvận tải khác nhau.

Trách nhiệm của người chuyên chở bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:- Cơ sở trách nhiệm (Basic of Liability).

- Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility).- Giới hạn trách nhiệm (Limit of Liability).

Trang 15

Trong đó:

* Cơ sở trách nhiệm.

Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa được quy địnhtrong các Công ước quốc tế và các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiện nay có 3 quytắc song song tồn tại đồng thời có hiệu lực là: Quy tắc Hague (Hague Rules); Quy tắcHague – Visby (Hague – Visby Rules) và Quy tắc Hamburg (Hamburg Rules).

Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa theo ba quy tắc trên là khácnhau và tăng dần từ Quy tắc Hague đến Quy tắc Hamburg.

Theo quy tắc Hague và quy tắc Hague – Visby thì người chuyên chở có ba tráchnhiệm cơ bản là:

- Trước và vào lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải cần mẫn một cáchhợp lý để đảm bảo cho tàu có khả năng đi biển.

- Người chuyên chở phải tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc chất xếp,di chuyển, bảo quản hàng hóa và dỡ hàng.

- Người chuyên chở cấp vận đơn (B/L – Bill of Lading) cho ngươi bán hàng.Bên cạnh đó, theo quy tắc Hamburg, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vềmất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng nếu có sự cố xảy ra khi hàng hóa cònthuộc trách nhiệm của người chuyên chở trừ khi người chuyên chở chứng minh đượcrằng anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậuquả của nó.

Trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc “Lỗi hoặc sơ suất suyđoán”, có nghĩa là khi có tổn thất thì suy đoán rằng người chuyên chở có lỗi, muốn thoátlỗi, người chuyên chở phải chứng minh là mình không có lỗi.

* Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở.

Cả hai quy tắc Hague và Hague – Visby đều quy định rằng: Người chuyên chởchịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi cho đến khihàng được dỡ khỏi tàu ở cảng đến Tổn thất của hàng hóa trước khi xếp lên tàu và saukhi hàng dỡ khỏi tàu sẽ không được người chuyên chở bồi thường.

Quy tắc Hamburg quy định thời hạn trách nhiệm rộng hơn, chủ yếu là thời giantrước khi xếp hàng lên tàu và thời gian sau khi dỡ hàng khỏi tàu Cụ thể, người chuyên

Trang 16

chở chịu trách nhiệm kể từ khi anh ta nhận hàng từ người gửi hàng hoặc người thứ bakhác có thẩm quyền tại cảng xếp hàng tiếp tục trong suốt quá trình chuyên chở cho đếnkhi anh ta giao hàng cho người nhận hàng hoặc đại diện người nhận hàng tại cảng dỡ.

* Giới hạn trách nhiệm.

Theo quy tắc Hague thì người chuyển chở không chịu trách nhiệm về hư hỏng,mất mát của hàng hóa vượt quá 100 bảng Anh (GBP) cho một kiện hàng hay đơn vịđóng hàng trừ khi tính chất và giá trị hàng hóa được người gửi hàng khai trước khi xếphàng và đã nêu trong vận đơn.

Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được quy định trong quy tắc Hague –Visby ở mức tiền cao hơn là 30 Fr cho 1 kg trọng lượng hàng hóa cả bì (tương đương 2SDR5) hoặc 10.000 Fr cho một kiện hoặc một đơn vị (tương đương 666,67 SDR).

Theo quy tắc Hamburg thì giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đã tănglên rất nhiều so với hai quy tắc trên: 835 SDR cho một kiện hay đơn vị chuyên chở hoặc2,5 SDR cho 1 kg hàng hóa cả bì bị mất Đối với các nước không phải là thành viên củaIMF hoặc các nước mà luật lệ cấm sử dụng đồng SDR thì có thể tuyên bố tính giới hạntrách nhiệm theo đơn vị tiền tệ (Monetary Unit – MU) với mức tương ứng là 12.500MU/kiện hay đơn vị hoặc 37,5 MU/kg hàng hóa cả bì bị mất mát, hư hỏng (1 MU tươngđương với 65,5 mg vàng với độ nguyên chất 900/1.000).

1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.

Tên tiếng Việt : Công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái BìnhDương.

Tên tiếng Anh : Trans Pacific Logicstics.

5 SDR (Special Drawing Right – Quyền rút vốn đặc biệt) là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF –International Monetary Fund) phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỷ lệ phần đóng góp vốncủa mình vào IMF.

Trang 17

Tên viết tắt : TPL.

Người đại diện theo pháp luật : Giám đốc Vi Thị Khoa.

Địa chỉ : Số 23, Ngõ 61/2, Phố Lạc Trung, Quận HaiBà Trưng, Hà Nội.

2 Các lĩnh vực hoạt động.

Công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương hoạt động kinh doanh trong bốnlĩnh vực chính sau:

2.1 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

Với một hệ thống đại lý mạnh, dịch vụ giao nhận đường biển của Trans PacificLogicstics không ngừng phát triển và cải tiến, thương hiệu Trans Pacific Logicstics đãđược phổ biến rộng rãi Công ty đã thực hiện giao nhận hàng vạn chuyến hàng xuất khẩuvà nhập khẩu qua các cảng biển quốc tế tại Việt Nam.

Thực hiện dịch vụ gom hàng lẻ xuất khẩu với một thương hiệu TPL từ năm 1995,Trans Pacific Logicstics là đơn vị đi đầu trong dịch vụ này và luôn bảo đảm cung cấpcho khách hàng dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng lẻ xuất khẩu nhanh, gọn, an toàn vàcó lợi với mức chi phí thấp theo những tuyến đường và lịch vận chuyển ổn định, hợp lý.

Các dịch vụ trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường biển mà công ty cungcấp là:

- Giao nhận đường biển (xuất khẩu và nhập khẩu).- Dịch vụ gom hàng lẻ xuất khẩu.

- Dịch vụ chia lẻ hàng nhập khẩu.- Dịch vụ giao hàng tận nhà.

Trang 18

- Môi giới bảo hiểm hàng hóa.

- Dịch vụ hỗ trợ hàng xuất nhập khẩu.

2.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.

Các dịch vụ trong lình vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không mà côngty cung cấp là:

- Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận.- Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không.

- Dịch vụ phát chuyển nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm).- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu.

- Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa.- Dịch vụ đại lý hải quan.

- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trênthế giới như : SQ, TG, VN, BA

2.3 Dịch vụ logicstics.

Công ty cung cấp các dịch vụ logicstics như sau:- Khai thuê hải quan.

- Đại lý hải quan.

- Giao nhận hàng triển lãm và công trình.- Giao nhận hàng hóa tận nhà.

- Đóng gói bao bì hàng hóa.- Dịch vụ kiểm kiện.

- Đại lý gom hàng lẻ.

- Đại lý lưu kho và phân phối hàng hóa.

- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS.- Di dời văn phòng, nhà xưởng và tài sản cá nhân.

- Dịch vụ kho ngoại quan.

2.4 Kinh doanh kho và bảo quản hàng hóa.

Theo yêu cầu của khách hàng, Trans Pacific Logicstics thực hiện dịch vụ lưu khobảo quản hàng hóa theo các hình thức sau:

- Thuê bao trọn kho.

Trang 19

- Dịch vụ kho ngoại quan.

- Lưu kho và bảo quản hàng hóa tính theo dung lượng: tấn/tháng, m²/tháng,container/ngày.

3 Nhiệm vụ của công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.

Trong bản điều lệ công ty, ban lãnh đạo đã xác định rõ nhiệm vụ của công ty nhưsau:

- Tổ chức phối hợp với các công ty trong và ngoài nước để chuyên chở, giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng hội trợ triển lãm, tài liệu, chứngtừ…

- Nhận ủy thác về dịch vụ giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưucước… bằng các hợp đồng trọn gói “door to door” và thực hiện các dịch vụ khác có liênquan như thu gom, chia lẻ hàng hóa, làm thủ tục XNK, thủ tục hải quan…

- Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hànghóa.

- Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm các công tác phục vụ cho tàubiển của nước ngoài vào cảng Việt Nam Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tếtrong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi…

4 Bộ máy tổ chức.

Công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương được cơ cấu tổ chức tương đốigọn nhẹ, chỉ bao gồm 9 phòng ban nhưng các phòng ban đã được phân chia theo chứcnăng một cách khá rõ ràng, trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng ban không bị chồngchéo nhau Ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của công ty thông qua sơ đồ sau:

Sơ dồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương

Trang 20

Chú thích:

Phòng HCNS: Phòng Hành chính nhân sự.Phòng KTKL: Phòng khen thưởng kỷ luật.Phòng KTTC : Phòng Kế toán Tài chính.

Phòng KDNVTC : Phòng Kinh doanh nghiệp vụ tài chính.

Từ sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương, tacó thể tìm hiểu về chức năng các phòng ban trong công ty:

-Phòng kinh doanh vận tải biển: Lập dự án, thực hiện các hoạt động kinh doanh

nghiệp vụ giao nhận, vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty.

- Phòng kinh doanh vận tải hàng không: Lập dự án, thực hiện các hoạt động kinh

doanh nghiệp vụ giao nhận, vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không của côngty.

- Phòng dịch vụ logicstics: Hoạt động kinh doanh dịch vụ logicstics.

Giám đốc điều

Phó giám đốc

kinh doanh

Phó giám đốc

tài chính

Phòng HCNS

Tổ chức công đoànPhòng

Phòng kinh doanh vận tải biển

Phòng kinh doanh vận tải

hàng không

Phòng DV logicstic

Phòng DV kinh

doanh kho và bảo quản hàng hóa

Phòng KTTC

Phòng KD NVTC

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU (Trang 3)
Bảng 1: Khối lượng hăng hóa luđn chuyển bằng đường biển trín thế giới - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
Bảng 1 Khối lượng hăng hóa luđn chuyển bằng đường biển trín thế giới (Trang 9)
1. Sơ lược về quâ trình hình thănh vă phât triển. - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
1. Sơ lược về quâ trình hình thănh vă phât triển (Trang 16)
Bảng 2: Sản lượng giao nhận hăng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyín Thâi Bình Dương - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
Bảng 2 Sản lượng giao nhận hăng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyín Thâi Bình Dương (Trang 22)
Bảng 3: Giâ trị giao nhận hăng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyín Thâi Bình Dương - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
Bảng 3 Giâ trị giao nhận hăng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyín Thâi Bình Dương (Trang 23)
2.1.1. Tình hình quốc tế. - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
2.1.1. Tình hình quốc tế (Trang 26)
2.2. Giải phâp về loại hình dịch vụ giao nhận. - Báo cáo năm 2011 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL.doc
2.2. Giải phâp về loại hình dịch vụ giao nhận (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w