1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM –DV Giao Nhận Điện Biên

121 582 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Kinhdoanh dịch vụ giao nhận gắn với các dịch vụ vận tải, kho vận, thủ tục Hải quan, chứngtừ… Phạm vi nghiên cứu: Do các thiết bị vận chuyển ngoại thương không có vàtình hình chung của cá

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi ViệtNam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới- WTO thì việc giao lưu traođổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế toàncầu diễn ra ngày một mạnh mẽ, từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, khobãi, các dịch vụ phụ trợ khác đi kèm để hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương…Cácquốc gia có bờ biển dài và sâu thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thànhtrung tâm giao nhận vận tải ngoại thương, có những đóng góp không nhỏ vào GDPđất nước Thêm vào đó công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhậnvận tải hợp lý hóa qui trình vận chuyển Trong xu thế đó, ngành giao nhận hàngđường biển Việt Nam đã và đang vươn lên một cách nhanh chóng, trong đó khâugiao nhận nhập khẩu hàng bằng đường biển phát triển rất mạnh Giao nhận hàngbằng đường biển chiếm gần 90% tỷ trọng trong giao nhận vận tải hàng hóa buônbán ngoại thương Vì thế đây là một nguồn đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế

Công ty TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên là một công ty hoạt độngtrong lĩnh vực giao nhận hàng xuất nhập khẩu, “tuổi đời” còn tương đối trẻ đã vàđang từng bước xây dựng và phát triển hình ảnh, chất lượng dịch vụ của công ty đểđặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn về sau này

Do mới hoạt động trong hơn tám năm nên trong hoạt động của mình công tytập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và công

ty đang gặp phải một số hạn chế nhất định Những nhân tố này đang là nhữngnguyên nhân chủ yếu làm cản trở việc thực hiện các hợp đồng giao nhận nói chung

và giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nói riêng Nhưng đến nay vẫn chưa

có đề tài nghiên cứu thực sự nào về vấn đề đó để tìm ra giải pháp khắc phục

Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM –DV Giao Nhận Điện Biên” Trong đó, đề tài tập trung vào hai

phương thức giao nhận mà công ty thực hiện chủ yếu là hàng FCL và hàng LCL

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Trang 2

Giới thiệu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển- một ngànhdịch vụ có tính cần thiết rất cao Nghiên cứu từ sự phân tích đánh giá tình hình thựchiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại công ty Điên Biên và trên

cơ sở những thông tin thu được, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnhhoạt động này Với mong muốn hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệuquả cao góp phần từng bước xây dựng hình ảnh, uy tín về chất lượng dịch vụ củacông ty, góp phần vào ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đối tượng nghiên cứu: Là công ty TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên Kinhdoanh dịch vụ giao nhận gắn với các dịch vụ vận tải, kho vận, thủ tục Hải quan, chứngtừ…

Phạm vi nghiên cứu: Do các thiết bị vận chuyển ngoại thương không có vàtình hình chung của các doanh nghiệp là đa số nhập khẩu theo giá CIF (việc thuê tàu

do phía nhà xuất khẩu nước ngoài đảm nhiệm), nên em chọn đề tài nghiên cứu vềhoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, trong đó tập trung chủ yếunhiều vào phần thủ tục Hải quan, cơ quan Cảng và vận chuyển bảo quản hàng từ khinhận hàng từ cảng đến khi giao cho khách hàng

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài đứng trên quan điểm hệ thống và toàn diện khi trình bày vấn đề giaonhận hàng nhập khẩu đường biển, xem xét vấn đề trong mối quan hệ với dịch vụgiao nhận trong nước

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, biểu đồ

và những phương pháp toán học đơn giản để tiếp cận vấn đề

Để có thêm tư liệu nghiên cứu, ngoài thông tin ở công ty Điện Biên đề tàicòn sử dụng các tài liệu tham khảo qua một số trang web, báo, tạp chí…

5 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

- Chương I : Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằngđường biển

- Chương II : Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động giao nhậnhàng nhập khẩu bằng đường biển

Trang 3

- Chương III: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng nhập bằngđường biển ở công ty TNHH TM-DV Giao Nhận Điện Biên

- Chương IV: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiệnhợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công tyTNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ

LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG

BIỂN

Trang 4

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Khái niệm

Đặc điểm nổi bật của giao dịch thương mại quốc tế là người bán và ngườimua thường ở cách xa nhau Vì vậy việc di chuyển hàng hóa là do người vậnchuyển đảm nhận Đây là khâu nghiệp vụ rất quan trọng và để cho quá trình vận tảiđược bắt đầu – tiếp tục – kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, ta cần thựchiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng

ra Cảng, làm thủ tục gởi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở tận nơiđến…Tất cả các công việc này được gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận –Forwarding”

Có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm “Giao nhận”:

- “Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động vận tảinhằm đưa hàng đến đích an toàn”

- “Giao nhận là dịch vụ Hải quan”

- “Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải làvận tải”

- “Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vậntải, nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng”

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận

(Freight forwarding service) là bất kỳ loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận

Trang 5

chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tưvấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, muabảo hiểm, thanh toán thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.

Theo luật thương mại sửa đổi số 36/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại

điều 233 thì hoạt động giao nhận được định nghĩa là hoạt động Logistic, và cụ thể

như sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chứcthực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưubãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao

bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theothoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ Logistics được phiên âm theotiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”

Như vậy có thể hiểu về dịch vụ Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: là hoạt động thương mại do thương nhân tổ chức thực hiện trọn vẹn

hay từng phần công việc từ khi chuẩn bị hàng, nhận hàng, vận chuyển hàng bằngđường biển từ cảng của người bán (người xuất khẩu) đến cảng người mua (ngườinhập khẩu) cho đến khi hoàn thành các thủ tục và giao hàng tận tay cho người mua

1.2 Phân loại các loại hình giao nhận nhập khẩu hàng bằng đường biển

a-Căn cứ vào phạm vi hoạt động.

- Giao nhận quốc tế

- Giao nhận nội địa

b-Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh.

- Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển thuần túy là hoạt động chỉ bao

gồm thuần túy việc nhận hàng và giao cho người nhập khẩu

- Giao nhận tổng hợp là hoạt động gồm tất cả các hoạt động như xếp dỡ, bảoquản, vận chuyển, v v

c- Căn cứ vào phương thức vận tải.

- Giao nhận bằng đường biển.

- Giao nhận bằng đường hàng không

- Giao nhận bằng đường sông

- Giao nhận đường sắt

- Giao nhận đường bộ

- Giao nhận bừng đường bưu điện

Trang 6

- Giao nhận bằng đường ống.

- Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức

d- Theo phương thức giao nhận hàng thường gặp

Theo phương thức giao nhận hàng container(phổ biến nhất) thì có 2 phươngthức chủ yếu:

- FCL/FCL: Loại này thường là hàng của một chủ Chủ hàng có khối lượnghàng lớn, có thể chứa đầy container Người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng,người nhận chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container Chủ hàng chịu trách nhiệmlàm thủ tục Hải quan, xếp dỡ hàng tại cảng hay kho riêng

- LCL/LCL: Chủ hàng không đủ hàng đóng vào container nên phải gửi hàng

lẻ Khi đó người giao nhận sẽ đóng vai trò là người gom hàng, thực hiện việc gomhàng của nhiều chủ hàng khác nhau, tiến hành xắp xếp, phân loại, đóng hàng vàocontainer gửi đi Tại cảng đến, đại lý gom hàng sẽ dỡ hàng phân loại và giao chotừng người nhận

e Căn cứ vào tính chất giao nhận.

- Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổchức, không sử dụng lao vụ của Freight Forwarder (giao nhận dịch vụ)

- Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công tychuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận (Frreight Forwarder) theo sự ủy thác củakhách hàng

1.3 Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận.

Chỉ trừ trường hợp người gởi hàng hay người giao hàng muốn tự mình thamgia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, thông thường các công ty giao nhận(Forwarder) thay mặt cho người đó lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua cáccông đoạn Forwarder có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người

ký hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê Các công ty này cũng cũng sử dụngnhững đại lý của họ ở nước ngoài Phạm vi giao nhận khá rộng, dưới đây là nhữngdịch vụ chính:

- Lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chởthích hợp để hàng được chuyên chở một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiếtkiệm nhất Ký hợp đồng lưu cước, thuê mướn với người vận tải và các tổ chức cóliên quan, chắp nối các khâu thành một quá trình vận tải thông suốt

Trang 7

- Thiết lập những chứng từ cần thiết cho việc giao nhận theo yêu cầu củakhách hàng.

- Hoàn tất thủ tục Hải quan và các thủ tục khác theo đúng như luật pháp vàtập quán của địa phương quy định cho hàng đi đến hay nhận hàng nhanh chóng vàthuận tiện

- Tính tóan việc lưu kho, cân đong, đóng gói, bảo hiểm, thanh toán cho hànghóa khi khách hàng yêu cầu

- Tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng về thị trường, nhu cầu tiêudùng, những tình hình mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, giá cước,phương thức thanh toán, hình thức mua bán, vận tải thích hợp, về những thủ tục,luật pháp đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu ở những địa phương có liênquan Tóm lại là tất cả những thông tin có liên quan đến công việc kinh doanh củakhách hàng

- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước, nhận vận đơn

đã ký của người chuyên chở giao cho khách hàng

- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàngthông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ởnước ngoài

- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hànghóa nếu có

Ngoài những dịch vụ truyền thống như trên, ngày nay các công ty giao nhậncòn đảm nhiệm vai trò bên chính để mở rộng thêm nhiều dịch vụ như:

+ Tổ chức thu gom hàng lẻ đóng thành lô lớn để gởi đi, phân phối hàng chia

lẻ hàng từ nước ngoài đến

+ Kinh doanh vận tải đường bộ chủ yếu để thực hiện gởi hàng theo phươngthức “door to door” (từ cửa tới cửa)

+ Kinh doanh kho bãi chứa hàng, hỗ trợ vận tải liên hợp

+ Sản xuất bao bì, thuê và cho thuê vỏ container, thuê tàu thuê khoang tàu+ Nhận bảo hiểm hoặc làm đại lý bảo hiểm cho khách hàng

Hàng hóa giao nhận là hàng mậu dịch, hàng công trình, hàng triển lãm, hàngmẫu, đồ dùng gia đình, hành lý cá nhân từ những gói hàng nhỏ bé đến những loạihàng siêu trọng siêu trường

Trang 8

Qua đây ta có thể thấy rằng vai trò của người giao nhận-Forwarder trongmua bán kinh doanh là hết sức quan trọng, những dịch vụ mà họ đảm nhận tạo điềukiện cho hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng, giá cước hợp lý, đỡ tốncông sức của người gởi hàng, giúp những người này chuyên tâm vào sản xuất kinhdoanh Và có không ít trường hợp các công ty giao nhận tư vấn, góp ý cho việc kinhdoanh của các công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài.

1.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận.

Điều 235 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics

1 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụLogistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics có thể thực hiện khác vớichỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phầnhoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng

1 Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không phải chịu trách nhiệm

về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷquyền

- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics làm đúngtheo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền

- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá

- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics tổchức vận tải

Trang 9

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không nhận được thông báo vềkhiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch

vụ Logistics giao hàng cho người nhận

- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không nhậnđược thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng,

kể từ ngày giao hàng

2 Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không phải chịu trách nhiệm vềviệc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thựchiện dịch vụ Logistics sai địa điểm không do lỗi của mình

Điều 238 Giới hạn trách nhiệm

1 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhânkinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thấttoàn bộ hàng hoá

2 Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinhdoanh dịch vụ Logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốctế

3 Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không được hưởng quyền giớihạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứngminh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinhdoanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát,

hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm vàbiết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra

1.2 CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI LÀM DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN (FORWARDER).

Sơ đồ 1: MỐI QUAN HỆ CỦA MỘT CÔNG TY LÀM DỊCH VỤ GIAO NHậN

HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

- Public Health(Cơ quan cấp giấy phép về y tế)

- Consular – Authoritiest(Lãnh sứ quán – cấp giấy chứng nhận cho hàng hóa nếu cần)

FREIGHT FORWARDER

“Người giao nhận”

Liability Insuers(Bảo hiểm trách nhiệm P&I – T&T club( Protection and Indemnity – Through trasport

Consignor/Congnee

N.Gởi hàng/

N.nhận hàng

Customs Authorities(Cơ quan Hải quan)

Port Authorities

(Chính quyền cảng)

- Carriers and other Agencies:(Người vận chuyển và các đại lý khác)

+ Shipowners (Chủ tàu)+ Road Operator (Người kdvt bộ)+ Railways (Đường sắt)

+ Inland waterway operator (Công

ty vận tải đường sông)

- Warehousemen(Người cho thuê kho)

- Bank (Ngân hàng)-Packaging (Các đại lý đóng gói)

Trang 10

2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VỚI NGOẠI THƯƠNG VÀ NỀN KINH TẾ.

- Cước phí vận tải giao nhận ảnh hưởng đến giá mua: Trong hoạt động

ngoại thương chi phí vận tải giao nhận chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá cả hànghóa Theo thống kê của hội nghị liên hiệp quốc tế về mậu dịch và phát triển(UNCTAD) Chi phí vận tải giao nhận chiếm trung bình 10 – 15% giá FOB củahàng hoặc 8 – 9% giá CIF của hàng trao đổi quốc tế

- Vận tải giao nhận hàng bằng đường biển làm thay đổi cơ cấu và thị trường hàng nhập khẩu: Trước đây do phương tiện vận tải còn yếu và thiếu nên

thị trường nước nhập khẩu thường nằm gần nơi người mua, vì lẽ đó thị trường nhậpkhẩu bị bó hẹp trong khu vực địa lý nhất định Giờ đây khi vận tải giao nhận phát

Trang 11

triển thì hàng hóa có thể đi khắp năm châu, thời gian được ngắn lại, hàng hóa đượcbảo đảm, cộng thêm cước phí thấp nên đã đáp ứng được yêu cầu của người nhậpkhẩu: hàng hóa đa dạng dễ chọn lựa hơn, giá cả có thể lựa chọn một cách thoải mái

và phù hợp với chất lượng mong muốn

- Tăng nguồn thu ngoại tệ: Thông qua dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa,

quốc gia có thể tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, nếu có phương tiện vận chuyển, dịch

vụ bảo hiểm mạnh của riêng mình

- Hoạt động giao nhận ngoại thương giúp cho tạo rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động Vì bản thân nó đã thu hút rất nhiều lao động trong từng

khâu Ngoài ra nó gián tiếp thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển

- Thu hút đầu tư nước ngoài: Hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu phát

triển kéo theo nền ngoại thương nước nhà phát triển, sự đầu tư của nước ngoài cũng

Theo Điều 165 Luật Thương mại về hợp đồng giao nhận hàng hoá:

“Hợp đồng giao nhận hàng hoá là hợp đồng được ký kết giữa người làm

dịch vụ giao nhận hàng hoá với khách hàng để thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá quy định tại Điều 233 của Luật Thương Mại”

1.2 Nội dung của hợp đồng dịch vụ giao nhận

 Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sauđây:

1- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

2- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

Trang 12

3- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích củakhách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thôngbáo ngay cho khách hàng

4- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc khôngthực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thôngbáo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm

5- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thựchiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thờihạn hợp lý

 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

Khách hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

1- Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu củamình

2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng

3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá viphạm hợp đồng

4- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá

5- Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụgiao nhận hàng hoá

6- Đóng gói, ghi ký, mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừtrường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này;

7- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giaonhận hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn cuả khách hàng hoặc do lỗicủa khách hàng gây ra;

8- Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạnthanh toán

 Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêucầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợpđồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh

2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ khôngđúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận

Trang 13

trong hợp đồng Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ khôngđúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụhoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùngtiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấpthuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.

3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch

vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng

và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có

4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật củahàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý

5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toántiền hàng, phí dịch vụ

2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.

2.1 Một số chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

2.1.1 Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract).

Theo công ước Vienna năm 1980, tên hợp đồng là “Hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế”, tức hàng phải được chuyển giao tại một nước khác qua khỏi biên giớiquốc gia, với nước mà hàng đó được tồn trữ hoặc sản xuất khi hợp đồng được kýkết

2.2.2.Vận tải đơn (Bill of Lading).

Chức năng của vận đơn.

- Là bằng chứng của việc giao hàng

- Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải

- Là chứng từ sở hữu hàng hóa.

 Các chi tiết trong B/L.

- Thông tin liên quan đến hàng hóa: trọng lượng, số lượng, ký mã hiệu…

- Thông tin đến các bên tham gia như: người chuyên chở (carrier), ngườinhận hàng (consignee), người gởi hàng (shipper)

- Thông tin khác liên quan đến chuyến đi: tên tàu, số vận đơn, cảng đến, cảngđi…

Trang 14

+ B/L nhận hàng để xếp: Là B/L mà người chuyên chở xác nhận đã nhậnhàng để xếp lên tàu Vận đơn này ít được sử dụng trong thanh toán.

- Theo hành trình chuyên chở

+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là B/L cấp cho lô hàng đi thẳng từ cảngbốc hàng cho đến cảng dỡ hàng, không chuyển tải qua cảng khác

+ Vận đơn suốt (throught B/L): Dùng trong chuyên chở hàng hóa

- Theo người được hưởng lợi:

+ Vận đơn đích danh (Straight B/L): Trong vận đơn này sẽ ghi tên, địa chỉngười nhận hàng, không có từ theo lệnh (to order)

+ Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Vận đơn này thường được ký pháttheo lệnh của người gởi hàng Loại này được dùng phổ biến trong thương mại + Vận đơn vô danh (B/L to bearer):

- Theo chất lượng chứng từ:

+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Nếu người vận tải không từ chối nhữngthông tin chi tiết do người gởi hàng điền vào hoặc không ghi nhận xét bất lợi nào vềhàng hóa vào B/L

+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Là vận đơn trong đó ngườichuyên chở ghi ý kiến bảo lưu của mình nếu nghi ngờ hoặc nhận xét về tình trạnghàng hóa không bảo đảm Ví dụ về số lượng, nhãn mác tình trạng hàng hóa…

+ Vận đơn giao bằng điện (B/L surrendered): Được sử dụng khi kháchhàng là những đối tác quen biết Khi chưa có B/L bản gốc thì có thể dùng B/L này

để nhận hàng

- Theo người phát hành vận đơn:

Trang 15

+ Master Bill of Lading (MB/L) hay Ocean Bill of Lading (OB/L):

Là loại vận đơn mà hãng tàu nhận vận chuyển hàng hóa cấp cho người giao nhận,

để chứng nhận về việc đã xếp hàng lên tàu

+ House Bill of Lading (HB/L): là loại vận đơn do người giao nhận pháthành, gửi cho chủ hàng về việc đứng ra nhận chuyên chở lô hàng mà người xuấtkhẩu ủy thác

2.2.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

- Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, yêu cầu của người bán đòi ngườimua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn

- Là chứng từ cơ sở để lập hối phiếu

- Là chứng từ để khai báo Hải quan làm cơ sở để tính thuế

- Là chứng từ làm cơ sở cho việc thống kê, giám sát việc thực hiện hợp đồng

2.2.4 Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).

- Là chứng từ bổ sung cho hóa đơn nhằm kê khai hàng hóa được đựng trongmột kiện hàng, thùng hàng, container…giúp cho việc kiểm tra hàng hóa được thuậnlợi

- Là chứng từ làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa khi làm thủ tục Hải quan 2.2.5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O).

- Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhậnxuất xứ hoặc nơi sản xuất ra hàng hóa

- Là chứng từ xuất cho Hải quan của nước nhập khẩu để tính thuế.

Có các loại giấy C/O sau:

 Form A: (GSP – Generalized System Preferences): Ưu đãi về thuế quanchung giành cho các nước có chính sách quan hệ tối hệ quốc

 Form B: Dùng để đối sử với những nước chưa quan hê tối hệ quốc

 Form D: (Asean/Cept – Common Effective Preferences Tariff): Ưu đãithuế quan giành cho các nước trong khối Asean

 Form X/Form O: Dùng để áp dụng với các nước là thành viên của IOC(Internation Organization Coffee) – tổ chức cà phê quốc tế và áp dụng cho việc xuấtkhẩu cà phê cho các nước nằm ngoài IOC

 Form T: Sử dụng cho việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU

Trang 16

 Form E: Đây là loại C/O mới được đem vào sử dụng Được áp dụng chocác mặt hàng xuất nhập khẩu sang Trung quốc.

2.2.6 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance).

- Là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho những người được bảo hiểm để

bồi thường những tổn thất liên quan đến hàng hóa vì những rủi ro trong quá tình vậnchuyển mà hai bên đã thỏa thuận

- Người bán xuất trình C/I khi bán theo điều kiện CIF hoặc CIP

2.2.7 Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O).

Khi hàng đến cảng đích người chuyên chở hay đại lý của anh ta cấp chongười nhận hàng để anh ta nhận hàng từ tàu Để nhận D/O người nhận hàng cầmvận đơn gốc và giấy thông báo hàng đến

2.2.8 Phiếu gởi hàng (Shipping Note).

Là phiếu chi tiết do chủ hàng gửi cho người chuyên chở đề nghị lưu khoangxếp hàng trên tàu Đây là những thông tin và chỉ dẫn cần thiết để lập vận đơn và đểngười chuyên chở bố trí nhận hàng

2.2.9 Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt).

Là giấy biên nhận của thuyền phó sau khi mỗi lô hàng được xếp lêntàu Khi thuyền trưởng hay người thay mặt ký vận đơn, đối chiếu lại với biên laithuyền phó

2.2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

 Thu thập và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ:

Thu thập:Điều kiện pháp lý để làm thủ tục nhận hàng là bộ chứng từ phải

đầy đủ và hợp lệ, vì vậy trước khi làm các nghiệp vụ Hải quan và tại cảng để nhậnhàng thì phải thu thập đầy đủ bộ chứng từ Bộ chứng từ đầy đủ bao gồm:

- Hợp đồng mua bán ngoại thương (Sale Contract)

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

- Bảng kê chi tiết (Packing List)

- Vận Đơn (Bill of Lading)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)

- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurrance)

- Giấy chứng nhận chất lượng số lượng, thành phần… nếu có

Trang 17

- Giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại hay của các

bộ ngành quản lý mặt hàng nhập khẩu đó

Bộ chứng từ hàng nhập khẩu thì do người bán ký phát (người xuất khẩu).Tùy vào phương thức thanh toán mà bộ chứng từ đựợc gởi như thế nào

Kiểm tra tính hợp lệ: Khi đã thu thập đầy đủ bộ chứng từ thì nhân viên giao

nhận cần phảo kiểm tra xem bộ chứng từ có hợp lệ hay không Nếu bộ chứng từ màkhông hợp lệ thì trước hết Hải quan sẽ không chấp nhận việc làm thủ tục đăng ký tờkhai và như thế sẽ không nhận đựơc hàng hóa, muốn nhận được hàng hóa thì lạiphải điều chỉnh bộ chứng từ tuy nhiên việc này không hề đơn giản và đòi hỏi phảimất rất nhiều thời gian lẫn chi phí nếu như đó là một lỗi khá nghiêm trọng Vì khi

đó công ty nhập khẩu lại phải yêu cầu công ty xuất khẩu hoặc hãng tàu điều chỉnhlại chứng từ

 Lên tờ khai Hải quan hàng nhập

Khi lên tờ khai, phải chú ý kỹ nội dung tờ khai sao cho phải trùng với bộchứng từ hàng nhập, vì nếu có sai sót phải làm lại sẽ không nhận được hàng trongthời gian sớm nhất mà còn tốn lệ phí lưu kho, lưu bãi

Tờ khai Hải quan gồm có hai phần chính:

Phần dành cho người khai Hải quan và tính thuế.Có các tiêu thức sau:

Tiêu thức 1> Người nhập khẩu: Thể hiện mã số, tên đầy đủ, địa chỉ của công

ty nhập khẩu

Tiêu thức 2> Người xuất khẩu: Tên đầy đủ, địa chỉ trực tiếp của đối tác bán

hàng cho công ty đúng với trên hợp đồng, mã số có thể không ghi

Tiêu thức 3> Người ủy thác: Không khai.

Tiêu thức 4> Đại lý làm thủ tục Hải quan: Không khai.

Tiêu thức 5>Thể hiện loại hình nhập hàng: Đánh dấu X vào loại hình kinh

doanh nếu là hàng nhập về để kinh doanh

Tiêu thức 6> Giấy phép kinh doanh số:

Tiêu thức 7> Ghi số hợp đồng và ngày đã ký kết.

Tiêu thức 8> Ghi số hóa đơn và ngày lập hóa đơn

Tiêu thức 9> Ghi tên phương tiện chuyên chở hàng, ngày đến

Tiêu thức 10> Ghi số, ngày, tháng, năm của B/L (số Master Oceanbill và

House Bill )

Trang 18

Tiêu thức 11> Nước xuất khẩu: Là quốc gia của có địa điểm bốc hàng trên

B/L

Tiêu thức 12> Tên cảng, địa điểm bốc hàng lên tàu, máy bay.

Tiêu thức 13> Tên cảng, địa điểm dỡ hàng.

Tiêu thức 14> Điều kiện giao hàng: theo điều kiện được thể hiện trong hợp

đồng

Tiêu thức 15> Đồng tiền thanh toán: Đúng như trong hợp đồng và trong hóa

đơn thương mại, ghi tỷ giá đi kèm (tỷ giá đuợc lấy từ thị trường tài chính liên ngânhàng trong ngày đi làm thủ tục Hải quan)

Tiêu thức 16> Thể hiện tiêu thức thanh toán: Ghi theo hợp đồng có thể là T/

T, D/P…

Tiêu thức 17,18,19,20,21,22,23> Ghi tên hàng hóa đầy đủ, mã số hàng hóa,

nước xuất xứ, số lượng đơn vị tính, đơn giá nguyên tệ và trị giá nguyên tệ (trị giánguyên tệ trong hàng nhập luôn phải thể hiện bằng giá CIF Nếu trong hợp đồng làFOB, EXW… đều phải quy đổi về CIF)

Tiêu thức 24, 25, 26> Thể hiện trị giá tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia

tăng và tiền thu khác

Tiêu thức 27>Ghi tổng số tiền bằng số và chữ

Tiêu thức 28> Thể hiện số chứng từ kèm theo tờ khai

Tiêu thức 29> Cam kết của doanh nghiệp nhập khẩu, phải có dấu mộc và chữ

ký cam đoan của công ty về nội dung khai báo trên tờ khai

Phần dành cho kết quả kiểm tra của Hải quan :

Phần kiểm tra hàng hóa: Dành cho cán bộ kiểm hóa của Hải quan ghi kết quảkiểm hóa

Phần kiểm tra thuế: Dành cho nhân viên Hải quan kiểm tra thuế và tính thuế

Áp mã thuế cho mặt hàng nhập khẩu

Việc khai báo mã thuế dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

Sơ đồ 2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU

18

-Kế toán thuế và phúc tập hồ sơ

đọ kiểm tra

2 Giải quyết vướng mắc phát sinh

3 Xác nhận

đã làm thủ tục Hải quan

Chủ

hàng

Công chức kiểm tra thực

tế hàng hóa

1.Kiểm tra thực tế hàng hóa.

2 Nhập dữ liệu vào máy

Công chức kiểm tra tính thuế

1.Kiểm tra và tính thuế của chủ hàng.

2 Tính lại thuế (nếu có)

3 Ra thông báo thuế và lệ phí

4 Nhập dữ liệu vào máy

Thu thuế và

lệ phí

Trang 19

Nguồn Tổng cục Hải quan.

Bước 1: Đăng ký tờ khai:

Đây là bước đầu tiên của quy trình làm thủ tục khai báo Hải quan Nhân viênHải quan sẽ tiếp nhận bộ chứng từ kèm theo bản khai Hải quan Đầu tiên Hải quan

sẽ xem xét công ty có giấy phép kinh doanh và nhập khẩu mặt hàng này không Vàtiếp theo Hải quan sẽ kiểm tra sơ bộ về tính hợp lệ của bộ chúng từ, xem xét tínhchính xác và thống nhất về thông tin trong tất cả các chứng từ có liên quan của mặthàng nhập, kiểm tra xem mặt hàng nhập về với mã số thuế áp có đúng như trongbiểu thuế xuất nhập khẩu không Đôi khi hàng nhập về nằm trong những mặt hàngđược ưu đãi về thuế xuất thì nhân viên Hải quan sẽ yêu cầu trình những chứng từcần thiết để chứng minh hàng nằm trong diện ưu tiên (C/O, các văn bản, quy địnhcủa các ban ngành có liên quan) Bên cạnh đó tùy từng mặt hàng mà phải có cácchứng thư về chất lượng, kiểm dịch thực vật hay vệ sinh y tế…Đầy đủ chứng từ thìnhân viên Hải quan mới cho mở tờ khai và chuyển sang bước kế tiếp

Bước 2: Kiểm hóa:

Nếu mặt hàng không được miễn kiểm tra thì qua bước 2 sẽ là kiểm tra thực

tế hàng hóa

Trang 20

Tại bước này cán bộ chi cục Hải quan sẽ phân nhân viên xuống kiểm tra thực

tế hàng hóa đồng thời là xác định mức độ kiểm tra, các mức độ kiểm tra sẽ là mức 2(luồng vàng), mức 3 (luồng đỏ), riêng mức 3 có 3 mức độ theo a, b và c tương ứngvới nó là mức kiểm tra 5%, 10% cũng có khi là 50% hay 100% nếu là hàng lần đầunhập về, hàng không rõ nguồn gốc hay hàng đã qua sử dụng…Sau khi hàng đã kiểmxong thì tờ khai Hải quan sẽ được chuyển cho bộ phận tính giá và thuế cho mặthàng

Bước 3: Tính giá:

Bước này nhằm kiểm tra mức giá của hàng nhập về có chính xác hay khôngtránh việc khai báo mức giá quá thấp để hưởng mức thuế thấp Nhân viên Hải quan

sẽ thực hiện kiểm tra giá mà doanh nghiệp nhập về đã khai báo dựa trên các chứng

từ và thực tế kiểm tra hàng hóa Lúc này nhân viên Hải quan sẽ so sánh với mứcgiá trên mạng nội bộ Hải quan do bộ tài chính quy định nếu thấy hợp lý sẽ kết thúckiểm tra, nhưng nếu mức giá không hợp lý thì có thể nhân viên tính giá sẽ đề nghịngười khai báo phải tham vấn giá

Bước 4: Tính thuế.

Sau khi đã tính thuế xong, Hải quan sẽ chuyển bộ hồ sơ sang bộ phận tínhthuế Nhân viên tính thuế một lần nũa kiểm tra mã số thuế xem có phù hợp haychưa, cách tính thuế của doanh nghiệp khai báo đã chính xác hay chưa Nếu phầntính giá có thay đổi thì phần tính thuế cũng sẽ thay đổi theo và sau cùng là đưa rathông báo cho doanh nghiệp

Bước 5: Đóng lệ phí Hải quan và lấy tờ khai:

Sau khi cán bộ Hải quan tính thuế xong sẽ cho ra thông báo thuế và cán bộHải quan sẽ trình cho đội phó ký xác nhận “Đã làm thủ tục Hải quan”, sau đó hồ sơ

sẽ được chuyển ra ngoài và trả tờ khai cho doanh nghiệp Khi đó nhân viên giaonhận sẽ nộp giây tiếp nhận và biên lai đóng lệ phí Hải quan để nhận lại tờ khai

 Làm thủ tục thanh lý và nhận hàng tại cảng.

Buớc này được tiếp diễn hoàn thiện khi các thủ tục Hải quan đã xong, bêngiao nhận thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhận hàng Tại đây có 2 nghiệp vụnhận hàng đó là nhận hàng container và hàng lẻ hay còn gọi là FCL và LCL Đểnhận hàng bắt buộc chúng ta phải có lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) của

Trang 21

hãng tàu giao lại D/O thường được lấy khi chúng ta bắt đầu công việc thu thậpchứng từ cần thiết.

Khi đã có D/O nhân viên giao nhận sẽ mang ra cảng để làm 2 công việc sau:

 Để Hải quan đối chiếu với bảng kê khai hàng chở trên tàu (manifest), xem cóđúng hàng không Tiếp đó cầm bản D/O đã đối chiếu này lên Hải quan bãi hoặc Hảiquan cổng để thanh lý hàng ra

 Để hoàn thành các thủ tục với cơ quan của cảng: Đóng tiền lưu kho, lưu bãinếu hàng đã nằm trong kho, trong bãi hết ngày cho phép theo quy định của hãngtàu, tiền vệ sinh kho bãi và nhận phiếu xuất kho từ thương vụ cảng (nếu là hàngLCL) hoặc nhận phiếu Er - phiếu giao nhận container (nếu là hàng FCL) Tiếp theonhân viên giao nhận sẽ dùng phiếp này để xuống gặp thủ kho để đối chiếu tìm hàng,tìm container

 Chuẩn bị phương tiện chuyên chở

Khi đã hoàn tất các thủ tục này thì nhân viên giao nhận có thể liên hệ vớingười vận tải của công ty mình để tiến hành nhận hàng tại cảng và giao hàng chokhách hàng

3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN.

Qua thực tế trong các lần tổ chức thực hiện hợp đồng giao nhận nhập khẩuđường biển và các yêu cầu của khách hàng trong khi thực hiện, công ty đã rút rađược những yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện một hợp đồng được gọi là thànhcông Những yêu cầu đó là:

 Hàng phải được nhận và giao nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng

 Hàng phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển

 Chi phí thực hiện hợp đồng là nhỏ nhất và hiệu quả thu được là cao nhất

Nhanh chóng và kịp thời.

Có thể nói rằng, chỉ tiêu về thời gian thực hiện hợp đồng được khách hàngyêu cầu rất cao Thông thường các loại hàng hóa được nhập khẩu về đều được cáckhách hàng rất mong đợi Họ mong muốn từ lô hàng nhập khẩu họ sẽ có thể sảnxuất kinh doanh một cách nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo sản xuất

Trang 22

được diễn ra một cách liên tục Qua đó, họ có thể tận dụng hết công suất của máymóc và tiết kiệm được chi phí nhân công.

Vì vậy, nó là yếu tố quyết định rất nhiều tới mặt chất lượng của dịch vụ màcông ty cung cấp cho khách hàng Cũng chính vì lý do này mà khách hàng tìm đếncông ty và mong muốn sẽ nhận được hàng sớm nhất

Chỉ tiêu này được coi là thực hiện tốt khi một hợp đồng giao nhận được hoànthành trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày trong điều kiện bộ chứng từ đầy đủ, hợp

lệ, hàng hóa không vi phạm và không gặp vấn đề gì về hư hại hay mất mát

Để có thể đạt được tốt chỉ tiêu này thì không chỉ phụ thuộc vào năng lựcchuyên môn của người nhân viên công ty trực tiếp thực hiện hợp đồng, mà còn phụthuộc phần lớn vào các quy định quy trình thủ tục Hải quan cũng như cung cáchlàm việc của các nhân viên Hải quan, điều kiện trang thiết bị kho bãi phục vụ củacảng biển và cách thức vận chuyển hàng hóa giao cho khách hàng

Đảm bảo an toàn cho hàng hóa:

Bên cạnh chỉ tiêu về mặt thời gian thì hàng hóa được ký kết trong hợp đồngphải được đảm bảo an toàn tuyệt đối Hàng phải được tránh các tình trạng bị hưhỏng, xây xát hay mất mát làm ảnh hưởng đến chất lượng dẫn đến sự khiếu nại củakhách hàng

Để làm tốt điều này đòi hỏi nhân viên giao nhận phải thiết lập mối quan hệ

và giám sát chặt chẽ các bên có liên quan như: hãng tàu, cơ quan cảng, người vậnchuyển hàng Người nhân viên giao nhận phải đảm bảo rằng hàng hóa đã đầy đủkhông mất mát hư hại gì từ lúc tiếp nhận lô hàng cho đến khi vận chuyển và giaocho khách hàng Nếu có vấn đề gì về hàng hóa thì cần phát hiện sớm để có biệnpháp khắc phục kịp thời và xem rõ trách nhiệm thuộc về bên nào

Chi phí nhỏ nhất và hiệu quả lớn nhất:

Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì điều mà ban lãnhđạo của công ty quan tâm nhất đó là hiệu quả đạt được, bỏ ra một khoản chi phínhất định để thu về một khoản doanh thu lớn hơn

Bởi vì doanh thu được xác định trước, khi hai bên thỏa thuận ký kết hợpđồng Vì vậy, để đạt được mức hiệu quả tối đa thì công ty phải có mức chi phí tối

Trang 23

thiểu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng Để làm tốt được điều này thì trướchết công ty phải làm tốt 2 yêu cầu trên.

+ Việc rút ngắn thời gian làm hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho lưu bãi

và có thể là khoản tiền phạt hợp đồng nếu thời gian thực hiện hợp đồng vượt quácho phép như hai bên đã ký kết

+ Bảo đảm an toàn cho hàng hóa tránh đổ vỡ, hư hại, mất mát trong quá trìnhthực hiện hợp đồng sẽ giúp công ty tránh được chi phí phải bồi thường cho kháchhàng như trong hợp đồng quy định

Bên cạnh đó thì việc giảm các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kếtcho khách hàng là một việc làm rất cần thực hiện Nếu nhân viên giao nhận không

có chuyên môn cao thì trong bước kiểm hóa có thể phát sinh thêm chi phí giám địnhhàng

III TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIAO NHẬN CỦA VIỆT NAM

Tại Việt Nam ngành giao

nhận vận tải đã có từ rất lâu đời

Cho đến những năm 60 của thế kỷ

XX, hoạt động giao nhận quốc tế

mới được hình thành một cách rõ

nét Tuy nhiên hoạt động này còn

mang tính chất phân tán, các đơn

vị xuất nhập khẩu tự đảm nhiệm

việc tổ chức chuyên chở hàng hóa

của mình

Đi cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão thì ngành giao nhận Việt Namcũng có những bước đi phát triển mạnh mẽ Trước đòi hỏi là cần phải có một tổchức hiệp hội nghề nghiệp, là đại diện chính thức cho ngành giao nhận trong nước,năm 1994 Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS) đã được thành lập đểbảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận và là hội viên chính thức của FIATA (Hiệphội quốc tế các tổ chức giao nhận)

Những thống kê mới đây nhất của Việt Nam cho biết có khoảng gần 900công ty giao nhận chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công tynhà nước, 70% là công ty TNHH, doanh ngiệp tư nhân và 10% các đơn vị chưa có

Trang 24

giấy phép và 2% công ty do nước ngoài đầu tư vốn Tính đến nay đã có gần 100công ty là thành viên của VIFFAS, trong đó một nửa được công nhận là thành viêncủa FIATA Đa số các công ty có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một vài công ty nhànước là tương đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans

Ngành giao nhận Việt Nam cần có những bước phát triển hơn nữa để có thểđáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và không bị hất ra ngoài cuộc chơi khi chúng

ta đã gia nhập WTO, lúc đó các công ty giao nhận hàng đầu thế giới sẽ nhảy vàoViệt Nam Trong vài năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của nước ta luôn duy trì

ở mức cao, trong khu vực Đông Nam Châu Á chúng ta chỉ đứng sau Trung Quốc.Điều này do một phần quan trọng là khối lượng và giá trị hàng hóa xuất nhập khẩucủa chúng ta tăng lên một cách đáng kể, nếu không tận dụng được những cơ hội nàythì những lợi ích của nó sẽ rơi vào các công ty nước ngoài

BẢNG 1:TỔNG KẾT LƯỢNG HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU QUA CÁC

hàng

(x1000MT

)

SốContainer(container)

Lượnghàng(x1000MT)

SốContainer(container)

Cả

nước 53.519 1.922.980 62.044 2.293.548 8.525 15,93 370.568 19,27Miền

Nam 29.927 1.326.257 35.267 1.552.137 5.295 17,67 225.880 17,03Sài

Gòn 19.989 1.308.840 23.370 1.504.316 3.381 16,91 195.512 14,94

Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA)

Nhận xét:

Qua bảng trên ta có thể thấy lượng hàng được thực hiện xuất nhập khẩutrong nước qua cảng biển ngày một tăng cao theo xu hướng phát triển kinh tế của

Trang 25

quốc gia Trong đó, các cảng biển Sài Gòn chiếm lượng hàng nhiều nhất (chiếmkhoảng 2/3 lượng hàng qua cảng của cả nước) Đây cũng là thị trường phát triểnmạnh các loại hình giao nhận.

Theo đánh giá của VIFFAS, việc giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ đòi hỏi mộttrình độ nghiệp vụ cao, có đại lý mạng lưới rộng khắp thì mới đáp ứng được nhucầu khách hàng Khi đó các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ có xu hướng ủy tháccho các công ty giao nhận làm tất cả các công việc từ giao nhận đến vận tải đónggói bao bì, khai báo thủ tục Hải quan…

Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương và gia nhập các tổ chứckinh tế thế giới, đặc biệt là nghị định 125/2003/NĐ – CP về vận tải đa phương thức

sẽ dần phá bỏ thế độc quyền của các công ty giao nhận trong nước Các hãng tàu,các tập đoàn Logistic của nước ngoài sẽ từ bỏ các đại lý của địa phương để lập cácchi nhánh tại Việt Nam để giảm các chi phí hoạt động Họ sẽ thực hiện đào tạo nhânlực để nâng cao chất lượng phục vụ Khi đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các công tytrong nước và các tập đoàn Logistic hùng mạnh ở nước ngoài, sự thôn tính các công

ty nhỏ cũng sẽ xảy ra

Thời gian tới nước ta đang đứng trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt

ra cho chúng ta nhiều thử thách: làm sao chiếm lĩnh được thị trường ở mức độ caotrong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tranh giành vào thị phần của ViệtNam khi nước ta tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành phải làm saonhanh chóng đầu tư vào cơ sở vật chất để có lực lượng mạnh trên thị trường, làmsao cải tiến để giữ giá giao nhận, vận chuyển, bảo quản hợp lý, cạnh tranh có hiệuquả, phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định nhập khẩu

Trang 26

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TM-DV GIAO NHẬN ĐIỆN BIÊN

Trang 27

I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ GIAO NHẬN ĐIỆN BIÊN

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

1.1 Giới thiệu chung.

 Tên doanh nghiệp trong nước : Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ GiaoNhận Điện Biên

 Tên quốc tế: DIEN BIEN INTERNATION SEA-AIR FREIGHTFORWARDING & TRADING Co.Ltd

 Tên giao dịch : DIBICO

 Trụ sở giao dịch : Lầu 2 toà nhà Age Building, 32 Xô Viết Nghệ Tĩnh,Phường 19, Quận Bình Thạnh Tp.HCM

 Điện thoại 8404295-296 ; 8404745-746

 Email : dienbien@hcm.fpt.vn

 Fax : 08.404178

 Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VND (Một tỷ hai trăm triệu đồng)

 Mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu:0301 926 323

1.2.Lịch sử hình thành

Tiền thân của công ty trách nhiệm hữu hạn TM – DV Giao Nhận Điện Biên

là công ty giao nhận Đất Mới và Thanh Long được thành lập theo quyết định số 39/

QĐ – UB Ngày 19/03/1992 của UỶ BAN NHÂN DÂN TP.HCM Công ty đượcthành lập theo chủ trương: “Huy động mọi tiềm năng của địa phương bao gồm:Vốn, tay nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật Đồng thời tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, tạo ngồn thu nhập cho Đất Nước”

Do nhu cầu phát triển nên dẫn đến sự ra đời của công ty TNHH TM – DVGiao Nhận Điện Biên và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số: 4102000303 ngày 28/02/2000, Mã số thuế:0301926323

Trang 28

Loại hình kinh tế dịch vụ là loại hình kinh tế mang lại tỷ suất lợi nhuận caonhất chính vì vậy mà xu hướng phát triển chung của toàn thế giới là tăng tỷ trọngloại hình kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân.

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bướcphát triển mạnh mẽ hơn và cũng đã khẳng định một phần nào đó vị trí của mìnhtrong khu vực và thế giới Khối lượng hàng hoá XNK quan biên giới ngày càng giatăng dẫn đến nhu cầu hàng hoá ngày càng tăng cao và chính nhu cầu đó tạo tiền đềcho sự xuất hiện của ngành Dịch vụ giao nhận tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển chung nền kinh tế Đất Nước

Trong giai đoạn đầu do khối lượng hành hoá XNK chưa nhiều và hành langpháp lý chưa cụ thể rõ ràng, vì thế tại TPHCM mới chỉ xuất hiện 1 vài công ty làmdịch vụ giao nhận Trong đó có công ty Đất Mới và Thanh Long Trong vài năm trởlại đây, nền kinh tế xã hội phát triển tạo thuận lợi cho phát triển ngoại thương pháttriển nhanh, và hành lanh pháp lý cũng đã thông thoáng hơn tạo điều kiện cho nhiềucông ty làm Dịch Vụ Giao Nhận Hàng hoá- Forwarder ra đời tại nhiều nơi và sự rađời của công ty TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên là một ví dụ điển hình nhất

2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.

2.1 Chức năng.

Chức năng của Công ty TNHH TM - DV Giao Nhận Điện Biên chính làphạm vi hoạt động của công ty mà công ty đã dăng ký kinh doanh Sau đây lànhững dịch vụ giao nhận mà công ty có thể thực hiện cho khách hàng của mình:

 Sea/Air Freight Forwarding: Gửi hàng bằng đường hàng không và đườngbiển

 Customs Clearance: Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá

 Project Cargo Handing: Hàng công trình

 Exhibition Cargo Handing: Hàng triển lãm

 Worldwide Door to Door Service: Giao hàng tận tay người nhận

 Packing, Household Moving: Đóng gói di chuyển hành lý cá nhân

 Inland Transport: Vận tải nội địa

 Shipping Agent & Broker: Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

 Oversize/ Overweight Cargo handing: Vận tải xếp dỡ hàng siêu trường, siêutrọng

Trang 29

Công ty TNHH TM - DV Giao Nhận Điện Biên là một công ty có tuổi dờicòn trẻ, quy mô doanh nghiệp không thực sự lớn vì vậy bước đầu công ty mới tậptrung kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định mà công ty có thế mạnh và có kinhnghiệm Nhưng trong tương lai việc mở rộng phạm vi hoạt động thực tế của công ty

là điều đương nhiên khi mà doanh nghiệp đã hội tụ đầy đủ các yếu tố: Vốn, kinhnghiệm, nguồn nhân lực…

2.2 Nhiệm vụ của công ty.

Như bất kỳ một công ty nào có hoạt động kinh doanh, công ty Điện Biên cómục tiêu chính mà công ty luôn mong đạt đến là lợi nhuận cao Chính vì vậy, nhiệm

vụ công ty bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Tạo được hiệu quả kinh tế, sử dụng tốt nguồn vốn, đảm bảo tài chính vàthực hiện tốt nghĩa vụ của một doanh nghiệp đó là đóng góp vào ngân sách nhànước

- Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận xuất nhập khẩu nêncông ty phải nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ chính sách do nhà nước đã banhành về Giao nhận Ngoài ra còn có các chính sách về tiền lương, lao động…Đểdoanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ thì vấn đề trình độ, năng lực của nhânviên trong công ty là điều then chốt nhất, chính vì vậy mà công ty phải thườngxuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên để có thể đáp ứng nhu cầu kinhdoanh XNK ngày càng cao của sự phát triển kinh tế hiện nay

- Đồng thời công ty cũng tích cực tham gia các chủ trương của nhà nướcnhư: góp phần bảo vệ môi trường, tài sản XHCN theo hướng chỉ đạo chung của nhànước Đồng thời không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên

 Có quyền xác định nghĩa vụ và quy mô kinh doanh dịch vụ của công ty

 Tự chủ về tài chính, quản lý và sủ dụng mọi nguồn lực của công ty

 Liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng kinhdoanh của mình

Trang 30

 Được tham gia các hiệp hội kinh doanh, nghề nghiệp trong nước và nướcngoài để quảng bá hình ảnh của mình.

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Hiện nay do tính chất xã hội hoá nghề nghiệp ngày càng cao và phân cônglao động ngày càng sâu cho nên vai trò của quản lý ngày càng được coi trọng Quản

lý phải biết phối hợp nhiều yếu tố thuận lợi cũng như biết cách hạn chế những rủi

ro, khó khăn nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong sản xuất kinh doanh Do đó,đòi hỏi bộ máy quản lý của công ty phải phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ,phải phát huy hết khả năng làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, đáp ứng đượcyêu cầu giải quyết tất cả các công việc một cách kịp thời và tối ưu hoá việc sử dụngtừng người nhân viên của công ty.Vì vậy, việc tổ chức một bộ máy tinh gọn, thốngnhất từ trên xuống và phù hợp với quy mô của công ty hiện nay là hết sức quantrọng

3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

Trang 31

- Là người điều hành cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều hành

và quyểt định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệmtrước cơ quan pháp luật về những quyết định đó

- Điều hành, phân công công tác cho nhân viên của công ty, đồng thời quyếtđịnh những khoản chi liên quan tới việc mua tài sản cố định

- Là người đề ra các phương án kinh doanh, các phương hướng phát triển củacông ty và chịu trách nhiệm mọi vấn đề

- Trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký kết các hợp đồng dịch vụ

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các vị trí trong công ty

- Tuyển dụng lao động mới cho công ty

- Quyết định mức lương của các nhân viên trong công ty

+Phó giám đốc:

- Trực tiếp chỉ đạo phòng xuất nhập khẩu và kiêm trưởng phòng Marketing

- Lên kế hoạch hoạt động từng ngày cho bộ phận Giao nhận và bộ phậnChứng từ, phân công công việc cụ thể đến từng nhân viên trong 2 bộ phận này vàkết hợp chặt chẽ giữa hai bộ phận này để làm sao giải quyết công việc một cáchnhanh nhất và hiệu quả

- Tham mưu đóng góp ý kiến về hợp đồng dịch vụ, tổ chức bộ máy hợp lýcủa công ty, về bố trí nhân sự cho phù hợp với sở thích chuyên môn của từng nhânviên đảm bảo đủ năng lực đảm đuơng công tác được giao

- Cùng với giám đốc đề ra các phương hướng và chiến lược phát triển củacông ty trong thời gian tới

Trang 32

+ Chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan

+ Lấy D/O

+ Chịu trách nhiệm lập các chứng từ khai báo hải quan

+ Giao dịch với hãng tàu, hãng hàng không

+ Làm việc với cảng vụ, kho hàng sân bay (TCS)

+ Phối hợp với Phòng Xuất Nhập Khẩu để điều phối việc giao nhận hàng

3.3Mối quan hệ giữa các phòng ban :

Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ mật thiết và luôn hỗ trợ nhau tronghoạt động của cả công ty

+ Ban giám đốc luôn theo dõi tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòngban, luôn trao đổi, góp ý, và động viên các thành viên cũng như là các phòng ban

để tạo mối quan hệ hoà đồng, thân thiết giữa các thành viên

Trang 33

+ Ban giám đốc còn kịp thời nắm vững các thông tin và ra quyết định kịpthời

+ Các phòng ban khác cũng thường xuyên trao đổi thông tin qua lại để kịpthời hỗ trợ nhau trong công việc

Phòng xuất nhập khẩu luôn có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban khác đểnắm được các thông tin, để có những chuẩn bị cần thiết để lên kế hoạch tổ chức vàthực hiện được tốt nhất

Ngược lại các phòng ban khác cũng thường xuyên liên hệ phòng xuất nhậpkhẩu để cung cấp các thông tin, đồng thời biết thời gian thực hiện hợp đồng đếnđâu, có thực hiện được tốt không…

II TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

1 Các chính sách thu hút khách hàng

BẢNG 2: TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu Năm

2005

Năm 2006

Năm 2007

Chênh lệch 2006/2005

Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % 1.Số khách

Trang 34

Qua số liệu bảng trên ta có thể thấy rằng số lượng khách hàng có thay đổi khôngđồng đều dẫn đến nguồn thu của công ty cũng thay đổi

 Năm 2006 so với năm 2005 thì số lượng khách hàng giảm một cách đột ngột,giảm 7 khách hàng tương ứng với giảm 16,67% do đó làm giảm số hợp đồng thựchiện xuống 151 hợp đồng (hàng xuất giảm 2, hàng nhập giảm 149), tương ứng vớigiảm 10,4% (trong đó hợp đồng hàng xuất giảm 3,4%, hàng nhập giảm 10,7%) Vìvậy, đã làm cho doanh thu và lợi nhuận thu được của công ty giảm đi Trong đó,doanh thu giảm 325.535 nghìn đồng, tương ứng giảm 4,1% và lợi nhuận đã giảm24.652 nghìn đồng Có thể thấy rằng mức giảm số hợp đồng với khách hàng lớnhơn so với mức giảm của doanh thu và chi phí, điều này có nghĩa là những kháchhàng ra đi đều là những khách hàng nhỏ Điều này là do trên thị trường đã xuất hiệnnhiều đối thủ cạnh tranh hơn và việc quan tâm tới tất cả khách hàng chưa được công

ty chú ý

 Nhưng qua năm 2006 công ty đã có những tiến bộ vượt bậc, bằng cách đưa racác chính sách giá cả hợp lý, tích cực xâm nhập nhiều thị trường hơn như các khucông nghiệp không chỉ ở Tp HCM mà còn sang các tỉnh ven thành phố như ĐồngNai, Bình Dương Điều này đã làm tăng lượng khách hàng lên một cách đáng kể,tăng 18 khách hàng tương ứng tăng 50% Do vậy, đã làm tăng số hợp đồng thực

Trang 35

hiện lên 385 hợp đồng (hợp đồng hàng xuất 24, hàng nhập là 361) tương ứng tăng29,8% (hàng xuất là 42,9% và hàng nhập 29,1%) Vì hai nguyên nhân trên mà mứcdoanh thu đã tăng trở lại và cao hơn mức giảm năm 2005, tăng 1.106.095 nghìnđồng tương ứng tăng 14,4% và lơi nhuận tăng

Nhìn chung tình hình thu hút khách hàng của công ty là khá tốt trong thờiđiểm hiện tại, hứa hẹn những bước phát triển mới trong trong những năm tiếp theo.Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa công tác xúc tiến bán hàng nhằm tìm kiếmthêm những khách hàng mới để giữ vững mức tăng trưởng doanh thu và tránhnhững rủi ro vì sự biến động của thị trường

Tình hình khách hàng cũng cần nhìn nhận theo góc độ cơ cấu nhóm hàngxuất nhập khẩu (hàng xuất nhập khẩu để kinh doanh, hàng gia công, hàng nhậpkhẩu để sản xuất xuất khẩu…), nhóm hàng được công ty thực hiện cho khách hàngnhiều nhất thì cần tập trung phát triển, những nhóm hàng nào thực hiện còn ít thìtìm nguyên nhân để khắc phục, đặc biệt là những nhóm hàng nhập khẩu

Chính sách để gia tăng lượng khách hàng hơn nữa trong những năm tới

 Củng cố và giữ vững mối quan hệ làm ăn với những khách hàng làm ăn lâudài với công ty Có chính sách chăm sóc khách hàng tốt

 Thiết lập mối quan hệ tốt với các khách hàng mới, có các chính sách thu hútkhách hàng phù hợp với khả năng của công ty

 Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tăng uy tín của công ty trênthị trường giao nhận trong nước

 Tuyển dụng và đào tạo các nhân viên marketing có trình độ chuyên môn cao

2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty trong thời gian qua.

Trong những năm gần đây tình hình thị trường có nhiều sự biến động lớn,các đối thủ cạnh tranh mới xuất nhiều hơn và tính chất cạnh tranh trở lên nóng bỏnghơn bao giờ hết Công ty Điện Biên cũng không nằm ngoài tình hình chung đó, saunhững mất mát ban đầu thì hiện nay công ty đã dần lấy lại được khách hàng và cóđược sự tăng trưởng trở lại Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã kịp thíchứng với sự biến động của thị trường, ban giám đốc đã đưa ra những giải pháp chínhxác, đúng thời điểm cùng với sự đóng góp đầy nhiệt tình của toàn thể công nhânviên trong công ty

Trang 36

III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.Thuận lợi:

1.1 Khách quan:

- Việc nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, gia nhập vàonhiều các tổ chức kinh tế, mà quan trọng nhất là chúng ta đã trở thành thành viênthứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Vì vậy, các chính sách, thủ tụcngoại thương của ta ngày càng trở nên thông thoáng tạo điều kiện cho hoạt độngXuất nhập khẩu ngày càng phát triển, quá trình làm thủ tục Hải quan thuận tiệnhơn

- Sự phát triển các Khu công nghiệp, Khu Chế xuất cũng góp phần tăng nhiệt cholĩnh vực Xuất nhập khẩu Đây cũng là tiềm năng lớn cho các Công ty dịch vụ giaonhận hàng xuất nhập khẩu

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các Doanh nghiệp trong nướcsản xuất và xuất khẩu Điều này giúp các doanh nghiệp trong nước ngày càng mạnhdạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Để đảm bảo cho quá trình nhậpnguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất cũng như quá trình xuất sản phẩm được diễn

ra nhanh chóng, kịp thời các doanh nghiệp xuất khẩu thường tìm đến các Công tydịch vụ giao nhận Xuất nhập khẩu

- Sự cải thiện phần nào cơ sỏ hạ tầng: mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thôngđường bộ, cảng biển, cảng sân bay quốc tế

1.2 Chủ quan ở doanh nghiệp

- Sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa Ban giám đốc và các phòng ban tạo điềukiện cho việc giao nhận hàng hoá được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả-Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ vững vàng luôn đoàn kết

hỗ trợ lẫn nhau trong công tác, và luôn phấn đấu khắc phục những nhược điểm vàhoàn thành tốt công việc được giao Vì thế mà công ty đã tạo được uy tín với kháchhàng , đồng thời đủ sức cạnh tranh với các đại lý, dịch vụ khác trên thị trường.-Tiền thân của công ty Điện Biên là công ty Giao nhận Đất Mới và Thanh Long, cómối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác trong và ngoài nước Kế thừa và phát huy lợithế đó, Công ty TNHH Thương mại- dịch vụ giao nhận Điện Biên với tiêu chí phục

Trang 37

vụ khách hàng chu đáo, đã tạo được uy tín, chiếm được niềm tin của khách hàngtrong thời gian qua Vì vâỵ công ty đã có được những khách hàng quen thuộc, ổnđịnh và tìm được những khách hàng mới tiềm năng.

2.Khó khăn:

2.1 Khách quan:

- Ngân hàng thế giới kết hợp với Bộ GTVT Việt Nam và Viện Nghiên cứuNOMURA – Nhật Bản thực hiện đề tài nghiên cứu về Logistics ở Việt Nam và đãrút ra một số kết luận như sau về giao nhận:

+ Các công ty giao nhận địa phương kém phát triển, giá cạnh tranh nhưngdịch vụ không chắc chắn

+ Chính quyền TW và chính quyền địa phương có nhiều quy định làm choviệc giao nhận hàng khó khăn và tốn kém hơn

+ Cấm xe tải hoạt động trong thành phố

+ Phải có giấy phép chuyên trở hàng hoá quá tải, quá khổ

+ Các nhà doanh nghiệp giao nhận vận tải phải có nhiều loại giấy phép từcác cơ quan khác nhau cho một chuyến hành trình (thí dụ: từ Hà Nội đến TP.HCM)

- Xu thế toàn cầu hoá, sự liên minh liên kết kinh tế của các nước, các tập đoàn kinh

tế lớn đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng

ta trong sự cạnh tranh trên thị trường nói chung và lĩnh vực ngoại thương, giao nhậnhàng xuất nhập khẩu nói riêng

- Khi chúng ta đã là thành viên của WTO thì vấn đề này càng trở nên “sống còn”đối với các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận hàng trong nước Sẽ là rất nan giải chocác Doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh với đội ngũ, công nghệ, dây chuyền,phương tiện giao nhận hiện đại, chuyên nghiệp của các tập đoàn kinh tế nước ngoài.-Sự cạnh tranh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàngXuất nhập khẩu càng diễn ra khốc liệt

- Cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải nội địa và quốc tế nhìn chung vẫn chưaphát triển đúng tầm nên gây ra không ít khó khăn, trở ngại cho quá trình giao nhậnhàng Xuất nhập khẩu Điều này vô hình chung tạo cho các công ty dịch vụ giaonhận không dám mạnh dạn đầu tư mạnh tay dù biết tiềm năng của lĩnh vực này làrất lớn

Trang 38

- Hiện nay , hầu hết các thương vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đềubán hoặc gia công với điều kiện FOB (Free on board) hoặc EXW(Ex works) Ngườimua có quyền thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng xuất khẩu Như vậy, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã bị thua ngay trên sân nhà trong lĩnh vực vận tải.

-Mặt khác, qui trình làm thủ tục Hải quan hiện nay mặc dù đã có nhiều cải cáchnhưng nhìn chung vẫn còn phức tạp, cồng kềnh Điều này gây khó khăn, trở ngạicho các doanh nghiệp Qui trình tiến hành thủ tục Hải quan phải qua nhiều khâu,nhiều công đoạn ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng hoá, kéo theo làm chậm tiến

độ sản xuất của doanh nghiệp

-Sự chồng chéo, cồng kềnh của các văn bản hành chính của các Bộ ngành đã gây rakhông ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

2.2 Chủ quan:

-Một trở ngại lớn mà công ty đang gặp phải là hiện nay công ty đa phần làm dịch

vụ, tức là nhận uỷ thác giao hàng xuất và nhận hàng nhập theo yêu cầu của kháchhàng trong nước, chưa tìm được nhiều khách hàng ngoài nước

- Hiện nay, các khách hàng lớn thường có xu hướng thành lập riêng bộ phận giaonhận Xuất nhập khẩu, chính tình hình này làm cho công ty có nguy cơ bị mất kháchhàng là khá cao Ngoài ra, một số khách hàng thường có thói quen chỉ định mộtnhân viên giao nhận cụ thể Điều này gây khó khăn cho công ty trong vấn đề phân

bổ nguồn nhân lực và khi có sự thay đổi về nhân lực

 Đ ỊNH HƯỚNG CHUNG

Để phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam cần xác định rõ lộ trình hội nhập dịch vụLogistics Xu hướng hội nhập là tất yếu và việc mở rộng cửa, kể cả dịch vụLogistics là điều không thể khác, nhưng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tầm

Trang 39

+ Cơ sở hạ tầng của Logistics:

* Xây dựng hệ thống cảng biển thích hợp; kết hợp giữ cảng chuyên dụng

và cảng đa dụng; đường biển với đường sắt, đường bộ, đường không và đường thủynội địa

* Phát triển các trung tâm Logistics để Logistics đạt hiệu quả cao hơn và

có thể giảm thiểu việc đi lại không cần thiết của xe tải và khó khăn của giao thông

đô thị

* Phát triển vận tải đa phương thức (VTĐPT) là việc không thể thiếu củadịch vụ Logistics

Trang 40

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

ĐIỆN BIÊN

Ngày đăng: 20/03/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w