Công tác đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chënh thiết lập hồ sơ địa chënh đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- -LÊ THÀNH VINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ NHA TRANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ DUNG
Nha Trang, tháng 11 năm 2012
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
Lê Thành Vinh
Trang 3Luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, vì vậy sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp và gia đình là rất lớn Thông qua luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình của tôi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết đề tài.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô TS Phan Thị Dung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành đề tài
Xin cảm ơn các thầy cô và anh chị em trong lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 đợt 2 đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1 Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đăng ký đất đai 4
1.1.1 Vai trò của đất đai 4
1.1.2 Sự cần thiết phải đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất 5
1.1.3 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ 6
1.1.4 Nội dung của công tác đăng ký đất đai 11
1.1.5 Yêu cầu và đặc điểm của công tác đăng ký 13
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ 16
1.2.1 Chënh sách pháp luật 16
1.2.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 21
1.2.3 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới 21
1.2.4 Sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ 22
1.2.5 Công tác kiểm kê, đo đạc bản đồ 22
1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ 23
Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG 26
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang ảnh hưởng đến việc đăng ký và cấp GCNQSDĐ 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
Trang 52.1.3 Giới thiệu về phòng tài nguyên và môi trường TP.Nha Trang 33
2.2 Thực trạng công tác đăng ký đất đai tại thành phố Nha Trang 36
2.2.1 Quy trình thực hiện công tác đăng ký đất đai 36
2.2.2 Thực trạng tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại TP.Nha Trang 39
2.3 Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ tại Tp.Nha Trang 49
2.3.1 Quy trình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất 49
2.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại thành phố Nha Trang 55
2.4 Đánh giá chung về công tác đăng ký đất và cấp GCNQSD đất tại thành phố Nha Trang từ năm 2008 cho đến nay: 59
Kết luận chương 2 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GCNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 62
3.1 Mục tiêu và quan điểm trong sử dụng và quản lý đất của TP.Nha Trang 62
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ 62
3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 62
3.2.2 Hoàn thiện việc triển khai các dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang 63
3.2.3 Hoàn thiện công tác cấp GCNQSD đất 64
3.2.4 Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chënh 66
3.3 Kiến nghị 66
3.3.1 Kiến nghị với sở Tài nguyên Môi trường và phòng Tài nguyên Môi trường 66 3.3.2 Kiến nghị với Văn phòng đăng ký QSD đất 67
3.3.3 Kiến nghị với cán bộ địa chënh xã, phường 67
Kết luận chương 3 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Trình tự, thủ tục chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 36
Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất 71
Bảng 2.3: Trình tự, thủ tục đăng ký (hoặc xóa) cho thuê, cho thuê lại QSDĐ 75
Bảng 2.4: Trình tự, thủ tục đăng ký (hoặc xóa) thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ 77
Bảng 2.5: Trình tự, thủ tục đăng ký (hoặc xóa) góp vốn bằng QSDĐ 78
Bảng 2.6: Trình tự, thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất 80
Bảng 2.7 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp) 81
Bảng 2.8 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 82
Bảng 2.9 Hiện trạng đất chưa sử dụng (Tënh đến ngày 01/01/2012) 83
Bảng 2.10 Bảng giá đất thành phố Nha Trang năm 2011 84
Bảng 2.11 Tổng kết công tác GCNQSDĐ năm 2008-2011 55
Bảng 2.12 Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2008 84
Bảng 2.13 Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2009 85
Bảng 2.14 Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2010 86
Bảng 2.15 Kết quả cấp GCNQSDĐ năm 2011 88
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTNMT: Phòng Tài nguyên và Môi trường
VP ĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấtTTHC: Thủ tục hành chënh
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TTN&TKQ: Tổ tiếp nhận và trả kết quả
PCTTĐC: Phiếu chuyển thông tin địa chënh
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tënh cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tëch, ranh giới, vị trë Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất đai và những văn bản pháp
lý có liên quan
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới đất nước hơn mười lăm năm qua đã thành công trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chënh sách, trong đó đổi mới về chënh sách đất đai là đúng đắn và sáng tạo góp phần phát triển kinh tế và ổn định chënh trị - xã hội Song thực tiễn trong quản lý tài nguyên và môi trường hơn mười năm qua cho thấy, cùng với việc xây dựng
và phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến tình hình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường
Hiện nay, công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chënh được thực hiện theo luật đất đai 2003, nghị định 181/NĐ-CP, thông tư 29/TT-BTNMT, quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT, nghị định 84/2007/NĐ-CP,…Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng Thành phố Nha Trang cũng không nằm ngoài vòng phát triển chung của đất nước Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự nỗ lựcphấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân nơi đây, thành phố Nha Trang đã có những bước tiến đáng kể Kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất được nâng lên rất đáng kể, theo đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn làm cho đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị lớn
Trang 9Vai trò của đất đai hết sức to lớn vì vậy đòi hỏi chúng ta càng quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý quỹ đất, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất Thành phố Nha Trang, thời gian gần đây, số lượng đơn thư về đất đai tăng lên đột biến, số lượt người tham gia tiếp dân có xu hướng ngày càng tăng, số người dân trực tiếp đến Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất ngày càng nhiều Điều này nói lên công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất ở thành phố Nha Trang còn nhiều vướng mắc và hạn chế.
Nhận thức được vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất, cũng như sự cần thiết hoàn thiện hơn công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên cả nước nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng, em nghiên cứu đề tài:
"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất tại thành phố Nha Trang"
2 Mục đëch nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất tạithành phố Nha Trang
- Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD, hoàn thiện hồ sơ địa chënh trên toàn thành phố
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất tại thành phố Nha Trang những năm gần đây (năm 2008 cho đến nay)
4 Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên nghành Quản lý đất đai,
đề tài nghiên cứu đã thực hiện trên cơ sở:
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ thụ lý thông qua điều tra khảo sát ý kiến nhận định về nguyên nhân dẫn đến hạn chế và các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đăng ký đất đai
và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang
Trang 10- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ thụ lý tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Nha Trang.
- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, các ý kiến nhận định của các cán bộ thụ lý, sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tëch, đánh giá thực trạng đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Nha trang, tìm hiểu các nguyên nhân và đưa
ra giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ tại thành phố Nha Trang
5 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chương 2: Thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất tại thành phố Nha Trang
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất tại thành phố Nha Trang.
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đăng ký đất đai
1.1.1 Vai trò của đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh Trải qua nhiều thế hệ, con người đã tốn bao công sức mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất như ngày nay Đất đai có vị trë không gian cố định, là tài nguyên có hạn về số lượng, không thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người
Như C Mác nói: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.”
Trong tiến trình lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành xản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng
để con người trồng trọt, chăn nuôi, …
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm tài chënh, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đëch tiêu dùng
Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thỏa mãn nhu
Trang 12cầu lương thực, thực thẩm ngày càng tăng và đa dạng Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hóa xã hội Quá trình ấy làm cho con người ngày càng gắn chặt với đất đai hơn Quan hệ giữa con người và đăng ký đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau Mặt khác khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực cũng như trong khám phá và khai thác kho báu trong lòng đất phục vụ cho mục đëch con người.
Đất đai gắn liền với khë hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, miền lãnh thổ Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khë hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên Biến đổi khë hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất là đối với cây trồng
Trong phát triển kinh tế, đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động Đối với từng ngành cụ thể đất đai có những vị trë vai trò khác nhau nhưng cái chung ở đây là đất đai là địa bàn diễn ra các hoạt động Nhu cầu này ngày càng tăng lên khi xã hội phát triển ở các vùng tập trung sự tăng trưởng, phát triển, có khi người ta không cần quan tâm đến chất lượng đất đai mà chỉ quan tâm đến yếu tố không gian bề mặt
Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất
Như vậy, có thể thấy vai trò của đất đai rất to lớn Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập phát triển kinh tế như hiện nay, sự khan hiếm của quỹ đất khiến cho giá trị của đất đai tăng cao, thể hiện vai trò không thể thiếu của đất đai
1.1.2 Sự cần thiết phải đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất
Vai trò của đất đai như đã nói ở trên là hết sức to lớn, đây chënh là nguyên nhân sâu xa của sự cần thiết phải đăng ký QSD đất
Trang 13Đăng ký đất đai bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên liên quan; khi đăng ký rồi thì cơ quan, tổ chức xác nhận nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của
cá nhân hay tổ chức đi đăng ký cũng như bản thân cá nhân, tổ chức đứng ra thực hiện việc đăng ký
Đăng ký đất là một thủ tục hành chënh để xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất Sở dĩ đây là một thủ tục bắt buộc vì đất đai là
sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện quản lý Đăng ký giúp Nhà nước thu thập toàn bộ thông tin, qua đó mới quản lý được Đăng ký giúp Nhà nước quản lý được quyền sử dụng cho các đối tượng khác nhau hạn chế tranh chấp, kiện tụng Bên cạnh đó đất đai của Bất động sản như ta biết là tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy ai cũng muốn sở hữu, sử dụng, cho nên cần phải đăng ký để có sự chặt chẽ hài hòa
1.1.3 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
1.1.3.1 Công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chënh thiết lập hồ sơ địa chënh đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong từng thời kỳ, đăng ký đất được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một là đăng ký đất ban đầu
và giai đoạn hai là đăng ký biến động đất đai Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chënh ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện Còn đăng ký biến động thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chënh đã thiết lập
Trang 14Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ëch Nhà nước, cộng đồng, công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ëch giữa các chủ thể, bố trë cho mục đëch sử dụng tốt nhất Nhà nước biết được cách để quản lý lợi ëch chung qua việc dùng công cụ đăng
ký đất đai để quản lý Lợi ëch công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khëch đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai
Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước Bảo
vệ quyền sở hữu toàn dân nghĩa là bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định pháp luật để đảm bảo lợi ëch chung toàn xã hội Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý
Đăng ký đất đai là điều kiện để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất Biết mục đëch sử dụng, từ đó có điều chỉnh hợp lý
Các thông tin hồ sơ địa chënh, hồ sơ địa chënh cung cấp gồm tên chủ sử dụng, diện tëch, vị trë, hình thể, góc cạnh, hạng đất, thời hạn sử dụng, mục đëch
sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý của những thay đổi này
1.1.3.2 Công tác cấp GCNQSD đất
a) Khái niệm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với việc sử dụng mảnh đất của mình vào các mục đëch cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật
GCNQSD đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất
do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành
Mọi người sử dụng đất đều được cấp GCNQSD đất trừ các trường hợp Nhà nước quy định
Trang 15Nhà nước không cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau:
Đất do Nhà nước giao để quản lý như các công trình công cộng, tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tëch đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao, tổ chức được giao quản lý đất mặt nước của các sông lớn và đất có mặt nước chuyên dùng, tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ëch do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng;
Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp
Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp GCNQSD đất.;
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất gồm hai (02) bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất có nhà chung cư thì thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và
5 Điều 46 của Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004
Trong quá trình sử dụng đất, những biến động sau đây phải được ghi nhận trên GCNQSD đất:
Khi người sử dụng đất thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (trừ trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp) hoặc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất hoặc một phần thửa đất
Những biến động đối với cả thửa đất khi thực hiện kết quả hoà giải thành
về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thực
Trang 16hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chënh giải quyết khiếu nại, tố cáo
về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với cả thửa đất; thực hiện việc chia tách QSDĐ theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung
Người sử dụng đất được phép đổi tên;
Giảm diện tëch thửa đất do sạt lở tự nhiên;
Tăng hoặc giảm diện tëch thửa đất do sai số khi đo đạc;
Có thay đổi thông tin về số hiệu, tên đơn vị hành chënh nơi có thửa đất;Chuyển mục đëch sử dụng đất;
Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
Có thay đổi về nghĩa vụ tài chënh mà người sử dụng đất phải thực hiện.Trong quá trình sử dụng đất, những trường hợp sau đây phải được cấp mới GCNQSD đất:
Tạo thửa đất mới do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa;
Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất, chuyển mục đëch sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép; Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Trang 17trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trë đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp).
Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chënh giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách quyền sử dụng đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
GCNQSD đất của người sử dụng đất bị ố, nhòe, rách, hư hại hoặc bị mất.GCNQSD đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chënh phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai và được gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khi có biến động về sử dụng đất quy định như trên thì cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền GCNQSD đất có trách nhiệm thu hồi GCNQSD đất
đã cấp và làm thủ tục cấp GCNQSD đất mới cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
Các trường hợp có giấy chứng nhận liên quan đến QSD đất đã được cấp trước ngày Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004 có hiệu lực thi hành mà không thuộc trường hợp quy định ở trên thì người sử dụng đất phải làm thủ tục xin cấp GCNQSD đất
Trang 18Trường hợp khi cấp GCNQSD đất mà người sử dụng đất được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chënh theo quy định của pháp luật thì phải ghi phần nghĩa
vụ tài chënh chưa thực hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong hồ
sơ địa chënh
b) Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Đất đai là tài sản quý giá thuộc quyền sở hữu toàn dân; Nhà nước đại diện quản lý, cho người khác sử dụng Việc cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất thể hiện vai trò quản lý đất đai của Nhà nước, qua đó Nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình đó là quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm đoạt Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tài nguyên không tái tạo về số lượng mà chỉ tái tạo sức sản xuất, vì vậy GCNQSD đất giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất sao cho vừa hợp lý vừa tiết kiệm
Cũng chënh vì đất đai có giá trị lớn mà mỗi công dân, ai cũng muốn có và GCNQSD đất là bằng chứng hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng,
từ đó hạn chế tranh chấp, khiếu kiện
GCNQSD đất là loại giấy có thời hạn rõ ràng, điều này tạo tinh thần cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sử dụng đất Và thực tế cho thấy rằng kinh tế
xã hội ngày càng phát triển, giá trị của sức sản xuất từ đất đai ngày càng tăng cao
Thông qua GCNQSD đất giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động trao đổi mua bán đất đai, tránh hiện tượng thị trường ngầm, làm trong sạch hơn thị trường Bất động sản
1.1.4 Nội dung của công tác đăng ký đất đai
a) Đối tượng được phép đăng ký
Việc đăng ký đất đai được thực hiện tại văn phòng đăng ký QSD đất trong các trường hợp sau:
1 Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCNQSD đất
Trang 192 Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSD đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất theo quy định của Luật đất đai 2003.
3 Người nhận chuyển QSD đất
4 Người sử dụng đất đã có GCNQSD đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đëch sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất
5 Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
b) Nội dung đăng ký đất
+ Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất
+ Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:
Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc
sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất được phép đổi tên;
Có thay đổi về hình dạng, këch thước, diện tëch thửa đất;
Chuyển mục đëch sử dụng đất;
Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
Trang 20Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
Nhà nước thu hồi đất
1.1.5 Yêu cầu và đặc điểm của công tác đăng ký
1.1.5.1 Yêu cầu của công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất là một thủ tục hành chënh nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý về
sử dụng đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản:
Đảm bảo chặt chẽ về pháp lý: Đăng ký đúng đối tượng, diện tëch trong hạn
mức được giao, đúng mục đëch, thời hạn sử dụng, đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng thẩm quyền quy định Thiết lập đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Bộ tài nguyên Môi trường
Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật (theo tiêu chuẩn TCVN – 1996) về các
loại thông tin như: diện tëch, hình thể, këch thước từng thửa đất, hạng đất
Diện tëch là thông tin quan trọng làm cơ sở xác định mức độ về quyền lợi
và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Thông tin về diện tëch thửa đất có thể được đo, tënh trực tiếp từ số đo ngoài thực địa hoặc bằng máy móc công nghệ khoa học hiện đại
Hình thể thửa đất là thông tin thể hiện bằng bản đồ dùng để nhận dạng thửa đất, độ chënh xác đo vẽ hình thể thửa đất trên bản đồ ảnh hưởng tới độ chënh xác của thông tin diện tëch thửa
Këch thước thửa đất là thông tin quan trọng không chỉ trên cơ sở toán học nhằm đảm bảo cho độ chënh xác của hình thể và diện tëch thửa đất, mà còn hết sức cần thiết trong quản lý đất đai, nhất là việc thanh tra và giải quyết tranh chấp
sử dụng đất, đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế của bản đồ khi xác định këch thước cạnh do điều kiện tỷ lệ đo đạc
Ba loại thông tin này có quan hệ mật thiết với nhau, độ chënh xác của thông tin này quyết định độ chënh xác của thông tin kia Độ chënh xác của các thông tin này phụ thuộc vào các điều kiện đo đạc như trình độ chuyên môn, năng lực, kinh phë, …
Trang 21Thực hiện triệt để, kịp thời: Triệt để mọi đối tượng, kịp thời không bỏ sót
mọi biến động dưới mọi hình thức đều phải được cập nhật Đảm bảo hồ sơ địa chënh phản ánh đúng thực trạng, đảm bảo Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trên toàn bộ lãnh thổ
1.1.5.2 Đặc điểm của công tác đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai có ba đặc điểm chënh sau:
1 Đăng ký đất đai là một nội dung mang tënh đặc thù của quản lý Nhà nước về đất đai:
Tënh đặc thù được thể hiện qua các mặt sau:
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chënh bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc về pháp lý giữa Nhà nước và những người sử dụng đất cùng thi hành luật đất đai Mặc dù mọi quốc gia, mọi chế độ xã hội khác nhau trên thế giới có những hình thức sở hữu đất đai khác nhau nhưng đều quy định bắt buộc người có đất sử dụng phải đăng ký để chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo pháp luật
Đây là công việc của bộ máy Nhà nước đại diện là ngành Tài nguyên Môi trường (theo điều 7, 47, 48 Luật đất đai 2003) Hội đồng nhân dân các cấp giám sát UBND các cấp cũng thực hiện quản lý đất đai tại các địa phương Chỉ có ngành địa chënh với lực lượng chuyên môn đông đảo nắm vững mục đëch yêu cầu đăng ký đất, nắm vững chënh sách, pháp luật đất đai mới có khả năng thực hiện đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về đất đai Đồng thời địa chënh là ngành duy nhất kế thừa, quản lý và trực tiếp khai thác, sử dụng
hồ sơ địa chënh trong quản lý biến động đất đai Vì vậy mới có thể tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất có chất lượng, đáp ứng được đầy chënh xác các thông tin theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai
2 Đăng ký đất đai thực hiện với một đối tượng đặc biệt là đất đai:
Khác với công việc đăng ký khác, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân,
do Nhà nước thống nhất quản lý, người được đăng ký đất chỉ có quyền sử dụng, đồng thời phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc sử dụng đất được giao
Trang 22Do đó, đăng ký đất đai đối với người sử dụng đất chỉ là đăng ký quyền sử dụng đất đai.
Theo pháp luật đất đai hiện hành Nhà nước thực hiện việc giao quyền sử dụng đất dưới hai hình thức: giao đất và cho thuê đất Hình thức giao đất hay cho thuê đất chỉ áp dụng với một số loại đối tượng và sử dụng vào một số mục đëch cụ thể Từng loại đối tượng sử dụng, từng mục đëch sử dụng có những quyền và nghĩa vụ sử dụng khác nhau Vì vậy viêc đăng ký đất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ
mà người sử dụng đất phải đăng ký
Đất đai thường có quan hệ gắn bó không thể tách rời với các loại tài sản cố định trên đất như nhà cửa và các loại công trình trên đất, cây lâu năm,… Các loại tài sản này cùng với đất đai hình thành nên đơn vị bất động sản Trong nhiều trường hợp, các loại tài sản này không thuộc sở hữu Nhà nước mà thuộc quyền sở hữu của các tổ chức hay cá nhân Do vậy để đảm bảo quyền lợi của người sở hữu tài sản trên đất cũng như quyền sở hữu đất của Nhà nước, khi đăng
ký đất không thể không tënh đến đặc điểm này
3 Đăng ký đất đai phải được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành chënh từng xã, phường, thị trấn.
Ở Việt Nam, bộ máy Nhà nước được tổ chức thành bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã Trong đó cấp xã là đầu mối quan hệ tiếp xúc giữa Nhà nước với nhân dân, trực tiếp quản lý toàn bộ đất đai trong địa giới hành chënh xã Việc tổ chức đăng ký đất theo phạm vi từng xã sẽ đảm bảo:
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất thực hiện đăng ký đất đầy đủ, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”
Phát huy vai trò và sự hiểu biết về lịch sử, thực trạng tình hình sử dụng đất
ở địa phương của đội ngũ cán bộ xã, làm chỗ dựa tin cậy để các cấp có thẩm quyền xét duyệt đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức pháp luật đất đai cho cán bộ
xã
Trang 23Giúp cán bộ địa chënh xã nắm vững và khai thác có hiệu quả hệ thống hồ sơ địa chënh.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
1.2.1 Chënh sách pháp luật
Quản lý Nhà nước nói chung cũng như quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng đều phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật như luật và các văn bản dưới luật Chënh sách pháp luật triệt để, rõ ràng giúp cho việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh thủ tục rườm rà; ngược lại chënh sách pháp luật chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, có thể dẫn tới việc trì trệ, tranh cãi, kiện tụng
Hiện nay, chúng ta có Luật đất đai 2003, các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Chënh phủ, Thủ tướng Chënh phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, …liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai Ngoài ra ở mỗi đại phương còn có các Quyết định của UBND được sự cho phép của cấp cao hơn để phù hợp điều kiện của địa phương
Có thể nói đối với yêu cầu của người dân thì thời gian là rất quan trọng, và hầu hết ở các địa phương hiện nay, công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất thường mắc phải vấn đề đó là sự chậm trễ Ngoài việc đảm bảo quy định chung thì mỗi địa phương do có nhiều điều kiện khác nhau nên quy trình thực hiện cũng có những điểm khác nhau, sau đây vë dụ về quy trình cấp GCNQSD đất thành phố Nha Trang theo nhu cầu qua trung tâm giao dịch “một cửa” có thể thực hiện qua sơ đồ sau:
Trang 24Nội dung cấp GCNQSD đất theo nhu cầu:
Hồ sơ xin cấp GCNQSD đất bao gồm:
Đơn xin cấp GCNQSD đất theo mẫu quy định
UBND cấp phường (xã) có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp thửa đất không có giấy tờ về QSD đất quy định tại điều 50 Luật đất đai 2003 thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; niêm yết công khai danh
Bước 12: Lãnh đạo UBND
Bước 13: Chuyên viên
phòng TNMT
Bước 14: Cán bộ VPĐK
Bước 15: Bộ phân tiếp nhận
Xác định nghĩa vụ tài chënh, lập thông báo thuế
Nhận thông báo nộp tiền Thực hiện nghĩa vụ tài chënh
Nhận hóa đơn đỏ Lập danh sách, in GCN
Kiểm tra hồ sơ, lập tờ trình Kiểm tra, ký duyệt
Làm thủ tục đăng ký, phát hành văn bản Vào sổ cấp giấy, lưu hồ sơ
Trả kết quả, thu phë, lệ phë
Hướng dẫn dân kê khai
Tiếp nhận Phân công Thẩm tra Kiểm tra hồ sơ, chuyển thông tin địa chënh
Trang 25sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất tại trụ sở UBND phường, xã trong thời gian 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD đất Trường hợp đủ điều kiện thì trong vòng 5 ngày làm việc, xác nhận vào Đơn xin cấp GCNQSD đất và gh ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Giấy chứng minh về QSD đất theo quy định tại điều 50 Luật đất đai 2003 (01 bản chënh và 01 bản phô tô)
Văn bản ủy quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có)
Bản photo các giấy tờ tùy thân (CMND, hộ khẩu, …) của người sử dụng đất
Trường hợp có biến động về ranh giới thửa đất, hiện trạng thửa đất khác so với hồ sơ kỹ thuật thửa đất thì người xin cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về đo đạc bản đồ thực hiện trëch đo địa chënh
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại
trung tâm giao dịch “một cửa” thành phố Nha Trang sau khi có đủ các loại giấy
tờ nêu trên Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại và hướng dẫn bổ sung, nếu đầy
đủ hợp lệ thì ghi phiếu tiếp nhận vào hồ sơ, vào sổ tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất
Bước 2: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ từ bộ phận tiếp nhận, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm phân công xử lý hồ sơ cho cán bộ đơn vị mình bằng phiếu giao nhiệm vụ
Bước 3: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc cán bộ phòng nghiệp
vụ thuộc văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ Đối với trường hợp đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận thì ghi ý kiến vào phiếu thẩm tra hồ sơ, làm trëch lục bản đồ địa chënh thửa đất, trëch sao hồ sơ địa chënh, viết phiếu chuyển thông tin địa chënh, vào sổ luân chuyển hồ sơ Sau đó hồ sơ được chuyển cho Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất
Trang 26Bước 4: Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Giám đốc Văn phòng
đăng ký QSD đất kiểm tra hồ sơ, phân loại hồ sơ, ký duyệt vào phiếu chuyển thông tin địa chënh đối với hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ tài chënh, chuyển hồ sơ cho cán bộ chu chuyển hồ sơ của đơn vị Cán bộ chu chuyển hồ sơ của Văn phòng đăng ký QSD đất có nhiệm vụ: Chuyển hồ sơ cho phòng in GCNQSD đất đối với trường hợp hồ sơ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chënh, nếu hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ tài chënh thì phải trëch sao 01 bộ hồ sơ thực hiện nghĩa
vụ tài chënh gửi bộ phận tiếp nhận hồ sơ (thời gian thực hiện 01 ngày)
Bước 5: Đối với trưòng hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ
tài chënh, bộ phận tiếp nhận gửi thông báo cho người sử dụng đất đến kê khai các khoản thu người sử dụng đất phải nộp, đồng thời có trách nhiệm cấp phát đầy đủ các tờ khai và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai theo mẫu quy định; vào sổ giao nhận hố sơ về nghĩa vụ tài chënh để gửi số liệu địa chënh đến Chi cục thuế xác định mức nghĩa vụ tài chënh theo quy định của pháp luật (thời gian thực hiện không quá 01 ngày)
Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
số liệu địa chënh, Chi cục thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chënh và gửi thông báo nộp tiền, vào sổ giao nhận hồ sơ về nghĩa vụ tài chënh cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ
Bước 7: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chënh, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo nộp nghĩa vụ tài chënh cho người sử dụng đất
Bước 8: Người sử dụng đất có trách nhiệm nộp tiền vào ngân sách Nhà
nước theo thông báo gửi lại chứng từ gốc cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ
Bước 9: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận có
trách nhiệm gửi: Tờ khai, thông báo nộp tiền, hóa đơn đỏ (nếu có) cho Văn phòng đăng ký QSDĐ
Bước 10: Trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chënh, Văn phòng đăng ký QSD đất lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất, in Quyết định và giấy
Trang 27chứng nhận, gửi toàn bộ hồ sơ đến Phòng TNMT Bộ phận in giấy chứng nhận, lập danh sách (03 ngày), cán bộ kiểm tra (01 ngày), Giám đốc phê duyệt (02 ngày).
Bước 11: Trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, Phòng TMMT có
trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lập tờ trình trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận đối với hồ sơ đủ điều kiện; trả lại Văn phòng đăng ký QSD đất những hồ sơ không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do
Bước 12: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được tờ trình, UBND có trách nhiệm xem xét, ký và gửi lại hồ sơ cho Phòng TNMT giấy chứng nhận đối với những truờng hợp đủ điều kiện, trả lại Vănphòng đăng ký QSD đất (qua Phòng TNMT) đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do
Bước 13: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc sau khi nhận quyết định
cấp giấy chứng nhận, Phòng TNMT bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký QSD đất
Bước 14: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được kết quả từ Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm vào
sổ cấp giấy chứng nhận, lưu hồ sơ và bàn giao GCNQSD đất (bản gốc) cho bộ phận tiếp nhận
Bước 15: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được giấy chứng nhận, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm trao GCNQSD đất cho người sử dụng đất, trả hồ sơ đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo
rõ lý do Tổng thời gian thực hiện là 45 ngày kể từ ngày người dân nộp hồ sơ (không tënh thời gian làm các thủ tục xin xác nhận và công khai danh sách ở UBND phường, xã, không tënh thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chënh)
Nhận xét: Quy trình cấp GCNQSD đất trên đã thể hiện rõ ràng các trình tự
thủ tục cấp GCNQSD đất Quy trình này đã có được những ưu điểm tiến bộ hơn
so với quy trình trước đây khi đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giảm bớt “cửa” khi đi làm thủ tục, thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ nhanh
Trang 28gọn, thuận tiện và khoa học Tuy nhiên, thời gian dành cho việc thẩm định hồ sơ của Văn phòng đăng ký QSD đất là ngắn dẫn đến dễ sai sót, đặc biệt là những hồ
sơ xin cấp giấy phức tạp, vướng mắc sẽ giải quyết không kịp, sai hẹn với người dân, nhất là những trường hợp cần xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Thành phốcần tiếp tục triển khai hình thức cấp GCNQSD đất trên để vừa đảm bảo tiến độ cấp GCNQSD đất vừa giải quyết các hồ sơ biến động đất đai hiệu quả Ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất, cấp GCNQSD đất còn phải kể đến các chënh sách về mẫu biểu liên quan đến cải cách hành chënh, chënh sách liên quan đến thuế đất đai
1.2.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Mang tënh vĩ mô và có tënh dài hạn Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất rất lớn
Đây cũng là cơ sở để đánh giá tổng quát về nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đëch sử dụng đất và dự báo tài chënh liên quan đến đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng, địa phương Qua đó đưa ra hướng giải quyết cho công tác đăng ký đất, cấp GCNQSD đất
1.2.3 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất của cấp trên
Hiện nay, ở nhiều địa phương, nhất là cấp chënh quyền cơ sở chưa thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đất đai Vẫn diễn ra tình trạng lãnh đạo xã, phường bao che, dung túng cho những cá nhân sai phạm Không ët gia đình lấn chiếm đất công, đất của người khác, rồi được chënh quyền "tiếp tay" làm thủ tục cấp sổ đỏ Nhiều người ngang nhiên chiếm đoạt đất thuê, mượn Gây khó khăn cho hoạt động cán bộ cấp trên
Công tác quản lý và sử dụng đất đai là một trong 6 lĩnh vực trọng tâm của ngành TNMT, đây là lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp
Trang 29đến đời sống người dân và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Với mục tiêu đảm bảo bền vững, thời gian tới, toàn ngành tiếp tục tăng cường, củng cố công tác quản lý đất đai ở các cấp; đảm bảo về kinh phë, nâng cao hoạt động kiểm tra, đôn đốc Nhất là củng cố về tổ chức, bộ máy quản lý đất đai các cấp để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
1.2.4 Sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ
Đất đai là vấn đề cực kỳ lớn, có thể gây bức xúc cả về phương diện lý luận
và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chënh sách và thực thi chënh sách; đối với người dân cũng như với các cấp chënh quyền
Hiểu biết của nhân dân đối với vấn đề quản lý đất đai rất quan trọng Nhân dân nắm rõ về luật và các quy định hiện hành giúp cho cán bộ địa chënh dễ dàng
xử lý hồ sơ và các công tác khác liên quan đến việc đăng ký đất đai, tiến trình cấp GCNQSD đất
Đại đa số các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, khó giải quyết; số cán bộ
có khuyết điểm, làm sai, bị kỷ luật nhiều hơn cả cũng là liên quan đến đất đai Tiêu cực, tham nhũng xảy ra cả với cán bộ lẫn người dân cũng liên quan nhiều đến đất đai tuy nhiên, bên cạnh đó là nguyên nhân do người dân hiểu sai, làm sai, hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ëch không thể đáp ứng được
1.2.5 Công tác kiểm kê, đo đạc bản đồ
Đây là công tác bổ trợ rất lớn dẫn đến kết quả cấp GCNQSD đất Việc kiểm
kê đất đai giúp cho việc quản lý chặt chẽ quỹ đất, đo đạc bản đồ chënh xác giúp công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất giảm được nhiều thời gian thanh tra kiểm tra
2008 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm với mục tiêu tới 2010 cơ bản hoàn thành hồ sơ địa chënh trên cả nước, Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai sẽ đôn đốc các địa phương rà soát toàn diện, đẩy nhanh tiến độ công tác đo đạc, lập bản
đồ địa chënh, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chënh và lập
kế hoạch triển khai tiếp nhằm giải quyết yêu cầu đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn
Trang 30thành việc đo đạc bản đồ địa chënh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập
hồ sơ địa chënh trên phạm vi toàn quốc
1.3 Bài học kinh nghiệm về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
* Thành phố Tuy Hòa (Là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Yên)
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình và
cá nhân trên địa bàn thành phố:
• Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
• Hồ sơ kỹ thuật thửa đất
• Biên bản xác định ranh giới thửa đất
• Chứng từ nộp nghĩa vụ tài chënh (nếu có)
• Hồ sơ khai thuế
2 Thời gian thực hiện: 42 ngày làm việc không tënh thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chënh (nếu có)
3 Trình tự cấp giấy:
• Tiếp nhận, phân loại, chuyển hồ sơ cho bộ phận thẩm định (thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc)
• Thẩm định hồ sơ, lập phiếu chuyển thuế trình Giám đốc Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất ký duyệt (thời gian thực hiện không quá 7 ngày làm việc)
• Photo hồ sơ chuyển thuế, kiểm tra và lập danh sách chuyển hồ sơ tënh thuế sang Chi cục thuế Tuy Hoà để tënh toán nghĩa vụ tài chënh (thời gian thực hiện không quá 04 ngày làm việc)
• Chuyển in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc)
• Kiểm tra hồ sơ sau khi in giấy và lập tờ trình ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc)
Trang 31• Chuyển hồ sơ trình lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình cấp giấy (thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc).
• Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký duyệt hồ sơ (thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc)
• Đóng dấu, vào sổ, chuyển hồ sơ trình UBND thành phố Tuy Hoà ký giấy (thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc)
• UBND thành phố Tuy Hoà ký cấp giấy và đóng dấu (thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc)
• Nhận hồ sơ từ UBND thành phố Tuy Hoà về chuyển hồ sơ và sổ địa chënh (thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc)
• Lục hồ sơ lưu, ghi thông tin hồ sơ vào sổ địa chënh, sổ cấp giấy (thời gian thực hiện không quá 04 ngày làm việc)
• Cập nhật hồ sơ nộp thuế, kiểm tra tënh đầy đủ của hồ sơ lần cuối trước khi trả kết quả hồ sơ cho dân, thu lệ phë địa chënh (thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc)
+ Trình tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh:
* Đăng ký thế chấp, bảo lãnh (theo Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT BTP-BTNMT ngày 26.06.2005 của Bộ Tư Pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường):
1 Hồ sơ gồm có:
• Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh
• Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (có chứng thực hoặc chứng nhận của cơ quan chức năng);
• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chënh);
• Các loại giấy tờ có liên quan đến yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh khác (nếu có)
2 Trình tự, thời gian thực hiện:
• Tiếp nhận, phân lại, chuyển hồ sơ cho bộ phận thụ lý giải quyết
• Kiểm tra cập nhật biến động hồ sơ địa chënh, soạn thảo tờ trình, chỉnh lý GCNQSDĐ, trình lãnh đạo ký duyệt, kiểm tra thu lệ phë và trả kết quả
Trang 32• Thời gian thực hiện: trường hợp nộp hồ sơ trước 10h00 sáng thì nhận kết quả vào buổi chiều cùng ngày; trường hợp nộp hồ sơ từ 10h00 trở đi thì nhận kết quả trong ngày làm việc kế tiếp.
* Xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh:
1 Hồ sơ gồm có:
• Đơn yêu cầu xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh;
• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chënh)
2 Trình tự, thời gian thực hiện:
• Tiếp nhận, phân loại, chuyển hồ sơ cho bộ phận thụ lý giải quyết
• Kiểm tra cập nhật nội dung xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào hồ sơ địa chënh, soạn thảo tờ trình, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình lãnh đạo ký duyệt, kiểm tra thu lệ phë và trả kết quả
• Thời gian thực hiện: trường hợp nộp hồ sơ trước 10h00 sáng thì nhận kết quả vào buổi chiều cùng ngày; trường hợp nộp hồ sơ từ 10h00 trở đi thì nhận kết quả trong ngày làm việc kế tiếp
* Qua nghiên cứu công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ ở địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Nha Trang:
- Thành phố Tuy Hòa xây dựng quy trình cấp GCNQSDĐ thời gian thực hiện ngắn gọn trong vòng 42 ngày, và trình tự thủ tục đăng ký, xóa thế chấp bảo lãnh trong vòng khoảng 10 giờ
- Đẩy mạnh việc thực hiện giải quyết hồ sơ nhanh gọn, coi đây là biện pháp
để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ được tốt hơn
Kết luận chương 1
Chương này trình bày tình hình về công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang ảnh hưởng đến việc đăng ký và cấp GCNQSDĐ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trë địa lý
Thành phố Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chënh trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, được Thủ tướng Chënh phủ công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009 Đây
là một trong 06 đô thị loại I trực thuộc tỉnh của cả nước
Thành phố Nha Trang có diện tëch tự nhiên là 251km², dân số 392.279 người Phëa Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phëa Nam giáp huyện Cam Lâm, phëa Tây giáp huyện Diên Khánh, phëa Đông giáp Biển Đông
Thành phố Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chënh:
- 19 phường nội thành: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long, Vĩnh Hòa
- 08 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng
Nha Trang có 19 hòn đảo, trong đó đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2
nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kën gió và êm sóng.Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ,
hồ cá Trë Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao
Trang 34Nha Trang nằm bên cạnh các trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia, nằm ở ngã ba trung chuyển giữa các khu vực kinh tế trọng điểm Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chë Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km Cùng với đặc điểm thuận lợi này, sân bay và cảng biển Nha Trang tạo vị thế cạnh tranh lớn, có một không hai ở khu vực Nam Trung Bộ
Với vị trë này, Nha Trang có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh
tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung
b) Địa hình địa mạo
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tëch khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tëch toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3độ đến 15độ chủ yếu nằm ở phëa Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tëch, vùng núi
có địa hình dốc trên 15độ phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tëch toàn thành phố
7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11
So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khë hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm Những đặc
Trang 35trưng chủ yếu của khë hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (250
C – 260C), tổng tëch ôn lớn (> 9.500 oC), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ët
bị ảnh hưởng của bão
d) Thủy văn và nguồn nước
Tại thành phố Nha Trang có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chënh là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài
75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân) Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km Sông
là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ
và sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện lân cận
Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa
Bé Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phëa Đông (nhánh chënh) có chiều dài 9 km
và nhánh phëa Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6 km
Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%
e) Thổ nhuỡng
+ Tài nguyên đất:
Diện tëch đất tự nhiên toàn thành phố: 238km2 chủ yếu là đất phù sa do sông ngòi bồi đắp, thëch hợp với trồng cây lúa nước, các loại cây lương thực khác, cây ăn quả, các loại đất còn lại là các nhóm đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xác bạc màu, đất cát, đất mặn
+ Tài nguyên nước:
Nước mặt: Thành phố Nha Trang là cuối nguồn của sông Cái, và sông Quán Trường nên có nguồn nước mặt khá phong phú Lượng mưa phân bố
Trang 36không đều trong năm, lưu lượng dòng chảy trung bình 35-45m³/s tổng lượng nước đổ vào sông khoảng 1,4 tỷ m³/ năm
Nước ngầm: Nước ngầm trên thị xã tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Nước
lỗ hổng và nước khe nứt Trong cấu thành tạo chứa nước sự phân bố rất phức tạp, ët có tënh chất qui luật, độ sâu mực nước từ 3-7m, có nơi sau hơn Nguồn chủ yếu là từ nước mưa và nước mặt Động thái biến động theo mùa, dao động giữa mực nước mùa mưa và mùa khô
+ Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn thành phố Nha Trang có hai mỏ đá phân bổ tại xã Vĩnh Phương - Vĩnh Lương; Phước Đồng - Vĩnh Thái
f) Cảnh quan môi trường
Vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội,… qua đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố Tuy nhiên, hiện nay môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân Một số điểm đang lưu ý là:Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè nuôi tôm hùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu cảng
Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô xung quanh đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc
Trang 37Môi trường không khë: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khë chủ yếu của thành phố do hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu trung tâm công nghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khë thải, bụi và tiếng ồn.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của thành phố Nha Trang là do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, và khách
du lịch ngày càng tăng … tạo ra nguồn rác thải, nước thải lớn chưa được xử lý, thải xuống biển, sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư
Nhận xét: Thành phố Nha Trang có nhiều thuận lợi như là thành phố trung
tâm chënh trị, kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của tỉnh và cả vùng, có vị trë thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất là tương đối cao, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng Chënh vì thế đất đai ở đây cũng trở nên có giá trị cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh gây một số khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất Bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt của miền Trung như nắng nóng, bão lụt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp hóa -hiện đại hóa,… ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý và sử dụng đất đai Điều kiện tự nhiên ở đây còn ảnh hưởng đến quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đông bộ Ô nhiễm môi trường gây ảnh huởng đến chất lượng đất, tỷ lệ cây xanh đô thị còn thấp, xử lý rác thải chưa triệt để, diện tëch đất nghĩa trang, nghĩa địa còn lớn và manh mún
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình phát triển kinh tế
34 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Nha Trang phát triển khá nhanh Giờ đây, Nha Trang đã có một tầm vóc khác… Từ một thị xã nhỏ bé, Nha Trang đã vươn mình, trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, đây cũng là nơi diễn ra nhiều
sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế Mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Chënh phủ đề nghị công nhận Thành phố Nha Trang là đô thị loại 1 Như vậy, sau một thời gian
Trang 38hình thành và phát triển, đi qua nhiều giai đoạn kiến tạo, quy hoạch và xây dựng, Thành phố Nha Trang lại có thêm động lực để phát triển.
Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn đã và đang hoàn thành đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thành phố biển Đường Trần Phú với cây cầu nối đường Phạm Văn Đồng thành một con đường uốn quanh chạy dọc bờ biển, rộng và đẹp Nhiều du khách nhận xét: Đây có thể xem là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam Những khu nhà lụp xụp ven biển ngày trước nay đã là những khách sạn, những tòa nhà to đẹp Thành phố phát triển và nhịp sống của người dân Nha Trang cũng năng động hơn Một trong những nét hấp dẫn, góp phần tạo nên sự thành công của Nha Trang trong hoạt động du lịch đó là thành phố vẫn giữ được sự thanh tĩnh và yên bình với chất lượng cuộc sống cao so với nhiều thành phố khác trong cả nước, dù đang trong giai đoạn phát triển
Để có được sự đổi thay và những bước chuyển mình này, dưới sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của Tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang đã phát huy nội lực, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển thành phố theo quy hoạch Thành phố đã có bước phát triển quan trọng và đã đạt được kết quả khả quan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng, xây dựng cơ
sở hạ tầng đô thị Hàng năm, thành phố đã dành gần 100 tỷ đồng cho đầu tư phát triển KT-XH Hiện nay, hướng phát triển trọng tâm của thành phố theo cơ cấu:
du lịch - dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên du lịch, vị trë địa lý, con người, các yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống Những năm qua, thành phố đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng để cải thiện bộ mặt
đô thị, nông thôn theo hướng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống kết hợp với việc hiện đại hóa theo định hướng quy hoạch Bên cạnh đó, các thành phần kinh tế khác đã tham gia thực hiện nhiều dự án đầu
tư xây dựng như: các khu dân cư, khu đô thị mới, các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, du lịch… đã góp phần thay đổi diện mạo đô thị Thành phố Nha Trang ngày càng văn minh, hiện đại Quy mô thành phố không ngừng
Trang 39mở rộng, tốc độ cải tạo phát triển nhà ở trong khu vực nội thành được đẩy nhanh, ước tënh mỗi năm tăng trên 10.000m² Hệ thống đường giao thông được phát triển khá toàn diện với đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy đã có tác động tëch cực đến sự “vươn mình” của thành phố
Những năm qua, tình hình kinh tế của Thành phố Nha Trang luôn phát triển
ổn định ở mức cao, GDP hàng năm tăng trung bình 13,13% (giai đoạn 2008 2010), thương mại - dịch vụ tăng 15,54%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,87% Đặc biệt, Nha Trang ngày càng thể hiện rõ vai trò là một trung tâm du lịch văn hóa của cả nước, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế Lượng khách du lịch đến thành phố hàng năm tăng rất nhanh Năm 2011, thành phố đón 1,6 triệu lượt khách, trong đó có 330.000 khách quốc tế, tăng 17,4% so với cùng
-kỳ, tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ
Nói chung kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vì vậy việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý đất đai ngày càng được nhân rộng và tiến sâu như việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý đất đai, UBND thành phố đã lập mạng cục bộ tại Phòng Tài nguyên Môi trường để quản lý hệ thống, cập nhật biến động đất đai, đẩy nhanh công tác xử lý chënh xác in vẽ GCNQSD đất trên máy tënh rồi lan rộng ứng dụng trong công tác quản lý đất đai trên các phường, xã
b) Dân số, lao động, việc làm
Theo điều tra dân số năm 2010 thì dân số toàn thành phố có 392.279 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4% Về tỉ lệ giới tënh, nam chiếm 48,5% và nữ chiếm 51,5% Tuy nhiên theo cách tënh quy
mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000 - 490.000 người (bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động tạm trú thường xuyên, tạm trú vãng lai nhưng không tënh khách du lịch)
Trang 40Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2 Dân cư phân
bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành Khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập có mật độ dân cư rất cao với gần 30000 người/km².Tuy nhiên một số xã như Vĩnh Lương, Phước Đồngvới địa hình chủ yếu là núi cao
có mật độ dân số thấp, chỉ vào khoảng 320-370 người/km2
Như vậy lực lượng lao động ở đây dồi dào Số dân nhập cư tăng nhanh, dẫn đến mật độ dân cũng cao lên, số hộ tăng, vì vậy nhu cầu về cấp GCNQSD đất cũng theo đó mà tăng lên Ngoài ra các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra nhiều và nhanh nên việc đăng ký đất đai dần phức tạp và nhiều lên
2.1.3 Giới thiệu về Phòng Tài Nguyên và Môi Trường TP.Nha Trang
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:
TRƯỞNG PHÒNG TNMT
GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐK QSD ĐẤT
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG TNMT
PHÓ GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐK QSD ĐẤT
TỔ TRƯỞNG
TỔ CẤP MỚI PHƯỜNG
TỔ TRƯỞNG
TỔ CẤP MỚI XÃ
TỔ TRƯỞNG
TỔ ĐK BIẾN ĐỘNG
TỔ TRƯỞNG
TỔ MÔI TRƯỜNG
TỔ TRƯỞNG
TỔ DỰ ÁN
TỔ TRƯỞNG
TỔ HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP
TỔ VIÊN TỔ CẤP MỚI PHƯỜNG
TỔ VIÊN TỔ CẤP MỚI XÃ
TỔ VIÊN TỔ
ĐK BIẾN ĐỘNG
TỔ VIÊNTỔ MÔI TRƯỜNG
TỔ VIÊNTỔ TRƯỞNG
TỔ DỰ ÁN
TỔ VIÊN TỔ VLAP
TỔ VIÊN TỔ
THANH TRA
TỔ VIÊN TỔ HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG,
VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT
TỔ TRƯỞNG
TỔ MỘT CỬA
TỔ VIÊN TỔ MỘT CỬA
(Nguồn Phòng TN&MT)
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ:
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chënh sách, pháp luật của Nhà nước