Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố nha trang (Trang 33)

a) Vị trë địa lý

Thành phố Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chënh trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, được Thủ tướng Chënh phủ công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 06 đô thị loại I trực thuộc tỉnh của cả nước.

Thành phố Nha Trang có diện tëch tự nhiên là 251km², dân số 392.279 người. Phëa Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phëa Nam giáp huyện Cam Lâm, phëa Tây giáp huyện Diên Khánh, phëa Đông giáp Biển Đông.

Thành phố Nha Trang gồm 27 đơn vị hành chënh:

- 19 phường nội thành: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long, Vĩnh Hòa.

- 08 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng.

Nha Trang có 19 hòn đảo, trong đó đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2

nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kën gió và êm sóng. Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trë Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao...

Nha Trang nằm bên cạnh các trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia, nằm ở ngã ba trung chuyển giữa các khu vực kinh tế trọng điểm. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chë Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Cùng với đặc điểm thuận lợi này, sân bay và cảng biển Nha Trang tạo vị thế cạnh tranh lớn, có một không hai ở khu vực Nam Trung Bộ

Với vị trë này, Nha Trang có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung.

b) Địa hình địa mạo

Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tëch khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tëch toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3độ đến 15độ chủ yếu nằm ở phëa Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tëch, vùng núi có địa hình dốc trên 15độ phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tëch toàn thành phố.

c) Khë hậu

Thành phố Nha Trang có khë hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khë hậu đại dương. Khë hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3o

C. Có mùa đông ët lạnh và mùa khô kéo dài. Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 đến 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khë hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc

trưng chủ yếu của khë hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (250

C – 260C), tổng tëch ôn lớn (> 9.500 o

C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ët bị ảnh hưởng của bão.

d) Thủy văn và nguồn nước

Tại thành phố Nha Trang có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chënh là sông Cái Nha Trang và sông Quán Trường.

Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Đoạn hạ lưu thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất công-nông nghiệp, du lịch-dịch vụ và sinh hoạt dân cư cho thành phố và các huyện lân cận.

Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phëa Đông (nhánh chënh) có chiều dài 9 km và nhánh phëa Tây (còn gọi là sông Tắc) dài 6km.

Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.

e) Thổ nhuỡng

+ Tài nguyên đất:

Diện tëch đất tự nhiên toàn thành phố: 238km2

chủ yếu là đất phù sa do sông ngòi bồi đắp, thëch hợp với trồng cây lúa nước, các loại cây lương thực khác, cây ăn quả, các loại đất còn lại là các nhóm đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xác bạc màu, đất cát, đất mặn.

+ Tài nguyên nước:

 Nước mặt: Thành phố Nha Trang là cuối nguồn của sông Cái, và sông Quán Trường nên có nguồn nước mặt khá phong phú. Lượng mưa phân bố

không đều trong năm, lưu lượng dòng chảy trung bình 35-45m³/s tổng lượng nước đổ vào sông khoảng 1,4 tỷ m³/ năm

 Nước ngầm: Nước ngầm trên thị xã tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Trong cấu thành tạo chứa nước sự phân bố rất phức tạp, ët có tënh chất qui luật, độ sâu mực nước từ 3-7m, có nơi sau hơn. Nguồn chủ yếu là từ nước mưa và nước mặt. Động thái biến động theo mùa, dao động giữa mực nước mùa mưa và mùa khô.

+ Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn thành phố Nha Trang có hai mỏ đá phân bổ tại xã Vĩnh Phương - Vĩnh Lương; Phước Đồng - Vĩnh Thái.

f) Cảnh quan môi trường

Vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội,… qua đó góp phần cải thiện chất lượng môi trường của thành phố. Tuy nhiên, hiện nay môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Một số điểm đang lưu ý là:

Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa. Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè nuôi tôm hùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước.

Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển. Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu cảng. Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô... xung quanh đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc.

Môi trường không khë: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khë chủ yếu của thành phố do hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu trung tâm công nghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khë thải, bụi và tiếng ồn.

Nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của thành phố Nha Trang là do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, và khách du lịch ngày càng tăng … tạo ra nguồn rác thải, nước thải lớn chưa được xử lý, thải xuống biển, sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư.

Nhận xét: Thành phố Nha Trang có nhiều thuận lợi như là thành phố trung tâm chënh trị, kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của tỉnh và cả vùng, có vị trë thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Địa hình bằng phẳng, cấu tạo địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất là tương đối cao, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Chënh vì thế đất đai ở đây cũng trở nên có giá trị cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh gây một số khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất. Bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt của miền Trung như nắng nóng, bão lụt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp hóa - hiện đại hóa,… ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý và sử dụng đất đai. Điều kiện tự nhiên ở đây còn ảnh hưởng đến quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đông bộ. Ô nhiễm môi trường gây ảnh huởng đến chất lượng đất, tỷ lệ cây xanh đô thị còn thấp, xử lý rác thải chưa triệt để, diện tëch đất nghĩa trang, nghĩa địa còn lớn và manh mún.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố nha trang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)