Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2.Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản

Trong những năm 1998 - 2006, ngành có chuyển biến mạnh và rõ nét nhất của vùng ven biển chính là ngành thuỷ sản khi kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển nhanh của ngành không chỉ đem lại một nguồn thu lớn mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân khu vực này. Đây là thời kỳ ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Sự phát triển nhanh của ngành thuỷ sản được thể hiện trên nhiều khía cạnh.

Về số lượng tàu thuyền

Số lượng tàu thuyền đánh bắt của vùng ven biển thời kỳ này được tăng nhanh, công suất lớn và có khả năng đánh bắt xa bờ. Đây là bước phát triển mới so với giai đoạn trước. Năm 2000, toàn vùng ven biển có 1.650 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất máy 39.700 CV. Trong đó: tàu thuyền đánh bắt ven bờ là 1.594 chiếc, công suất 21.400 CV (chiếm 54% tổng công suất); tàu thuyền đánh bắt xa bờ là 56 chiếc, công suất mày 18.300 CV (chiếm 46% tổng công suất). Từ năm 1997 đến năm 2000, ngành thuỷ sản được đầu tư 85,3 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi, cùng với 15 tỷ đồng vốn huy động trong dân, đóng mới được 54 tàu công suất 300 + 475 CV/chiếc[113]. Tính đến năm 2004, trong vùng ven biển, huyện Hải Hậu có đội tàu đánh bắt xa bờ gồm 36 chiếc, công suất 220 - 465CV, là đội tàu lớn nhất trong các huyện ven biển phía Bắc. Huyện Nghĩa Hưng có 710

phương tiện đánh bắt với công suất 7.750 CV, trong đó có 10 tàu đánh bắt xa bờ với tổng công suất 3.080 CV. Huyện Giao Thuỷ có đến gần 600 phương tiện các loại, tổng công suất đạt xấp xỉ 15 nghìn CV [124, tr.144 - 176]. Việc đầu tư đánh bắt hải sản đã tăng nhanh số lượng tàu thuyền vùng ven biển. Nhờ được trang bị hiện đại, sản lượng đánh bắt được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng dần tỷ lệ các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế.

Bảng 3.13: Số lượng tàu thuyền của vùng ven biển

Phƣơng tiện tàu thuyền Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số lượng Chiếc 1657 1668 1678 1690 1700 Công suất CV 40.660 43.520 45.360 48.520 50.000 Nguồn: [113]  Về diện tích nuôi trồng:

Trong thời kỳ 1998 - 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản tăng giảm không đều qua các năm nhưng nhìn chung xu hướng có tăng. Điều này phản ánh tình trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản còn diễn ra theo kiểu phong trào, chưa theo chương trình quy hoạch cụ thể của vùng. Từ năm 2000 đến năm 2006, vùng ven biển có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 7.543 ha lên đến 9.075 ha. Trong vùng ven biển, Giao Thuỷ là đơn vị có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất (năm 2000 là 2.920 ha chiếm 38%, đến năm 2006 huyện đã tăng lên là 4.100 ha chiếm tới 45% của cả vùng ven biển). So với giai đoạn trước, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản của thời kỳ này vẫn lớn hơn rất nhiều: Năm 1991, diện tích mặt nước là 2.755 ha, đến năm 1995 là 4.300 ha và tới năm 2006 đã tăng lên đến 9.075 ha [33, tr.96].

Cùng với việc trang bị tàu cá công suất lớn, có khả năng đánh bắt xa bờ và việc gia tăng diện tích, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của vùng ven biển cũng tăng qua các năm.

Bảng 3.14: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của vùng ven biển Nam Định qua các năm

Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ Đ.vị 1995 2000 2002 2005

1. Diện tích có khả năng nuôi Ha 8500 8500 8500 8500

2. DT đã nuôi Ha 3900 5650 6000 7400 3. Tổng sản lượng nuôi trồng Tấn 5000 9840 11.500 17.000 - Ngao vạng Tấn 2000 5000 7000 10.000 - Cua, cá bớp Tấn 410 450 518 850 - Rong câu chỉ vàng Tấn 230 220 300 300 - Tôm Tấn 490 1000 500 5250 - Các loại khác Tấn 1370 2130 3182 600 Nguồn: [82]

Như vậy trong các loại nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thì chỉ có ngao (vạng) và tôm là có sản lượng tăng nhanh nhất. Điều này là do xuất phát từ nhu cầu thị trường xuất khẩu tôm và ngao vạng được mở rộng. Cùng với đó, việc đầu tư vốn phát triển đánh bắt hải sản xa bờ đã tăng nhanh sản lượng khai thác. Nhiều đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ đã từng bước cải tiến kỹ thuật đánh bắt, mở rộng ngư trường, nâng cao năng suất khai thác, tiết kiệm chi phí sản xuất. Sản lượng khai thác, nuôi trồng hải sản vùng ven biển tăng nhanh và liên tục qua các năm.

Bảng 3.15: Sản lượng khai thác, nuôi trồng hải sản vùng ven biển Nam Định Đơn vị tính: tấn Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Khai thác 17.900 23.500 25.380 29.040 32.300 32.700 Nuôi trồng 12.500 18.500 20.350 22.500 23.650 26.420

Nguồn: [82]

Như vậy cả sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng qua các năm nhưng sản lượng nuôi trồng vẫn tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác. Trong vòng 5 năm, sản lượng nuôi trồng đã tăng lên gấp 2,1 lần, từ 12.500 tấn (năm 1999) lên 26.420 tấn (năm 2004).

Sự tăng nhanh của sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của các huyện ven biển đã góp phần làm cho vùng ven biển Nam Định có sản lượng thuỷ sản tăng rất nhanh, nhất là từ năm 2000 trở lại đây. Trong vùng ven biển, Giao Thuỷ là huyện có tốc độ tăng sản lượng lớn nhất. Chỉ trong vòng 10 năm, sản lượng thuỷ sản huyện Giao Thuỷ đã tăng từ 5.400 tấn (năm 1997) lên 17.625 tấn vào (năm 2006), gấp 3,2 lần. Trong khi đó huyện Nghĩa Hưng tăng từ 6.913 tấn (vào năm 1997) lên 17.227 tấn (năm 2006) và huyện Hải Hậu là từ 6.389 tấn (năm 1997) lên 18.099 tấn (năm 2006) [33].

Chỉ tính riêng sản lượng khai thác cá biển của từng huyện ven biển tỉnh Nam Định cũng thể hiện sức phát triển nhanh của ngành thuỷ sản trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2006. Trong những năm đầu tiên thực hiện Chương trình phát triển kinh tế biển, số vốn đầu tư cho tàu đánh bắt cá xa bờ được chú trọng hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy, trong những năm này sản lượng khai thác cá biển của các huyện ven biển tăng rất nhanh, từ 8.888 tấn (vào năm 1997), tăng lên gấp đôi là 16.868 tấn (năm 1999), 19.439 tấn (năm 2000) và 23.722 tấn (năm 2004). Sau đó với việc thua lỗ của các tàu đánh bắt xa bờ nên số lượng khai thác cá biển cũng bị giảm xuống ít nhiều, năm 2005 chỉ còn 23.483 tấn và năm 2006 còn 23022 tấn [31 - 33]. Tuy trong những năm gần đây, sản lượng khai thác cá biển có giảm sút nhưng tính chung cho cả vùng ven biển thì sản lượng khai thác hải sản cũng vẫn

tăng và thu hút được một lượng lớn lao động, giải quyết việc làm cho nhiều ngư dân trong vùng.

Bảng 3.16: Khai thác hải sản vùng ven biển Nam Định

Các chỉ tiêu Đ.V tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng khai thác Tấn 25.000 26.250 27.500 28.800 30.000 Khai thác ven bờ Tấn 9.700 9.900 10.200 10.400 10.500 Khai thác xa bờ Tấn 15.300 16.350 17.300 18.400 19.500 Nguồn: [113]

Phát triển kinh tế biển là một hướng đúng khi vùng ven biển tận dụng được thế mạnh về thiên nhiên của mình. Chỉ tính riêng khai thác hải sản, sản lượng đã tăng qua các năm, trong đó khai thác xa bờ có sản lượng lớn hơn và tăng nhanh hơn so với khai thác ven bờ. Hơn thế, khi khai thác xa bờ thì ngành thuỷ sản không còn mang tính chất tận diệt. Cùng với việc tăng về diện tích mặt nước, sản lượng nuôi trồng cũng liên tục tăng qua các năm.

Bảng 3.17 : Sản lượng thuỷ sản nuôi của vùng ven biển.

Năm Sản lƣợng (tấn) 1996 5.109 1998 8.069 2000 11.358 2003 16.429 2005 18.491 2006 22.545 Nguồn: [31, tr.110 và 33 tr.94]

Sản lượng thuỷ sản nuôi của vùng ven biển tăng rất nhanh, trong vòng 10 năm đã tăng gấp 4,4 lần (từ 5.109 tấn trong năm 1996 tăng lên đến

22.545 tấn trong năm 2006). Trong đó tăng nhanh nhất là Giao Thuỷ, từ 932 tấn năm 1996 lên đến 11.275 tấn năm 2006.

Hai loại thuỷ sản được nuôi trồng nhiều nhất vùng ven biển là tôm và cá. Tôm là loại thuỷ sản tương đối khó nuôi trong điều kiện khí hậu của vùng ven biển Bắc Bộ. Chính vì vậy, sản lượng tôm qua các năm cũng có biến động tăng giảm thất thường.

Bảng 3.18: Sản lượng tôm nuôi vùng ven biển. Đơn vị tính: tấn

Năm Sản lƣợng tôm nuôi

1997 593 1999 791 2002 1535 2003 2139 2004 1792 2005 2071 Nguồn: [31, tr.112 và 33 tr.99] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi của vùng ven biển tăng lên 1478 tấn (từ 593 tấn lên 2071 tấn), gấp 3,5 lần. Điều đáng chú ý Hải Hậu tuy là đơn vị có diện tích và sản lượng thuỷ sản thấp nhất so với vùng ven biển nhưng lại có tốc độ tăng về sản lượng tôm nuôi nhanh nhất. Trong thời gian từ năm 1997 đến 2005, Hải Hậu là đơn vị chỉ có 13 tấn sản lượng tôm nuôi (năm 1997) đã tăng lên 696 tấn (năm 2005), gấp 53,5 lần. Nhìn chung, sản lượng tôm nuôi của vùng ven biển có tăng, giảm trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2006 chủ yếu là do thời tiết và kỹ thuật chăm sóc. Vì vậy trong những năm gần đây, người dân chuyển sang nuôi cá nhiều hơn. Sản lượng cá nuôi vì vậy cũng tăng từ 3.660 tấn (năm 1997) lên 6.445 tấn (năm 2006). Trong đó, Giao Thuỷ có sản lượng cá nuôi tăng từ 550 tấn (năm 1997) lên 1.750 tấn (năm 2006), Hải Hậu cũng tăng từ 960 tấn (năm 1997) lên 2.505 tấn (năm 2006), riêng

Nghĩa Hưng có sản lượng tăng thấp nhất, chỉ từ 2.150 tấn (năm 1997) lên 2.190 tấn (năm 2006) [31, 33].

Về lao động hoạt động trong ngành thuỷ sản:

Phong trào nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Diện tích nuôi trồng, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế đều tăng. Do vậy, ngành thuỷ sản đã thu hút được một lượng lớn lao động. Tính đến năm 2000, ngành thuỷ sản có khoảng 21.000 lao động, trong đó:

- Khối nghề cá nhân dân có: 19.720 người - Khai thác hải sản: 10.500 người

- Nuôi thuỷ sản nước ngọt: 1.830 người - Nuôi thuỷ sản nước lợ: 3.200 người

- Chế biến và dịch vụ thuỷ sản: 4.190 người

- Khu vực quốc doanh và quản lý nhà nước: 1.280 người - Quản lý nhà nước và sự nghiệp: 1.210 người

- Các công ty xí nghiệp: 70 người [120, tr.499]

Số lao động hoạt động khai thác hải sản vùng ven biển Nam Định tăng qua các năm. Đến năm 2001, số lao động hoạt động khai thác hải sản vùng ven biển Nam Định là 10.450 người; năm 2002 là 10.550 người; năm 2003 là 10.600 người; năm 2004 tăng lên 10.800 người và năm 2005 đã thu hút được 11.000 lao động trong vùng [113]. Đây là điều quan trọng đối với một vùng ven biển, bởi nó không chỉ đơn thuần giải quyết cả về kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội.

Về giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản

Sự phát triển mạnh của ngành thuỷ sản không chỉ giải quyết một lượng lớn lao động dôi dư trong khu vực nông thôn vùng ven biển mà còn đem về một lượng ngoại tệ xuất khẩu lớn. Nguồn thu này góp phần nâng cao đáng kể đời sống cho nhân dân trong vùng.

Các chỉ tiêu Đ.V tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị xuất khẩu Triệu USD 2,5 3,2 5,0 6,5 8,0

Nguồn: [113]

Trong vòng 5 năm, giá trị xuất khẩu hải sản của vùng ven biển tăng từ 2,5 triệu USD (năm 2001) lên 8,0 triệu USD (năm 2005). Đó là chỉ tính riêng về giá trị xuất khẩu hải sản. Nếu tính gộp cả thuỷ sản nước mặn và lợ thì giá trị xuất khẩu cũng có tốc độ tăng khá nhanh.

Bảng 3.20: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản vùng ven biển

Năm Tổng sản lƣợng

(tấn)

Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 1999 30.400 4,2 2000 42.000 9,6 2001 45.730 15 2002 51.540 20 2003 55.950 27,5 2004 59.120 35,5 Nguồn: [82]

Tổng sản lương thủy hải sản vùng ven biển tăng đều qua các năm. Từ năm 1999 đến 2004, tổng sản lượng tăng từ 30.400 tấn lên 59.120 tấn, gấp 1,94 lần. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu thủy sản trong những năm 1999 - 2003 có mức tăng vượt trội. Trong vòng 5 năm, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng lên 8,5 lần, từ 4,2 triệu USD (năm 1999) lên đến 35,5 triệu USD (năm 2004).

Hiệu quả kinh tế từ việc xuất khẩu thuỷ sản đã đem đến một bộ mặt mới cho kinh tế vùng ven biển. Sự tăng nhanh giá trị xuất khẩu qua các năm đã cho thấy sức phát triển mạnh mẽ của ngành thuỷ sản. Nguồn thu từ xuất khẩu thuỷ sản thực sự tạo ra bước chuyển mạnh cho vùng. Tuy vậy,

trong xuất khẩu thuỷ sản của toàn vùng lại chủ yếu là xuất khẩu hải sản tươi sống. Do vậy giá trị xuất khẩu thuỷ sản vẫn còn hạn chế so với tiềm năng.

Bảng 3.21: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vùng ven biển qua các năm

Các chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Xuất khẩu qua chế biến

Tấn 750 1.000 1.450 2.000 2.600

Xuất khẩu hải sản tươi sống Tấn 8.700 10.000 11.500 13.200 15.000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 15 20,2 27,5 35,5 46,0 Nguồn: [113]

Xuất khẩu qua chế biến có tăng nhưng với tốc độ chậm. Kim ngạch xuất khẩu hải sản tăng chủ yếu từ nguồn thu xuất khẩu hải sản tươi sống. Hơn nữa hải sản tươi sống chưa qua sơ chế bán với giá không cao. Điều này cũng là một hạn chế cho quá trình phát triển kinh tế của vùng ven biển. Nếu muốn tăng nhanh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hải sản cần phải xây dựng thêm nhiều nhà máy chế biến thuỷ hải sản.

Từ một vùng thuần nông, chủ yếu là trồng lúa, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chỉ diễn ra ở quy mô gia đình nhằm đảm bảo đời sống hàng ngày. Cho đến thời kỳ này, trải qua 20 năm đổi mới, phương thức đó đã có sự chuyển biến khá khác biệt. Vùng ven biển được đầu tư nhiều hơn cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều diện tích đất bồi đắp, đất nhiễm mặn và trồng lúa cho năng suất kém đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ hải sản. Hoạt động đó không chỉ đơn thuần phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn để xuất khẩu với lượng ngoại tệ thu về ngày một lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 88)