Tình hình văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội

Vùng ven biển Nam Định hiện nay là kết quả của bao công sức nhân dân các thế hệ khai hoang lấn biển trong nhiều thế kỷ. Bắt đầu từ thời Lê sơ công cuộc khai hoang ở vùng ven biển Nam Định được tiến hành với quy mô lớn. Khi đó cửa sông Đáy còn nằm sâu trong đất liền, cửa Ba Lạt còn nằm ở phía bắc sông Ngô Đồng (thuộc huyện Giao Thuỷ ngày nay). Vùng Quần Anh (Hải Hậu) hiện nay là kết quả của công cuộc khai hoang được tiến hành dưới thời Lê sơ. Cùng với vùng Quần Anh, khu vực phía đông Hải Hậu tức vùng đất thuộc tổng Kiên Trung cuối thế kỷ XIX và khu vực tổng Hoành Nha thuộc phía bắc huyện Giao Thuỷ ngày nay cũng đã bắt đầu được khai phá từ cuối thế kỷ XV.

Tổng Kiên Trung được thành lập năm 1888. Quá trình khẩn hoang vùng đất này tiến hành qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, tập trung ở các khu vực sau là các làng Hội Khê, Trà Trung, Kiên Trung, Lạc Nam, Trà Hạ. Giai đoạn hai diễn ra vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII tập trung ở khu vực sau là các làng Hà Lạn, Hà Quang. Tổng Kiên Trung tương đương với các xã Hải Nam, Hải Hưng, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Vân, Hải Lộc, Hải Phúc hiện nay [120, tr446].

Vùng đất tổng Hoành Nha bắc huyện Giao Thuỷ được tiến hành khai khẩn từ năm 1456 và được đẩy mạnh từ đầu thế kỷ XVI trở đi. Đến năm 1750, tổng Hoành Nha được thành lập, tương đương với các xã Hoành Sơn,

Giao Tiến, Giao Lâm, Bình Hoà, Giao Hà, Giao Yến, Giao Phong, Giao Châu, Giao Nhân và thị trấn Ngô Đồng, tức toàn bộ khu vực phía bắc huyện Giao Thuỷ ngày nay.

Bước sang thế kỷ XIX, nhân dân vùng ven biển nơi đây đã khai hoang thêm được nhiều vùng đất mới. Huyện Giao Thuỷ có thêm tổng Hoành Thu, huyện Hải Hậu có thêm tổng Ninh Nhất. Đến cuối thế kỷ XIX Hải Hậu có thêm tổng Tân Khai, Quế Hải.

Tại vùng đất Nghĩa Hưng, công cuộc khẩn hoang do Nguyễn Công Khanh, Thống đốc Tiền vệ chỉ huy đồn biển phía nam phủ Nghĩa Hưng tổ chức vào năm 1850 và đặc biệt công cuộc khai hoang lấn biển do Hoàng giáp Phạm Văn Nghị tổ chức vào năm 1852 đã khai phá được một diện tích lớn đất sa bồi. Từ đây nhiều thôn làng mới được thành lập, hình thành nên dải đất ven biển Nam Định giàu tiềm năng về phát triển kinh tế và phong phú về bản sắc văn hóa.

Là những người mang trong mình tiềm thức nền văn minh sông Hồng đi lấn biển để mở đất xây dựng quê hương mới, các thế hệ người dân ven biển thành Nam vừa giữ được những nét văn hoá truyền thống vừa dần dần hình thành những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất mới. Nếu văn hoá là sự ứng xử của con người với thiên nhiên thì những cư dân nơi đây đã lựa chọn cho mình một cách ứng xử thích hợp với vùng đất cửa sông, giáp biển, lắm sóng, nhiều gió. Việc kiến thiết đồng ruộng, bố trí các khu dân cư, làm nhà, xây cầu... là sự lựa chọn thông minh của nhiều thế hệ người dân ven biển này. Mặt khác, lấn biển, vươn ra biển, thích ứng với biển lại là một cách ứng xử khác nữa với thiên nhiên của cư dân nơi đây. Khí phách của họ đã mãnh liệt hơn sóng lớn nên biển cả đã lùi xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng muối bát ngát và những vườn cây sum suê quả ngọt. Bài thơ của Tiến sĩ Đỗ Tông Phát, Phó Doanh điền sứ đã nói lên sức người khai phá trên mảnh đất này:

Thay chua, rửa mặn mấy gian truân Đường cày xuân muộn, sương mưa tưới Khoanh ruộng bồi non, cấy giặt dần Bò sớm đi còn sao điểm tóc

Bữa chiều về đã khói chen chân Những mong thời tiết sao cho thuận

Non thẳm đêm đêm ngắm bóng vân” [126, tr.13]

Cũng như bao người Việt khác, cư dân ven biển Nam Định có một kho tàng văn hoá phong phú, với nhiều trò chơi, biểu diễn dân gian trong các lễ hội cổ truyền như đánh cờ, chọi gà, vật, bơi trải, múa rồng, đi cà kheo… Những phong tục thuần hậu đó đã tồn tại và gắn liền với con người nơi đây qua bao thế hệ, trở thành một nét tính cách riêng. Nơi đây thật xứng đáng là vùng đất “Mỹ tục khả phong” (bốn chữ vàng vua Tự Đức ban tặng).

Với truyền thống khí phách hào hùng “bắt sóng dữ phải cúi đầu, bắt

biển sâu phải lùi xa”, người dân vùng ven biển Nam Định cũng quật cường

trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân các huyện đã liên tục tham gia chiến đấu. Sĩ phu và nhân dân các tổng nhất loạt tham gia lời kêu gọi của Tổng đốc Nam Định Phạm Văn Nghị ào ạt lên đường chống Pháp. Đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân nơi đây lại hứng khởi bắt tay vào góp phần xây dựng chính quyền mới, thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dốc hết sức mình chi viện sức người sức của cho chiến trường. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ anh dũng của dân tộc, vùng ven biển Nam Định đã tổ chức nhiều trận chiến đấu, đóng góp hàng ngàn tấn lương thực - thực phẩm và nhiều tiền bạc, quần áo, quân trang vật dụng và nhiều bộ đội, dân công đã tham gia trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn dân tộc.

Cư dân vùng ven biển Nam Định là sự hòa trộn đan xen của các thành phần xã hội và của nhiều địa phương, gắn liền với công cuộc khai hoang, lấn biển. Ngay từ rất sớm, các giáo sĩ phương Tây đã vào vùng biển này để truyền đạo. Chính vì vậy, vùng có số lượng giáo dân tương đối đông. Trong đó, huyện Nghĩa Hưng là một trong hai huyện có số lượng giáo dân đông nhất trong cả nước (số người theo đạo Thiên chúa chiếm 49% dân số toàn huyện) [13, tr.14]. Ngoài Thiên chúa giáo, văn hóa tôn giáo nơi đây còn là sự đan xen, hòa quyện của đạo Phật, tín ngưỡng dân gian, thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, những danh nhân văn hóa với giáo lý và sinh hoạt tôn giáo. Sự đan xen, hòa quyện đó đã để lại một hệ thống văn hóa vật thể dày đặc ở khắp mọi nơi. Vùng có rất nhiều nhà thờ, chùa, đền... Sự phong phú, đa dạng về văn hóa gắn với quá trình quai đê lấn biển, chinh phục thiên nhiên đã là sợi dây liên kết các cộng đồng dân cư trong vùng. Đây chính là sức mạnh trong công cuộc phát triển thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, vùng ven biển còn có một lực lượng lao động dồi dào. Cho đến năm 1997, dân số của vùng là 648,7 nghìn người, chiếm 35,54 % dân số của tỉnh. Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 1998 có 309.642 người, chiếm 45,8% dân số vùng và 31,7% tổng nguồn lao động của tỉnh [31]. Khu vực nông - lâm - ngư chiếm 70,5% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và chủ yếu là trồng trọt, nhất là lương thực. Lao động trong ngành chăn nuôi và và ngành dịch vụ khác còn ít. Lao động làm nghề đánh bắt cá, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản mới chiếm 5,6% tổng số lao động trong vùng và 8% lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp của vùng. Một đặc điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn nhân lực của vùng ven biển là tính đa nghề của người dân. Họ có thể vừa sản xuất nông nghiệp kết hợp với các ngành nghề khác, từ đó hình thành nên các hộ:

- Chuyên nghề nông

- Nghề nông mới chuyển dịch đa nghề

- Thuỷ sản và các hoạt động phi nông nghiệp - Nông nghiệp + Thuỷ sản + Chế biến

- Nông nghiệp + Xây dựng…

Sự đa dạng về ngành nghề cùng với lực lượng trong độ tuổi lao động có tính cần cù, siêng năng chính là một lợi thế quan trọng cho vùng ven biển trong quá trình phát triển.

Với truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, nhân dân vùng ven biển Nam Định luôn giữ gìn thuần phong mỹ tục, phát huy những nét đẹp văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. Với tình yêu quê hương đất nước, phát huy truyền thống của vùng đất hiếu học, trong sự nghiệp xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, người dân nơi đây đã nỗ lực hết sức để phát triển kinh tế, làm cho quê hương ngày càng giầu đẹp.

Tiểu kết:

Vùng ven biển tỉnh Nam Định là vùng có lịch sử hình thành từ rất sớm. Dân số đông đã tạo nên nguồn lao động dồi dào về số lượng, khá về chất lượng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế và văn hoá xã hội vùng ven biển Nam Định trước thời kỳ đổi mới vẫn còn những mặt yếu kém, lạc hậu giống như nhiều địa phương khác của đất nước trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn thử thách trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Việc quy hoạch phát triển kinh tế vùng chưa được chú trọng, tiềm năng để phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh vùng chưa được đánh giá đúng mức.

Tuy nhiên với truyền thống văn hoá và tinh thần khí phách quật cường của cha ông từ lâu đời, nhân dân vùng ven biển Nam Định có một sức bật lớn trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Vùng có ngư trường rộng lớn, phong phú về chủng loại thuỷ hải sản, có số lượng tàu thuyền khai thác đánh bắt cá khá lớn, có diện tích mặt nước mặn lợ với nhiều đầm vũng kín thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đó là

những tiềm năng to lớn và cũng chính là những tiền đề cơ bản hết sức quan trọng để vùng ven biển Nam Định có những chuyển biến nhanh và mạnh mẽ hơn trong những năm đổi mới.

Tiếp nối truyền thống của cha ông trước đây, tiến ra biển để có được những cánh đồng lúa mênh mông, trù phú; ngày nay vươn ra biển lớn để phát triển kinh tế và hội nhập, bước đi với tư thế của “chàng trai Phù Đổng thời mở cửa hội nhập”. Đó thực sự là một công cuộc chinh phục “vùng đất mới” của những cư dân vùng ven biển Nam Định trong thời kỳ mới đã và sẽ đem lại những đổi thay diệu kỳ của vùng đất đầu sóng ngọn gió nhưng giàu truyền thống cách mạng và đặc sắc về văn hoá.

CHƢƠNG 2: CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ

VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 1998 2.1. Các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế

2.1.1. Điểm xuất phát

Cũng như các địa phương khác của cả nước, trong những năm 80 của thế kỷ XX, vùng ven biển tỉnh Nam Định ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Hậu quả của chiến tranh còn khá nặng nề, không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Chỉ tính riêng ở huyện Nghĩa Hưng, trong kháng chiến chống Mỹ số thanh niên lên đường nhập ngũ đã là 13.500 người, thanh niên xung phong là 1.500 người [13, tr.46]. Cuộc chiến tranh đã làm cho nền kinh tế - xã hội của đất nước không phát triển bình thường như tự thân xu hướng của nó. Sau chiến tranh, mô hình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng lại không phù hợp, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Bên cạnh đó, cùng với điểm xuất phát thấp, các huyện ven biển Nam Định lại bắt đầu từ một nền kinh tế nông nghiệp manh mún, lạc hậu. Trong chừng mực nào đó, nền kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung và vùng ven biển Nam Định nói riêng, vào thập niên 80, thế kỉ XX còn mang tính manh mún hơn cả đầu thế kỉ. Ví dụ vào những năm 1930, trung bình một thửa ruộng ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có khoảng 750m2, nhưng đến những năm cuối thập niên 80, thế kỷ XX, diện tích mỗi thửa ruộng ở vùng này chỉ còn khoảng 250m2

[59].

Trong truyền thống, hoạt động nông nghiệp ở vùng ven biển Nam Định là chủ đạo. Tuy có tiềm năng kinh tế biển nhưng ngư nghiệp chỉ là hoạt động nghề phụ và đánh bắt gần bờ. Bởi lẽ, nếu xét về nguồn gốc, cư

dân ven biển Nam Định có 2 bộ phận. Một bộ phận là những nông dân chuyên làm ruộng, do thiếu ruộng đất làm ăn đã tìm cách mở rộng đồng ruộng ra biển bằng phương pháp quai đê lấn biển. Một bộ phận khác, thường là những nông dân nghèo phải kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá. Trừ một bộ phận rất nhỏ là dân thuỷ cư, còn lại đa phần ngư dân mặc dù nguồn sống chính dựa vào nghề cá, nhưng vẫn hướng về nông nghiệp với tâm lý “dĩ nông vi bản” còn mang nặng. Mặt khác do điều kiện tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định có nhiều cửa sông tạo ra nhiều vùng bồi bãi có thể cải tạo thành đồng ruộng cấy lúa. Do vậy, cư dân ven biển là những người nông dân “Đông tiến” (tiến ra biển Đông), chỉ nhằm mở rộng đất đai bằng cách khai hoang lấn biển và dừng lại trước biển (các địa danh, các vùng đất khai hoang lập thành các đơn vị hành chính như Hải Hậu đã chỉ rõ điều đó).

Một điểm khác nữa cũng có thể coi là điểm xuất phát cần phải tính đến, đó là vùng ven biển Nam Định còn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thường xuyên bị thiên tai đe doạ với nhiều trận bão lớn trong năm. Điều đó cũng đã làm hạn chế nhiều thành tựu kinh tế - xã hội .

Một vùng đất ven biển vốn có truyền thống nông nghiệp, lại vừa đi qua một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với bao tổn thất nặng nề, đồng thời lại phải gánh chịu hậu quả của mô hình hợp tác không phù hợp là đặc trưng cơ bản quyết định xu hướng và nhịp độ phát triển kinh tế của vùng ven biển Nam Định sau này.

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gần như đã rơi đến “đáy” của cuộc khủng hoảng. Sản xuất nông nghiệp trì trệ, nạn thiếu lương thực trầm trọng và xảy ra triền miên, lạm phát với tốc độ phi mã. Tất cả những điều đó cộng với những hậu quả nặng nề chưa giải quyết xong của hơn 30 năm chiến tranh ác liệt đã khiến cho

đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Thực tế đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải đổi mới.

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [44, tr.12], Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những chủ trương, chính sách mang nặng tính giáo điều trước đây, đồng thời khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã mở ra thời kỳ phát triển mới, đánh dấu mốc của sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ Đại hội VI, các kỳ Đại hội, các Hội nghị Bộ Chính trị, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tiếp theo (Đại hội VII, VIII, IX, X) đã nêu lên những phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu đổi mới tất yếu của đất nước. Phương hướng xây dựng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong các Đại hội có thể tóm tắt như sau:

- Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, xác lập cơ chế quản lý mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển kinh tế.

- Sắp xếp lại cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật khách quan. “Muốn

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)