6. Kết cấu của luận văn
3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế ngày càng đa dạng
Trong giai đoạn 1998 - 2006, cơ cấu thành phần kinh tế của vùng ven biển tỉnh Nam Định có bước chuyển dịch khá rõ nét. Tính đến năm 2006, ở vùng ven biển đã có các thành phần kinh tế của quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương, tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp. Các thành phần đó đóng vai trò kinh tế khác nhau, nhưng đều là chủ thể của nền kinh tế.
Nếu như giai đoạn trước, trong ngành kinh tế biển, toàn vùng chỉ có duy nhất hợp tác xã Tân Hải tồn tại và hoạt động thì chỉ trong những năm 1997 - 2000 số lượng hợp tác xã đã tăng lên 18 hợp tác xã, trong đó có 15 hợp tác xã đi vào hoạt động ổn định là [120, tr.500]:
- HTX đánh cá Tân Hải, thị trấn Thịnh Long, Hải Hậu - HTX đánh cá Hồng Phong, xã Hải Triều, Hải Hậu - HTX đánh cá Tiền Hải, Hải Chính, Hải Hậu - HTX đánh cá khơi Nam Hải, xã Hải Lý, Hải Hậu - HTX đánh cá Đại Thành, xã Hải Lý, Hải Hậu - HTX khai thác cá biển xã Hải Giang, Hải Hậu
- HTX chế biến và khai thác cá biển Đại Thắng, xã Hải Đông, Hải Hậu
- HTX đánh cá Ngọc Lâm, xã Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng - HTX đánh cá Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng - HTX đánh cá Hưng Hải, xã Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng
- HTX chế biến và khai thác cá biển Giao Thiện, xã Giao Thiện, - Tổ hợp khai thác cá biển Tiền Phong, xã Giao Phong, Giao Thủy - HTX muối cá Thống Nhất, xã Giao Lâm, Giao Thủy
- HTX muối cá Hòa Bình, xã Giao Lâm, Giao Thủy - HTX muối cá Bạch Long, xã Bạch Long, Giao Thủy
Hoạt động hiệu quả nhất trong số các thành phần kinh tế chính là kinh tế hộ gia đình, cá thể. Chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp, số cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế trong vùng ven biển Nam Định gồm:
Bảng 3.6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: cơ sở Năm Thành phần 1997 1999 2000 2003 2005 2006 Nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể
Đầu tư nước ngoài
6 5 4 1 1 1 22 20 19 18 18 18 4 2 1 20 32 40 6.171 8.387 9.025 17.758 16.696 16.523 0 0 0 0 0 0 Nguồn: [30, 32] Trước năm 1986, mô hình kinh tế cơ bản của nước ta chỉ có 2 thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và tập thể. Với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, cho đến giai đoạn 1998 - 2006, bức tranh kinh tế đã có biến đổi khá sâu sắc về thành phần kinh tế. Trong số các thành phần, kinh tế nhà nước chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Qua bảng trên đây cho thấy thành
phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt là số lượng cơ sở sản xuất của thành phần kinh tế cá thể vừa có số lượng lớn, lại vừa tăng nhanh qua các năm, từ 6.181 cơ sở (vào năm 1997) lên đến 16.523 cơ sở (vào năm 2006).
Sự tăng trưởng nhanh của số cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần kinh tế cá thể đã cho thấy sức bật của kinh tế hộ gia đình trong thời kỳ đổi mới. Trong vòng 10 năm, kinh tế cá thể đã có số lượng cơ sở sản xuất tăng lên gấp 2,6 lần và là thành phần kinh tế có số lượng lớn nhất. Cùng với sự phát triển của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân cũng tăng nhanh trong thời kỳ này và có tốc độ tăng lớn nhất, gấp 10 lần trong vòng 10 năm. Tuy vậy thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn chiếm số lượng khá khiêm tốn và không ổn định. Năm 1997 có 4 cơ sở, năm 2000 giảm xuống còn 1 cơ sở, đến năm 2006 tăng lên 40 cơ sở. Khu vực kinh tế nhà nước và tập thể có số lượng ngày càng giảm. Năm 1997, kinh tế nhà nước có 6 cơ sở, đến năm 2006 chỉ còn 1 cơ sở. Kinh tế cá thể năm 1997 có 22 cơ sở, đến năm 2006 cũng giảm xuống còn 18 cơ sở.
Cùng với sự xuất hiện của các thành phần kinh tế mới so với trước, mỗi thành phần kinh tế lại đóng vai trò khác nhau trong cơ cấu tổng sản phẩm. Tính riêng trong ngành công nghiệp của vùng ven biển tỉnh Nam Định, giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế như sau:
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: triệu đồng
Thành phần KT
Nhà nước
Trung ương quản lý Địa phương quản lý
10.367 11.795 350 300
3.449 7.621 0 0
1.835 4.900 350 300
Ngoài quốc doanh 126.124 202.063 531.072 825.630
Nguồn: [31, 32] Trong khi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực Nhà nước ngày càng giảm thì khu vực ngoài quốc doanh có giá trị sản xuất tăng rất nhanh. Trong vòng 10 năm đã tăng lên gấp 6,5 lần, từ 126.124 triệu đồng (năm 1996) lên 825.630 triệu đồng (năm 2006). Đó là sự khác biệt lớn nhất.
Điểm nổi bật trong chuyển biến về thành phần kinh tế chính là sự xuất hiện mới của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: tư nhân, cá thể. Hai thành phần kinh tế cơ bản của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa trước kia là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giảm cả về số lượng và giá trị sản xuất. Ngược lại với xu thế giảm của các thành phần kinh tế cũ là sự tăng nhanh về số lượng và giá trị sản xuất của hai thành phần kinh tế mới là kinh tế tư nhân và cá thể trong cơ cấu.
Tuy nhiên nếu nhìn trong bức tranh chung của kinh tế đất nước, vùng ven biển Nam Định còn thiếu một thành phần kinh tế có sức bật lớn là thành phần có vốn đầu tư nước ngoài. Trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Có thể coi đầu tư nước ngoài như một cú hích mạnh cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, vùng ven biển Nam Định chưa có sự xuất hiện của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một vấn đề cần được các cơ quan có thẩm quyền suy nghĩ và tìm hướng giải quyết để đẩy nhanh tốc độ phát triển của vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định.
3.4. Chuyển biến cơ cấu ngành theo hƣớng phát huy thế mạnh kinh tế biển
Vùng ven biển có tiềm năng lớn để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Đó là diện tích gieo trồng và nguồn lợi hải sản phong phú (cả đánh bắt và nuôi trồng). Dưới tác động của tự do hoá thương mại nền kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở vùng ven biển của tỉnh đang ngày càng đầu tư lớn, khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lợi biển và đất đai ven biển. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp ở vùng ven biển đã tăng trưởng nhanh trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2006.
3.4.1. Sự chuyển biến trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi
Sự chuyển biến cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
* Trồng trọt
Về diện tích canh tác:
Vùng ven biển tuy có diện tích đất tự nhiên tăng nhanh qua các năm do được lượng phù sa bồi đắp lớn. Tuy vậy, bắt đầu từ giai đoạn 1998 - 2006 với sự phát triển mạnh của ngành thuỷ sản thì diện tích đất này lại chủ yếu để nuôi trồng thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, một phần diện tích đất thấp có năng suất lúa, hoa màu thấp cũng được chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản. Chính vì vậy diện tích cây lương thực đã giảm dần qua các năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của vùng ven biển đã giảm từ 65.039 ha (năm 1997) xuống còn 61.752 ha (năm 2006) [33, tr.52].
Trong tổng diện tích cây lương thực của vùng ven biển tỉnh Nam Định, diện tích trồng lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực tế này cũng rất phù hợp với một vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời. Tính chung cho cả vùng ven biển, diện tích trồng lúa tăng từ 59.308 ha (năm 1997) lên 59.938 ha (năm 2000) và 61.476 ha (năm 2004) [33, tr.53].
Như vậy, trong khi diện tích trồng cây lương thực giảm thì diện tích trồng lúa lại có xu hướng tăng. Vùng ven biển vốn được coi là vựa lúa của cả tỉnh Nam Định. Vì vậy với việc tăng về diện tích, cùng với việc áp dụng các biện pháp thâm canh kỹ thuật mới, năng suất và sản lượng lúa tăng qua
các năm. Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, khi gạo tám xoan của Hải Hậu được đăng ký thương hiệu nên việc sản xuất lúa chất lượng cao của vùng càng đẩy mạnh hơn.
Về sản lượng cây trồng:
Sản lượng cây trồng của vùng ven biển cũng được tăng đều qua các năm. Sản lượng lúa của vùng ven biển năm 2000 đạt 372.349 tấn; năm 2001 đạt 381.525 tấn; năm 2002 đạt 393.794 tấn; năm 2003 là 390.060 tấn; năm 2004 tăng lên là 405.186 tấn [106, tr.413 - 437].
So với vùng nội đồng trong tỉnh, vùng ven biển vẫn có sản lượng lúa vượt trội hơn hẳn và tăng đều qua các năm. Vùng ven biển cũng là vùng đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng sản lượng lúa của toàn tỉnh, năm thấp nhất chiếm 39% (năm 2000), năm trung bình chiếm 41% (năm 2006), năm cao nhất chiếm 43,2% (năm 2004).
Về sản lượng lương thực bình quân
Năng suất và sản lượng cây trồng tăng lên đã làm cho sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Điều này là một sự đổi thay lớn. Vì nếu như trước đổi mới (năm 1986), vùng ven biển vốn được coi là vùng có truyền thống nông nghiệp, đất đai màu mỡ nhưng người dân lại thường xuyên thiếu lúa gạo thì sau hai mươi năm đổi mới, điều đó không còn. Cuộc sống của người dân đã no đủ và ngày càng được nâng cao. Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người năm 1997 đạt 568,6 kg/người; năm 2006 đạt 584,3 kg/người.
Bảng 3.8: Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người
Đơn vị: kg/người
Năm 1997 2000 2004 2006
Vùng ven biển 568,6 565 604 584,3
Vùng nội đồng 471,1 500,7 503 486,5
Sản lượng cây lương thực bình quân đầu người của vùng ven biển tăng giảm không đều qua các năm. Tuy vậy tính chung cho cả giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2004, sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng ven biển đã tăng thêm 35,4kg. Đây là một con số không phải là lớn nhưng với một vùng đông dân cư thuộc đồng bằng sông Hồng như tỉnh Nam Định thì đây cũng đã là một sự nỗ lực lớn. Vùng ven biển luôn luôn có mức sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người cao hơn so với vùng nội đồng. Qua bảng trên cho thấy sản lượng bình quân đầu người của vùng ven biển so với vùng nội đồng năm 1997 nhiều hơn 97,5 kg/người; năm 2000 là 64,3 kg/người; năm 2004 là 101 kg/người; năm 2006 là 97,8 kg/người.
So với mức bình quân chung của toàn tỉnh và các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển Nam Định thực sự có sự vượt trội hơn hẳn về sản lượng lương thực bình quân đầu người.
Bảng 3.9: Sản lượng lương thực bình quân đầu người các vùng
Đơn vị tính: kg/người
Năm 2000 2006
Vùng ven biển Nam Định 565 584,3
Tỉnh Nam Định 512,8 498,4
Đồng bằng sông Hồng 403,1 376,4
Cả nước 444,9 471,1
Nguồn: [107, tr.228 và 33, tr.54] Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, sản lượng lương thực bình quân đầu người của cả nước, đồng bằng sông Hồng và tỉnh Nam Định lại có xu hướng giảm thì riêng vùng ven biển Nam Định vẫn tăng nhanh (vùng ven biển tăng thêm 19,3 kg/người trong khi toàn tỉnh giảm đi 14,4 kg/người và đồng bằng sông Hồng giảm 26,7 kg/người).
Cùng với việc tăng về năng suất và sản lượng cây trồng, trong thời kỳ này, vùng còn tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá các loại cây, tiếp tục phát triển sản xuất lương thực, đồng thời tăng nhanh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây hàng hoá khác.
Sản xuất lương thực mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn và diện tích trồng cây lương thực (chủ yếu là trồng lúa) vẫn tiếp tục gia tăng nhưng tỉ trọng của chúng trong tổng diện tích gieo trồng đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm tăng đều qua các năm. Trong vòng 3 năm, diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm đã tăng từ 2.036 ha (năm 2000) lên 3.303 ha (năm 2003).
Cùng với việc tăng về diện tích, sản lượng cây công nghiệp cũng tăng, nhưng thất thường.
Bảng 3.10: Sản lượng cây công nghiệp hàng năm vùng ven biển. Đơn vị tính: ha
Năm Vùng ven biển
2000 11052
2002 13039
2004 12016
Nguồn: [106, tr.413 - 437]
Trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2006, vùng ven biển Nam Định cũng tăng cường đầu tư thâm canh, chuyển sang sản xuất hàng hoá, đa dạng giống cây trồng. Trại Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng) là một trong hai cơ sở sản xuất giống lúa thuần chủng và giống lai F1 của toàn tỉnh. Trại được đầu tư, nâng cấp và đang có vai trò chủ chốt trong việc lưu giữ các giống lúa thuần chúng của địa phương, đặc biệt là các giống đặc sản. Trong những năm 1998 - 2006 vùng ven biển đã đưa thêm nhiều giống lúa, nhóm lúa khác nhau vào gieo cấy ở những địa bàn thích hợp như: lúa xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn, tạp giao 1, nhị ưu 63, lưỡng quảng,…với các giống
gieo trồng phong phú, phù hợp với thổ nhưỡng nên cho năng suất cao. Ngoài việc lai tạo giống lúa mới, vùng ven biển còn mạnh dạn thay đổi cơ cấu mùa vụ để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với vùng đất cao, từ hai vụ lúa/năm chuyển sang các mô hình: lạc xuân + lúa mùa + cây vụ đông, bí xanh xuân (hoặc cà chua) + lúa mùa + vụ đông hoặc lạc xuân + đậu tương hè + cây vụ đông. Trong đó mô hình “bí xanh xuân (hoặc cà chua) + lúa mùa + vụ đông” có hiệu quả hơn cả, giá trị thu nhập cao gấp năm, sáu lần so với trồng lúa. Đối với đất hai vụ lúa vùng ven biển còn ảnh hưởng mặn như Nam Điền, Nông trường Rạng Đông (Nghĩa Hưng), Nông trường Bạch Long, Giao Thịnh (Giao Thủy), Hải Thịnh, Hải Hòa (Hải Hậu) chuyển sang nuôi trồng thủy sản theo công thức hai vụ/năm hoặc trồng cói. Ngay trong năm 2005, huyện Hải Hậu đã chuyển đổi 550 ha đất ruộng thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Chủ trương chuyển sang sản xuất hàng hoá là một xu thế đúng của vùng ven biển, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Nhờ có áp dụng các biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nên sản xuất nông nghiệp vùng ven biển có bước phát triển về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.
* Chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành gắn liền với trồng trọt. Hoạt động chăn nuôi của vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2006, tuy có phát triển nhưng không có chuyển biến thật rõ nét. Chăn nuôi cũng vẫn chỉ diễn ra trong quy mô hộ gia đình và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của vùng. Tuy vậy, tổng lượng đàn gia súc, gia cầm cũng có tăng hơn trước: năm 1997 có 189.389 con, năm 2000 tăng lên 209.705 con, năm 2004 là 273.973 con và đến năm 2006 tăng lên đến 329.783 con [31, tr.92 và 33, tr.81]. Trong vòng gần 10 năm (từ năm 1997 đến năm 2006), tổng lượng đàn trâu, bò, lợn đã tăng lên gấp 1,74 lần. Góp phần đáng kể vào việc tăng nhanh của đàn gia súc là sự tăng lên nhanh chóng của đàn lợn.
Năm Loại Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 Trâu Con 4.403 4.066 3.824 3.778 3.655 Bò Con 3.502 3.846 4.018 4.234 4.947