Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1. Nông nghiệp

Vùng ven biển có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp. Do nằm gọn giữa hai cửa lớn nhất của hệ thống sông Hồng (sông Hồng và sông Đáy), phù sa hệ thống sông Hồng lắng đọng cho biển Nam Định là chủ yếu, tuy có chia một phần cho nam Thái Bình và Ninh Bình. Hơn thế nữa, ngay cả phù sa của hệ thống sông Thái Bình cũng một phần theo dòng hải lưu

trôi vào biển Nam Định rồi mới lắng đọng. Khu vực Giao Thuỷ hằng năm được bồi khoảng 90 ha và khu vực Nghĩa Hưng khoảng 32 ha. Như vậy, mỗi năm vùng ven biển được tăng khoảng 120 ha. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vùng ven biển Nam Định có thể phát triển kinh tế nông nghiệp truyền thống. Trong đó hai ngành quan trọng nhất đã được quan tâm phát triển là trồng trọt và chăn nuôi.

* Trồng trọt

Trồng trọt từ trước đến nay vẫn là lĩnh vực hoạt động quan trọng của cư dân vùng ven biển. Cho đến năm 1996 trồng trọt vùng ven biển Nam Định vẫn thu hút tới 597,6 nghìn lực lượng lao động và tạo ra một lượng giá trị sản xuất lớn cho toàn ngành nông nghiệp vùng ven biển [30, tr.36]. Trong lĩnh vực trồng trọt, vùng ven biển chú trọng nhiều đến phát triển sản xuất cây lương thực. Những chuyển biến rõ nét nhất của ngành trồng trọt ở vùng ven biển Nam Định trong những năm 1986 - 1997 được thể hiện trên các mặt sau đây:

Mở rộng diện tích canh tác

Tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm của vùng ven biển tăng qua các năm, tuy mức độ không đáng kể.

Bảng 2.3: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm (đã trừ cây dâu tằm) Đơn vị tính: ha Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Toàn tỉnh 186.724 190.971 193.435 192.475 194.995 197.248 Vùng ven biển 68.691 70.904 71.545 71.024 70.653 71.999

Nguồn: [30, tr.41]

Diện tích gieo trồng tại các huyện ven biển tăng đều qua các năm, từ 68.691 ha (vào năm 1991) tăng lên 71.999 ha (năm 1996). Trong vòng 10 năm, vùng ven biển đã tăng được 3.308 ha diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm, chiếm 31,4% so với toàn tỉnh Nam Định. Trong vùng ven biển, huyện Hải Hậu có tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm lớn nhất, cho đến năm 1996 có tới 29.237 ha. Tuy vậy, Nghĩa Hưng lại là đơn vị có mức gia tăng diện tích nhanh nhất, từ 21.869 ha (năm 1991) lên 24.103 ha (năm 1996), tăng thêm 2.234 ha trong vòng 5 năm.

Sự gia tăng diện tích gieo trồng của vùng ven biển chủ yếu là do cải tạo đầm, bãi ven biển. Một nguyên nhân nữa làm tăng diện tích gieo trồng là do vùng ven biển Nam Định có thế mạnh lớn về diện tích do lượng phù sa bồi đắp hàng năm. Trong tổng diện tích các loại cây trồng thì diện tích trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng có xu hướng tăng đều qua các năm.

Bảng 2.4: Diện tích gieo trồng cây lương thực.

Đơn vị tính: ha Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Toàn tỉnh 168.256 174.998 176.663 176.143 177.223 179.956 Vùng ven biển 61.836 64.404 64.587 64.343 64.180 64.995 Nguồn: [30, tr.42] Sự gia tăng diện tích gieo trồng của vùng ven biển với lượng đất phù sa màu mỡ chính là yếu tố cơ bản dẫn đến tăng năng suất cho toàn vùng trong thời kỳ này.

Với thế mạnh về đất đai, từ trước đến nay vùng ven biển Nam Định luôn là địa bàn có năng suất và sản lượng cao nhất so với khu vực khác trong toàn tỉnh Nam Định.

Bảng 2.5: Sản lượng lương thực quy thóc (đã trừ khoai tây) vùng ven biển

Đơn vị tính: tấn

Năm Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc

1991 274.318 1992 321.163 1993 374.971 1994 342.221 1995 365.204 1996 365.930 Nguồn: [30, tr.43]

Vùng ven biển ngoài lợi thế về nguồn tài nguyên biển còn là vùng luôn chiếm tỷ lệ sản lượng lương thực lớn. Toàn tỉnh có 3 huyện ven biển và 7 huyện trong vùng nội đồng nhưng sản lượng lương thực quy thóc của vùng ven biển luôn chiếm trên 40% sản lượng lương thực toàn tỉnh. Trong năm 1991, vùng ven biển thu hoạch được 274.318 tấn trong tổng số 596.097 tấn sản lượng lương thực của toàn tỉnh Nam Định (chiếm 46%). Năm 1992 đạt 321.613 tấn trong tổng số 753.383 tấn của tỉnh (chiếm 42,7%). Đến năm 1994 sản lượng lương thực của vùng ven biển là 342.266 tấn, đến năm 1996, sản lượng đã tăng lên đến 365.930 tấn [30, tr.43]. Sự tăng nhanh của sản lượng lương thực quy thóc thời kỳ này chủ yếu là do sản lượng lúa tăng nhanh.

Đơn vị tính: tấn Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Vùng ven biển 261.576 308.467 359.994 328.645 352.641 348.728 Trong đó: Nghĩa Hưng Giao Thuỷ Hải Hậu 91769 61776 108031 103276 78829 126362 125875 95040 139079 110470 88639 129536 115252 97556 139833 113714 97259 137755 Nguồn:[30, tr.45] Trong vùng ven biển, huyện Hải Hậu có sản lượng lúa lớn nhất. Nơi đây vốn là vựa lúa của cả vùng ven biển và tỉnh Nam Định. Huyện có sản lượng lúa cả năm đứng thứ hai là huyện Nghĩa Hưng và cuối cùng là Giao Thuỷ. Tuy vậy, nếu so với vùng nội đồng thì sản lượng lương thực của các huyện vùng ven biển vẫn có sự vượt trội hơn hẳn. Năm 1991, sản lượng lúa của huyện Giao Thuỷ đạt 61.776 tấn, Nghĩa Hưng là 91.769 tấn, Hải Hậu là 108.031 tấn trong khi đó huyện nội đồng như Mỹ Lộc chỉ đạt 18.187 tấn, huyện Ý Yên đạt 51.778 tấn và huyện Vụ Bản cũng chỉ đạt 39.098 tấn. Nếu xét về mức tăng sản lượng thì trong vùng ven biển tỉnh Nam Định, huyện Giao Thuỷ lại là huyện có tốc độ lớn nhất. Từ năm 1991 đến năm 1996, sản lượng lúa của huyện Giao Thuỷ tăng từ 61.776 tấn lên 97.259 tấn, tăng thêm 35.483 tấn (tăng 57,4%), huyện Nghĩa Hưng chỉ tăng thêm 21.945 tấn (tăng 23,9%) và huyện Hải Hậu tăng thêm là 29.724 tấn (tăng 27,5%) .

Từ năm 1991 đến năm 1996, sản lượng lúa được tăng nhanh một phần do diện tích gieo trồng được mở rộng. Nhưng điều quan trọng nhất là nông nghiệp đã được đầu tư thoả đáng hơn, áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại và có những giống lúa mới cho năng suất cao như Bắc Ưu 64, Bắc Ưu 96, Nhị Ưu 63, Bắc Ưu 838, Nhị Ưu 128, Lưỡng Quảng, Q5,

Khang Dân 18... Ngoài trồng lúa là chủ yếu, bắt đầu từ những năm 90, vùng ven biển đã bắt đầu đa dạng hoá các loại cây trồng.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của vùng ven biển tỉnh Nam Định được thực hiện theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng, tiếp tục phát triển sản xuất lương thực; đồng thời tăng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây hàng hoá khác. Tuy diện tích trồng cây công nghiệp có tăng qua các năm, nhưng mức tăng không đều: Năm 1991 là 1267 ha; năm 1992 là 1.333 ha; năm 1993 tăng lên 1.388 ha nhưng đến năm 1995 chỉ còn 1.384 ha [30, tr.75].

Trong những năm gần đây, vùng ven biển tập trung chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bắt đầu từ những năm 1990, vùng ven biển Nam Định đã thực hiện phương châm: Lấy hiệu quả kinh tế làm chính, tuỳ theo đặc điểm đất đai, thị trường và tập quán canh tác của từng vùng để lựa chọn cây trồng cho hợp lý. Trên tinh thần đó, tuỳ từng địa bàn cụ thể đã có quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh khác nhau. Theo đó, vùng đất thịt nặng (phần đất thấp) chủ yếu trồng cà chua xuất khẩu, bí xanh, dưa chuột và rau màu cao cấp. Còn phần diện tích đất cao dùng để trồng khoai tây, cà chua. Với sự đa dạng về cơ cấu cây trồng như vậy, kinh tế vùng ven biển cũng có nhiều nguồn thu hơn, góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.

* Chăn nuôi

Chăn nuôi không phải là hoạt động kinh tế nổi bật của vùng ven biển Nam Định. Tuy vậy, trong những năm 1986 - 1998, ngành chăn nuôi đã có chuyển biến nhất định. Các loại gia súc, gia cầm và vật nuôi ngày càng đa dạng hơn trước.

Loại Đ.V tính 1991 1992 1993 1994 1995

Trâu Con 9755 8239 7682 7486 5960

Bò Con 1443 1383 1661 1673 2465

Lợn Nghìn con 131,7 137,2 160,8 162,1 178,7 Nguồn:[30, tr.92 - 94] Trong số 3 loại vật nuôi chính, đàn trâu có xu hướng giảm qua các năm. Sở dĩ có hiện tượng này là do hoạt động nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá. Đàn bò cũng có xu hướng giảm, nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường đàn bò còn để nuôi với mục đích lấy thịt, nên số lượng đàn bò lại có xu hướng tăng trở lại. Đàn lợn tăng đều qua các năm và vẫn là loại vật nuôi có số lượng lớn nhất.

Bảng 2.8: Số lượng đàn trâu qua các năm của vùng ven biển. Đơn vị tính: con Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 Nghĩa Hưng 4672 3973 3547 3410 2680 Giao Thuỷ 1713 2073 1970 1985 1575 Hải Hậu 3370 2193 2165 2091 1705 Tổng vùng ven biển 9.755 8.239 7.682 7.486 5.960 Nguồn:[30, tr.92] Bên cạnh đó, quy mô, tính chất và cách thức chăn nuôi theo kiểu sản xuất hàng hoá của các hộ dân cư ngày càng thể hiện rõ nét. Trong chăn nuôi, kinh tế hộ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Bên cạnh việc tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, mô hình kết hợp lúa - tôm càng xanh ở vùng ven biển đã đạt hiệu quả cao. Ngành chăn nuôi đã hình thành được các trang trại. Riêng vùng ven biển chiếm tới 70% tổng số trang trại toàn tỉnh, trong đó huyện Nghĩa Hưng có số trang trại nhiều nhất (209 trang trại,

chiếm 34,5% tổng số trang trại của tỉnh). Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi trâu bò, gia cầm, lợn, ong cũng tập trung chủ yếu ở vùng ven biển của tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)