6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Chuyển biến về cơ cấu đầu tư
Một trong những điều kiện cho sự phát triển nhanh hay chậm của một ngành kinh tế trong nền kinh tế hiện đại chính là nguồn vốn đầu tư. Nếu nguồn vốn được đầu tư đúng hướng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Vốn đầu tư trong những năm 1986 - 1998 của vùng ven biển
Nam Định bước đầu đã có sự thay đổi về tỉ trọng nhóm ngành được đầu tư và ngay trong bản thân nhóm ngành đó cũng có sự chuyển biến về tỉ trọng giữa các ngành. Tuy nhiên, đây cũng là những năm đầu trong tiến trình chuyển biến kinh tế của vùng ven biển Nam Định nên nguồn vốn đầu tư còn chưa tập trung cho việc khai thác thế mạnh về biển. Vốn đầu tư vẫn tập trung mạnh vào xây dựng cơ bản để khắc phục hậu quả chiến tranh và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành)1
. Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Nông lâm nghiệp 14.058 25.101 16.017 20471 14500 65.600 Thuỷ sản \ \ 850 250 11500 2.000 CN khai thác \ \ \ \ 4000 5.000 CN chế biến 15412 24272 21449 60964 71500 40900 SX và PP điện nước \ \ \ \ 56500 43.500 Xây dựng 85 30 2667 515 2200 3250
Vận tải kho bãi 5731 19633 40937 35618 174500 186.020 Nguồn: [30, tr.131 - 132] Trong thời kỳ này, theo thứ tự ưu tiên, nguồn vốn đầu tư lớn nhất là dành cho xây dựng vận tải kho bãi, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước sau đó mới đến nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Nếu tính tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp với xây dựng vận tải kho bãi trong năm 1996 thì sẽ
là 1/12, thậm chí nếu so với đầu tư cho thuỷ sản, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1/15. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này, nông lâm thuỷ sản chưa được đầu tư đúng mức để có thể tận dụng hết những lợi thế của mình.
Trong khi đó, cùng nằm trong khu vực đáy tam giác của đồng bằng sông Hồng, nếu so sánh với vùng ven biển Thái Bình cũng đã bước đầu có sự chuyển biến rõ nét hơn. Số vốn đầu tư cho nuôi trồng và đánh bắt hải sản đã tăng mạnh hơn so với vùng ven biển Nam Định trong thời kỳ này.
Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất vùng ven biển Thái Bình
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Lĩnh vực đầu tƣ 1986 - 1990 1991 - 1995
1. Đầu tư cho nông, lâm, ngư 13.752 65.420 Trồng trọt Chăn nuôi Đánh bắt hải sản Nuôi trồng hải sản Trồng rừng 221 408 489 691 1.665 13.798 6.000 30.448 428 6.820 2. Sản xuất tiểu thủ CN, DV 1.952 12.828 Nguồn: [50, tr.159]
Qua bảng 2.2 trên cho thấy nguồn vốn đầu tư của vùng ven biển Thái Bình chủ yếu tập trung cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đây cũng là điều tất yếu khi muốn tận dụng những lợi thế về mặt địa lý để phát triển kinh tế. Vốn đầu tư cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản tăng lên rất nhanh. Ở vùng ven biển Thái Bình, vốn đầu tư cho đánh bắt hải sản tăng lên 8 lần, nuôi trồng hải sản tăng lên 5 lần trong vòng 5 năm. Điều đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành này. Vốn đầu tư cho đánh bắt hải sản tăng nhanh hơn so với vốn đầu tư nuôi trồng hải sản là do chủ trương của tỉnh Thái Bình là tập trung đóng mới các đôi tàu công suất lớn để đánh bắt
xa bờ. Chính do có chủ trương sớm như vậy nên hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản vùng ven biển Thái Bình có bước chuyển sớm hơn so với của Nam Định.
Như vậy, trong khoảng thời gian 1986 - 1998, vùng ven biển Nam Định đã bước đầu được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫn chưa có được sự đầu tư thoả đáng đối với ngành nông lâm nghiệp, nhất là thuỷ sản. Phong trào nuôi trồng thuỷ hải sản có phát triển mạnh hơn so với thời kỳ trước đổi mới, nhưng mới chỉ diễn ra ở quy mô hộ gia đình, chưa được đầu tư đồng bộ để có thể hình thành những khu vực nuôi trồng lớn.