Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành

Vùng ven biển vốn có nền kinh tế thuần nông là chủ yếu. Với thế mạnh về đất đai màu mỡ, từ trước tới nay, vùng ven biển luôn được coi là vựa lúa của toàn tỉnh Nam Định. Tuy vậy, nằm trong xu thế chung của kinh tế đất nước thời kỳ này, cơ cấu kinh tế nhóm ngành, nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động toàn vùng

Bảng 2.16: Cơ cấu lao động vùng ven biển năm 1995.

Đơn vị tính: %

Ngành Toàn tỉnh Vùng ven biển So với toàn

tỉnh

Nông lâm 79,4 70,4 25,7

Thuỷ hải sản 0,14 0,42 92,3

Thương mại dịch vụ 3,86 2,39 19,2

Vận tải bưu điện 1,06 1,50 43,75

Nguồn: [112]

Qua phân tích bảng 2.16 trên cho thấy, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của toàn tỉnh và vùng ven biển. Lao động vùng ven biển hoạt động trong lĩnh vực nông lâm chiếm 70,4% cơ cấu lực lượng lao động toàn vùng và 25,7% so với toàn tỉnh. Trong khi đó lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác rất thấp, nhất là thuỷ hải sản, vận tải bưu điện, thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển vẫn nằm chung trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, vẫn là một vùng nông nghiệp chậm phát triển. Trong giai đoạn 1986 - 1997, ngành thuỷ sản chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của cả tỉnh và của vùng ven biển. Nhưng thuỷ sản vùng ven biển lại có vị trí rất quan trọng. Lao động hoạt động trong lĩnh vực thuỷ hải sản của vùng ven biển chiếm tới 92,3% so với toàn tỉnh.

Bảng 2.17: Tỷ trọng cơ cấu lao động các huyện vùng ven biển so với toành tỉnh và so với vùng

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Nghĩa Hƣng Giao Thuỷ Hải Hậu

So tỉnh So vùng So tỉnh So vùng So tỉnh So vùng

Nông lâm 7,11 25,8 6,72 24,44 13,68 49,7 Thuỷ hải sản 15,3 16,6 30,76 33,3 46,1 50 Công nghiệp - Xây

dựng

5,0 18,4 6,48 23,7 15,76 57,8

Thương mại - Du lịch 4,87 25,3 4,58 23,8 9,74 50,74 Vận tải - Bưu điện 12,5 28,2 20,82 47,6 9,38 21,4

Nguồn: [112]

Trong vùng ven biển, Hải Hậu là huyện chiếm tỷ lệ % lao động lớn nhất cả về nông lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp - xây dựng và thương mại du lịch.

Xét trên khía cạnh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì vùng ven biển trong thời kỳ 1986 - 1997 đạt doanh thu khá lớn. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng thống kê 2.18 sau đây:

Bảng 2.18: GDP theo giá thực tế năm 1995 của vùng ven biển.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngành Vùng ven biển

Nông lâm thuỷ sản 729,3

Công nghiệp - Xây dựng 155,9

Dịch vụ 349,6

Nguồn: [112]

Tính theo giá thực tế, nông nghiệp vẫn là ngành đóng góp nhiều nhất vào doanh thu tổng sản phẩm quốc nội, sau đó đến dịch vụ và cuối cùng mới là công nghiệp và xây dựng. Nếu xét trên % cơ cấu thì GDP của vùng ven biển cũng thể hiện xu thế này:

Bảng 2.19: Cơ cấu GDP của vùng ven biển năm 1995. Đơn vị tính: %

Ngành Vùng ven biển

Nông lâm thuỷ sản 59,1

Công nghiệp, xây dựng 12,6

Dịch vụ 28,3

Nguồn: [112]

Cơ cấu GDP của vùng so với cơ cấu GDP của tỉnh còn thấp. Tổng sản phẩm quốc nội của nông lâm thuỷ sản vùng ven biển chỉ chiếm 43,8% của toàn tỉnh. Trong khi đó công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cũng chỉ có 22,2% và 26,4% so với toàn tỉnh. Bảng 2.20 về cơ cấu GDP sẽ cho thấy rõ điều đó:

Bảng 2.20: GDP vùng ven biển so với toàn tỉnh năm 1995.

Ngành Vùng ven biển so với toàn tỉnh (%)

Nông lâm thuỷ sản 43,8

Công nghiệp, xây dựng 22,2

Dịch vụ 26,4

Nguồn: [112]

Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định vẫn là cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ kết hợp, trong đó vai trò chủ đạo vẫn là nông nghiệp. Biến đổi về cơ cấu nhóm ngành diễn ra chậm. Sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp với việc chuyển một số diện tích trồng cây lương thực cho năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản. Là một vùng ven biển với nhiều lợi thế về phát triển du lịch - dịch vụ nhưng vùng vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế này. Tỷ trọng GDP của dịch vụ và công nghiệp, xây dựng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu GDP toàn vùng. Năm 1995, ngành nông lâm thuỷ sản của tỉnh Nam Định chiếm 45,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 19,0% và dịch vụ chiếm 35,8% cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh. Như vậy nếu so với mức chung của toàn tỉnh thì cơ cấu GDP của vùng ven biển rõ ràng vẫn thấp hơn so với mức chung của toàn tỉnh Nam Định.

Tiểu kết:

Trong những năm 1986 - 1998, cùng với những thành quả bước đầu trong công cuộc đổi mới chung của cả nước, vùng ven biển Nam Định cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Nền kinh tế đã bắt đầu có sự đa dạng về thành phần kinh tế. Nông nghiệp phát triển hơn trước. Các thành tưu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất ngày càng nhiều, năng suất lúa ngày càng tăng. Trong nông nghiệp, phát triển mạnh nhất chính là ngành thuỷ sản. Trong thời kỳ từ năm 1986 - 1998, sản lượng và giá trị thuỷ sản tăng lên rất nhanh, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp của vùng ven biển. Nếu như năm 1990, GDP toàn vùng mới chỉ đạt 768.3 tỷ đồng thì đến năm 1995 đã đạt 1.076,2 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 1994). Năm 1996, GDP toàn vùng chiếm 33,5%, sản lượng lương thực chiếm 40,5%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 14% so với toàn tỉnh. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt 7%, trong đó có huyện nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao hơn của tỉnh như: Giao Thuỷ 8,5%, Nghĩa Hưng 7,6%. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 6,6% mỗi năm; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 8,2%/năm và các ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 63,5% năm 1990 xuống 59,1% năm 1995; Dịch vụ tăng từ 23,2% lên 28,3% [112].

Bộ mặt nông thôn ven biển được đổi mới, đời sống nhân dân có bước cải thiện hơn trước. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của vùng ven biển tăng qua các năm và luôn cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh và đồng bằng sông Hồng. Đến năm 1995, sản lượng lương thực bình quân của cả nước đạt 372,5 kg/người, đồng bằng sông Hồng còn thấp hơn với mức 355,1 kg/người, trong khi đó tỉnh Nam Định có sản lượng lương thực bình quân là 436,0 kg/người và các huyện ven biển thậm chí còn có mức cao hơn là 548,3 kg/người [30, tr.44 và 99, tr.34].

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, trong chặng đường đầu của quá trình phát triển, vùng ven biển tỉnh Nam Định cũng còn gặp nhiều khó khăn cần khắc phục. Sản xuất nông nghiệp mới bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nhưng về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tự phát. Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản mới chỉ là quảng canh với năng suất và hiệu quả chưa cao. Kinh tế biển chưa được đưa lên thành ngành mũi nhọn của vùng nên mức đầu tư chưa được thoả đáng để có thể khai thác hết các lợi thế của vùng cho phát triển. Sản xuất công nghiệp còn chuyển biến chậm. Nguồn lao động nhiều nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn. Tuy mức

thu nhập bình quân đầu người của vùng ven biển cao hơn so với vùng nông thôn cả nước nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Mức thu nhập bình quân/người/tháng của vùng mới chỉ đạt 154,2 nghìn đồng, cao hơn vùng nông thôn cả nước (141,1 nghìn đồng) và thấp hơn mức của đồng bằng sông Hồng (163,3 nghìn đồng) [112, 103].

Chính vì vậy, những chuyển biến của vùng ven biển thời kỳ này cũng mới chỉ là bước đầu. Năm 1998, với việc xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn, vùng ven biển được đầu tư nhiều hơn nhằm khai thác lợi thế vốn có để phát triển. Bắt đầu từ đây, vùng ven biển thực sự có bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ hơn.

CHƢƠNG 3: CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ

VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM 1998 - 2006 3.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển thành ngành mũi nhọn

Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò ngày càng to lớn của biển trong chiến lược phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều Nghị quyết quan trọng. Năm 1993 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03/NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và chỉ rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái

biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”. Từ Đại hội VIII

(tháng 7 - 1996) đến nay, các Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế biển. Trong Đại hội IX xác định: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh

đặc thù của hơn 1 triệu km2

thềm lục địa. Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển”[47, tr.95]. Đến Đại hội X, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” [48, tr.225].

Tiến ra biển bằng một tư duy kinh tế mới đang được nhiều nước trên thế giới rất quan tâm nhằm giải quyết những vấn đề phát triển cả hiện tại và tương lai. Cùng với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định: “Khu vực biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu tổng quát “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh”[49, tr.70 - 76].

Chính tinh thần chú trọng đến kinh tế biển trong thời gian gần đây của Đảng và Nhà nước đã tạo ra động lực to lớn để các vùng ven biển có nhiều thuận lợi để phát triển.

Đối với tỉnh Nam Định, cùng với những hoạch định đường hướng phát triển kinh tế nói chung của toàn tỉnh thì khái niệm về vùng kinh tế biển và vùng ven biển đã được đề cập đến từ năm 1993, nhưng phải đến năm 1998 kinh tế biển mới bắt đầu được quy hoạch phát triển theo Quyết định số 925/1998/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngày 6/7/1998. Bắt đầu từ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, kinh tế biển

được chú trọng. Đến Đại hội lần thứ XVI, kinh tế biển được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn tỉnh. Theo đó, Đảng bộ tỉnh chủ trương: Tiếp tục ưu tiên cho phát triển chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, khai thác có hiệu quả những đội tàu đánh cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần. Gắn đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản với phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản và các ngành dịch vụ, trong đó nuôi trồng là chủ yếu. Nghiên cứu cho tôm sú đẻ được ở vùng biển của tỉnh để vừa chủ động được giống vừa hạ giá thành cho sản xuất kinh doanh. Chú trọng phát triển thuỷ sản ở vùng nước ngọt, lợ. Từng bước thí điểm xây dựng mô hình kinh tế trang trại vùng biển một cách hợp lý. Tiếp tục nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông để sử dụng có hiệu quả cảng cá, cảng thương mại - dịch vụ Thịnh Long. Khai thác có hiệu quả các khu sình lầy thuộc huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ để nuôi trồng thuỷ, hải sản. Tiếp tục quy hoạch du lịch hai bãi nghỉ mát tắm biển của tỉnh. Sắp xếp và quy hoạch lại vùng sản xuất muối kết hợp đưa công nghệ chế biến muối vào sản xuất và cải thiện đời sống diêm dân. Đồng thời từng bước xây dựng đề án và chuyển dần diện tích sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn” [36, tr.50].

Với việc xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn, vùng ven biển tỉnh Nam Định có điều kiện để khai thác lợi thế của mình, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tạo bước chuyển nhanh hơn so với các vùng khác ở trong tỉnh.

3.2. Bƣớc phát triển mới về cơ cấu đầu tƣ

Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2006, nguồn vốn được đầu tư theo hướng tập trung cho nông nghiệp càng được thể hiện rõ hơn trong giai đoạn trước. Ngay trong cả cơ cấu đầu tư của ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh đầu tư hơn giai đoạn trước rất nhiều. Sự tăng lên nhanh chóng về sản lượng

đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và thu nhập bình quân theo đầu người của vùng ven biển Nam Định đã chứng minh cho sự đúng hướng của nguồn vốn đầu tư. Từ đó, nguồn vốn đầu tư cho vùng ven biển ngày một tăng nhanh hơn giai đoạn trước.

Bảng 3.1: Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn theo giá thực tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm Huyện 2000 2001 2002 2003 2004 Nghĩa Hưng 78.676 80.234 82.239 98.407 102.990 Giao Thuỷ 89.538 95.880 96.091 108.370 139.251 Hải Hậu 89.791 94.195 112.492 157.357 182.481 Tổng 258.005 270.309 290.822 364134 424.722 Nguồn: [106, tr.413 - 437].

Trong vòng 5 năm, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn của vùng ven biển tăng lên gấp 1,6 lần (từ 258.005 triệu đồng năm 2000 lên 424.722 triệu đồng năm 2004). Việc đầu tư vốn cho xây dựng cơ bản sẽ tạo cơ sở để vùng ven biển phát triển mạnh.

Nếu như ở thời kỳ trước trong những năm từ 1986 đến năm 1997, vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu vào ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn ngành nông nghiệp ít được đầu tư thì trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2006 hướng đầu tư đã có sự thay đổi. Nhận rõ thế mạnh về kinh tế biển, vùng đã đầu tư nhiều hơn cho chương trình phát triển kinh tế biển với trọng tâm là nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ. Đây cũng là trọng điểm đầu tư của vùng ven biển Nam Định trong giai đoạn 1998 - 2006. Từ năm 1997 đến 2000, ngành thủy sản được Nhà nước đầu tư 856 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi cho chương trình đánh bắt hải sản xa bờ với số vốn:

Năm 1997: 26,056 tỷ đồng Năm 1998: 31,900 tỷ đồng Năm 1999: 19,050 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)