1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế Phân tích chính sách thuế của công ty và lựa chọn cấu trúc tài chính

31 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên, mang tính bắt buộc gắn liền với quyềnlực chính trị của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định và một trong những sắ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 7

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CÔNG TY VÀ LỰA CHỌN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG

Năm học: Tháng 7/2014

DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 7

Trang 2

1) Nguyễn Huy Hiển 2) Nguyễn Đăng Thanh 3) Lê Thị Kim Tú 4) Nguyễn Anh Tuấn 5) Hồ Lâm Thanh Thảo

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hình thành Nhà nước đi kèm với nó là phải có vật chất đảm bảo cho

sự tồn tại và hoạt động theo chức năng của mình Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờvào ngân sách Nhà nước Đồng thời, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hànhnhững qui định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải của xã hộidưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ nhờ vào thuế

Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn là công cụđiều tiết vĩ mô thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Bởi vậy, thuế có một vai trò cực kỳ

to lớn đối với mỗi quốc gia Đặc biệt là “ Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sựđóng góp của những người công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” - F.Anghen

Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên, mang tính bắt buộc gắn liền với quyềnlực chính trị của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định

và một trong những sắc luật thuế đó là Thuế thu nhập công ty (doanh nghiệp)

Để hiểu rõ những tác động của sắc thuế này nhóm phụ trách đề tài “Phân tích chính sách thuế của công ty và lựa chọn cấu trúc tài chính”, sẽ tập trung nghiên cứu ở khía

cạnh: Cấu trúc thuế thu nhập công ty; đánh giá thuế công ty ảnh hưởng đến tài trợ vàphân tích tính phức tạp của chính sách thuế toàn cầu

Đề tài gồm 8 chương:

Chương I: Công ty và thuế đánh vào công ty

Chương II: Cấu trúc thuế công ty

Chương III: Phạm vi ảnh hưởng của thuế công ty

Chương IV: Tầm quan trọng của thuế công ty đối với đầu tư

Chương V: Thuế công ty và lựa chọn tài trợ

Chương VI: Thuế đối với công ty đa quốc gia

Chương VII: Cải cách thuế công ty

Chương VIII : Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và một số giải pháp về thuếthu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

CHƯƠNG I : CÔNG TY VÀ THUẾ ĐÁNH VÀO CÔNG TY

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuế thu nhập công ty nhưng nhìn chung đượcphân ra hai quan điểm như sau:

- Quan điểm chống đối cho rằng thuế thu nhập công ty làm giảm năng suất khu vựccông ty; giảm thuế làm giảm gánh nặng, dẫn đến gia tăng đầu tư

- Quan điểm ủng hộ cho rằng thuế thu nhập công ty đảm bảo tính lũy tiến của toàn

- Doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm chung của các công ty là sở hữu chung của các cổ đông và chịu tráchnhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty

Ở Mỹ loại hình công ty được chia thành công ty – S và công ty – C:

- Thu nhập từ công ty “S-corporations” chịu thuế thu nhập cá nhân

- Thu nhập từ công ty “C-corporations” chịu thuế thu nhập công ty

I Sở hữu và vấn đề kiểm soát

Hầu hết các công ty đều tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát, đặc biệt là công

ty cổ phần niêm yết đại chúng, quyền sở hữu được mua bán trên thị trường chứng khoán

Cổ đông công ty không tham gia việc ra quyết định và điều hành công ty, những quyếtđịnh này được đưa ra bởi nhà quản lý do các cổ đông thuê mướn để điều hành công ty

Sự tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát là cần thiết đối với các công ty lớn (cóhàng ngàn cổ đông, thậm chí hàng triệu), vì họ không thể cùng nhau để đưa ra các quyếtđịnh điều hành công ty hàng ngày Tuy nhiên, cũng có những bất lợi nhất định, làm nảysinh “vấn đề người đại diện” (Agency problem) không gắn kết lợi ích của chủ sở hữu vàngười quản lý (người đại diện) Nhà đầu tư quan tâm đến chi phí và lợi nhuận trong dài

Trang 6

hạn của công ty; còn nhà quản lý quan tâm chi phí và lợi ích ngắn hạn kể cả lợi ích cánhân.

Mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty và lý thuyết về đại diện (agency theory).

Công ty với tư cách là một pháp nhân, tự bản thân nó không thể hành động mà nóchỉ hành động thông qua con người cụ thể (người đại điện theo pháp luật) Vì vậy, công

ty luôn phải có người đại diện trong giao dịch để xác lập các quyền và thực hiện nghĩa vụcủa mình Từ giữa thế kỷ 19 luật công ty của các nước theo trồng thống thông luật

(common law), cả luật thành văn (statutory law) và án lệ (case law) đã xây dựng nhiều

nguyên tắc pháp lý để xác định ai là người quản lý và các nghĩa vụ pháp lý liên quan

Sự phát triển của các công ty hiện đại và sự phân tách giữa sở hữu và quản lý ở cácnước tư bản phương Tây là tiền đề vật chất cho sự ra đời các lý thuyết về mối quan hệgiữa các cổ đông và người quản lý công ty Đáng chú ý nhất là học thuyết về đại diện, nóxuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu ở các nước theo mô hình luật công ty Anglo –American Theo học thuyết về đại diện thì mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lýcông ty được hiểu là mối quan hệ đại diện hay uỷ thác, mối quan hệ này được coi như làquan hệ hợp đồng để thực hiện việc quản lý công ty cho các cổ đông bao gồm cả việctrao quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty

Lý thuyết về đại diện cho rằng người quản lý công ty sẽ không luôn hành động vìlợi ích tốt nhất cho các cổ đông và công ty Với vị trí của mình người quản lý được cho làluôn có xu hướng tư lợi, không siêng năng, mẫn cán và có thể tìm kiếm lợi ích cho mìnhhoặc bên thứ ba của mình chứ không phải cho công ty Vì vậy các cổ đông cần thườngxuyên giám sát hoạt động của người quản lý để đảm bảo lợi ích của mình, cần một cơ chếthích hợp hạn chế sự phân hoá lợi ích của cổ đông và người quản lý, bằng cách thiết lập

cơ chế đãi ngộ cho nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế hành vi

không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty

II Tài trợ công ty

Một công ty cần vốn để đầu tư vào một dự án kinh doanh, có thể lựa chọn hai kênh:

- Tài trợ nợ: Công ty có thể vay mượn từ các định chế tài chính như ngân hành

hoặc có thể được phát hành trái phiếu

- Tài trợ vốn: Phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể

nhận tiền lời theo hai cách:

Trang 7

Một là: Tiền cổ tức được phân phối hàng năm từ các công ty cổ phần

Hai là: Kiếm lời từ thu nhập chuyển nhượng cổ phiếu (chênh lệch giá bán và giá

mua cổ phiếu)

Sơ đồ 1.1: Nguồn tài trợ vốn cho công ty

III Đánh thuế vào công ty

Ở Việt Nam, thuế đánh vào công ty chính là thuế thu nhập doanh nghiệp(Thuế TNDN )

3.1 Khái Niệm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp:

- Thuế TNDN được định nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia:

 Theo sở thuế vụ bang Missouri (Mỹ), thuế TNDN là loại thuế được xácđịnh dựa vào thu nhập của doanh nghiệp đó Thuế TNDN được quản lýchặt chẽ bởi cục thuế liên bang và tại từng bang mà DN đó hoạt động

 Theo sở thuế vụ Thái Lan thì thuế TNDN là loại thuế trực tiếp được thu đốivới công ty hợp pháp hoặc những hiệp hội kinh doanh tại Thái Lan hoặckhông tiến hành kinh doanh nhưng có doanh thu tại đây

 Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Thuế thu nhập doanh nghiệpbao gồm toàn bộ số thuế tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập của doanhnghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định vềtránh đánh thuế hai lần

Các nhà đầu tưnhận cổ tức

Tài trợ vốn

- Phát hành cổ phiếu

Các nhà đầu tưnhận tiền lãi

Tài trợ nợ

- Vay ở ngân hàng

- Phát hành trái phiếu

Trang 8

thuế gián thu luôn được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùngphải trả qua hành vi mua hàng hoá và dịch vụ được cung cấp, người nộp thuế là các nhàsản xuất và trung gian thương mại, thì thuế TNDN lại điều tiết trực tiếp vào thu nhập củacác nhà sản xuất, các nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ Chính điều tiết trực tiếp vàothu nhập của các pháp nhân nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp, lợi nhuận đạt được của các nhà đầu tư

Nhà nước thường sử dụng thuế TNDN để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đề

ra Do vậy các yếu tố kỹ thuật của thuế TNDN như: các khoản thu nhập thuộc đối tượngchịu thuế thu nhập, các chi phí được khấu trừ, thuế suất, các hình thức miễn, giảm thuếTNDN đều phản ánh chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định

3.3 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định cụ thể:

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Namkhông theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhândân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ

- Hợp tác xã, tổ hợp tác

- Doanh nghiệp tư nhân

- Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

3.4 Vai trò của thuế TNDN:

 Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:

Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tếđược giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính chongân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào

 Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức

năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều

có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệpvới lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp

đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanhnghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thunhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử

Trang 9

dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể

có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngânsách Nhà nước được công bằng, hợp lý

 Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,

thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước:

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào nhữngngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên pháttriển trong từng giai đoạn nhất định

 Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà

nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống phápluật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuếthu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó một cách cụ thể và dướinhiều khía cạnh

3.5 Tại sao chính phủ phải đánh thuế vào công ty ?

Có những lý do phải đánh thuế vào công ty:

- Công ty được xã hội dành cho một số ưu đãi, quan trọng nhất là trách nhiệm nợhữu hạn của các cổ đông Thuế công ty có thể được xem như là một loại phí đểđiều tiết mức hưởng quyền lợi này Tuy nhiên, thuế lại được cơ cấu theo cáchkhông có cơ sở để cho rằng công ty phải nộp thuế tương ứng với quyền lợi đó

- Đánh thuế vào lợi nhuận thuần: Các công ty có quyền lực thị trường, họ sẽ kiếmđược lợi nhuận thuần (chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí kinh doanh).Diamond and Mirlees (1971) cho rằng lợi nhuận thuần là cách tốt nhất để huyđộng nguồn thu hơn là so với đánh thuế vào các yếu tố sản xuất, bởi vì nó khônglàm bóp méo sản lượng

Ở chừng mực nhất định thuế đánh vào công ty cũng không hoàn toàn đánh vào lợinhuận thuần Các công ty có chiến lược tối thiểu hóa gánh nặng thuế bằng cách :

Thứ nhất, thay đổi cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào Đánh thuế vào công ty có

thể làm cho các công ty thay thế, không phù hợp với mô hình sản xuất tối ưu Nghĩa làthuế công ty gây ra kém hiệu quả

Thứ hai, thuế đánh vào lợi nhuận thuần nên tập trung vào điều tiết lợi nhuận kinh

tế-chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cơ hội của sản xuất Thực tế công ty nộp thuế phảidựa vào lợi nhuận kế toán- chênh lệch giữa thu nhập và chi phí báo cáo Chi phí báo cáokhác chi phí kinh tế bởi vì nó sử dụng giá cả chứ không phải chi phí cơ hội và các công ty

có thể thổi phồng thực tế kế toán của nó Đánh thuế và công ty là để kiểm soát hành vicủa nó

Thu nhập giữ lại (Retained Earning): Nếu công ty không bị đánh thuế trên thu nhậpkiếm được như các cá nhân bị đánh thuế trên số tiền thanh toán của công ty, thì công ty

có thể đơn giản tránh thuế bằng việc không bao giờ chi trả thu nhập của nó Thu hập

Trang 10

kiếm được sẽ tích luỹ, không chịu thuế dẫn đến một sự trợ cấp thuế rất lớn đối với thuếthu nhập công ty so với các hình tức tiết kiệm khác Nghĩa là đánh thuế vào thu nhậpcông ty bảo đảm tính thống nhất với thuế thu nhập cá nhân

Trang 11

CHƯƠNG II : CẤU TRÚC THUẾ CÔNG TY

I Tính toán thuế công ty :

Cách tính toán thuế công ty được thực hiện qua hai bước cơ bản : tính thu nhập chịuthuế và số thuế công ty phải nộp

 Thu nhập chịu thuế = Thu nhập –Chi phí

 Thuế công ty phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất

Giải thích:

 Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác Một

số thu nhập thuộc trường hợp được miễn thuế như sau:

 Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức đượcthành lập theo Luật hợp tác xã

 Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

 Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩmlàm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam

 Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện,người nhiễm HIV Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanhnghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện,người nhiễm HIV

 Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xãhội

 Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanhnghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyđịnh của Luật này

 Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứukhoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội kháctại Việt Nam

 Chi phí của doanh nghiệp về cơ bản gồm 3 cấu phần:

 Cấu phần thứ nhất là chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như : tiềnlương, Bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điệnnước…

 Cấu phần thứ hai: trả lãi tiền vay, các định chế tài chính và các tổ chức trênthị trường …

 Cấu phần thứ ba: khấu hao đối với các khoản đầu tư vốn Tỉ lệ khấu haohằng năm và thời gian khấu hao (bao nhiêu năm) đối với mỗi loại tài sản đó

là thời gian chịu thuế của tài sản (khung thời gian theo Quyết định số206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tàichính)

Trang 12

Trong chi phí của doanh nghiệp có một số chi phí không được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế Chẳng hạn như:

 Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính

 Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác

 Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sởthường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luậtViệt Nam quy định

 Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng

 Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt địnhmức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực

tế xuất kho

 Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổchức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

 Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật

 Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật

 Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viêndoanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiềnlương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực

tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

 Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu

 Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theophương pháp khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp

 Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánhtiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí…liên quan trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanhnghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi đượcthành lập

 Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai vàlàm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật

Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau Ở ViệtNam, cấu trúc thuế TNDN là loại thuế toàn phần- một mức thuế suất (22%- bắt đầu từ ngày01/01/2014) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế

Trong khi đó ở Mỹ, cấu trúc thuế doanh nghiệp là loại thuế lũy tiến từng phần gồm nhiềunhóm nhóm thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đô latrở lên)

Indonesia: thuế suất có ba mức thuế suất lũy tiến theo thu nhập: từ 0-50 triệu: 10%, từ50-100 triệu: 15%, trên 100 triệu: 30%

Malaysia: thuế suất phổ thông là 28% áp dụng chung cho cả công ty cư trú và không cưtrú Một số thuế suất đặc biệt áp dụng cho một số loại thu nhập khác của công ty không cư trú:lãi tiền vay 15%, tiền bản quyền và bí quyết công nghệ 10%, tiền trả cho quyền sử dụng tài sảnlưu động 10% Các công ty cư trú hay không cư trú kinh doanh dầu khí phải nộp thuế suất 38%

Thailand: thuế suất tiêu chuẩn là 30% Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của chinhánh là 10%

Trang 13

Singapore: thuế suất là 25,5% áp cho công ty cư trú và không cư trú Ngân hàng, công tychứng khoán, tổ chức quỹ tín thác, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính phải nộp 10%thuế đánh vào lợi tức từ hoạt động kinh doanh của nước ngoài

II Tính toán các khoản khấu hao, vấn đề khấu hao và sự tránh thuế:

Các phương pháp khấu hao:

 Phương pháp đường thẳng (Straight – line method) : Nếu thời gian chịu thuế củatài sản là T năm, mỗi năm công ty có thể khấu trừ bằng 1/T năm x giá trị tài sản

 Phương pháp một rưỡi hay phương pháp 150% (One-and-a-half method or percent method) : 1,5 lần tỉ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng được khấutrừ trong năm thứ nhất, trong mỗi năm tiếp theo cũng sẽ áp dụng tỉ lệ này chophần giá trị còn lại chưa khấu hao của năm đó

150- Phương pháp số dư giảm dần kép (Double declining balance method) : hai lần tỉ lệkhấu hao theo phương pháp đường thẳng được khấu trừ trong năm thứ nhất; trongmỗi năm tiếp theo, tỉ lệ này được sử dụng để tính khấu hao trên giá trị còn lại củatài sản trọng năm đó

Cách tính giá trị hiện tại của các khoản tiết kiệm được từ khấu hao:

Giả sử luật thuế cho phép công ty khấu hao một tài sản nào đó trong thời gian Tnăm, tỉ lệ giá trị tài sản được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế của năm thứ n là D(n).Tổng các D(n) là 1, nghĩa là luật thuế cho phép toàn bộ giá mua tài sản cuối cùng cũngđược khấu trừ hết Hãy xem xét việc mua 1 tài sản trị giá 1 đôla Số tiền được khấu hao ởcuối năm thứ nhất là D(1) đôla, giá trị của khoản khấu hao này đối với công ty sẽ là

τ×D(1) đôla, với τ là thuế suất công ty Tương tự, giá trị của khoản khấu hao đối với công ty trong năm thứ hai là τ×D(2) Giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiết kiệm thuế

nhờ khấu hao tài sản 1 đôla này là:

Khi khấu hao nhanh hơn hao mòn kinh tế thực sự của tài sản thì cơ hội kiếm lợicho chênh lệch thuế nảy sinh Những cơ hội này xuất hiện rõ rệt nhất trong trường hợp tàisản được khấu hao một cách hợp pháp vì mục đích thuế, nhưng thực tế chúng có giá trịsuốt đời Các kế hoạch tránh thuế phức tạp nhằm kiếm lợi lien quan đến đầu tư bất độngsản, gia súc đều được dựa trên nguyên tắc này

Ví dụ một công ty kinh doanh bong đá Họ mua một đội bóng và tài sản là cáchợp đồng với cầu thủ Số tiền phần bổ cho các hợp đồng cầu thủ chiếm một phần lớntrong tổng chi phí cho đội bóng Các hợp đồng này được xem là tài sản có thể khấu hao.Thông thường thời gian chịu thuế của những hợp đồng tương đối ngắn nên số tiền khấuhao trong những năm đầu thường vượt quá thu nhập mà đội bóng tạo ra trong những năm

đó Điều này có thể dẫn đến hạch toán lỗ và người ta có thể sử dụng khoản lỗ này đểgiảm thu nhập chịu thuế từ những nguồn khác của công ty Khi người ta bán đội bóng,nếu đội bóng gia tăng giá trị thì công ty lại kiếm được khoản thu nhập chuyển nhượngvốn rất lớn

Trang 14

CHƯƠNG III : PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ CÔNG TY

Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong việcxác định ai là người cuối cùng phải chịu gánh nặng thuế và việc đo lường chi phí do thuếkhông hiệu quả gây ra Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất và nguyên nhâncủa nó là do bất đồng về loại thuế Chúng ta hãy xem xét một vài quan điểm sau:

I Thuế đánh vào yếu tố sản xuất của công ty:

Công cụ phân tích cân bằng tổng thể được sử dụng để đánh giá phạm vi ảnh hưởngthuế thu nhập công ty

Trước hết, người tiêu dùng sẽ có thể gánh chịu gánh nặng thuế trong hình thức giá

cả Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nền kinh tế, vì thế cầu có thể không codãn hoàn toàn

Thứ hai, công ty sẽ gánh chịu gánh nặng thuế, được phân bổ vào yếu tố lao động vàvốn

 Bởi vì công ty thuê mướn lao động, có thể cung lao động không co dãn hoàntoàn

 Trong ngắn hạn, vốn không di chuyển, có thể gánh chịu hoàn toàn thuế công ty

 Trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, nó chảy vào khu vực phi công ty

 Thêm vào đó, có ảnh hưởng cân bằng tổng thể Dòng chảy vốn vào khu vực phicông ty làm hạ thấp tỷ suất sinh lợi của khu vực đó, vì thế khu vực phi công tygánh chịu gánh nặng thuế

Kết hợp tất cả các tình huống, gánh nặng thuế công ty được chia sẻ bởi lao động,người tiêu dùng và các nhà đầu tư

Tuy nhiên, rất ít minh chứng về trường hợp này và cũng có rất nhiều quan điểmkhác nhau dựa trên những giả định khác nhau nên mức độ tác động và tính hiệu quả củathuế công ty cũng không rõ rang

II Thuế đánh vào lợi nhuận:

- Quan điểm 1: Thuế công ty là thuế đánh vào nhuận:

Ảnh hưởng: Không điều chỉnh hành vi của công ty, người gánh chịu thuế là chủ sởhữu, không phân bổ sai nguồn lực, gánh nặng phụ trội bằng 0

- Quan điểm 2: Thuế công ty không là thuế đánh vào lợi nhuận

- Quan điểm 3: Tình huống của Stiglitz (1993) – thuế công ty tương đương thuếđánh trên lợi nhuận

Trang 15

Tình huống: + DN mua máy 1 đôla

+ Chi phí lãi vay r đôla

+ Sản lượng với giá trị trước thuế là G đô la

Không có thuế: Mua máy nếu (G-r)>0

Có thuế: Mua máy nếu (1-t) (G-r) > 0

 Thuế công ty tương đương với thuế đánh trên lợi nhuận

Kết luận: Khó có thể đo lường mức độ tác động và tính hiệu quả của thuế công ty do

những bất đồng về loại thuế

Ngày đăng: 22/06/2015, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w