TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM (SADAKIM) VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CÔNG TY Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim với diện tích là 77.778 m 2 , tọa lạc trên đường số 2 thuộc địa bàn Khu Công Nghiệp Biên Hòa I – Tỉnh Đồng Nai. Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là SADAKIM (Sài Gòn Dạ Kim) được thành lập năm 1968 do các ông chủ người Hoa sáng lập. Trước ngày 30041975, chỉ là một Xí nghiệp nhỏ với 100% vốn tư nhân.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, và sự đổi mới sâu sắc của cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
Để đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế, các ngành nghề trong xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là lĩnh vực kế toán, không chỉ là công cụ quản lý kinh tế – tài chính thuần túy, mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường, mở cửa
Kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức Kế toán sử dụng cả ba loại thước đo (giá trị, hiện vật và lao động) để phản ánh các đối tượng kế toán, trong đó thước đo giá trị là thước đo bắt buộc để tổng hợp toàn bộ các đối tượng của kế toán
Ở tất cả các đơn vị tổ chức, kế toán là bộ phận không thể thiếu Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng Các báo cáo này giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn (Doanh thu và lợi nhuận chi tiết cho từng bộ phận, khách hàng, sản phẩm… để giúp doanh nghiệp hiểu được nguồn gốc của lãi lỗ; So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với kế hoạch; Xu hướng biến động chi phí theo thời gian,…) Vì vậy thị trường việc làm của ngành này rất rộng lớn Ngành này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo
Trang 2CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ LUYỆN KIM (SADAKIM) VÀ MỘT SỐ QUY
ĐỊNH CHUNG CỦA CÔNG TY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim với diện tích là 77.778 m2 , tọa lạc trên đường
số 2 thuộc địa bàn Khu Công Nghiệp Biên Hòa I – Tỉnh Đồng Nai
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là SADAKIM (Sài Gòn Dạ Kim) được thành lập năm 1968 do các ông chủ người Hoa sáng lập
Trước ngày 30/04/1975, chỉ là một Xí nghiệp nhỏ với 100% vốn tư nhân
Sau ngày 30/04/1975, được sự uỷ nhiệm của Bộ Công Nghiệp nặng, Công Ty Thép Miền Nam đã tiếp nhận toàn bộ cơ sở máy móc thiết bị từ các ông chủ người Hoa và từng bước củng cố đi vào hoạt động nhưng chỉ ở mức cầm chừng
Đến năm 1978, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà Máy Đúc Thép Biên Hòa
Năm 1982, sáp nhập hai Nhà Máy Đúc Thép Biên Hòa và Nhà Máy Cơ Khí sửa chữa thành Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim
Ngày 01/02/2007, Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim trực thuộc Công Ty Thép Miền Nam chính thức cổ phần hóa và chuyển thành Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim
1.1.2 Quá trình phát triển
Trước đây, khi Công ty còn trực thuộc sự quản lý của Công Ty Thép Miền Nam, không có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này làm hạn chế năng lực hoạt động sản xuất chung
Do không phát huy năng lực vốn có nên khi đó Công ty chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm được giao, việc mở rộng thị trường không được coi trọng
Trang 3Hiện nay, những phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức cơ cấu trong từng giai đoạn
đã phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của Công ty
Nâng cao chất lượng sản phẩm, kỹ thuật, mẫu mã đáp ứng yêu cầu của thị trường Việc thi đua sản xuất được các cấp lãnh đạo khuyến khích và tưởng thưởng xứng đáng
1.1.3 Quy mô công ty
-Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM (SADAKIM)
-Tên giao dịch: MECHNICAL ENGINEERING & METALLURGY JOINT STOCK
-Đã lưu ký chứng khoán trên sàn UPCOM từ ngày 28/10/2010 với mã SDK
-Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 4703000357 do Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp, đăng ký lần đầu ngày 09/01/2007
-Vốn điều lệ: 26 tỷ đồng
Trang 41.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại Công ty
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất
Đây là Công ty thuộc ngành công nghiệp nặng, chủ yếu cung cấp nguyên liệu phục vụ sửa chữa, gia công cơ khí, lắp ráp cho các Doanh nghiệp luyện cán thép, mía đường,…
Với chức năng:
+ Chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh máy móc thiết bị hoặc cụm thiết bị
+ Luyện và đúc các sản phẩm bằng kim loại đen và kim loại màu
+ Chế tạo kết cấu và xây lắp công nghiệp
+ Kinh doanh máy móc thiết bị và các loại vật tư, nguyên liệu, vật liệu trong ngành
cơ khí và luyện kim
+ Xử lý các phế liệu kim loại
Và nhiệm vụ:
Đảm bảo chất lượng, uy tín sản phẩm đối với Công ty và khách hàng, quán triệt nguyên tắc “tự chủ là chính” cố gắng tự trang trải, bù đắp chi phí, làm ăn có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và đối với các cổ đông
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng nguồn hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đạt doanh thu ngày càng cao
Trang 5Quy trình công nghệ sản xuất Đúc
Năng lực đúc: 5000tấn/ năm
Bước 1: Lấy mẫu kiểm tra đánh giá chất lượng Nếu đạt yêu cầu thì nhập kho nguyên vật liệu, nếu không đạt yêu cầu thì trả lại khách hàng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng Bước 2: Căn cứ vào lệnh sản xuất, các đơn vị phân xưởng lấy vật tư từ kho vật tư của Công Ty
Bước 3: Căn cứ mác vật liệu yêu cầu quy trình nấu luyện, các kỹ thuật viên tính toán lựa chọn phối liệu hợp lý: sắt vụn % , gang thỏi % , fero crom %, fero silic %, …… Bước 4: Sau khi tính toán phối liệu xong, đưa vào trong lò tiến hành nấu luyện
Bước 5:Sử dụng lò tần số để nấu chảy kim loại Khi kim loại nóng chảy, tiến hành lấy mẫu phân tích thành phần hoá
Bước 6: Căn cứ vào thành phần hóa, phân tích, bổ sung các loại fero… vào lò để được thành phần hoá theo yêu cầu (có lấy mẫu phân tích lại)
Bước 7: Khi thành phần hoá nhiệt độ và các yêu cầu kỹ thuật khác, nếu đạt yêu cầu, ra thép từ lò cho vào thùng rót
Bước 8: Nhân viên KCS lấy mẫu trong thùng rót để đánh giá thành phần hoá của sản phẩm
Bước 9: Rót kim loại lỏng từ thùng rót vào khuôn đã được ráp sẵn
Bước 10: Sau khi rót xong, để nguội, theo yêu cầu công nghệ, tháo dỡ khuôn để lấy vật đúc
Bước 11: Sau khi lấy vật đúc ra khỏi khuôn, làm sạch đất cát và cắt bỏ hệ thống rót, đậu ngót
Bước 12: Phôi đúc sau khi làm sạch cắt ngót thì đưa vào lò ủ để khử ứng xuất đúc Bước 13: Nhân viên KCS dựa vào bảng vẽ để kiểm tra Nếu đạt yêu cầu, chuyển nhập kho thành phẩm hoặc bán thành phẩm Nếu không đạt yêu cầu, xử lý sản phẩm không phù hợp
Trang 6Quy trình sản xuất sản phẩm ở xưởng gia công kết cấu
Gia công điện xỉ, rèn, nhiệt luyện 500 tấn/ năm
Bước 1: Nhận bản vẽ của khách hàng
Bước 2: Lập dự toán cho sản phẩm
Bước 3: Chuẩn bị Phôi, vật tư (nguyên vật liệu đầu vào)
Bước 4: Tiến hành gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, công trình
Bước 5: Kiểm tra chất lượng SP, Quyết toán ( nếu là hàng công trình lắp ráp)
Lấy mẫu kiểm soát
Ra lò
Hoàn nguyên
KCS kiểm tra
Ủ SP
Làm sạch, cắt ngót SP
Dỡ khuôn
Nhập kho SP Nấu
chảy
Trang 7Bước 6: Nhập kho sản phẩm, công trình
Ngoài công tác phục vụ sửa chữa cho Công ty, xưởng gia công- kết cấu còn gia công sản phẩm, lắp ráp công trình
Quy trình sản xuất sản phẩm ở xưởng cơ khí
Năng lực gia công cơ khí: 3000tấn/ năm
Gia công trên máy vạn năng, máy chuyên dụng và máy trung tâm CNC
Bước 1: Nhập phôi khách hàng hoặc phôi công ty ( BTP Đúc )
Bước 2: Tiến hành gia công theo bản vẽ và ỵêu cầu của khách hàng
Bước 3: Kiểm tra chất lượng SP
Bước 4: Nhập kho sản phẩm
1.2.2 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức
1.2.2.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức của Công ty
Tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo cấu trúc trực tiếp chức năng Tổng Giám Đốc Công ty được sự giúp sức của các chức năng để điều hành công việc Mỗi trưởng phòng giữ quyền nhất định trong phạm vi tổ chức của mình và trực tiếp chịu trách nhiệm với lãnh đạo cấp trên Chức năng của các Phòng ban, Bộ phận được chia rõ ràng, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất
Trang 8Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động Công ty thông qua cuộc họp Đại Hội Đồng cổ đông thường niên, Đại Hội Đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề có liên quan đến quyền lợi và mục đích của Cty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Quản Trị
Kinh
Doanh
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
Tổ Chức - Hành Chính
Xưởng Đúc Cơ Khí Xưởng
- Rèn
Xưởng Gia Công Kết Cấu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Trang 9 Ban kiểm soát
Do Đại Hội Đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ động kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty một cách độc lập khách quan, trung thực
Tổng giám đốc
Là người đại diện toàn thể cán bộ công nhân viên, điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng phụ trách công việc của toàn Công ty Được quyền quyết định điều hành mọi hoạt động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên, định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Công
ty, chịu trách nhiệm liên đới về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cung cấp thông tin định kỳ và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và quyền làm chủ của công nhân viên chức Công ty
Phó tổng giám đốc
Là người điều hành Công ty theo sự phân công và ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc, tham mưu cho Tổng Giám Đốc về các vấn đề cần thiết, bàn bạc, góp ý và giải quyết trong các hoạt động SXKD
Trong trường hợp Tổng Giám Đốc vắng mặt Phó Tổng Giám Đốc sẽ thay mặt Tổng Giám Đốc để quản lý Công ty
Phòng tài chính – kế toán
Chức năng và nhiệm vụ của phòng là ghi chép, tổng hợp, phân tích các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả kinh doanh, lập báo cáo định kỳ
Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm về Công nghệ, các biện pháp cải tiến kỹ thuật và áp dụng các khoa học kỹ thuật mới trong công tác liên quan đến sản xuất
Phòng kế hoạch – kinh doanh
Có nhiệm vụ lập ra kế hoạch sản xuất, điều phối sản xuất, cung ứng vật tư, sản phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất, giao dịch với khách hàng, tìm nguồn hàng tiếp thị sản phẩm
Trang 10 Phòng tổ chức – hành chính
Thực hiện việc tổ chức tuyển dụng nhân viên, quản lý chung Công ty, trông coi mọi hoạt động sinh hoạt trong Công ty, đời sống Cán bộ công nhân viên, vệ sinh y tế, nhà ăn Quản lý hoạt động định mức tiền lương, quy định về an toàn lao động, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho Cán bộ Công nhân viên trong Công ty
Xưởng Gia công – Kết cấu
Là Xưởng sửa chữa phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính của Công ty khi có yêu cầu, khắc phục những sự cố hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và chế tạo, sửa chữa lắp ráp thep hợp đồng phát sinh
1.2.2.2 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (Theo hình thức kế toán tập trung)
+ Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Toàn
bộ công tác Kế toán của Công ty, từ việc tập hợp chứng từ gốc, ghi sổ kế toán chi tiết, xử
lý số liệu, ghi sổ kế toán tổng hợp, đến việc lập báo cáo kế toán đều được tập trung xử lý
ở phòng Tài chính – Kế toán Ở các phân xưởng không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu thập và kiểm tra chứng từ ban đầu, theo dõi kết quả sản xuất, chấm công và tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất trên cơ sở từ quỹ lương, sau đó gởi về phòng Tài chính – Kế toán để ghi sổ kế toán
Trang 11+ Hình thức này có ưu điểm là thực hiện được việc chuyên môn hoá công tác kế toán, đảm bảo tập trung thống nhất trong chỉ đạo công tác kế toán phù hợp với loại hình xí nghiệp lớn, hoạt động đa dạng
+ Mọi hoạt động Tài chính – Kế toán đều tuân thủ theo sự chỉ đạo, quản lý của phòng Tài chính - Kế toán Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng Giám Đốc
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty tương đối đơn giản, được bố trí theo sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán
Kế Toán Trưởng
Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tham mưu cho Tổng Giám Đốc về các hoạt động tài chính, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ, chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các hoạt động Kế toán - Tài chính của Công ty Có
trách nhiệm hướng dẫn các chế độ, thể lệ quản lý về kế toán - tài chính cho các Cán bộ công nhân viên có liên quan
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH
KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ THỦ QUỸ
KẾ TOÁN THANH
TOÁN VÀ TSCĐ
KẾ TOÁN VẬT TƯ - CÔNG NỢ
KẾ TOÁN THUẾ - DOANH THU
Trang 12 Kế toán tổng hợp và giá thành
Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời các khoản mục chi phí và toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh theo từng đối tượng hạch toán, từng loại sản xuất và từng thời kỳ báo cáo Tổng hợp mọi số liệu có liên quan từ các bộ phận kế toán khác nhau để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh, lập các biểu kế toán nộp cho cấp trên
Kế toán lương và thủ quỹ
Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và Tổng Giám Đốc về tiền mặt của Công ty, đồng thời có nhiệm vụ phân bổ và hạch toán các khoản tiền lương cho Công ty
Kế toán thuế và doanh thu
Khai báo thuế với cơ quan thuế và lập báo cáo thuế Phản ánh kịp thời về doanh thu
Chính sách kế toán của công ty
Niên độ kế toán : bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : Việt Nam Đồng
Hình thức kế toán: Theo hình thức “ chứng từ ghi sổ”
Trang 13Sơ đồ hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Các loại sổ sách chủ yếu: Phiếu kế toán, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, bảng cân đối phát sinh…
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền
1.3 Các quy định chung
Mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Công ty như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý 5S tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn, nâng cao ý thức kỷ luật và góp phần tăng năng suất lao động Vậy 5S là gì ?
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Trang 145S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, “SEIKETSU” và
“SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”,
“SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG” 5S được hiểu như sau:
SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại
SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và
có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso
SHITSUKE (Sẵn sàng): tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện Để nâng cao SHITSUKE (Sẵn sàng) của nhân viên trong Công ty thì vai trò của người phụ trách cực kỳ quan trọng Người phụ trách phải
là tấm gương về 5S để mọi người noi theo
1.4 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
Công Ty phát huy thế mạnh truyền thống của Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim và phấn đấu ngày một tăng trưởng vững mạnh Trong thời gian tới Công ty sẽ chú trọng:
Phát huy và đẩy mạnh việc chế tạo hoàn chỉnh các thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất thép trong nước
Duy trì mở rộng chế tạo các thiết bị phụ tùng cho Ngành mía đường
Từng bước mở rộng và nâng cao sản lượng chế tạo các loại sản phẩm đúc xuất khẩu và từng bước thay thế các mặt hàng nhập khẩu
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, mở rộng thị trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất
Thực hiện và cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
Trang 15CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM (SADAKIM)
2.1 Quy trình nơi thực tập và công việc thực tế tại Công ty
2.1.1 Quy trình làm việc tại Công ty
Xử lý số liệu trên máy
Chạy bình quân đơn giá
Đối chiếu
Lưu chứng từ
Trang 162.1.1.2 Diễn giải quy trình
Thu thập chứng từ: Nhận phiếu nhập vật tư và phiếu xuất vật tư từ phòng kinh
doanh hoặc bộ phận phân xưởng đưa lên Trong tháng nếu kiểm tra các chứng từ mà số chứng từ không liên tục thì phải hỏi trực tiếp các bộ phận liên quan, vì có thể phiếu bị mất hay hủy hoặc vì một số lý do nào đó
Sàng lọc:
Khi nhận được phiếu xuất vật tư, ta cần định khoản Nợ cho các loại vật tư, phải xác định được nguyên vật liệu nào dùng trực tiếp, nguyên vật liệu nào cho vào chi phí sản xuất chung Đồng thời cũng phải lưu ý tới NVL xuất dùng cho bộ phận, phân xưởng nào (Nợ 6272: Chi phí vật liệu ban KCS; Nợ 62722: Ô tô;…)
Còn đối với phiếu nhập vật tư thì đầu tiên là phải kiểm tra số tiền và các thông tin trên hóa đơn có khớp với phiếu nhập không ? Nếu sai thì cần báo cho bộ phận đưa lên, nếu đúng thì đánh dấu “ / ” trên phiếu nhập và đánh số thứ tự để tiện cho việc xử lý chứng từ khi cần Sau đó, lọc những hóa đơn đầu vào mang đi photo, tiếp theo chuyển hóa đơn đầu vào cho chị Tuyền (phụ trách thuế) khai báo thuế, còn phần hóa đơn photo được ghim lại đúng vị trí trên phiếu nhập, để cuối tháng tiện cho việc lưu trữ sổ sách
Xử lý số liệu trên máy: Sử dụng phần mềm SMART PRO
Đối với phiếu xuất vật tư thì sau khi định khoản thì nhập số liệu tương đối đơn giản
đủ seri hóa đơn, số hóa đơn,…và nếu có thuế thì cần khai mã khách hàng để tiện cho bộ phận thuế trong việc xử lý số liệu
Trang 17 Cuối tháng khai báo tồn: Khi nhận được giấy báo vật tư tồn cuối tháng thì nhập số
vật tư tồn vào phần mềm, số lượng tồn ghi âm, đồng thời lấy số lượng cuối tháng trước (đầu tháng này), số lượng ghi dương Từ số liệu trong phần mềm kế xuất ra excel
Đối chiếu: Sau khi kết xuất ra excel, thi in số liệu ra giấy và mang sang đối chiếu
bên phòng Kinh doanh Nếu sai thì cần trao đổi với người chịu trách nhiệm để xử lý, nếu đúng thì xừ lý bình quân
Chạy bình quân đơn giá: Dùng phần mềm xử lý bình quân, lưu ý chỉ chạy những
tài khoản liên quan
Lập phiếu kế toán: Từ những số liệu đã xử lý và mẫu sẵn có, lập phiếu kế toán
Lưu chứng từ: Những chứng từ trong tháng được kiểm tra lại xem đã đủ và theo
đúng trình tự chưa, nếu đảm bảo thì được đóng lại và lưu vào kệ hồ sơ
Ngoài công việc vật tư em còn được tiếp xúc, học hỏi những công việc khác như nhập hóa đơn đầu vào, lập phiếu thu, chi, theo dõi công nợ theo hợp đồng, lập sổ kế toán…
2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế
o Công việc thực tế đòi hỏi em phải luôn giữ được thái độ nghiêm túc và sự tập trung cần thiết để tránh những sai xót có thể xảy ra trong quá trình làm việc
o Phải sắp xếp công việc một cách có khoa học và tuân theo những trình tự cụ thể để thuận lợi cho việc xử lý một lượng chứng từ nhiều
o Và luôn cố gắng trao dồi những kiến thức cũng như kỹ năng làm chủ công việc thông qua việc trao đổi với mọi người khi cần thiết
o Ngoài ra, cần đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định để cố gắng hoàn thành tốt những công việc đảm nhận
o Thay đổi tác phong để phù hợp với hình ảnh của một nhân viên công sở
Trang 182.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ xác định sản xuất kinh doanh tai Công ty 2.2.1 Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng
2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho
Giấy đề nghị thanh toán
Giấy báo ngân hàng
Phiếu thu
Chu trình luân chuyển chứng từ
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, kế toán căn cứ vào các hóa đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho tiến hành nhập liệu thông tin vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết các tài khoản liên quan, hỗ trợ theo dõi doanh thu và công nợ khách hàng
Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Một đặc điểm ở Công ty là dù bán hàng chưa thu tiền (bán chịu) hay bán hàng thu tiền ngay thì công ty luôn làm bút toán xác định công nợ phải thu
Trang 19Doanh thu hoạt động khác _TK51188
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu tại công ty
Theo hóa đơn số 0004625 ngày 02/02/2012 công ty xuất 03 mặt hàng bao gồm: 1 trục
gá ENCODER(C45) và 2 loại mặt bích bạc đạn chặn trị giá 3.840.000 đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản Khi giao hàng và xuất hóa đơn, kế toán ghi:
Trang 20Ngày 29/02/2012, kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác
định KQKD, số tiền là 8.081.000.304 đồng, kế toán ghi như sau: