1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

40 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 571,73 KB

Nội dung

Nội dung cơ bản nhất của chủnghĩa này khẳng định rằng vàng và bạc là phương tiện chính đánh giá sự giàu có của quốcgia và giữ vai trò trọng yếu giúp cho hoạt động buôn bán giữa các nước

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

- -PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 2

1 Nguyễn Tuấn Anh

2 Phạm Hoàng Mai Diễm

3 Ngô Hồng Hải

4 Nguyễn Thị Nhung

5 Nguyễn Quang Phú

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU 1

1 Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất, nhập khẩu: 1

2 Phân loại 5

2.1 Theo xu hướng vận động của hàng hóa 5 2.2 Theo mục đích đánh thuế 6 2.3 Theo phạm vi tác dụng 7 2.4 Theo phương pháp tính thuế 7 3 Vai trò 8

4 Đối tượng chịu thuế 9

5 Đối tượng nộp thuế 9

6 Nguyên tắc tính thuế xuất nhập khẩu 10

7 Căn cứ và phương pháp tính thuế 11

7.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ % 11 7.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: 12 8 Thời điểm tính thuế 12

9 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 12

9.1 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau 13 9.2.Đối tượng nộp thuế có một trong hai điều kiện sau đây được áp dụng thời hạn nộp thuế quy định tại các điểm c, d và đ: 13

II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 15 1 Tác động kinh tế của thuế xuất khẩu 15

1.1 Tác động của thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế 15

Trang 4

2.2 Phân tích chính sách thuế nhập khẩu với mặt hàng xe hơi ở Việt Nam 23

3 Những điểm cần lưu ý khi xây dựng chính sách thuế 25III THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM25

1 Tóm tắt các điểm chính trong chính sách 25

1.1 Xuất khẩu 25 1.2 Nhập khẩu 26

2 Kết luận 27

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤTNHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31

1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu 31

1.1 Đối với thuế xuất khẩu 31 1.2 Đối với thuế nhập khẩu 31

2 Cải tổ công tác tổ chức thực hiện 32TÀI LIỀU THAM KHẢO 35

Trang 5

Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước về tình hình sảnxuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước Ngoài ra chính sách thuế còn làmột trong những công cụ để thực hiện chiến lược kinh tế của đất nước Trong hoạt độngkinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng công cụ quản lý như: hạn ngạch, tỷgiá, giấy phép, thuế quan Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được sử dụng nhất vì nó

là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách quốc gia.Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và có nhữngđiểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần phải tiếp tục sửa đổi và bổ sung

Trong quá trình hội nhập WTO, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựutrong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường Tuy nhiên, không phải Việt Namluôn có lợi trong quá trình hội nhập này Chính phủ Việt Nam luôn đứng trước những lựachọn khó khăn là vừa đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, vừa có thể tối đa hóanguồn thu ngân sách từ thuế; vừa bảo hộ được ngành sản xuất trong nước và tối đa hóa lợiích quốc gia

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích tác động của thuế vào hoạt động xuất nhập khẩu” với mục đích nghiên cứu, phân tích tác

động của thuế đánh vào hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào; xem xét thực trạng xuấtnhập khẩu tại Việt Nam đồng thời đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chínhsách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới

Trang 6

I TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU

1 Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất, nhập khẩu:

Vào đầu thế kỷ 15, khi Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kỳ Trung Cổ và phong kiến,một xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp được hình thành Sản xuất tự cung tự cấp là chính,mậu dịch chưa phát triển Đến cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 mậu dịch đã bắt đầu phát triển.Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa cáckhu vực Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ làm tăng doanhlợi của các nhà sản xuất và thương gia Vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hìnhthành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập về chính trị, vàng bạc từ Tân Thế Giới đổ về…tất cả đã làm cho mối quan hệ thương mại của các quốc gia tăng lên

Lý thuyết đầu tiên giải thích về thương mại quốc tế là nghiên cứu của chủ nghĩatrọng thương, khởi đầu tại nước Anh vào giữa thế kỷ 16 Nội dung cơ bản nhất của chủnghĩa này khẳng định rằng vàng và bạc là phương tiện chính đánh giá sự giàu có của quốcgia và giữ vai trò trọng yếu giúp cho hoạt động buôn bán giữa các nước trở nên sôi động.Vào thời kỳ đó, vàng và bạc là tiền tệ trong trao đổi thương mại giữa các quốc gia; một quốcgia có thể thu được vàng và bạc về nhờ việc xuất khẩu hàng hóa Ngược lại, nhập khẩu hànghóa từ các nước khác sẽ khiến cho các kim loại quý này rời khỏi quốc gia đó Do vậy, tưtưởng chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương cho rằng cần phải duy trì trạng thái thặng dưthương mại, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để mang lại lợi ích tốt nhất cho một nước

Nhược điểm của chủ nghĩa trọng thương là đã nhìn nhận thương mại như một tròchơi có tổng bằng không (zero-sum game – nghĩa là lợi ích mà một nước thu được chínhbằng thiệt hại mà nước khác mất đi.) Hạn chế này đã được các lý thuyết của Adam Smith vàDavid Ricardo ra đời sau đó chỉ rõ và khẳng định thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích

là số dương (positive-sum game –tất cả các nước đều thu được lợi ích.)

Adam Smith lập luận rằng các quốc gia khác nhau chính là về khả năng sản xuất cáchàng hóa một cách có hiệu quả và theo ông, một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuấtmột sản phẩm khi mà nước đó sản xuất sản phẩm đó một cách hiệu quả hơn so với nướckhác Theo Adam Smith, các nước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mànước đó có lợi thế so sánh và sau đó trao đổi những hàng hóa đó lấy những hàng hóa sảnxuất bởi những nước khác Lập luận cơ bản của Adam Smith là một quốc gia không bao giờnên tự sản xuất những hàng hóa mà thực tế có thể mua được từ các nước khác với chi phí

Trang 7

thấp hơn Và bằng cách chuyên môn hóa sản xuất những hàng hóa mà một nước có lợi thếtuyệt đối, cả hai nước sẽ thu được lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế.

David Ricardo đã đưa lý thuyết của Adam Smith tiến xa thêm một bước nữa bằngcách khám phá ra xem điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuấttất cả các mặt hàng Lý thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối cho rằng một nước nhưvậy sẽ không thu được lợi ích gì từ thương mại quốc tế Theo lý thuyết của Ricardo về lợithế so sánh, hoàn toàn hợp lý khi một nước chuyên môn hóa vào sản xuất những hàng hóa

mà nước đó sản xuất một cách hiệu quả hơn và mua về những hàng hóa mà nước đó sảnxuất kém hiệu quả hơn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là mua hàng hóa từ những nước khác

mà mình có thể tự sản xuất hiệu quả hơn Thông điệp cơ bản của lý thuyết về lợi thế so sánh

là sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ lớn hơn nhiều trong điều kiện thương mại tự dokhông bị hạn chế so với trong điều kiện hạn chế về thương mại Lý thuyết của DavidRicardo gợi ý rằng người tiêu dùng ở tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nếunhư không có hạn chế trong thương mại giữa các nước Điều này diễn ra ngay cả khi cácquốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất bất kỳ hàng hóa nào Nói một cách khác,

so với lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lý thuyết về lợi thế so sánh khẳng định một cách chắcchắn hơn nhiều rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dương, trong đó tất

cả các nước tham gia đều thu được lợi ích kinh tế Như vậy, lý thuyết này đã cung cấp một

cơ sở hợp lý cho việc khuyến khích tự do hóa thương mại và cho đến nay, lý thuyết củaDavid Ricardo vẫn chứng tỏ sức thuyết phục khi thường được xem là vũ khí lập luận chủyếu cho những ai ủng hộ cho thương mại tự do

Lý thuyết thương mại hiện đại bắt đầu nổi lên từ thập kỷ 1970 của thế kỷ XX khi màmột số nhà kinh tế đặt vấn đề về giả thuyết hiệu suất giảm dần theo chuyên môn hoá trong

lý thuyết về thương mại quốc tế Theo họ, tồn tại trường hợp hiệu suất tăng dần trong một

số ngành kinh tế và lợi ích kinh tế nhờ quy mô chính là một trong các trường hợp đặc biệtcủa hiệu suất tăng dần Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình thương mại quốc

tế

Lý thuyết này gợi ý rằng các nước có thể thu được lợi ích từ hoạt động thương mạingay cả khi không có sự khác biệt về sự sẵn có các nguồn lực sản xuất hay công nghệ

Trang 8

phẩm mà trong nước không sản xuất từ nước chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm

đó Bằng cơ chế này, mức độ đa dạng của các sản phẩm dành cho người tiêu dùng sẽ tănglên trong khi chi phí sản xuất trung bình cho những sản phẩm đó giảm xuống, kéo theo mứcgiá bán cũng giảm theo, từ đó giải phóng các nguồn lực để sản xuất nhiều hàng hóa và dịch

vụ khác

Mậu dịch tự do làm cực đại sản xuất thế giới và thu lợi cho tất cả các dân tộc Trên lýthuyết có thể nói mậu dịch tự do là hình thức trao đổi hiệu quả nhất, hợp lý nhất Tuy nhiên,trên thực tế, tất cả các quốc gia đều áp dụng những hình thức nhất định để nhằm hạn chếmậu dịch tự do vì lợi ích cụ thể trước mắt, vượt lên trên khái niệm trừu tượng về lợi ích tối

ưu của toàn thế giới Những hạn chế đó cùng với các điều chỉnh số lượng mậu dịch vàthương mại hợp thành chính sách mậu dịch của mỗi quốc gia Nói một cách khác, chínhsách mậu dịch là các hoạt động của chính phủ tác động đến ngoại thương, có ảnh hưởngtrực tiếp đến nền kinh tế của mỗi nước và là bộ phận không thể thiếu được trong chính sáchkinh tế nói chung

Một trong những biện pháp thực hiện chính sách mậu dịch, đó là thuế quan Thuếquan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia.Như vậy, thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu

Thuế quan được biết đến như hình thức lâu đời nhất của chính sách mậu dịch và làmột công cụ mang tính chất truyền thống để làm tăng nguồn thu cho chính phủ Ngày nay ởnhiều nước đang phát triển thuế quan vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao trong phần thu ngânsách của Chính phủ Không những thế, thuế quan còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo

hộ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thếgiới Ngay từ đầu thế kỷ 19, ở Anh đã sử dụng thuế quan để bảo hộ sản phẩm nông nghiệp,cạnh tranh với hàng nhập khẩu Vào cuối thế kỷ 19, cả Mỹ và Đức đều bảo hộ các ngànhcông nghiệp mới trong nước bằng đánh thuế nhập khẩu vào các hàng hóa công nghiệp…Ngoài ra, thông qua các loại mức mà thuế quan còn được dùng như là một công cụ để phânbiệt đối xử giữa các bạn hàng mậu dịch khác nhau

Xu hướng hiện nay của các nước là chuyển từ hình thức thuế quan sang các hình thứcphi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước Tuy nhiên, do tính chất tiêu cực rất lớn của cáchình thức này đối với người tiêu dùng mà trong các cuộc đàm phán thương lượng quốc tế,

Trang 9

người ta đang cố gắng chuyển từ một số hình thức phi thuế quan sang hình thức thuế quan.

Vì vậy, sự hiểu biết về tác động của thuế quan là một cơ sở quan trọng để hiểu biết các hìnhthức bảo hộ mậu dịch khác và toàn bộ chính sách mậu dịch của một quốc gia

Tại Việt Nam, thuế xuất, nhập khẩu được ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuếxuất, nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự

do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhândân Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩucác loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân Do đó, nhànước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do Mặt khác, hạn chếnhập khẩu hàng hoá từ vùng địch Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 %trở lên

Luật thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29

-12 -1987 Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữahàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác

Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất,nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993.Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1-

1999 Mới đây nhất Quốc hội thông qua luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 14 – 6 – 2005.Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng Theo đó, Nhà nước thuthuế xuất, nhập khẩu không phân biệt tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịchhay phi mậu dịch

Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất,nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu,nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưavào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước

Trang 10

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất, nhập khẩu đối vớihàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theotừng trường hợp mà thuế xuất, nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu.

Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Thuế XNK là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả thị trường trong nước và khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

2 Phân loại

2.1 Theo xu hướng vận động của hàng hóa

xuất khẩu Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồncung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xungđột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trườngquốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuấtkhẩu có thể được Nhà nước cân nhắc Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuấtkhẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuấtkhẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách Ví dụ về thuế xuấtkhẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung -cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảmbảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là

Trang 11

để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá Đối với các nướcđang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thườngquy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu

Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở mức độ khác nhau, các nước đều

sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giáhàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường Trả đũa trướccác hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại Bảo hộ cho các lĩnh vực sảnxuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liênminh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ Bảo vệ các ngànhcông nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trênthị trường quốc tế Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩmhay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc Giảm nhập khẩu bằng cách làm chochúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảmthâm hụt trong cán cân thương mại

2.2 Theo mục đích đánh thuế

Thuế quan tăng thu ngân sách (hay còn gọi là thuế quan tài chính): Là một tập hợpcác mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhànước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu Chẳng hạn thuế quan màmột quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu cómục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách

Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối vớihàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nướcngoài Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu củachiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ Giả sử không

có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ởmức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhàsản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mứckhoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhậpkhẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở

Trang 12

ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khảnăng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính

Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không cònnhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa

Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giớihạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt đượcnhững kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia

2.3 Theo phạm vi tác dụng

Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế củamột quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết.Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quantối thiểu có thuế suất thấp nhất

Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định theo những điều khoản

đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương

2.4 Theo phương pháp tính thuế

Thuế tính theo giá trị: là thuế tính tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu Cách tính thuế kiểu này thường được áp dụng nhiều nhất bởi vì dễ áp dụng trongcách tính thuế và quản lý thuế và theo kịp tốc độ của lạm phát Tuy nhiên, hạn chế của cáchtính thuế quan theo giá trị là phân loại sản phẩm tính thuế và xác định giá của sản phẩm khóthực hiện

Thuế tính theo số lượng hay còn gọi là thuế tuyệt đối: là thuế được tính ổn định dựatheo khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (số tiền thuế phải nộp khôngphụ thuộc vào giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu) Đây là cách tính thuế không cần định trị giásản phẩm, nên giảm được hiện tượng gian lận có liên quan đến kê khai giá trị hàng hóa đểtrốn thuế

Thuế quan hỗn hợp: là thuế tính theo cả 2 cách kể trên Ví dụ 1 kiện hàng nhập khẩuđánh thuế 0.5USD cộng với 1% giá trị hàng nhập

3 Vai trò

Thuế quan được xem là công cụ mậu dịch mang tính minh bạch hơn so với các công

cụ phi thuế, vì người ta dễ tính được mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chính sách bảo hộ đốivới tiến trình hội nhập kinh tế của quốc gia để qua đó gây sức ép điều chỉnh Trong hiệp

Trang 13

định GATT (WTO) nêu rõ: nếu còn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch ở mức độ nhất địnhthì thuế quan là biện pháp duy nhất được áp dụng.

Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối vớicác bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ 30 –50% trợ cấp trong nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào nông phẩm của

EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ Hay trong năm 2001, để trả đũa việc Nhật Bản tăng thuếnhập khẩu đánh vào các mặt hàng rau củ của Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật, Trung Quốcthông báo đánh thuế tăng gấp 2 lần đồi với mặt hàng xe hơi và điện gia dụng của Nhật nhậpvào Trung Quốc Cuối cùng 2 bên Nhật – Trung phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyếttranh chấp và thực hiện nhượng bộ lẫn nhau

Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước

Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

 Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thaythế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại, có thể dùng đểhạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sửdụng như thuốc lá, rượu, bia…

 Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phágiá lên tới mức giá chung của thị trường

 Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đốivới hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại

 Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt

 Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thểcạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế

 Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:

Trang 14

Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng cácnguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của

nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết

4 Đối tượng chịu thuế

Tất cả hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam và hàng hóa đưa từthị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trongnước đều thuộc diện chịu thuế xuất, nhập khẩu, trừ một số trường hợp đặc biệt không thuộcdiện chịu thuế xuất, nhập khẩu như sau:

- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

- Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khuphi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

- Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu

5 Đối tượng nộp thuế

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diệnchịu thuế là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ðối tượng nộp thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu có thể là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và cũng

có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài

Trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu

6 Nguyên tắc tính thuế xuất nhập khẩu

Nguyên tắc 1: Thuế XNK chỉ đánh vào hành hóa thực sự xuất nhập khẩu

Trang 15

Hàng hóa xuất khẩu thực sự là hàng hóa được sản xuất trong nước và tiêu dùng ở nướcngoài Hàng hóa nhập khẩu thực sự là hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và tiêu dùng ởthị trường nội địa vì vậy các nước thường không đánh thuế XNK vào hàng hóa quá cảnh,mượn đường qua cửa khẩu, biên giới quốc gia, hàng hóa đưa từ nước ngoài vào khu chếxuất, từ khu chế xuất ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài vào khu bảo thuế, hoặc quiđịnh các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế XNK cho hàng hóa không thực sự xuất nhập nhưhàng tạm nhập- tái xuất, hàng tạm xuất-tái nhập.

Nguyên tắc 2: Phải phân theo khu vực thị trường và các cam kết song phương, đa phương

Trong điều kiện tự do hóa thương mại hiện nay, các quốc gia có cùng chung lợi ích cóthể ký kết các hiệp định song phương, đa phương với nhau, khi đó, các quốc gia phải từ bỏtính chủ quyền trong đánh thuế XNK mà phải tuân thủ các hiệp định thuế đã được ký kết.Theo đó, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ khu vực thị trường phổ thông (không có camkết) thì áp dụng thuế xuất phổ thông, đối với khu vực có cam kết đối xử tối huệ quốc thì ápdụng thuế xuất ưu đãi, đối với khu vực thị trường có cam kết ưu đãi đặc biệt thì áp dụngthuế suất ưu đãi đặc biệt

Nguyên tắc 3: Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loại hàng hóa và khu vực thị trường để thiết lập biểu thuế phù hợp.

Tùy theo trình độ phát triển kinh tế XNCN của từng quốc gia mà xây dựng chính sáchthuế bảo hộ nền sản xuất trong nước có thể đẩy mạnh hoặc giảm bớt Nhìn chung, nhữngmặt hàng có lợi thế so sánh tương đối thấp, tính cạnh tranh kém, NN sẽ xây dựng biểu thuế

Trang 16

nhập khẩu cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và ngược lại Biểu thuế không chỉ cần chitiết, cụ thể với từng nhóm hàng mà còn cần phải linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế xã hội trong nước và thế giới từng thời kỳ.

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các quy định về thông lệ quốc tế về phân loại mã hàng XNK và giá tính thuế hàng hóa XNK

7 Căn cứ và phương pháp tính thuế

7.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %

Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất

a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan.

b) Giá tính thuế:

Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất

(FOB, DAF), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng Căn

cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dungchủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từhợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá

Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu

nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giáCIF ,

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặchợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu,nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định

c) Thuế suất

Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một

mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước

Đối với thuế nhập khẩu:

Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi vàthuế suất ưu đãi đặc biệt:

Trang 17

 Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không

có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Thuế suất thôngthường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàngtương ứng do Chính phủ quy định

 Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuậnđối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Thuế suất ưu đãi đặc biệt ápdụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận

ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu

 Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy địnhnhư trên còn phải chịu thuế bổ sung:

Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp sovới giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sảnxuất hàng hoá tương tự của Việt Nam

Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp sovới giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự pháttriển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam

Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phânbiệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối vớihàng hoá cuả Việt Nam

7.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối:

Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xácđịnh được giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi,phế liệu, đồ cũ… thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau:

Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Mức thuế tuyệt đối

8 Thời điểm tính thuế

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờkhai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan.Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hảiquan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống

Trang 18

Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực xuất khẩu, thựcnhập khẩu thì Tờ khai đã đăng ký không có giá trị Khi có hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhậpkhẩu phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

9 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

9.1 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký

tờ khai hải quan;

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khinhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạnbảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hảiquan

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩuthì thời hạn nộp thuế là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký

tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy mươilăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quyđịnh của Chính phủ;

d) Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, táinhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhậptheo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d thì thời hạn nộp thuế đối vớihàng hoá nhập khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hảiquan

9.2 Đối tượng nộp thuế có một trong hai điều kiện sau đây được áp dụng thời hạn nộp thuế quy định tại các điểm c, d và đ:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu mươi lămngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan được cơ quan hải quan xác nhận không cóhành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt,chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;

b) Được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổchức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp Trong trường hợp được bảo lãnh thì thờihạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn quy định tại cácđiểm c, d và đ khoản 1 Điều này Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà đối

Trang 19

tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiềnphạt chậm nộp thay cho đối tượng nộp thuế.

Trường hợp đối tượng nộp thuế không có đủ điều kiện quy định tại khoản này thì phảinộp xong thuế trước khi nhận hàng

Trang 20

II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.

1 Tác động kinh tế của thuế xuất khẩu

1.1 Tác động của thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế

Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế xuấtkhẩu vì lợi ích quốc gia, bảo vệ nguồn lực sản xuất trong nước Đối với Việt Nam là nhữngsản phẩm thô được khai thác để xuất khẩu như: khoáng sản, dầu mỏ Thuế xuất khẩu sẽ cónhững tác động:

Tác động tích cực

Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Bình ổn giá một số mặt hàng trong nước Khi giá thế giới cao hơn giá trong nước ởmột mặt hàng nào đó, doanh nghiệp thường có nhu cầu xuất khẩu để tăng lợi nhuận Do đónguồn cung trong nước giảm, giá cả có khuynh hướng tăng lên kịp với giá thế giới Khiđánh thuế xuất khẩu sẽ làm giảm lượng hàng xuất khẩu, góp phần tăng cung trong nước,bình ổn giá cả

Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tàinguyên thiên nhiên quý hiếm (khoáng sản, dầu mỏ), gây mất cân bằng sinh thái, gây ônhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệlợi ích quốc gia Bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng Bình ổn các mặt hàngthiết yếu trong nước

Thuế xuất khẩu cũng góp phần hạn chế xuất khẩu nhằm giảm xung đột thương mại vớinước khác Thông thường, quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, do đónhu cầu giao thương giữa các nước được cân nhắc rất kỹ Vì lợi thế so sánh nên một nước

Ngày đăng: 22/06/2015, 00:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w