KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu.
Thuế nhập khẩu ở nước ta vừa đánh theo tính chất hàng hóa, vừa đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo ra những sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế suất của Việt Nam vẫn còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau: giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập, vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế. Chẳng hạn, cùng một loại hàng hóa nhưng lúc nhập khẩu chỉ cần khai báo sai lệch đặc tính của chúng là có thể được hưởng mức thuế suất có lợi hơn hoặc chỉ cần khai đặc tính của loại hàng hóa có thuế suất thấp, nhưng sau khi nhập khẩu sẽ cải tạo, thay đổi kết cấu thành loại hàng hóa có trị giá thương mại cao hơn. Do vậy, cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện biểu thuế xuất nhập khẩu.
1.1. Đối với thuế xuất khẩu
Nên thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Nếu có đánh thuế xuất khẩu thì chỉ nên đánh thuế đối với các sản phẩm thật cần thiết như: những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường ổn định… Bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho hàng hoá Việt Nam khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Mặc dù bỏ thuế sẽ giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng bù lại chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu.
Việc sử dụng thuế xuất khẩu của ngành nào cũng cần có chính sách công khai về việc tái đầu tư một phần cho ngành để lập quỹ bình ổn giá, tham gia các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tăng cường nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực…
1.2. Đối với thuế nhập khẩu
Không thực hiện chính sách bảo hộ tràn lan đối với tất cả các ngành kinh tế, chỉ thực hiện sự bảo hộ một cách có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn. Bảo hộ cũng cần phải có
chứ không phải triệt tiêu sức cạnh tranh của sản xuất trong nước. Cụ thể là: bảo hộ cao đối với những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước, giá trị gia tăng cao. Đối với những ngành hàng xét thấy hiện tại và triển vọng tương lai không có lợi thế cạnh tranh thì không nên tiếp tục bảo hộ. Về lâu dài, việc điều hành chính sách thuế nhập khẩu nên dựa trên quan điểm coi đó là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước chứ không phải là một nguồn thu quan trọng.
Cần giảm bớt các mức thuế suất, đơn giản hoá biểu thuế cả về số lượng mức thuế suất và khoảng cách giữa các mức thuế suất để đảm bảo cho biểu thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và hiệu quả. Số lượng thuế suất ít sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giảm thiểu những gian lận thương mại do năng lực hành chính ở Việt Nam còn hạn chế và do vậy sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.
Phải đảm bảo sự ổn định tương đối của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mức thuế suất thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào bối cảnh kinh tế quốc tế. Bên cạnh việc phải công khai hoá lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết với các nước trong khu vực cũng như WTO, biểu thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo sự ổn định tương đối, góp phần đảm bảo sự ổn định và minh bạch của chính sách thuế, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xây dựng được các phương án và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Cần xây dựng tiến độ và phương án cụ thể để thuế hoá các hàng rào phi thuế quan nhằm đáp ứng một nguyên tắc hàng đầu của WTO là chỉ bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hoá cần được tiến hành theo tiến độ và phương án cân nhắc cụ thể, sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi phải loại bỏ ngay hàng rào phi thuế quan.
2. Cải tổ công tác tổ chức thực hiện
Những nội dung về chính sách thuế xuất nhập khẩu nêu trên không thể thực hiện tốt nếu công tác tổ chức, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật pháp về thuế xuất nhập khẩu không được đổi mới hoàn thiện.
− Đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu những phiền hà, xây dựng quy trình làm thủ tục hải quan đơn giản, khoa học và công khai hoá thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.
− Áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động xuất nhập khẩu, và kiểm soát việc tính thu
thuế.
− Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất - nhập khẩu.
− Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc theo luật định.
− Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu.
− Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu.
− Cần có các biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp có vi phạm liên quan đến pháp luật về thuế, các cán bộ chuyên trách không làm đúng nhiệm vụ của mình.
Trị giá nhập khẩu ô tô giai đoạn 2009 -2013 Đơn vị tính : nghìn USD Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 (Sơ bộ) Lượ
ng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Ô tô các loại Chiếc 3052378 2907200 3069878 2162737 2401605 Nguyên chiếc các loại 8041 0 1250139 53899 978169 54647 1031949 26680 594778 35125 722620 Nguyên chiếc dưới 9 chỗ 4796 8 512943 3565 4 424380 1929 4 213528 1365 5 142462 1550 1 180229 Nguyên chiếc trên 9 chỗ 1560 40594 415 11735 180 6505 176 4814 619 14831 Xe ô tô tải 23743 410796 14458 355657 14282 306852 8762 230053 16618 377319 Xe ô tô khác 7139 285806 3372 186397 2089 1 451064 4087 217450 2387 150241 Linh kiện 1000USD 1802239 1929031 2037929 1567959 1678985 Loại 9 chỗ
trở xuống 831030 835848
LK ô tô
TÀI LIỀU THAM KHẢO
1. PGS.TS Sử Đình Thành, TS. Bùi Thị Mai Hoài; “Tài chính công và phân tích chính sách thuế”; NXB Lao Động.
2. GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, “ Kinh tế quốc tế”, NXB Lao động
3. TS. Lê Quang Cường, TS. Nguyễn Kim Quyến, ThS. Võ Thế Hào;“Giáo trình Thuế 1”; NXB Lao Động.
4. Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn 5. Luật thuế xuất nhập khẩu 2005