2. Tác động kinh tế của thuế nhập khẩu
2.2. Phân tích chính sách thuế nhập khẩu với mặt hàng xe hơi ở Việt Nam
Với mặt hàng là xe hơi nhập khẩu được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Nếu với chính sách nhập khẩu tự do: Khi đó lượng cung trong nước thấp hơn lượng cầu trong nước. Mức chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu trong nước được đáp ứng bằng cách mua hàng từ các nước khác. Khi đó người tiêu dùng trong nước được lợi vì học có thể được mua với giá thấp hơn. Còn người sản xuất trong nước bị thiệt.
Lúc này để bảo hàng trong nước thì chính phủ đánh thuế nhập khẩu làm tăng giá xe nhập khẩu lên mức cao hơn giá thế giới một lượng bằng thuế nhập khẩu. Các nhà cung cấp xe hơi trong nước có thể bán xe của mình bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Sẽ khuyến khích sản xuất trong nước, ngăn chặn cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Còn người mua trong nước bị thiệt. Ngoài ra chính phủ trong nước tạo được nguồn thu. Như vậy thuế nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu và chuyển thị trường trong nước gần tới mức cân bằng khi không có thương mại quốc tế.
Tác động của thuế nhập khẩu lên cầu xe hơi:
Với dân số khoảng 90 triệu dân tính đến cuối năm 2013, nhu cầu của người dân Việt Nam về xe ô tô ngày càng tăng cao. Tại thị trường Việt Nam các thương hiệu như Hyundai, Kia, Toyota, Honda, Ford, chiếm gần 80% tổng lượng xe tiêu thụ. Các DN Việt Nam có chăng chỉ giành được quyền nhập khẩu và phân phối những mẫu xe ít tên tuổi như xe Trung Quốc hay có số lượng tiêu thụ không nhiều như Land Rover, Citroen, Chrysler...
Nắm giấy uỷ quyền nhập khẩu và phân phối xe chính hãng tại Việt Nam hiện chia thành 2 nhóm. Một là các liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô như Toyota Việt Nam, Mercedes-Benz Việt Nam... - các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Hai là các đại lý có giấy phép nhập khẩu chính hãng như Euro Auto phân phối xe BMW, World Auto phân phối xe Volkswagen, Vina Mazda phân phối xe Mazda… Mặc dù kinh tế năm 2013 gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhưng tiêu thụ xe nhập khẩu hạng sang vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù thuế nhập khẩu ô tô ở VN hiện nay vẫn đang ở mức rất cao khoảng 80% (năm 2013). Xe nhập khẩu được ưa chuộng hơn vì nó sang trọng, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn xe trong nước lắp ráp.
Công ty Euro Auto, nhà phân phối chính thức xe BMW tại Việt Nam - tuy không tiết lộ con số tăng trưởng cụ thể, song đại diện BMW Euro Auto cho biết năm 2013, mặc dù thị trường ô tô nói chung có sự giảm sút song thương hiệu xe sang BMW đã vượt kế hoạch
để ra, tăng trưởng cao liên tiếp trong 7 năm liền, giữ vững thị phần trong phân khúc xe hơi hạng sang.. Số liệu từ nhà NK này cho biết, đến năm 2013, Việt Nam đã có khoảng 10.000 xe BMW đang lưu hành. Đây đều là những xe được xuất xưởng chính hãng tại 4 nhà máy lắp ráp của BMW tại nước Đức. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), giai đoạn 2015-2020 nhu cầu ôtô cả nước sẽ tăng lên tới mức 300.000 xe/năm, trong đó xe từ 9 chỗ trở xuống sẽ chiếm tới 60%. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ngày càng giảm theo lộ trình gia nhập AFTA và WTO. Đến 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN chỉ còn 0%.