1. Tóm tắt các điểm chính trong chính sách
1.1. Xuất khẩu
Gồm 118 nhóm mặt hàng, phần lớn hàng xuất khẩu có thuế xuất 0%, trừ 1 số mặt hàng như dầu thô, 1 số loại quặng, vàng… hiện nay, mức thuế suất tối đa là 40% áp dụng cho nhóm quặng sắt và tinh quặng sắt.
1.2. Nhập khẩu
Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi hiện hành có 9.556 dòng thuế với 37 mức thuế suất, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi trung bình khoảng 10,37%. Mức thuế suất tối đa 135% áp dụng cho nhóm thuốc lá và xì gà.
• Biểu thuế XNK có 3 mức: Cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường tùy thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa việt nam với các nước.
Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước thực hiện đối xử chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc…).
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp hội thương mại tự do ASEAN (thuế suất ưu đãi có hiệu lực chung CEPT)
Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Không quá 70% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
• Đánh thuế cao vào sản phẩm cuối cùng bảo hộ sản xuất trong nước. Hàng trung gian có thuế thấp hoặc bằng 0, hàng trung gian nhập khẩu làm đầu vào cho những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh XK thường cao hơn so với đầu vào cho những ngành cạnh tranh với NK.
• Đại đa số các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp.
• Để khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất khẩu chính sách thuế XNK còn quy định các trường hợp được miễn giảm và hoàn lại thuế
Hàng viện trợ không hoàn lại.
Hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm.
Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.
Hiện nay, song song với thuế xuất nhập khẩu, chúng ta còn áp dụng hai sắc thuế mới, đó là thuế TTĐB và thuế GTGT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây thực chất chỉ là sự điều chỉnh nhằm làm tách bạch các sắc thuế gián thu. Điều này một mặt phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia về việc hoàn thiện hệ thống thuế gián thu, mặt khác sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước khi Việt Nam tham gia cắt giảm thuế quan theo cam kết với các tổ chức quốc tế này.
2. Kết luận
Thuế xuất nhập khẩu trở thành một nguồn thu lớn và ổn định, chiếm khoảng 20% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tỷ đồng
2009 2010 2011 2012 2013
TỔNG TRỊ GIÁ GDP 629,187 461,500 595,000 740,500 816,000 Thu cân đối từ hoạt động XNK 105,629 95,500 138,700 153,900 166,500 Thu cân đối từ hoạt động XNK 105,629 95,500 138,700 153,900 166,500
Tổng số thu từ hoạt động XNK 143,629 131,500 180,700 223,900 237,500 Thuế XK, NK, tiêu thụ đặc biệt hàng NK 76,996 66,500 80,400 80,500 81,022 Thuế GTGT hàng NK ( tổng số thu) 66,633 65,000 100,300 143,400 156,478 Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu 38,000 36,000 42,000 70,000 71,000
Tỷ lệ thu thuế XNK / tổng thu NS 16.8% 20.7% 23.3% 20.8% 20.4%
(Số liệu: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính)
Mặc dù Việt Nam đã thực hiện giảm thuế suất theo cam kết khi tham gia vào WTO, AFTA, MFN … nhưng do hệ thống chính sách, cơ chế quản lý được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng đã có tác dụng tích cực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu làm cho tổng số thu thuế XNK vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.
Đơn vị tính: Tỷ USD
2010 2011 2012 2013
Kim ngạch XK 71.6 96.91 114.57 132.2
Tổng kim ngạch XNK 155.6 203.66 228.36 263.5
(Số liệu: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính)
Biểu đồ Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 -2013
Thị trường XK được mở rộng: Hiện nay việt nam có quan hệ giao thương với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế như
•Biểu thuế quá phức tạp, thuế suất cao đánh vào một số hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được khuyến khích tình trạng buôn lậu và trốn thuế của các doanh nghiệp.
•Hiện nay, những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhưng hiện tại chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Như vậy, tác dụng bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu dùng trên thị trường trong nước mà không khuyến khích xuất khẩu tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi Việt Nam tham gia vào thương mại khu vực và thế giới khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.
Việc lợi dụng chính sách bảo hộ của các nhà sản xuất trong nước thay vì hướng đến việc thay đổi công nghệ, cắt giảm chi phí.
•Tình trạng thuế chồng lên thuế: VD thuế đánh trên giá CIF
Một công ty XK gạo với giá FOB khoảng 250USD/MT thì phải đóng thuế suất là 1% tức là 2,5 USD. Nhưng nếu công ty đó XK với giá CIF, phí vận chuyển là 40USD do đó giá XK là 290 USD/MT thuế XK là 2,9 USD. Như vậy nhà XK bị thiệt 0,4USD chi phí vận chuyển, đơn vị vận tải biển cũng phải đóng thuế doanh thu trên 40USD đó. Và đơn vị bảo hiểm cũng đóng thuế doanh thu khi hưởng phí vận chuyển qua biển do đơn vị XK đóng. Như vậy 1 tấn gạo XK với giá CIF thì đóng thuế là 2,9USD thêm vào đó đơn vị vận chuyển, bảo hiểm cũng phải đóng thuế. Trong đó, đơn vị XK bị thiệt thòi nhất nên họ chỉ bán với giá FOB cho có lợi. Nếu đơn vị XK với giá FOB thì đơn vị vận tải và bảo hiểm bị giảm doanh
thu do đó ngân sách Nhà nước cũng giảm, đây chính là điều cần nghiên cứu sửa đổi ở Việt Nam.
• Chính sách thuế NK đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước nhưng hiệu quả bảo hộ qua thuế chưa cao, chưa có sự chọn lọc, và xác định cụ thể về thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.
• Thuế cao, thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hóa. Ví dụ: Xe cứu hỏa (thuế suất 0%), xe cứu thương (15%), xe ô tô (70%)…cho nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế. Điển hình là các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải nhẹ nhưng ngụy trang dưới hình thức nhập khẩu xe đông lạnh chuyên dụng để trốn thuế từ 70% xuống còn 15% hay xe ô tô du lịch thì được lắp thêm đèn, còi thành xe cứu thương để được hoàn thuế.