Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Giảng viên : Trần Nguyễn Thu Phương Chuyên ngành : NGOẠI THƯƠNG Khoá : VB2K17 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1. Bùi Trương Thanh Thùy 2. Lê Tấn Đông Nghi 3. Ngô Thị Thương 4. Phan Trầm Như 2 CHƯƠNG I KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ NAM VIỆT 1. Lịch sử hình thành: Công ty CP Ô tô Nam Việt được thành lập từ năm 2012 là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính thức các sản phẩm của công ty HYUNDAI Motor Hàn Quốc, gồm các dòng xe từ xe buýt đến xe tải, xe ben và các xe chuyên dụng khác. Điển hình dòng xe tải nhẹ như HD170, HD210, HD320 và xe tải hạng nặng như HD450, HD700, HD1000 Bằng khát vọng trở thành đại lý xuất sắc nhất toàn quốc, Nam Việt phấn đấu luôn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối và nhập khẩu xe ô tô trong hệ thống HYUNDAI tại Việt Nam. 2. Sứ mệnh và tầm nhìn: - Đối với khách hàng: Cung cấp các dòng xe HYUNDAI và dịch vụ đẳng cấp với chất lượng quốc tế. Bên cạnh các giá trị chất lượng vượt trội trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. - Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn. Tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên thông qua các khóa đào tạo và chương trình Hội thi tay nghề - Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội.Đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân. 3. Cơ cấu tổ chức: Tuy là công ty mới được thành lập nhưng công ty đã xây dựng được đội ngũ nhân lực hùng mạnh, mang tính kế thừa giữa các thế hệ. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực trẻ luôn được đầu tư cho học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ, tay nghề, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh nhập khẩu ô tô cũng như dịch vụ sau bán hàng. 3 4 CHƯƠNG II QUY TRÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY NAM VIỆT 1. Ký kết hợp đồng ngoại thương Để ký kết một hợp đồng ngoại thương, Nam Viet Motor Corporation (NMC) phải có đơn đặt hàng được xác nhận từ nhà cung cấp là Hyundai Motor Company (HMC). Do đó, NMC cần phải chuẩn bị trước kế hoạch đặt hàng cũng như những yếu tố quan trọng để có được đơn đặt hàng. Cụ thể như sau: - Thứ nhất, dựa trên nhu cầu hàng hóa thực tế từng tháng được cung cấp bởi chính các đại lý phân phối của NMC. - Thứ hai, kiểm tra lại lượng hàng tồn kho và lượng hàng mà HMC chưa giao cho NMC. - Thứ ba, cân đối lại số lượng chênh lệch giữa nhu cầu thực tế và số lượng sẵn có để có thể biết được lượng hàng cần đặt thêm. - Thứ tư, đặt hàng hóa với nhà cung cấp, thỏa thuận các điều kiện về hàng hóa như option, điều kiện giao hàng, giá cả… - Cuối cùng, xác nhận đơn đặt hàng giữa hai bên. Hợp đồng ngoại thương được ký kết Các lưu ý khi ký kết hợp đồng ngoại thương a. Phương thức thanh toán Tùy vào phương thức thanh toán được quy định trong hợp đồng ngoại thương là phương thức nào thì NMC sẽ có những cách thức tiến hành thanh toán hàng hóa cho phù hợp, chủ yếu phương thức được thanh toán tại NMC là phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ) và phương thức chuyển tiền ( TT ). - Phương thức tín dụng chứng từ hay còn gọi là thư tín dụng ( L/C ): được áp dụng tại công ty một cách thường xuyên vì có sự bảo lãnh của ngân hàng, sẽ đạt được sự tin cậy ở đối tác và công ty cũng được tài trợ phần lớn giá trị của L/C. Hiện 5 công ty đang sử dụng song song giữa phương thức thanh toán L/C trả ngay và L/C trả chậm tùy theo đối tác của công ty. - Phương thức thanh toán chuyển tiền (TT) là phương thức không có sự tài trợ cũng như kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên công ty vẫn có thể ký kết với đối tác dựa vào sự tin tưởng của nhau. Phương thức này cũng được sử dụng ở hai hình thức là TT trả trước và TT trả sau tuy theo thỏa thuận 2 bên. b. Điều kiện giao hàng Về điều kiện thanh toán trong hợp đồng, NMC thường mua hàng với điều kiện FOB cho những dòng xe tải nhẹ như HD210, HD320( 340P/S)….và điều kiện CFR/CIF cho những dòng xe tải nặng như HD1000, HD700, XCIENT 6x4 TRT…Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có thể thay đổi khi mà giá cả của hàng hóa dựa vào giá cả theo từng điều kiện giao hàng có sự thay đổi và công ty sẽ cân nhắc nếu với giá đó thì công ty làm giao nhận sẽ rẻ hơn hay là mua với giá đã bao gồm giao nhận thì sẽ thuận lợi hơn. Do đó, công ty sẽ phải cân nhắc kỹ vấn đề về điều kiện giao hàng và giá cả của hàng hóa cho một hợp đồng ngoại thương. c. Một số lưu ý khác khi ký hợp đồng ngoại thương Ngoài phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng, thì trong hợp đồng ngoại thương cần phải chú ý một số điểm sau: - Điều kiện tên hàng: Tên hàng phải đảm bảo chính xác để các bên mua bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoài tên chung còn cần phải gắn với ký mã hiệu hoặc địa danh tên hãng… cơ quan có trách nhiệm cấp giấy phép giữ bản quyền. - Điều kiện phẩm chất: Hợp đồng cần ghi rõ tiêu chuẩn quy định phẩm chất hàng hóa. Có thể căn cứ vào mẫu hàng, vào các tài liệu kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hóa, hay căn cứ vào một tiêu chuẩn được tập quán thương mại quốc tế công nhận. - Điều kiện số lượng : Mỗi loại hàng hóa, mỗi nước hay mỗi khu vực có cách tính số lượng khác nhau. Do đó, khi giao dịch mua bán cần thống nhất cách tính số lượng hàng hóa. - Điều kiện bao bì : Các bên buôn bán thường thỏa thuận với nhau những vấn đề về yêu cầu chất lượng của bao bì, phương hướng cung cấp bao bì và giá cả bao bì. - Điều kiện cơ sở giao hàng : Là điều kiện cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế. Nó phản ánh mối quan hệ hàng hóa với điều kiện giao hàng (như địa điểm giao hàng và các yếu tố cấu thành giá). - Điều kiện giá cả: 6 Tổng Giám Đốc P. Tổng Giám Đốc XNK Khối Kinh doanh Khối Xuất Nhập Khẩu P. Tổng Giám Đốc Hậu Mãi Phụ tùng Hậu Mãi P. Tổng Giám Đốc Tài Chính Kế Toán Quản Trị Kế Toán Thuế P. Tổng Giám Đốc Dự Án Khối Marketing Khối Đầu Tư và Dự Án Đồng tiền tính giá : Giá cả buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba, nhưng phải là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổi được. Mức giá: Giá cả trong các hợp đồng là giá quốc tế. Như đã đề cập ở phần trên, Công ty Nam Việt khi ký hợp đồng ngoại thương với đối tác, công ty và đối tác thường thỏa thuận sử dụng điều kiện giao hàng là FOB, CFR, CIF. Ở đây chúng tôi sẽ đưa ra và phân tích một hợp đồng ngoại thương cụ thể ký với đối tác có thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB. 2. Thuê phương tiện vận tải Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là CIF hoặc C&F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng.Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Trong trường hợp chuyên chở hàng bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức sau: - Nếu hàng đủ một container (Full container load - FCL), chủ cửa hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container về cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải. - Nếu hàng không đủ một container (less than container load - LCL), chủ cửa hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight station-CFS) Như vậy, tùy theo điều kiện giao hàng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương mà trách nhiệm thuê phương tiện vận tải sẽ thuộc về bên bán hay bên mua. Công ty Nam Việt chỉ thực hiện nhập khẩu xe từ các nước khác và thường ký với đối tác các hợp đồng ngoại thương có thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB, CFR, CIF nên quy trình vận tải của công ty có thể được diễn giải cụ thể như sau: Đối với điều kiện giao hàng là FOB: Nam Việt sẽ có trách nhiệm thuê tàu và sắp xếp lịch trình tàu khởi hành sao cho phù hợp với hàng hóa được giao. Cước tàu sẽ được thanh toán trả sau, thể hiện rõ trên B/L và được thanh toán 7 sau 45 ngày kể từ ngày tàu chạy dựa trên hóa đơn cước tàu “FREIGHT INVOICE”. Đối với điều kiện giao hàng là CFR, CIF: Bên đối tác là người có trách nhiệm thuê tàu nên mọi chi phí phát sinh về mặt vận chuyển hàng hóa về đến Việt Nam đều do bên đối tác chi trả. Nam Việt chỉ có trách nhiệm liên hệ với người chuyên chở để biết thông tin hàng hóa đến vào ngày nào để lấy thông tin hàng hóa và sắp xếp nhận hàng kịp thời. Hiện tại thì Nam Việt chỉ mới thỏa thuận giao hàng rời và các hợp đồng thuê tàu là được lập cho tàu chuyến. Cụ thể, ở đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể một hợp đồng thuê tàu giữa Nam Việt với bên vận chuyển là Sea Net Shipping CO., LTD như sau: Các điều khoản trong hợp đồng có quy định rõ: - Tên hàng và loại hàng. - Điều kiện giao hàng: giá FOB - Địa điểm bốc hàng: tại các cảng INCHON, BUSAN, MASAN Hàn Quốc. - Địa điểm dỡ hàng: Cảng Hải Phòng hoặc cảng Hồ Chí Minh tại Việt Nam. - Quy định rõ một tháng chuyên chở khoảng bao nhiêu hàng hóa. - Hàng hóa được vận chuyển là hàng rời cho nên chỉ vận chuyển hàng hóa một chiều từ Hàn Quốc về Việt Nam. - Cước phí thanh toán cho mỗi CBM là 25 USD gồm cả chi phí xử lý cảng tại cảng bốc hàng, phí chứng từ và các loại thuế bến. - Điều khoản thanh toán: quy định thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán Lưu ý: Trong hợp đồng thuê tàu không thể hiện thời gian bốc dỡ hàng là bao nhiêu ngày vì hàng chở rời bị tính phí lưu bãi ngay từ ngày đầu tiên. Phí lưu bãi được tính theo như thỏa thuận đã được ký kết với cảng và phải trả đúng thời gian quy định. Dựa vào hợp đồng thuê tàu được ký kết trong trường hợp này thì SEA NET SHIPPING CO., LTD sẽ có trách nhiệm thông báo tình hình hàng hóa của nhà cung cấp đã có tại cảng là bao nhiêu, khả năng có thể bốc lên tàu bao nhiêu xe và tàu có thể khởi hành vào ngày nào và dự kiến cập cảng vào ngày nào.Từ đó, công ty kiểm tra lại một lần nữa thông tin với nhà cung cấp, lên kế hoạch phân bổ hàng hóa về Hồ Chí Minh hay Hải Phòng và thông báo với hãng tàu để nhận được lịch trình khởi hành của hàng hóa và có kế hoạch chuẩn bị nhận hàng cho kịp thời. Hiện tại thì Công ty chưa ký hợp đồng nào với đối tác về việc ship hàng bằng container. Cho nên công ty có vạch ra các bước quy trình chuẩn bị cụ thể nếu có lô hàng phải ship về bằng container như sau: Lựa chọn hình thức LCL/LCL hoặc 8 FCL/FCL. Và thông thường công ty sẽ chọn hình thức chuyên chở container là FCL/FCL (hàng hóa được chở đủ container). Cước phí sẽ được tính theo cước niêm yết của hãng tàu tại thời điểm phát sinh. 3. Bảo hiểm hàng hóa Về vấn đề bảo hiểm hàng hóa của một hợp đồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao hàng được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng ký kết với điều kiện CIF thì người bán sẽ phải cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua để giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển và người thụ hưởng bảo hiểm chính là người mua hàng. Đối với công ty Nam Việt, điều kiện giao hàng chủ yếu được quy định trong hợp đồng là FOB, CFR thì người mua bảo hiểm cho hàng hóa sẽ người mua hàng (NMC) và cũng chính là người thụ hưởng bảo hiểm và là người trả phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa áp dụng cho điều kiện giao hàng FOB, CFR được thực hiện cụ thể như sau: - Ngay khi hợp đồng được ký kết hoặc LC được phát hành, công ty sẽ tiến hành mua bảo hiểm bao cho toàn bộ hợp đồng hoặc LC bằng cách gửi LC hoặc hợp đồng cho công ty bảo hiểm để nhận đơn bảo hiểm gốc cho hợp đồng được thành lập. - Ngay khi tàu khởi hành, tiếp nhận B/L từ hãng tàu lô hàng được ship về. Sau khi kiểm tra thông tin trên B/L đã rõ ràng tên hàng hóa, số hợp đồng , số LC đồng bộ với nhau và chính xác thì công ty sẽ gửi B/L cho công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm từng lần cho lô hàng. - Trước khi đơn bảo hiểm từng lần được phát hành, công ty sẽ kiểm tra đơn bảo hiểm nháp của công ty bảo hiểm phát hành. Sau đó, kiểm tra thông tin trên đơn bảo hiểm nháp, nếu chính xác thì xác nhận đơn bảo hiểm, nếu trên đơn có thông tin sai thì điều chỉnh lại với công ty bảo hiểm và cho phát hành đơn gốc. - Cuối cùng, khi đơn bảo hiểm đã phát hành, công ty bảo hiểm sẽ xuất hóa đơn tương ứng với số tiền của từng B/L cho công ty, dựa vào thông tin trên hóa đơn khi tới hạn thanh toán công ty sẽ tiến hành thanh toán phí bảo hiểm của từng tờ khai được mở tương ứng với từng B/L hàng về. 9 Đơn bảo hiểm gốcHợp đồng/LC ĐƠN BẢO HIỂM MẪU 10 Công ty bảo hiểm Kiểm tra thông tin DRAFT B/L Phát hành đơn bảo hiểm Kiểm tra và xác nhận đơn bảo hiểm Đơn bảo hiểm nháp [...]... như những đánh giá về hoạt đọng bán hàng và sau bán hàng của công ty Từ đó, công ty có thể có những định hướng thực tiễn và chính xác hơn cho sự phát triển của công ty và đại lý của công ty b Những khó khăn thường gặp trong quy trình thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Những khó khăn từ bên ngoài Thời tiết xấu: vì hàng hóa được nhập khẩu từ Hàn Quốc, quốc gia có đầy đủ bốn mùa trong... với khách hàng thường xuyên để cập nhật những nhu cầu mới nhất của khách hàng, luôn làm cho khách hàng hài lòng với dịch vụ của công ty Ngoài ra, dịch vụ sau bán hàng của công ty được đánh giá là một trong những dịch vụ ưu tú của công ty Công ty có một đội ngũ nhân viên về dịch vụ hậu mãi, bảo hành nhằm đáp kịp thời những sự cố về hư hỏng đối với xe cho khách hàng Mở những khoá đào tạo về nghiệp vụ... nữa của tờ khai chính là mã số HS cho mỗi loại hàng hóa, cần phải xác định chính xác hàng hóa có mã HS phù hợp, vì mỗi mã HS tương ứng vơi mức thuế suất khác nhau tránh tình trạng khai dư thuế hoặc thiếu thuế của hàng hóa, vì sẽ dẫn đến nguyên nhân có thể bị kiểm tra sau thông quan Tờ khai cần phải điền đầy đủ thông tin theo hệ thống yêu cầu, phù hợp với bộ chứng từ nhận hàng Bộ chứng từ về ngân hàng. .. nhận hàng và trả sau khi nhận hàng khi thanh toán với phương thức TT trả sau CHƯƠNG 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUY TRÌNH VÂN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 1 Nhận xét chung về công ty 13 Công ty Nam Việt có lượng nhân viên tương đối vừa phải và phù hợp với mô hình quản lý đơn giản Do vậy, Ban giám đốc và các bộ phận liên hệ rất chặt chẽ với nhau trong công việc tạo hiệu quả trong hoạt động. .. hiểu về nghiệp vụ vững vàng, có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt, luôn luôn tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng Đồng thời phải cập nhật thường xuyên 16 thông tin qua mạng, nắm vững đối thủ cạnh tranh, quan tâm chăm sóc khách hàng Với đội ngũ Marketing của công ty cần phải có những chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh doanh. .. việc vận chuyển xe của công ty từ cảng về kho bãi của công ty chậm hơn so với dự kiến Và không chỉ làm chậm tiến độ mà còn gây ảnh hưởng đến sự an toàn tài sản và tính mạng Các Công ty vận tải chưa có sự đầu tư tốt về phương tiện vận chuyển cũng như nguồn nhân lực: Theo ghi nhận thì hiện nay các phương tiện vận chuyển còn thô sơ, 15 chưa đáp ứng được độ an toàn Về nguồn nhân lực cũng còn hạn chế về chuyên... phóng tạm thời hàng hóa ra khỏi cảng để tránh làm gia tăng phí lưu bãi - Đăng kí đăng kiểm hàng hóa và chờ kết quả đăng kiểm trong vòng 7 ngày tối thiểu nếu hàng hóa đã thử nghiệm, và tối đa là 30 ngày nếu vướng thử nghiệm - Sau khi có đăng kiểm, tiến hành thông quan tờ khai, tiếp đến mua và thông quan tờ khai nguồn gốc (nếu có) 5 Thanh toán Về việc thanh toán cho hàng hóa được giao về cho công ty... được rõ ràng gây ảnh hưởng tiến trình thực hiện lô hàng Nhân viên không được giao một quyền hạn trong chừng mực nào đó, luôn phụ thuộc vào chỉ thị của cấp trên nên bị động trong giải quyết các khó khăn khi gặp thực tế trong quá trình làm hàng 2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty a Khắc phục các... thuộc phòng xuất nhập khẩu, lo tốt về mặt chứng từ, tránh trường hợp thiếu nhân viên chạy chứng từ trong trường hợp các lô hàng cần chứng từ gấp Tổ chức lại cơ cấu tổ chức hợp lý hơn khi mở rộng, để mỗi bộ phận chuyên sâu chuyên ngành hơn, tạo năng suất làm việc cao hơn Mở rộng kinh doanh bằng cách mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trên toàn quốc Cần đào tạo nhân viên Sales của công ty có trình độ... khoá đào tạo về nghiệp vụ bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa cho các đại lý Nhập khẩu phụ tùng, linh kiện thay thế để bảo hành cho khách hàng, cũng như phân phối hàng phụ tùng nếu như khách hàng có nhu cầu Bên cạnh đó, mối quan hệ của công ty với các hãng tàu và đại lý cũng rất tốt Do nhu cầu của công việc thường xuyên liên lạc để cập nhật giá các tuyến đường vận chuyển, nên việc tạo được mối quan hệ tốt . ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CÓ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Giảng viên : Trần Nguyễn Thu Phương Chuyên ngành. nghiên cứu, nâng cao trình độ, tay nghề, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh nhập khẩu ô tô cũng như dịch vụ sau bán hàng. 3 4 CHƯƠNG II QUY TRÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG. hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có