PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

22 2.1K 2
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU I. Thuế xuất nhập khẩu 1. Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. II. 2. Phân loại thuế quan: 2.1 Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế quan như sau: • Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giágiá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể. • Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn 5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo đơn giá hàng là chủ yếu. 2.2 Theo mục đích đánh thuế: • Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. • Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. • Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa. • Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia. 2.3 Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá • Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu. • Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu. ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc. Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU I. Thuế xuất nhập khẩu 1. Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. II. 2. Phân loại thuế quan: 2.1 - Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế quan như sau: • Thuế quan theo đơn giá hàng (ad valorem tariff): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. Ngược lại, khi giá hàng hóa tăng lên trên thị trường quốc tế thì thuế nhập khẩu cũng tăng lên, nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường, nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế tổng thể. • Thuế quan theo trọng lượng (specific tariff): Được tính theo trọng lượng của mặt hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo đơn giá hàng là chủ yếu. 2.2 - Theo mục đích đánh thuế: • Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. • Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính. • Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa. • Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia. 2.3 - Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá • Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu. • Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu. ở mức độ khác nhau, các nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc. Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. 2.4. Thuế quan theo phạm vi tác dụng: • Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đa phương đã ký kết. Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất. • Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định thoe những điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương. III. 3. Vai trò của thuế xuất - nhập khẩu. - Thuế xuất nhập khẩu là một trong những biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Thuế xuất nhập khẩu thực chất là một khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hoá, dịch vụ được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia mà chủ sở hữu chúng phải nộp thuế cho nhà nước. - Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. - Thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo các cam kết với chính phủ nước ngoài, là công cụ để nhà nước thực hiện các chiến lược lớn liên quan tới thương mại quốc tế. 4.Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế: Tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp sau: 1/ Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam. 2/ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu. 3/ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ. 4/ Hàng viện trợ nhân đạo. 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 5.1- Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội khóa 11 thì Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau: 1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. 2. Phương pháp tính thuế được quy định như sau: a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế; b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. 3. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. 5.2- Giá tính thuế: 5.2.1/ Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá: Đối với hàng hoá xuất khẩu: là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá; Đối với hàng hoá nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên. Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán cho người bán. 5.2.2/ Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định. 5.3- Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế xuất khẩu. 6. Thời điểm tính thuế: Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui định của Luật Hải quan. Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống. Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thì Tờ khai đã đăng ký không có giá trị. Khi có hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 7. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1/ Đối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 2/ Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 3/ Trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của Bộ Thương mại. 4/ Đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoá 5/ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. 6/ Đối với hàng hóa không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm 2, 3, 4 và 5 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 7/ Hàng hóa có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa riêng theo từng thời hạn nộp thuế. 8/ Trường hợp hàng hoá còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ. IV. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ 1. Tác động của chính sách thuế hàng xuất khẩu mặt hàng than đá. Khi chưa có xuất khẩu giá than trong nước rẻ hơn giá than thế giới. Sau khi được phép xuất khẩu giá trong nước sẽ tăng lên bằng giá thế giới. Không người bán nào chấp nhận giá bán thấp hơn giá thế giới. Và không người mua nào trả giá cao hơn giá thế giới. Với giá trong nước bằng giá thế giới. Lượng cung trong nước khác với lượng cầu trong nước. Đường cung chỉ ra lượng cung than mà người bán ở VN sẵn sàng cung ứng. Đường cầu chỉ ra lượng cầu than của người mua ở VN. Vì lượng cung trong nước lớn hơn lượng cầu trong nước nên VN bán than sang các nước khác. Mặt dù lượng cung và lượng cầu trong nước khác nhau. Nhưng thị trường than vẫn cân bằng vì giờ đây còn có những người tham gia thị trường khác là phần còn lại của thế giới. Người ta có thể xem đường nằm ngang tại mức giá thế giới là đường biểu thị về đường cầu than của phần còn lại của thế giới. Lúc này các nhà sản xuất than trong nước được lợi vì bán được giá cao hơn. Còn người tiêu dùng phải trả một mức giá cao bằng giá thế giới. Lúc này khi nhà nước đánh thuế xuất khẩu giá của người mua phải trả bằng giá thế giới trừ đi thuế ( P w-t ). Và người bán cũng chỉ bán được tại giá P w-t . Nhờ thuế của chính phủ sẽ làm cho tăng thặng dư của người tiêu dùng, giảm thặng dư người sản xuất, bản thân chính phủ thu được một lượng thuế. Mặc dù có tổn thất xã hội, chính phủ vẫn thực hiện để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và đảm bảo tăng thu ngân sách. Tác động của thuế nhập khẩu lên cầu than đá Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn, than cũng là nguồn năng lượng chủ yếu của đất nước. Hiện tại than đang chiếm khoảng 70% tỉ trọng tiêu thụ nguồn năng lượng không thể tái tạo và hữu hạn của nước ta và trong tương lai than vẫn là một trong những ngành sản xuất trụ cột của nền công nghiệp Việt Nam. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc). Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt là điện, thép và kim loại,phân bón, giấy, xi- măng và các loại chất đốt hóa lỏng – những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu về than trên thị trường hiện đang rất lớn. Theo Vinacomin, dự kiến số lượng than nhập khẩu từ nay đến năm 2012 vào khoảng 10 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2020, Tập đoàn sẽ nhập về khoảng 100 triệu tấn mỗi năm. Các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và xi măng cũng sẽ được nhập về để phục vụ nhu cầu trong nước. Nhu cầu dùng điện của hai ngành này cũng đã tăng thêm tới 27,5% so với năm 2009. Trong đó, sản xuất thép tiêu thụ 4,67 tỉ KWh, chiếm tỉ lệ 5,52%; sản xuất xi măng tiêu thụ 5,52 tỉ KWh, chiếm 6,5% sản lượng điện cả nước. Việc sản xuất thép còn tiêu thụ một lượng than cốc (loại than có giá trị kinh tế cao) rất lớn. Năm 2010, giá điện bình quân bán cho hai ngành này chỉ 909 đồng/KWh, thấp hơn 50 đồng so với giá bình quân chung là 1.060 đồng/KWh và còn… thấp hơn cả giá thành khiến ngành điện thiệt hại tới hàng trăm tỉ đồng. Do tiềm năng thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn khí đốt thiên nhiên có thể khai thác không nhiều, nên vấn đề phát triển nguồn điện trong những năm tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Do vậy, cần hạn chế, hoặc ngưng xuất khẩu than để Việt Nam bớt phụ thuộc nguồn năng lượng nhập khẩu trong tương lai. Do than là khoáng sản không thể phục hồi được, do đó việc khai thác phụ thuộc vào trữ lưỡng của đất nước. Từ năm 2006 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cảnh báo nếu không có biện pháp hạn chế thì nguồn tài nguyên quan trọng này sẽ sớm bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế. Mặc dù có sự cảnh bảo của bộ KH và ĐT Theo thông tư số 25/2009/TT-BTC Bộ Tài chính, thuế xuất khẩu các mặt hàng than như than đá, than bùn nhiên liệu rắn tương tự được sản xuất từ than đá…được giảm thuế xuất từ 20% xuống còn 10%. Sau một thời gian trì hoãn, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm than lên 20%, thay cho mức 15%, trước nguy cơ thiếu than phục vụ nhu cầu trong nước. Theo quyết định của Bộ Tài chính, từ ngày 11/9/2011, các loại than đá, than bánh, than quả bàng, nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá, than cốc, than luyện đều phải chịu thuế xuất khẩu 20%. 2. Tác động của chính sách thuế hàng nhập khẩu mặt hàng xe hơi . Với mặt hàng là xe hơi nhập khẩu được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Nếu với chính sách nhập khẩu tự do : Khi đó lượng cung trong nước thấp hơn lượng cầu trong nước. Mức chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu trong nước được đáp ứng bằng cách mua hàng từ các nước khác. Khi đó người tiêu dùng trong nước được lợi vì học có thể được mua với giá thấp hơn. Còn người sản xuất trong nước bị thiệt. Lúc này để bảo hàng trong nước thì chính phủ đánh thuế nhập khẩu làm tăng giá xe nhập khẩu lên mức cao hơn giá thế giới một lượng bằng thuế nhập khẩu. Các nhà cung cấp xe hơi trong nước có thể bán xe của mình bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Sẽ khuyến khích sản xuất trong nước, ngăn chặn cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Còn người mua trong nước bị thiệt. Ngoài ra chính phủ trong nước tạo được nguồn thu. Như vậy thuế nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu và chuyển thị trường trong nước gần tới mức cân bằng khi không có thương mại quốc tế. [...]... công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu: Xây dựng quy trình làm thủ tục hải quan đơn giản, khoa học và công khai hoá thủ tục hải quan Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu Sắp xếp bộ máy thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu hợp lý Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất - nhập khẩu Tăng cờng công tác. .. kờ, B ti chớnh ) Hiện nay, song song với thuế xuất nhập khẩu, chúng ta còn áp dụng hai sắc thuế mới, đó là thuế TTĐB và thuế GTGT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Đây thực chất chỉ là sự điều chỉnh nhằm làm tách bạch các sắc thuế gián thu Điều này một mặt phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia về việc hoàn thiện hệ thống thuế gián thu, mặt khác sẽ góp phần đảm bảo... thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất - nhập khẩu Tăng cờng công tác tuyên truyền, hớng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh ngiệp Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu Ti liu tham kho: 1 Lut thu xut khu, thu nhp khu nm 1991 2 Lut sa i, b sung mt s iu ca lut thu xut khu, thu nhp khu nm 1993 3 Lut sa i,... sn xut Cỏc thnh viờn VAMA ó hng li ln t s bo h ca Chớnh ph V TèNH HèNH THU XUT NHP KHU TI VIT NAM Là một nớc đang phát triển, nguồn thu Ngân sách Nhà nớc của Việt Nam chủ yếu dựa vào thuế, trong đó các khoản thu về thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chiếm một tỷ lệ lớn, khoảng 23 - 25% tổng thu Ngân sách Nhà nớc Điều này đợc thể hiện qua bảng sau:Qua nhiu nm thc hin chớnh sỏch xut nhp khu, VN ó cú... với yêu cầu của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia về việc hoàn thiện hệ thống thuế gián thu, mặt khác sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nớc khi Việt Nam tham gia cắt giảm thuế quan theo cam kết với các tổ chức quốc tế này C cu cỏc loi hng xut nhp khu Tr giỏ xut khu hng húa phõn theo khu vc kinh t v phõn theo nhúm hng 2006 2007 2008 2009 S b 2010 39,826.2 48,561.4 62,685.1 . Mc dự VN hin nay ó tham gia vo WTO, AFTA, MFN nhng tng s thu ngõn sỏch tng hng nm. T l thu thu XNK trờn tng ngõn sỏch cú gim trong nhng nm 2004-2009 trong khong 12-18% nhng ó tng li trong cỏc. nhp khu 24,650 34,048 38,000 36,000 42,000 70,000 Chờnh lch giỏ hng húa xut nhp khu T l thu thu XNK / tng thu ngõn sỏch (t l) 14.0% 16.7% 16.8% 20.7% 23.3% 20.8% ( S liu : Tng cc thng kờ, B

Ngày đăng: 04/07/2014, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan