PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

27 785 0
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MÍNH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GV HD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Thực hiện: Nhóm 8 Lớp TCDN Đêm 2 -K22 1. Phạm Hoàng Chiến. 2. Nguyễn Thị Như Giang. 3. Hoàng Lê Anh Nguyên. 4. Phạm Thị Nhớ. 5. Cao Hữu Tâm. 6. Nguyễn Thúy Thơ. Tp. HCM tháng 7/2013 MỤC LỤC Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thành một xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia; do sự đa dạng hóa về nhu cầu; sự đa dạng về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia nên các quốc gia tiến hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Tuy nhiên trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng có lợi trong thương mại quốc tế (đặc biệt là các nước nhỏ). Do đó, họ đặt ra những hạn chế lên dòng chảy hàng hóa trong thương mại giữa các nước. Về mặt lịch sử thuế nhập khẩu là một hình thức hạn chế ngoại thương quan trọng nhất. Ngày nay, có nhiều loại rào cản thương mại khác (phi thuế quan) như: hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời… Tại Việt Nam, năm 1986, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Trong lộ trình này, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa thương mại, phá giá tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, và bắt tay thực hiện một chính sách tái hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến năm 2013, sau hơn 27 năm hội nhập, về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (đáng kể nhất, vào ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO). Để đáp ____________________________________________________________________________Trang 2 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng ứng các nghĩa vụ thành viên, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết (bao gồm: sửa đổi gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại đầu tư) và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Trong quá trình hội nhập này, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường. Tuy nhiên, không phải Việt Nam luôn có lợi trong quá trình hội nhập này. Chính phủ Việt Nam luôn đứng trước những lựa chọn khó khăn là vừa đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, vừa có thể tối đa hóa nguồn thu ngân sách từ thuế; vừa bảo hộ được ngành sản xuất trong nước và tối đa hóa lợi ích quốc gia. Đề tài “PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU” với kết cấu gồm 2 phần chính: + Phần 1: Cơ sở lý luận chung của của thuế xuất nhập khẩu + Phần 2: Liên hệ thuế xuất nhập khẩu tại việt nam. Sẽ đi vào giải quyết được một số nội dung như:  Xem xét, nghiên cứu, phân tích tác động của thuế đánh vào hoạt động xuất nhập khẩu trên 3 nhóm đối tượng: Người tiêu dùng, Người sản xuất, Chính phủ như thế nào?  Xem xét thực trạng thuế Xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, để đảm bảo không có sự đánh đổi lớn giữa thiệt hại về nguồn thu ngân sách và quá trình bảo hộ nền sản xuất trong nước, liệu chính phủ có thể gia tăng các loại thuế nội địa, hay các biện pháp phi thuế quan hay không?  Ngoài ra, đề tài cũng đánh giá và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới. ____________________________________________________________________________Trang 3 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người và ngày càng phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Hàng hóa được phép giao thương xuyên biên giới giữa các quốc gia đã làm xuất hiện thuế xuất khập khẩu. Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hoặc thuế quan (là tên gọi chung để gọi 2 loại) là loại thuế thu vào hàng hóa được phép giao thương qua biên giới các quốc gia, nhóm quốc gia, hình thành và gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa từ thị trường trong nước bán vào các khu phi thuế quan và ngược lại. 2. Đặc điểm, Bản chất Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu là loại thuế gián thu. Do đó tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Thật vậy, đối với hàng nhập khẩu, tác động đến giá cả hàng hóa của thuế nhập khẩu ngoài việc thực hiện mục tiêu bảo hộ của nhà nước hay tạo khoản thu cho ngân sách nhà nước, còn tạo nên tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa sản xuất hay dịch vụ trong nước có sử dụng đến hàng nhập khẩu (như linh kiện lắp ráp, nguyên vật liệu, nhiên liệu…) Tác động này có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hóa hay dịch vụ trong nước, làm nền kinh tế bất ổn. Do đó, việc sử dụng thuế xuất- nhập khẩu của nhà nước cần linh hoạt về thuế suất và kết hợp ____________________________________________________________________________Trang 4 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng với các loại thuế nội địa, các công cụ kinh tế khác, để thực hiện mục tiêu bình ổn và tăng trưởng kinh tế. (Tác động này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần tiếp theo, dưới góc độ của 3 đối tượng: Người tiêu dùng, Người sản xuất, Chính phủ). Chính sách thương mại của một quốc gia, nhóm quốc gia sẽ ảnh hưởng nhất định đến khoản thu thuế Xuất Nhập khẩu qua việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hay đối xử ưu đãi về thuế nhập khẩu. Ngược lại, thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng gây những tác động đáng kể đến hoạt động thương mại quốc tế và tình hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nhằm quản lý tập trung, thuế xuất nhập khẩu được tổ chức thu một lần ở khâu xuất khẩu hay nhập khẩu; áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch, chủ yếu nhằm ngăn chặc các hành vi lợi dụng luật thuế. Tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Tại một số quốc gia, cơ quan chức năng khi tính thuế nhập khẩu cũng tính luôn cả thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặt biệt (TTĐB) đối với mặt hàng nhập khẩu đó. 3. Tác động kinh tế của Thuế xuất nhập khẩu: 3.1. Thuế Nhập khẩu Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và có thể được minh họa: Thuế nhập khẩu = Thuế tiêu dùng + Trợ cấp sản xuất nội địa. Do đó, một sự thay đổi trong thuế nhập khẩu sẽ có những tác động lên người tiêu dùng, người sản xuất và nguồn thu ngân sách của chính phủ.  Trong nền kinh tế nhỏ: (chỉ có đường cung hàng xuất vào nước mình co giãn hoàn toàn) ____________________________________________________________________________Trang 5 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Đồ thị trên chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế nhỏ • Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới (tại điểm D) trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới (tại điểm A). Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi thương mại tự do, thì người tiêu dùng được hưởng lợi nhất. • Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình ____________________________________________________________________________Trang 6 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thỏa dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.  Trong nền kinh tế lớn: (đường cung hàng hóa trong nước và cung hàng hóa cho thế giới) ____________________________________________________________________________Trang 7 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Khi thực hiện thương mại tự do: Khi có thuế: ____________________________________________________________________________Trang 8 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng • Tác động giá cả: + Giá trong nước gồm thuế nhập khẩu tăng → Lượng cung trong nước tăng và Lượng cầu trong nước giảm → Lượng nhập khẩu còn Q T . + Người xuất khẩu, xuất khẩu ít đi → giá xuất khẩu giảm từ p W về p’ W . • Tác động phân phối/phúc lợi: + Thặng dư người sản xuất PS tăng bằng vùng (a) ; chính phủ thu được bằng vùng (c+e); Thặng dư người tiêu dùng CS giảm bằng vùng (a+b+c+d) + Phúc lợi chuyển từ người tiêu dùng sang người sản xuất trong nước và chính phủ trong nước, giá trị phúc lợi ròng (Net Welfare) = (+ e – b – d) với e là lợi ích của nhà nhập khẩu (terms of trade gain for importer). • Giá do người tiêu dùng trong nước trả tăng lên, giá mà người sản xuất nước ngoài nhận được giảm xuống. + Vùng a là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang người sản xuất trong nước. + Vùng b và d là mất trắng, phản ánh sự sản xuất và tiêu dùng kém hiệu quả. + Vùng c là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang chính phủ. + Vùng e là phần giá trị chuyển từ người sản xuất nước ngoài cho chính phủ trong nước. ____________________________________________________________________________Trang 9 Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng • Phân phối gánh nặng thuế nhập khẩu + Một phần thuế nhập khẩu chuyển về đằng trước vào người tiêu dùng trong nước. + Phần còn lại của thuế nhập khẩu chuyển ngược đằng sau vào người sản xuất nước ngoài. Bảo hộ nền sản xuất trong nước Như các phân tích ở trên, việc đánh thuế nhập khẩu ngoài việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, nó còn hàm ý bảo hộ sản xuất nội địa. Thuế suất theo biểu do chính phủ quy định gọi là Suất bảo hộ danh nghĩa (NRP). Bên cạnh suất bảo hộ danh nghĩa, cần xem xét tác động thực của sự bảo hộ sản xuất nội địa. Từ đó xuất hiện khái niệm Suất bảo hộ hiệu dụng (ERP) là % tăng, giảm giá trị gia tăng trong nước gây ra bởi thuế nhập khẩu so với giá trị gia tăng thế giới, hay % tăng, giảm giá trị gia tăng nội địa khi có thuế nhập khẩu. ERP được xác định theo công thức sau: Giá Trị Gia Tăng ban đầu có thể được xác định theo hai loại giá: + Giá thế giới (không có thuế nhập khẩu) + Giá trong nước (bao gồm cả thuế nhập khẩu) Theo đó, có hai loại ERP: + ERP theo giá thế giới (ERP W ) + ERP theo giá thị trường nội địa (ERP D ) 3.2. Thuế Xuất khẩu Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu vì lợi ích quốc gia như bảo vệ nguồn lực sản xuất trong nước, nhất là những sản phẩm thô được khai thác để xuất khẩu như: khoáng sản, dầu mỏ. Thuế Xuất khẩu sẽ có những tác động: ____________________________________________________________________________Trang 10 [...]... luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thông tư của Bộ Tài Chính số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007, hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, + nhập khẩu Thông tư của Bộ Tài Chính số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản + lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. .. tư của Bộ Tài Chính số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu + Thông tư của Bộ Tài Chính số 108/2011/TT-BTC ngày 28/7/2011, sửa đổi, bổ sung quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu. .. chính sách Thuế PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu: • • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi • hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành • một số điều của Luật Thuế xuất. .. Trang 22 Phân tích chính sách Thuế PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Căn cứ khoản 1 Điều 94 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu đối với ô tô sẽ được xác định như sau: Số thuế nhập khẩu phải nộp = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế xuất nhập khẩu = 18.000 x 83% = 14.940 USD Thuế tiêu thụ đặc biệt Tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 của Quốc... các Chính Phủ thường đe dọa sẽ trả đũa nước xuất khẩu Điều này, bắt buộc chính Phủ nước xuất khẩu phải đánh thuế xuất khẩu hay hạn ngạch xuất khẩu • Nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước lớn và chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) giúp tăng giá trị thặng dư cho người sản xuất trong nước Tác động tiêu cực: • Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của. .. nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác Năm 1991, 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu của các năm trước đó cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử Luật thuế xuất khẩu, ... vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế của Việt Nam Trang 25 Phân tích chính sách Thuế PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng + Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập. .. giảm thuế sẽ có lượng nhập khẩu nhiều hơn nên việc thu thuế nhập khẩu sẽ gia tăng, bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt hàng nhập khẩu sẽ bù đắp lại phần giảm trong thu thuế nhập khẩu Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng đem lại nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu do thị trường được mở rộng Trang 17 Phân tích chính. .. giá của hàng xuất khẩu do đó giảm tính cạnh tranh của hàng hóa đó trên trường quốc tế Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành 4 Thuế Xuất Nhập khẩu trong xu thế hội nhập Trong phần 3 của đề tài này, chúng tôi đã phân tích khá cụ thể về những tác động của thuế xuất nhập khẩu đến: Chỉnh... xuất khẩu, Thuế nhập khẩu Một số Thông tư hướng dẫn như: + Thông tư của Bộ Tài Chính số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu + Thông tư của Bộ Thương Mại số 02/2007/TT-BTM ngày 02/02/2007, phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính . Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Bảng: Thực trạng thu thuế XNK giai đoạn 2006-2012 (Số tuyệt đối) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (*) 2012 (*) Tổng thu NSNN 279,47 2 315,91 5 416,78 3 442,34 0 558,15 8 595,000. Thuế 236,33 1 268,59 4 363,01 9 370,03 3 481,26 2 526,329 674,920 Thu từ hải quan 42,825 60,381 90,922 105,66 4 130,10 0 138,700 153,900 Thuế XNK; Thuế TTĐB Thu chênh lệch giá hàng NK 26,280 38,385 59,927 77,040 73,816 80,400 80,500 Thuế. Thực trạng thuế xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2000- 2012 Bảng : Thực trạng thu thuế XNK giai đoạn 2006-2012 (Số tương đối) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011(*) 2012 (*) % Tổng thu

Ngày đăng: 22/06/2015, 16:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

  • 1. Khái niệm

  • 2. Đặc điểm, Bản chất

  • 3. Tác động kinh tế của Thuế xuất nhập khẩu:

  • 4. Thuế Xuất Nhập khẩu trong xu thế hội nhập

  • PHẦN 2: LIÊN HỆ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

  • 1. Lịch sử, cơ sở pháp lý của Thuế quan tại Việt Nam

  • 2. Thực trạng nguồn thu Thuế xuất nhập tại Việt Nam:

  • 1. Xu hướng hội nhập của Việt Nam

  • 2. Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan