Đề tài : Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010)
THƯ MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chú thích 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 3 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 QL Quốc lộ 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 HS Học sinh 8 TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 9 BCĐ Ban chỉ đạo 10 BVĐ Ban vận động 11 GĐVH Gia đình văn hóa 12 LVH Làng văn hóa 13 KDCTT Khu dân cư tiên tiến 14 CLB Câu lạc bộ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội phát triển 1 nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Sự ảnh hưởng này không chỉ về phương diện kinh tế mà nó cũng có những tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa của các nước. Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngay từ đại hội VI những nhận thức mới của Đảng về văn hóa đã có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng ta xác định phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung Ương 5 (khóa VIII) ra nghị quyết về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ quan điểm, định hướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010 Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hóa trong lịch sử phát triển dân tộc, đồng thời phát triển sâu rộng, nâng cao hơn nữa chất lượng nền văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng đã chủ trương phát động phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”. Phong trào đã lôi cuốn sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong mọi miền cả nước thi đua trở thành người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hóa; các công sở, doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang xây dựng nếp sống văn hóa; các địa phương trong cả nước tích cực xây dựng đời sống văn hóa mới…. Phong trào đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Trong đó phong trào xây dựng Làng, Khu dân cư văn hóa đạt được những kết quả đáng kể. Đến năm 2009, theo báo cáo của Bộ văn hóa thông tin, cả nước đã có 53321 làng (ấp, bản), khu dân cư văn hóa [41]. Đó là một con số quan trọng nói nên ý nghĩa của phong trào. 2 Thực hiện theo chủ trương của Đảng, Đảng bộ huyện Phú Bình đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Sau 10 năm thực hiện 2001 - 2010 phong trào đã phát triển sâu rộng trên toàn diện trên khắp 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, toàn huyện đã có 687 lượt xóm tổ dân phố được công nhận đạt danh hiêu làng, khu dân cư văn hóa. Nó đã góp phần vào việc thúc đẩy và ổn định tình hình kinh tế xã hội của huyện: Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nhiều nguồn đầu tư của nước ngoài, đời sống của nhân dân được cải thiện, tệ nạn xã hội giảm đáng kể…Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu thì phong trào cũng còn nhiều hạn chế cần có hướng giải quyết để phong trào đạt kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo. Từ những cơ sở trên tôi đã quyết định chọn vấn đề “phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và những tác động của nó tới sự phát triển của địa phương. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa là một bộ phận quan trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuy nhiên cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này mà chủ yếu được nêu trong các báo cáo tổng kết của các địa phương hay được đề cập rất hạn chế trong các công trình nghiên cứu về địa phương như: Cuốn sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 – 2005) đã dựng lại quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ huyện, ghi lại những thành tựu to lớn mà Đảng bộ đã lãnh đạo cán bộ và nhân dân trong huyện giành được trong 75 năm qua. Trong đó đã nói lên chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ và UBND huyện Phú Bình và kết quả của việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện Phú Bình đã tổng kết những những thành tựu về kinh tế, văn hóa - xã hội, trong đó có 3 phần tổng kết những kết quả đạt được của phong trào xây dựng Làng, Khu dân cư văn hóa. Trên cơ sở đó đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa của những năm trước, đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu cho năm sau. Báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phương hướng nhiệm vụ hàng năm của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Phú Bình đã đánh giá kết quả của phong trào từng năm và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng phong trào của năm sau. Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ 2000 – 2010 đã tổng kết những thành tựu trong công tác xây dựng đời sống văn hóa về mọi mặt: giáo dục, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, làng xã văn hóa… Trên cơ sở đó đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa của những năm trước, đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu cho năm sau. Tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hóa (giai đoạn 1989 - 2009) của UBND tỉnh Thái Nguyên đã nói lên quá trình thực hiện, kết quả đạt được và những tồn tại yếu kém khi thực hiện, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và những kiến nghị đề xuất lên cấp trên. Báo cáo tổng kết 20 năm phong trào xây dựng Làng văn hóa (1989 – 2009) và tuyên dương làng văn hóa tiêu biểu năm 2009 của UBND huyện Phú Bình cũng đã tổng kết những kết quả đã đạt được và những tồn tại yếu kém khi thực hiện phong trào trong 20 năm qua. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp cụ thể đẩy mạnh phong trào trong những năm tiếp theo. Như vậy, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện về “phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa của huyện Phú Bình giai đoạn 2001– 2010” mà chỉ dừng lại ở việc tổng kết một cách khái quát những thành tựu, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra chỉ tiêu cho năm sau. Tuy 4 nhiên đây là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những tư liệu cần thiết giúp tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – Thái Nguyên 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: Huyện Phú Bình – Thái Nguyên. Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến 2010. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài. Làm rõ chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Bình về việc xây dựng làng, khu dân cư văn hóa; Những kết quả đạt được của phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình giai đoạn 2001 – 2010; Chỉ ra hiệu quả của phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa về kinh tế, xã hội ở Phú Bình. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Nguồn tài liệu. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Tư liệu thành văn: + Tư liệu gốc: Các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VII đến Đại hội X; + Các nguồn tư liệu thành văn khác: các sách nghiên cứu, sách tham khảo, các công trình nghiên cứu về văn hóa, về xã hội học,… có liên quan. - Tư liệu lưu trữ: các tài liệu, báo cáo lưu trữ tại phòng thống kê huyện ủy huyện Phú Bình, phòng văn hóa thông tin huyện Phú Bình. - Tư liệu điền dã thực tế tại các xóm, xã trong huyện. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để thấy được việc thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề xây dựng làng, khu dân cư văn hóa. - Phương pháp thống kê so sánh để thấy được kết quả của phong trào. - Phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được những tác động của nó đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới trong giai đoạn sau. 5. Đóng góp của đề tài. Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu một phần nhỏ trong chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta. Làm rõ được phong trào xây dựng làng khu dân cư văn hóa của huyện Phú Bình giai đoạn 2001 – 2010 và thấy được những ảnh hưởng của nó đến kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện. Góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử địa phương. 6. Cấu trúc của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) Chương 3: Những hạn chế, biện pháp và một số bài học kinh nghiệm. 6 Chương 1. KHÁI QUÁT HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lí Phú Bình là một huyện trung du, địa đầu phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành phố Thái Nguyên 28 km theo quốc lộ 37. Thời Lý vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên gọi là huyện Tư Nông, thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên. Thời Lê thuộc Thái Nguyên thừa tuyên; Ninh Sóc thừa tuyên. Đầu thế kỷ XX Toàn quyền Đông Dương đổi huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình. Hơn 5 thế kỷ tồn tại và phát triển, cương vực huyện Phú Bình ngày nay căn bản như đất Tư Nông xưa, không có biến đổi gì nhiều. Phía Đông giáp huyện Yên Thế và Tân Yên; Phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang); phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phổ Yên, có tọa độ địa lý từ 21 0 23 ’ 33 ” đến 21 0 35 ’ 22 ” vĩ bắc, giữa 105 0 51 ’ đến 106 0 02 ’ kinh đông.[1, 5] Huyện Phú Bình có diện tích tự nhiên là 249,36 km 2 . Sự kiến tạo địa chất và con sông Cầu, sông Máng, kênh Đông (thuộc hệ thống đại thủy nông) chia cắt Phú Bình thành 3 vùng: vùng phía Bắc và Đông Bắc nằm trên tả ngạn sông Máng, là vùng bán sơn địa (vùng số I) gồm 8 xã (Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý, Tân Hòa, Tân Khánh), trong đó có 7 xã miền núi, có diện tích đất tự nhiên là 13.883,84 ha. Vùng trung tâm huyện (vùng II) có địa hình trung bình, gồm 6 xã và thị trấn (Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, Tân Đức và thị trấn Hương Sơn) có diện tích tự nhiên là 583,88 ha. Đây là vùng có dân số đông, lao động dồi dào, trình độ dân trí khá. Vùng phía Tây và Tây Nam (vùng III) gồm 6 xã (Hà Châu, Điềm Thụy, Nga My, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ), có diện tích tự nhiên là 4518,39 ha.[17, 943] Phú Bình là huyện có đặc điểm đa dạng về địa hình, có cả miền núi, trung du và đồng bằng, độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14m, nơi thấp nhất là 10m, đỉnh cao nhất là 250m. Ở Phú Bình, tuy đồi núi thấp chiếm 7 một diện tích lớn nhưng lại có ưu thế về giao thông cả đường bộ lẫn đường sông. Phú Bình được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất với miền núi non hiểm trở phía Bắc – nơi ngã ba con đường giao lưu của các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội . Vị thế này rất thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các huyện xung quanh, với thành phố Thái Nguyên và một số địa phương khác. Nhìn chung toàn huyện Phú Bình địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi núi chủ yếu là đồi núi bát úp thoải và thấp, có độ cao dưới 100m. Diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8 0 chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình mang đặc điểm của vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu là điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực.[1, 8] 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Phú Bình rất ít sông, suối. Trên địa bàn huyện chỉ có hai con sông chính là sông Cầu và sông Đào (hay còn gọi sông Máng). Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, đoạn chảy qua Phú Bình dài 29km từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ Chã (huyện Phổ Yên), lòng sông rộng khoảng 120m, có lưu lượng nước trung bình vào mùa mưa từ 280 đến 610m 3 /s, vào mùa khô từ 6,3 đến 6,5m 3 /s. Sông Đào (còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên), chảy qua 9 xã của huyện và đổ về sông Thương (Bắc Giang) với chiều dài 31km. Đây là con sông thuộc hệ thống đại thủy nông được khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm 1929, hàng năm cung cấp nước tưới cho hơn 1.800 ha ruộng đất của huyện Phú Bình và hàng ngàn ha ruộng của các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên (Bắc Giang). Bên cạnh đó là hệ thống đại thủy nông hồ núi Cốc và 119 hồ chứa nước lớn, nhỏ và hàng trăm ngàn ao, đầm cùng với một số suối nhỏ cung cấp nước cho hơn 1000 ha đất canh tác thuộc ở các xã Tây Bắc huyện. Do vậy, những năm gặp thời tiết thất thường, diện tích gieo trồng bị khô cạn của huyện Phú Bình cũng ít hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Huyện Phú Bình có trữ lượng nước ngầm khá lớn và ở độ sâu vừa phải (trung bình dưới mặt đất 4m là thấy mạch nước ngầm). [1, 8] 8 Khí hậu của Phú Bình mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi, trung du Bắc Bộ, có nhiệt độ trung bình năm từ 23,1 0 c đến 24,4 0 c. Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,9 0 c, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2000 mm đến 2500 mm. Tháng 8 có lượng mưa cao nhất và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1206 giờ đến 1570 giờ và phân phối đều trong năm. [43] So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Bình có độ ẩm cao, trung bình từ 81,9% đến 82%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Do địa hình tương đối bằng phẳng nên huyện Phú Bình có tần suất lặng gió thấp, khoảng từ 15 đến 20% và tốc độ gió cũng lớn hơn các huyện miền núi, hướng gió thay đổi theo hệ thống hoàn lưu, mùa hè thường có gió Đông Nam, mát mẻ; mùa đông có gió Đông Bắc, thời tiết lạnh.[21, 20] Hệ thống đường bộ của Phú Bình qua nhiều năm xây dựng, đặc biệt từ năm 1990 đến nay đã tương đối hoàn chỉnh, gồm nhiều đường giao thông ngang, dọc nối liền các thôn, xã trong huyện với nhiều vùng trong tỉnh và nhiều miền của đất nước. Trục giao thông quan trọng nhất trên địa bàn huyện là Quốc lộ 37. Từ Phú Bình ta có thể theo Quốc lộ 37 xuôi xuống Bắc Giang gặp Quốc lộ 1A, rồi theo Quốc lộ 1A có thể ngược lên thành phố Lạng Sơn, hoặc xuôi về thủ đô Hà Nội. Từ huyện Phú Bình ta cũng có thể theo Quốc lộ 3A ngược lên các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng hoặc xuôi về thủ đô Hà Nội. Tiếp theo là tỉnh lộ 262 bắt đầu từ bến đò Hà Châu, qua các xã Hà Châu, Nga My, Úc Kì lên xã Điềm Thụy chia làm hai nhánh, một nhánh nối với Quốc lộ 37 tại xã Điềm Thụy, một nhánh sang huyện Phổ Yên, lên huyện Đại Từ, nối với đọan Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hai bờ đê sông Đào cũng là trục đường bộ khá quan trọng, nhất là bờ đê phía hữu ngạn, xe ôtô có trọng tải tương đối lớn có thể đi lại dễ dàng. Về giao thông đường thủy, từ tháng 7/1954 trở về trước, sông Cầu và sông Đào không chỉ là tuyến vận tải quan trọng của huyện mà của cả tỉnh Thái Nguyên. Trên sông Đào, các đoàn thuyền và xà lan chở than đá và nông sản từ bến Tượng (Thị xã Thái Nguyên) có thể đến tận Hải Phòng và có thể 9 lấy hàng từ Hải Phòng về Thái Nguyên. Năm 1966, đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá làm hỏng nhiều âu thuyền nên tuyến vận tải này ngừng hoạt động. Tuy nhiên nhân dân địa phương vẫn sử dụng vận tải nội hạt.[21,21] Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Bình rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. Do vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, đặc biệt thuận tiện trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, nên buôn bán ở Phú Bình có vị trí đáng kể. Huyện Phú Bình có một số chợ lớn nằm sát đường giao thông ví dụ như Chợ Đồn, Chợ Cầu, Chợ Cầu, Chợ Tân Đức, Chợ Hanh đó chính là những cầu giao lưu hàng hóa, cung cấp lương thực thực phẩm cho các vùng xung quanh. 1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa - xã hội 1.2.1. Dân cư Dân cư là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Thái Nguyên là một tỉnh đông dân so với các tỉnh miền núi phía Bắc, với mật độ dân cư trung bình là 297 người/km 2 . So sánh với các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên có mật độ dân cư trung bình cao hơn gấp 2 lần tỉnh Tuyên Quang, gấp 3 lần tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, và gấp 7 lần tỉnh Lai Châu [Dẫn theo 21,24] Phú Bình là một huyện có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó đa số là người Kinh chiếm 91,56%, các dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở các xã Tân Thành, Tân Hòa, Bàn Đạt và Tân Kim; Dân tộc Tày chiếm 1,86%, dân tộc Nùng chiếm 3,86, dân tộc Sán Dìu chiếm 2,44%, còn các dân tộc khác chỉ chiếm 0,10%. Tỷ lệ nhân khẩu theo thành phần dân tộc được cụ thể như bảng 1.1: 10 [...]... nhân dân, tạo thành động lực lớn động lực lớn động viên nhân dân tham gia thực hiện phong trào xây dựng Làng văn hóa 30 Từ năm 2000, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nói chung và phong trào xây dựng Làng văn hóa nói riêng ngày càng được đông đảo nhân dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, tiêu biểu nhất là phong trào xây dựng Gia đình văn hóa và phong trào xây dựng khu dân cư tiên... đầu xây dựng thiết chế văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh hơn Đến năm 1995, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên cơ sở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư mới thực sự được coi trọng và phát triển Cũng từ năm 1995, phong trào xây dựng Làng văn hóa, Gia đình văn hóa, Khu dân cư tiên tiến mới chính thức được phát động ở các. .. phố văn hóa, cơ quan văn hóa Trong đó có những quy định chung là: Danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa có hai cấp công nhận: Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa cấp huyện do chủ tịch UBND huyện (Thành phố, Thị xã) công nhận Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Cơ quan văn hóa cấp tỉnh do chủ tịch UBND tỉnh công nhận Việc công nhận Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân. .. của huyện - Tăng cư ng công tác chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tạo nên sức mạnh đồng bộ, đẩy mạnh các phong trào đang triển khai như: phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng phong trào “Người tốt việc tốt”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư , xây dựng “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…đạt chuẩn văn hóa , phong. .. vụ xây dựng làng văn hóa theo từng năm, chỉ đạo Phòng văn hóa thông tin phối hợp với Phòng tư pháp huyện hướng dẫn Ban văn hóa, Ban tư pháp các xã, thị trấn tham mưu kịp thời cho ban chỉ đạo, đồng thời trực tiếp hướng dẫn các làng xây dựng hương ước và tổ chức phát động xây dựng làng văn hóa Phong trào đã phối hợp đồng bộ với các phong trào khác như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào. .. thành phong trào rộng lớn hơn là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như hiện nay Xây dựng Làng văn hóa chính là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Làng truyền thống, đồng thời tiếp thu những yếu tố văn hóa tiến bộ của thời đại nó phù hợp với những phong tục tập quán của địa phương Chính vì vậy mà phong trào xây dựng Làng, khu dân cư văn hóa, Gia đình văn hóa đã được nhân dân. .. phong trào là: 1 Triển khai thực hiện phong trào sâu rộng, đồng đều ở các vùng trong toàn huyện 2 Tiếp tục thực hiện những nội dung chủ yếu của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 3 Nâng cao chất lượng các phong trào cụ thể: phong trào người tốt việc tốt, xây dựng gia đình văn hóa 4 Gắn kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với đời sống kinh tế chính trị văn hóa. .. thị trấn trong huyện Việc quán triệt triển khai thực hiện các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của Trung Ương và Tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phú Bình, Phòng Văn hóa Thông tin huyện, các ban ngành thành viên của ban chỉ đạo phong trào nghiêm... nghèo 2 Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh 3 Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cư ng xã hội, sống và làm việc theo pháp luật 4 Xây dựng môi trường văn hóa, sạch - đẹp – an toàn; 5 Xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – thể thao cơ sở Để thực hiện các nội dung chủ yếu trên, kế hoạch đề ra các phong trào cụ thể sau: 1 Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển... trương của tỉnh Thái Nguyên Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chủ trương về việc phát triển đời sống văn hóa của nhân dân: “Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa và đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa , phát triển xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa, tạo . huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010). bộ huyện Phú Bình về việc xây dựng làng, khu dân cư văn hóa; Những kết quả đạt được của phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình