Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 49 - 54)

1 Dương Thành 00 4 68 58 998 2Tân Đức 026246

3.2. Bài học kinh nghiệm

Phong trào “TDĐKXDĐSVH” nói chung và xây dựng Làng Khu dân cư văn hóa của huyện Phú Bình nói riêng đã thực sự đi sâu vào trong nhân

dân. Qua phong trào sức dân được khơi dậy, đóng góp công sức và trí tuệ vào công cuộc đổi mới đất nước, đem lại bộ mặt mới cho nông thôn huyện Phú Bình trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế thiếu sót. Từ quá trình thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Phú Bình trong 10 năm(2001- 2010), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hoá. Tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng thời tích cực cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân, từng người từng gia đình thi đua phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, Làng, khu dân cư văn hóa, nắm được các yêu cầu, mục đích, ý nghĩa cũng như tiêu chuẩn GĐVH, LVH, KDCTT

Hai là: Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần chủ động, sáng tạo, đề ra những phong trào cụ thể để định hướng cho phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện đồng thời chỉ đạo quyết liệt quá trình thực hiện ở địa phương. Tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào, triệt để khai thác và phát huy mọi khả năng trong nhân dân để xây dựng phong trào.

Ba là: Nhận thức đúng vai trò của quần chúng, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc tuyên truyền để mọi quần chúng nhân dân hiểu về ý nghĩa của phong trào và tích cực tham gia đóng góp, xây dựng làng, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá. Vì quần chúng chính là người trực tiếp thực hiện những tiêu chí xây dựng Làng/khu dân cư văn hóa

Bốn là: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần triển khai kịp thời các văn bản của Đảng và Nhà nước về văn hóa tới các tầng lớp nhân dân trong huyện. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền, sự phối hợp và chủ động thường xuyên của các ban ngành đoàn thể các cấp địa phương cơ sở, cơ quan, đơn vị.

Năm là: Bên cạnh sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với phong trào, cần quan tâm đến cơ chế, chính sách đầu tư về mọi mặt, nhất là kinh phí đối với hoạt động của BCĐ các cấp, đầu tư phương tiện cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa nhằm tạo điều kiện cho các thôn, bản, làng phát huy hết điều kiện thuận lợi để tổ chức triển khai chỉ đạo phong trào.

Sáu là: Thường xuyên kiện toàn BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSVH” các cấp phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, đẩy mạnh hoạt động của ban chỉ đạo các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời nắm bắt tình hình và tìm ra các giải pháp để thúc đẩy và phát triển phong trào. Có những hình thức biểu dương gương “Người tốt, việc tốt”, gia đình văn hóa Làng, khu dân cư văn hóa trong thực hiện phong trào để thức đẩy phong trào ngày một phát triển mạnh và đi sâu vào cuộc sống của mỗi người dân.

Bảy là: Tổ chức tốt ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) hàng năm. Đồng thời tổ chức cho nhân dân đăng ký thực hiện cam kết xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa. Thực hiện nếp sống văn minh theo quy ước, hương ước văn hóa của xóm, làng. Qua đó phát huy tinh thần tự quản trong nhân dân. Thường xuyên xây dựng, bổ sung và điều chỉnh và nâng cao điều kiện quy ước, hương ước của làng, khu dân cư cho phù hợp với tình hình của huyện trong giai đoạn mới để ngày càng đẩy mạnh chất lượng phong trào.

Tiểu kết

Mười năm qua với sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phong trào xây dựng Làng, khu dân cư văn hóa cùng với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của huyện đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhiều làng văn hóa đã đạt danh hiệu làng văn hóa trong nhiều năm như xóm Đồng Tiến 1 (xã Tân Khánh) liên tục trong 11 năm, xóm Vàng (xã Tân Đức) là một trong những điểm sáng của tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện phong trào này. Qua phong trào thì tình làng nghĩa xóm được gắn kết hơn, những giá trị văn hóa truyền thống của làng

xóm được giữ vững và phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các vùng trong huyện nhũng xóm, xã miền núi phong trào chưa thực sự phát triển, bề rộng chưa đi đôi với chiều sâu, chất lượng chưa tương xứng với số lượng cho nên hiệu quả của phong trào chưa cao. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây số lượng Làng, Khu dân cư văn hóa đang có xu hướng giảm dần, ở một số Làng văn hóa những nếp sống mới chậm được hình thành, thực hiện nếp sống văn minh chưa có sự chuyển biến rõ rệt, lối sống thiếu văn hóa, phi đạo đức, tệ nạn xã hội ngày càng tăng… Những thếu sót hạn chế đó ngoài những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân như số hộ trong xóm quá đông nên việc thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, nhân dân có ý muốn tách xóm. Vì vậy cần có những giải pháp thích hợp để đưa phong trào đi lên trong những năm sau.

Nhìn lại một cách tổng quát phong trào xây dựng Làng văn hóa trên toàn huyện Phú Bình trong 10 năm từ 2001 đến năm 2010 có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa Chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu mới thống nhất đất nước thì văn hóa đã được coi là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới thì vấn đề xây dựng đời sống văn hóa càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn, đặc biệt là sau hội nghị Trung Ương 5 khóa VIII Đảng ta đã đưa ra nhiều Nghị quyết về văn hóa ở các cấp độ khác nhau. Những thắng lợi đã đạt được trong 10 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 20 năm phong trào “xây dựng Làng văn hóa” đã khẳng định đường lối văn hóa đúng đắn của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Đường lối văn hóa đúng đắn và sáng tạo của Đảng là cơ sở để chúng ta tiến hành và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát huy vai trò văn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội, củng cố chế độ chính trị xã hội, phát huy vị thế của Việt Nam trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa thế giới.

2. Phú bình là một huyện trung du miền núi phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có điều kiện địa lý không thuận lợi, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, tư tưởng trọng nam khinh nữ cò nặng nề…đã cản trở việc xây dựng Làng văn hóa. Nhưng với sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự đoàn kết, tự giác của nhân dân các địa phương trong huyện Phú Bình, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, có tác dụng trực tiếp đến cách nghĩ, lối sống và tinh thần của nhân dân nói chung, các cơ quan đơn vị nói riêng, từng bước ngăn chặn sự thoái hoá về tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng môi trường văn hoá ngày càng lành mạnh trên địa bàn toàn tỉnh. Đây cũng là động lực nhằm thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Cuộc vận động đã nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, làm lành mạnh môi trường xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

sở, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng mà còn giữ vững kỷ cương, phép nước, tạo ra sự ổn định, an toàn trật tự an ninh ở nông thôn, làm cho người nông dân được thật sự làm chủ cuộc sống trong làng quê của mình. Phong trào đã làm cho nhân dân sống với nhau thân thiện, gần gũi, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau vượt qua hoạn nạn hướng tới xây dựng làng quê “thuần phong mỹ tục”. Thực hiện tốt các Quy ước, Hương ước và xây dựng làng văn hoá đã làm cho mỗi người dân và từng gia đình, từng cộng đồng dân cư ngày một thấm sâu các chuẩn mực về văn hoá, tạo ra một lối sống vệ sinh, nhân ái và ngày càng tiến bộ văn minh.

4. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nói chung và phong trào xây dựng Làng văn hóa nói riêng ở nhiều nơi còn bộc lộ những yếu kém phải rút kinh nghiệm và chỉnh sửa như là chúng ta chưa đạt được nhiều mô hình làng văn hoá xuất sắc có tính đỉnh cao. Chất lượng làng văn hoá cũng không đồng đều và có sự cách biệt nhau ở các khu vực, các vùng miền. Nhiều địa phương chất lượng làng văn hoá giảm sút và nảy sinh những diễn biến phức tạp về xã hội. Tại nhiều địa phương, công tác xây dựng làng văn hoá vẫn còn bị xem nhẹ do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền. Vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác xây dựng làng văn hoá chưa thật sự nghiêm túc và dân chủ, còn mang tính chiếu lệ, đối phó ở một số địa phương. Đời sống của một bộ phận dân cư trong các làng văn hoá còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều làng văn hoá có tỷ lệ hộ gia đình văn hoá chưa cao. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá ở nhiều địa bàn dân cư chưa đạt được kết quả tốt; công tác xây dựng làng văn hoá còn thiếu những giải pháp bền vững.

Tóm lại trong 10 năm (2001 - 2010) thực hiện, duới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình và Ban chỉ đạo phong trào của huyện, Phong trào xây dựng Làng/Khu dân cư văn hoá cũng như phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" của huyện đã đạt đuợc kết quả đáng mừng. Phong trào đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy trong những năm tới chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa để đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w