Huy động nguồn nhân lực nhân dân xây dựng cơ sở vật chất công trình phúc lợi và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 41 - 43)

1 Dương Thành 00 4 68 58 998 2Tân Đức 026246

2.3.4 Huy động nguồn nhân lực nhân dân xây dựng cơ sở vật chất công trình phúc lợi và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

công trình phúc lợi và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Thực hiện nghị quyết số 05/NQ – CP của chính phủ ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, cấp ủy và chính quyền các cấp đã chú trọng quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Cùng với việc đầu tư của nhà nước, sự ủng hộ của các cá nhân, các cơ quan đơn vị và sự đóng góp của nhân dân đến nay toàn huyện đã có 281/315 số xóm có nhà văn hóa và có 15/315 xóm được sở văn hóa, thể thao và du lịch cấp trang thiết bị; 100% số xã có trạm y tế; 100% xã phường có bưu điện; 100% số xã được sử dụng điện thắp sáng, cứng hóa hàng trăm km kênh mương, nhiều thôn xóm đã có 100% đường bê tông đường làng, ngõ xóm như xóm Chiềng, Lương Trình, Việt Ninh (Lương Phú), Tân Thành, Trung Tâm (Kha Sơn), Xóm Múc, xóm Trại, xóm Làng (Úc Kỳ), xóm Soi, xóm Trại (Nhã Lộng) [37, 7]… điều đó đã làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa cơ sở ngày một tốt hơn. Đặc biệt trong năm 2009 huyện đã huy động được các nguồn đầu tư xây dựng được Đền thờ các anh hùng Liệt sĩ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân huyện Phú Bình. Dưới đây là những xóm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa Tỉnh Thái Nguyên cấp trang thiết bị:

Bảng 2.3: Làng văn hóa được cấp trang thiết bị văn hóa.

STT Làng văn hóa Năm Đơn vị cấp

1 Xóm Xuân Đán (xã Đồng Liên) 2002 Bộ văn hóa thể thao và du lịch 2 Xóm Trại (xã Tân Kim) 2009 Sở Văn hóa Thể thao Du lịch

tỉnh Thái Nguyên

3 Xóm Trại (xã Nhã Lộng) 2008 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 4 Tổ dân phố Quyết Tiến 1 (TT.

Hương Sơn)

2007 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 5 Tổ dân phố số 2 (TT. Hương Sơn) 2006 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 6 Xóm Vàng (xã Tân Đức) 2001 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 7 Xóm Chiềng (xã Lương Phú) 2000 Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch

tỉnh Thái Nguyên

8 Xóm Tiều Chính (xã Xuân Phương) 2009 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 9 Xóm Tây Bắc (xã Kha Sơn) 2005 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 10 Xóm Phú Lâm (xã Kha Sơn) 2004 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 11 Xóm Quán (xã Thanh Ninh) 2000 Bộ văn hóa thể thao và du lịch 12 Xóm Trầm Hương (xã Hà Châu) 2003 Sở Văn hóa Thể thao Du lịch

tỉnh Thái Nguyên 13 Xóm Quyết Thắng (xã Dương

Thành)

2006 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 14 Xóm Ngò Thái (xã Tân Đức) 2010 Bộ văn hóa Thể thao và du lịch 15 Xóm Trại giữa (xã Tân Hòa) 2010 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Phòng văn hóa thông tin huyện Phú Bình)

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đã được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân hết sức quan tâm. Xây dựng, trùng tu tôn tạo các di tích lich sử trọng điểm như chùa Mai Sơn (Kha Sơn), vận động nhân dân tu bổ tôn tạo các di tích đã xuống cấp, đảm bảo đúng luật di sản văn hóa cũng như hướng dẫn của bộ văn hóa, thể thao và du lịch. Đến nay toàn huyện đã có 32 điểm di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó di tích cấp quốc gia là 13, cấp tỉnh là 19, đã và đang đề nghị tỉnh công nhận 10 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nói chung và phong trào xây dựng Làng/Khu dân cư văn hóa nói riêng trên địa bàn toàn huyện đã dần đi vào cuộc sống và có những bước phát triển đáng mừng,

góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương.

Tiểu kết

Dưới ánh sáng của nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII của Đảng về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Được sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự đi vào lòng dân và đạt được nhiều kết quả đáng mừng: nhiều làng được công nhận là Làng văn hóa; các thiết chế văn hóa được xây dựng và thực sự phát huy hiệu quả như: Nhà văn hóa, sân vận động, đường bê tông được mở rộng…. Nó góp phần thúc đẩy các phong trào yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, phát huy dân chủ. Các hoạt động giáo dục y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình từng bước phát huy hiệu quả, trình độ dân trí được tăng lên, nhiều hoạt động văn nghệ thể dục, thể thao, vui chơi giải trí được tổ chức thường xuyên. Có thể nói nơi nào phong trào vận động xây dựng đời sống văn hóa tốt thì nơi đó nội lực được khơi dậy, các tiềm năng của nhân dân được phát huy, dân chủ được tôn trọng, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng, an ninh trật tự được giữ vũng, các chỉ tiêu kinh tế xã hội được hoàn thành sớm, quan hệ giữa đảng và nhân dân ngày càng khăng khít hơn. Phát huy được hiệu quả của Cuộc vận động là huy động được nội lực trong nhân dân, tổng hợp sức mạnh của toàn dân, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến tới thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những kết quả tích cực của phong trào thời gian qua đã góp phần quan trọng trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao đạo đức lối sống, trình độ dân trí, phục vụ đắc lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Chương 3.

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w