NHỮNG HẠN CHẾ, BIỆN PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Hạn chế và biện pháp

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 43 - 49)

1 Dương Thành 00 4 68 58 998 2Tân Đức 026246

NHỮNG HẠN CHẾ, BIỆN PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Hạn chế và biện pháp

3.1. Hạn chế và biện pháp

Bên cạnh những kết quả đạt được, 10 năm qua phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần phải nghiêm túc kiểm điểm và có hướng khắc phục triệt để:

Một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về vị trí vai trò tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống xã hội. Vì vậy sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo còn ít. Công tác xây dựng làng văn hóa ở một số xã, thị trấn chưa được chú trọng đúng mức, công tác triển khai ở một số làng còn bị coi nhẹ.

Chất lượng phong trào phát triển chưa mạnh, chưa có chiều sâu, bề nổi và chưa bền vững. Việc tổ chức cuộc vận động ở nhiều nơi vẫn chưa đi vào chiều sâu, bình chọn các điển hình tiên tiến, quy trình bình chọn các danh hiệu văn hóa chưa chặt chẽ, có biểu hiện hình thức. Những thành tựu và tiến bộ đạt được trong phong trào còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chất lượng xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều hạn chế. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và nhân dân ngày càng nghiêm trọng hơn, gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và chính quyền nhà nước, niềm tin của nhân dân. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội và sự lan tràn các dịch vụ và sản phẩm văn hóa mê tín, dị đoan, thấp kém, lai căng, độc hại.

Chưa xây dựng được nhiều mô hình chuẩn làm điển hình tiên tiến để nhân rộng; kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở môt số địa phương chưa được quan tâm thích đáng; việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho các hoạt động của phong trào tại cơ sở còn hạn chế nên việc tổ chức hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.

Tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng như cờ bạc, lô đề, nghiện hút. Tỷ lệ sinh con thứ 3 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, cá biệt có cả cán bộ Đảng viên. Do vậy nhiều làng không giữ được danh hiệu Làng văn hóa. Năm 2009 có 59 Làng được công nhận là Làng văn hóa đến năm 2010 chỉ có 54 làng được công nhận.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của người dân. Nhiều địa phương hiện nay chưa có nhà văn hoá, điểm vui chơi cho trẻ em, có nơi còn sinh hoạt chung với đình, chùa - nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân nên nhiều hoạt động chưa thực sự phù hợp với địa điểm sinh hoạt. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động này còn rất hạn chế.

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở như nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện, khu vui chơi giải trí, sân thể thao…thời gian qua được các địa phương chú trọng xây dựng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều nhà văn hóa còn ít hoạt động, phục vụ không tốt vì vậy đã không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của nhân dân, gây lãng phí.

Những khuyết điểm yếu kém trên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra:

Mặt trái của cơ chế thị trường đã kéo theo lối sống thực dụng, buông thả, tùy tiện không tôn trọng nếp sống cộng đồng đang bào mòn những giá trị truyền thống văn hó của nhân dân, ảnh hưởng đến việc xây dựng Làng, khu dân cư văn hóa.

Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ thông tin cũng như việc tăng cường mở cửa quan hệ nhiều mặt với các nước trên thế giới bên cạnh những nét văn hóa tốt đẹp còn có cả những văn hóa độc hại, những thói hư tật xấu làm cản trở việc xây dựng nếp sống văn hóa.

Tình hình kinh tế xã hội ở một số nơi còn chậm phát triển, việc đầu tư cho hoạt động của BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp còn thấp, tiêu chí công nhận hộ nghèo tăng cao dẫn đến tăng cao số hộ nghèo trên toàn huyện, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện và kết quả của phong trào.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chưa đầy đủ về vai trò ý nghĩa của phong trào chưa chủ động trong việc xậy dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện triển khai phong trào.

Một số ngành thành viên trong BCĐ chưa thực sự chủ động trong việc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng phong trào TDĐKXDĐSVH nói chung và làng văn hóa nói riêng.

Việc xây dựng các thiết chế văn hóa còn mang tính áp đặt, chưa chú ý đến vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc tiếp nhận và sử dụng các thiết chế này. Mặc dù chỉ tiêu hưởng thụ văn hóa của người dân trong những năm đổi mới vừa qua tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây nhưng tính sáng tạo văn hóa của nhân dân bị hạn chế do sự áp đặt của “văn hóa đại chúng”.

3.1.2 Biện pháp.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên, trong những năm tới chúng ta cần chú trọng triển khai các giải pháp thực hiện cuộc vận động xây dựng làng, khu dân cư văn hóa.

Trước hết các cấp ủy đảng và chính quyền cần tiếp tục quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Cần thấy rõ: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là giải pháp quan trọng hàng đầu của Nghị quyết Trung Ương 5 (khóa VIII), thực chất là 1 cuộc vận động lớn, lâu dài, toàn diện không chỉ về xây dựng văn hóa, đạo đức lối sống mà còn tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng trong thời kì hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghĩa là lãnh đạo các cấp các ngành các địa phương quán triệt phát triển kinh tế phải đi cùng với phát triển văn hóa, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội để từ đó có kế hoạch chỉ đạo và đầu tư cho văn hóa, đồng thời mỗi người dân phải thấy giá trị văn hóa trong cuộc sống của chính mình và gia đình mình. Cần phải quán triệt và thực hành tốt tinh thần của nghị quyết Trung Ương V (khóa 8) : “…làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống văn hóa và hoạt

động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng trên địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực quan hệ con người”[2,16]

Đẩy mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của huyện ủy, kế hoạch của UBND huyện. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các nội dung hương ước trong nhân dân. Đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể…trong toàn huyện, để chỉ đạo triển khai thực hiện. Đưa dự tínhkinh phí chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào mục chi ngân sách thường xuyên ở các cấp…Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ phong trào.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp huyện, xã, thị trấn; ban vận động các xóm, tổ dân phố khi có biến động về cơ cấu tổ chức, nhất là sau đại hội đảng các cấp, sau hội đồng bầu cử nhân dân. Xây dựng bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động của BCĐ và BVĐ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đảm bảo 100% các BCĐ đi vào hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Củng cố và nâng cao hiệu quả của BCĐ, ban vận động xây dựng làng văn hóa.

Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra (kiểm tra chéo giữa ban chỉ đạo cấp xã phường thị trấn, công tac xóm làng, tổ dân phố) để đánh giá chất lượng phong trào một cách sát thực, trao đổi học tập lẫn nhau và đề ra các giải pháp, huy động, tập hợp các lực lượng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH ở địa phương, thực hiện các mục tiêu trong từng năm và cả giai đoạn đến năm 2015.

Tập trung chỉ đạo điểm về xây dựng các làng, bản, tổ dân phố điển hình để tiến tới xây dựng xã phường thị trấn văn hóa, đồng thời học hỏi rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm tốt nhất để nhân rộng ra trên địa bàn. Đôn đốc, chỉ đạo,

hướng dẫn các làng, tổ dân phố bổ sung, hoàn chỉnh quy ước, hương ước và tất cả các quy ước, hương ước đều phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc công nhận danh hiệu làng văn hóa, gia đình văn hóa đôi khi chỉ là hình thức, chạy theo thành tích. Sau khi được công nhận đạt chuẩn văn hóa, ở một số địa phương, cuộc vận động có chiều hướng lắng xuống. Công tác tuyên truyền, vận động của các Ban chủ nhiệm ấp, khóm mang tính “cầm chừng”, thỏa mãn với những thành tích đã đạt được, nhiều gia đình, làng khu dân cư văn hóa trong tỉnh đã bị rút giấy công nhận văn hóa. Vì vậy cần tăng cường công tác kiểm tra trong việc đăng kí, bình xét thẩm định và công nhận Làng văn hóa.

Nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Chăm lo sự nghiệp phát triển sự nghiệp giáo dục. xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở làng xã. Chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe nhân dân; không để có hộ tái nghèo, tái nhà tranh, không phát sinh người nghiện ma túy, phấn đấu giảm tưới mức thấp nhất các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở các làng văn hóa.

Thực hiện phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, Đảng viên trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đòi sống văn hóa” của các ngành đoàn thể trên địa bàn dân cư. Xây dựng cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể cá nhân có đóng góp xuất sắc, tiêu biểu trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.

Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin cơ sở, duy trì việc mở các lớp huấn luyện cho cán bộ trong ban vận động xây dựng Làng Văn hóa, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, duy trì chế độ báo cáo định kì 6 tháng, 1 năm.

Tăng cường sự phối hợp giữa ban chỉ đạo các cấp, các ngành các đơn vị, đặc biệt là giữa các cán bộ làm ông tác văn hóa cơ sở với quần chúng nhân dân, nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào.

Để hoạt động của các nhà văn hóa luôn sôi nổi, hấp dẫn, ban chỉ đạo phong trào huyện đã hướng dẫn cho các xã, thị trấn tổ chức xây dựng nhiều câu lạc bộ như các câu lạc bộ phụ nữ, không sinh con thứ 3, pháp luật, khuyến nông, hội nông dân, các câu lạc bộ thể dục thể thao văn nghệ,… Vì vậy mà hoạt động văn nghệ thể dục thể thao quần chúng của huyện phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phong trào đi vào thực tế hơn.

Khi nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng cao cần phải tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, phải được xây dựng khang trang, được trang thiết bị hiện đại, phải trở thành nơi tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa bổ ích cho từng làng, từng khu dân cư.

Phấn đấu đến năm 2015 đạt các chỉ tiêu sau:

+ 100% xóm tổ dân phố có quy ước, hương ước văn hóa được phê duyệt hoặc bổ sung chỉnh lý hợp lý.

+ 95% xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa. + 80% xóm, tổ dân phố có sân chơi thể thao.

+ 100% số xóm, tổ dân phố đăng kí xây dựng làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến. + 100% cơ quan, đơn vị, trường học đăng kí xây dựng cơ quan văn hóa. + 95-97% hộ gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hóa.

+ Có 40% xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu làng văn hóa.

+ Có 40% xóm, tổ dân phố đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến. + Có 90% trở lên hộ nhân dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa. + 90% xóm, tổ dân phố có đội văn nghệ, thể thao.

+ 40% xã, thị trấn xây dựng nhà văn hóa xã.

+ Hoàn chỉnh lắp đặt 100% xóm, tổ dân phố có loa FM. + 30% xóm, xã có thư viện cấp xóm, xã.[3, 10 - 11]

Một phần của tài liệu Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 – 2010) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w