1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ 1997 ĐẾN 2008)

113 527 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ xưa đến nay, ruộng đất luôn là tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia có đa số cư dân làm nghề nông nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ LÝ SỞ HỮU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ 1997 ĐẾN 2008) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 1 Thái Nguyên, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ SỞ HỮU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ 1997 ĐẾN 2008) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lý Lớp: Cử nhân Lịch Sử K5. Khóa: 2007-2011 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Tiến Thái Nguyên, 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay, ruộng đất luôn là tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia có đa số cư dân làm nghề nông nghiệp. William Petty (1623-1687) một nhà kinh tế học thế kỷ XVII đã nhận định về tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống con người như sau: “Lao động là cha, đất là mẹ của của cải vật chất”. Việt Nam là một quốc gia có hơn 90% dân số làm nông nghiệp cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng quý giá. Phần mở đầu của luật đất đai được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua có hiệu lực từ 15-10-1993 đã nhận định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các nhu cầu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. 3 nước ta, dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nó là nguồn chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm; là ngành duy nhất tạo ra thức ăn các loại cho con người. Mà ruộng đất nông dân lại là yếu tố cơ bản của nông nghiệp nông thôn. “Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, không gì có thể thay thế được”. Chính vì vậy mà các nhà nước phong kiến luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Các vương triều phong kiến luôn đề ra những chính sách nhằm nắm được ruộng đất để có nguồn thu thuế làm bổng lộc, lương cho đội ngũ quan lại, binh lính giải quyết phần nào những đòi hỏi của nông dân. Đầu năm 1930, từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập thì cách mạng ruộng đất đã trở thành nội dung chủ yếu của nhiệm vụ chống phong kiến, là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với đường lối đúng đắn, coi ruộng đất là nội dung cơ bản của chính sách liên minh công nông, Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, sau đó đánh đuổi thực dân Pháp 1954. 4 Sau năm 1954, đất nước chia cắt thành hai miền Nam, Bắc với những hoàn cảnh nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng đã chủ trương tiến hành tập thể hóa nông nghiệp từ năm 1958 trở đi. Theo đó, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Miền Nam còn chưa được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến nên nhiệm vụ của cách mạng ruộng đất lúc này là: “Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng”. Thắng lợi của cách mạng ruộng đất đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất, bóc lột của địa chủ phong kiến thực dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”. Trước yêu cầu đổi mới để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, ngày 13/1/1981, chỉ thị 100 CT/TW ra đời quyết định chủ trương thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người lao động. Năm 1981 được coi là dấu mốc khởi đầu cho một quá trình đổi mới từng bước cơ chế quản lý nông nghiệp nói chung, cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp nói riêng nước ta. Tiếp theo đó, ngày 5/4/1988, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về “Đổi mới quản lý kinh tế nông 5 nghiệp” (gọi tắt là Nghị quyết 10). Nghị quyết 10 đã tiến một bước dài trong việc định lại vị trí của kinh tế hộ gia đình vai trò quyền lợi của người lao động trong quan hệ kinh tế nông thôn. Từ đây, ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữudụng (sở hữu tư nhân hạn chế). Năm 1997, sau hơn 30 năm hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, tỉnh Thái Nguyên đã được tái lập lại gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc: các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công thành phố Thái Nguyên. Trong đó, huyện Phú Bình nắm giữ một vị trí quan trọng, Đảng bộ Phú Bình trở thành đầu mối trực thuộc tỉnh ủy Thái Nguyên. Sự đổi mới của Đảng đã đáp ứng đúng tâm lý, nguyện vọng của đông đảo nhân dân, khơi dậy một khí thế mới, cổ vũ hàng triệu hộ nông dân bỏ vốn, bỏ sức phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn. Tại Phú Bình, diện tích sản lượng lúa không ngừng tăng. Năm 1998 diện tích lúa gieo trồng tăng từ 12952 ha lên 13528 ha (năm 2000), sản lượng lúa tăng từ 43399 tấn (năm 1998) lên 52085 tấn (năm 2000). Sở sản lượng cũng như diện tích trồng lúa của huyện Phú Bình trong những năm này ổn định sự tăng trưởng khá là do sự 6 thay đổi về sở hữu sử dụng ruộng đất. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay một tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết về vấn đề này. Xuất phát từ lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài “Sở hữu sử dụng ruộng đất huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 1997- 2008” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu mức độ sử dụng ruộng đất của từng giai tầng. Trên cơ sở đó, giúp chúng ta có cái nhìn căn bản toàn diện về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân, tập quán sản xuất… Từ đó, tác giả mong muốn đóng góp thêm sở khoa học cho Đảng bộ địa phương trong việc quản lý ruộng đất, phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, vấn đề ruộng đất đã được trình bày trong nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ta các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Về lịch sử chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại cận đại có các chuyên khảo của các tác giả như: Phan Huy Lê: Chế độ 7 ruộng đất kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ, Nxb Văn-sử-địa, Hà Nội, 1959; Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XVII, Nxb khoa học xã hội, tập 1, Hà Nội, 1982… Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ có tác phẩm: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975 của đồng chí Trường Chinh; giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1965 của đồng chí Lê Duẩn. Về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới có những tác phẩm như: Thực trạng nông nghiệp nông thôn nông dân Việt Nam từ năm 1976 đến 1990, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1991 của Nguyễn Sinh Cúc; vấn đề sở hữu sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Việt Nam, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 1999 của Hoàng Việt. Gần đây, nhất là tác phẩm “Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên (1945-1957); Nxb chính trị quốc gia của tiến sĩ Nguyễn Duy Tiến. Một công trình nghiên cứu quy mô về tình hình cải cách ruộng đất của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1945-1957 xem xét mức độ sở hữu, phương thức sử dụng ruộng đất của từng giai tầng. Tiếp theo là 8 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử : sở hữu sử dụng ruộng đất tỉnh Thái Nguyên (1988- 2005) của Phí Văn Liệu; Đại học phạm – ĐHTN ;2009 cũng đã bảo vệ thành công nhận được sự đánh giá cao. Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề ruộng đất huyện Phú Bình như: Tác phẩm “Đồn điền của người Pháp Bắc Kỳ” của Tạ Thị Thúy. Tác phẩm “Tiểu chí Thái Nguyên” 1932 của công sứ Pháp E. Chinard có đề cập nhiều vấn đề như diện tích đất đai, chăn nuôi, một số đồn điền lớn Thái Nguyên trong đó có huyện Phú Bình. Luận văn “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Lê Thị Thu Hương. Một công trình nghiên cứu tập hợp có hệ thống các tài liệu kết quả nghiên cứu về tình hình sở hữu ruộng đất của huyện Phú Bình”. Đề tài nghiên cứu khoa học “Đồn điền của thực dân Pháp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” của Trương Thị Khánh Dung tập trung nghiên cứu những hoạt động chung nhất của quá 9 trình cướp đất, khai thác, quản lý bóc lột của thực dân Pháp tại các đồn điền huyện Phú Bình trong giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1945. Với số lượng tài liệu đồ sộ trên đây, tình hình ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn nông dân nước ta trong suốt một thời kỳ dài đã phần nào được làm rõ. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp là “Sở hữu sử dụng ruộng đất huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 1997-2008” thì cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu đi trước đã phác họa bức tranh toàn cảnh về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đó là ý kiến gợi mở quý báu, là cơ sở để tôi nghiên cứu hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu, mục đích phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Tìm hiểu về tình hình sở hữu sử dụng ruộng đất trong đó nhấn mạnh về phương thức khai thác ruộng đất huyện Phú 10 [...]... biến sở hữu ruộng đất huyện Phú Bình dưới tác động của khoán 10 2.1 Sở hữu ruộng đất Phú Bình trước khoán 10 2.2 Chuyển biến sở hữu ruộng đất Phú Bình dưới tác động của khoán 10 Chương 3 : Sở hữu sử dụng ruộng đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (1997 2008) 3.1 Các hình thức sở hữu 3.2 Hiện trạng sử dụng ruộng đất 15 3.3 Phương thức khai thác 3 4 Một vài giải pháp nhằm nâng cao quyền sở hữu. .. về sở hữu sử dụng ruộng đất huyện Phú Bình giai đoạn 1997- 2008 Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài góp phần làm rõ những biến đổi về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình từ năm 1997- 2008 trên các phương diện hình thức sở hữu, phương thức khai thác sử dụng Trên cơ sở đánh giá thực trạng ruộng đất huyện Phú Bình, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng. .. chế độ sở hữu ruộng đất nước ta nói chung, huyện Phú Bình nói riêng từ thời phong kiến tập quyền cho đến trước cách mạng tháng 8 – 1945 theo ba hình thức: Ruộng đất của nhà nước phong kiến, ruộng đất công làng xã ruộng đất tư (Bao gồm sở hữu của địa chủ, phú nông sở hữu nhỏ của nông dân) Ruộng đất công của nhà nước phong kiến có nhiều loại từ nhiều nguồn xung công Mặc dù quy định quyền sở hữu. .. quyền sở hữu hiệu quả sử dụng ruộng đất cho nông dân huyện Phú Bình trong giai đoạn hiện nay 16 Bản đồ huyện Phú Bình 17 Chương 1 Khái quát về huyện Phú Bình 1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Phú Bình là huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Thái Nguyên Thời Lý vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên là huyện Tư Nông thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên; thời Lê thuộc Thái Nguyên Thừa... đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 34 Chương 2 Chuyển biến sở hữu ruộng đất huyện Phú Bình dưới tác động của khoán 10 2.1 Sở hữu ruộng đất huyện Phú Bình trước khoán 10 Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc đến thời kì có nhà nước phong kiến tập quyền; cùng với sự vươn dài của lãnh thổ đất nước về phía Nam thì chế độ sở hữu ruộng đất cũng dần dần hình thành, có quy củ theo luật định ngày càng nghiêm... đổi về hình thức sở hữu phương thức sử dụng ruộng đất huyện Phú Bình so với giai đoạn trước đó Xem xét những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình Tìm hiểu những mặt mạnh, những vấn đề còn yếu kém địa phương trong quá trình sản xuất Trên cơ sở đó đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân huyện Phú Bình 3.3 Phạm vi nghiên cứu 11 Phạm... cáo của các cơ quan, Đảng nhà nước các cấp đang lưu tại phòng lưu trữ Tỉnh ủy Thái Nguyên, lưu trữ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên Đây đều là những tài liệu có độ chính xác cao đáng tin cậy 12 Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử đảng bộ huyện Phú Bình, Dư địa chí Thái Nguyên (trong đó có ghi chép rất kỹ về huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên) Nguồn tư liệu điền... một huyện có 98,8% cư dân nông thôn sống bằng nông nghiệp trong các làng xã từ sau khi có quyết định tách tỉnh năm 1997 3.2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tư liệu các kết quả nghiên cứu về ruộng đất huyện Phú Bình, mục đích của đề tài nghiên cứu này là nhằm: Hệ thống hoá các nguồn tư liệu về ruộng đất huyện Phú Bình từ 1997- 2008 Xem xét sự thay đổi về hình thức sở hữu và. .. là huyện nằm vùng Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, nơi tiếp giáp giữa vùng trung du Bắc Bộ vùng miền núi phía Bắc, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành phố Thái Nguyên 28 km theo quốc lộ số 37 cách thủ đô Hà Nội 50 km Địa giới của huyện được xác định: 19 Phía Bắc Tây Bắc giáp huyện Đồng Hỷ Phía Tây Tây Nam giáp huyện Phổ Yên thành phố Thái Nguyên Phía Đông giáp huyện Yên Thế... Phương pháp nghiên cứu Từ nguồn tư liệu trên, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử logic là chủ yếu Đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh nhằm rút ra sự tương đồng hay khác biệt về sở hữu sử 13 dụng ruộng đất của địa bàn qua các thời điểm cũng như giữa địa bàn với nơi khác Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp điền dã phương pháp hệ thống Do các nguồn tư liệu báo cáo, . Chương 3 : Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (1997 – 2008) 3.1 Các hình thức sở hữu 3.2 Hiện trạng sử dụng ruộng đất 15 . biến sở hữu ruộng đất ở huyện Phú Bình dưới tác động của khoán 10 2.1. Sở hữu ruộng đất ở Phú Bình trước khoán 10 2.2 Chuyển biến sở hữu ruộng đất ở Phú

Ngày đăng: 08/04/2013, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 3.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở huyện Phú Bình từ 1995-2008 [25;175]. - SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN  (TỪ 1997 ĐẾN 2008)
i ểu 3.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở huyện Phú Bình từ 1995-2008 [25;175] (Trang 75)
Bảng số liệu thống kê trên cho thấy rõ sự không ổn định của diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương - SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN  (TỪ 1997 ĐẾN 2008)
Bảng s ố liệu thống kê trên cho thấy rõ sự không ổn định của diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương (Trang 87)
Bảng số liệu thống kờ trờn cho thấy rừ sự khụng ổn định  của diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương - SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN  (TỪ 1997 ĐẾN 2008)
Bảng s ố liệu thống kờ trờn cho thấy rừ sự khụng ổn định của diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w