Xuất phát từ đặc điểm của một huyện miền núi và trung du, dân số nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 70% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong khoảng thời gian từ 1997 – 2008, Đảng bộ huyện Phú Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế theo hướng trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chú trọng thực hiện 5 chương trình lớn : lương thực, trồng cây ăn quả, củng cố nâng cấp và phát triển thuỷ lợi, vật nuôi thuỷ sản, chuyển đổi và thành lập hợp tác xã mới theo luật.
Trong những năm 1997- 2008 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện uỷ, toàn thể nhân dân huyện Phú Bình đã tích cực sử dụng nhiều biện pháp để sử dụng hợp lí, khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
Với một nền nông nghiệp lúa nước thì việc đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước luôn là vấn đề cần thiết. Hơn nữa, địa hình của huyện Phú Bình lại đa dạng, những chỗ cao thường thiếu nước vào mùa khô, chỗ trũng thường ngập nước vào mùa mưa, không canh tác được. Do đó, công tác thuỷ lợi càng trở nên quan trọng, luôn được quan tâm hàng đầu.
Để đảm bảo chủ động tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp nhiều công trình thuỷ lợi đã được xây dựng và đưa vào phục vụ sản xuất. Tính đến năm 2000, nhân dân toàn huyện Phú Bình đã sửa chữa và nâng cấp 32 công trình thuỷ lợi, sửa chữa 5 hạng mục thuộc các đập, hồ trong thuỷ nông, sửa chữa nâng cấp 7 trạm bơm điện, lắp đặt thêm 16 trạm bơm điện, xây xong 2 hồ chứa nước tại 2 xã Bàn Đạt và Tân Thành. Cùng với đó, phong trào kiên cố hoá kênh mương ở nhiều địa phương cũng được triển khai có hiệu quả. Phú Bình là một trong những huyện tiêu
biểu đi đầu trong phong trào. Năm 2000 có 24 km kênh mương đã được kiên cố với tổng kinh phí đầu tư là 8,6 tỉ đồng (5,8 tỉ do nhà nước hỗ trợ và 2,8 tỉ do nhân dân trong huyện góp). Năm 2005, Đảng bộ đã lãnh đạo huy động được gần 1 tỉ đồng đầu tư xây dựng các công trình tưới tiêu cho các xã miền núi và hệ thống kênh mương nội đồng thường xuyên được nạo vét, tu bổ.
Những chuyển biến tích cực trong phong trào thuỷ lợi hoá, kiên cố hoá kênh mương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân huyện Phú Bình mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Năm 2000, có 1922,06 ha diện tích đất trồng cấy được 2 vụ; 5151,42 ha đất chuyên mạ. Như vậy, mặc dù phần lớn đất chỉ được sử dụng một vụ hoặc hai vụ, nhưng số diện tích có thể sử dụng 3 vụ cũng đã có sự chuyển biến theo hướng ngày một gia tăng.
Đặc biệt, do Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo đưa cây lúa hè thu vào gieo cấy trên diện rộng nên tại Phú Bình còn có cơ cấu 4 mùa vụ trong năm (lúa chiêm xuân, lúa hè thu, lúa mùa và cây màu vụ đông) đưa hệ số sử dụng đất tăng từ 2,5 lần (1996)
lên 2,6 lần (2000). Đây được coi là một thành công lớn trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác làm thuỷ lợi, nhân dân Phú Bình còn tăng cường áp dụng biện pháp khoa học kĩ thuật và trong nhiều năm trở lại đây nó đã trở thành biện pháp chủ yếu để khai thác, sử dụng tốt hơn tiềm năng đất đai của huyện. Đáng chú ý là việc áp dụng khoa học kĩ thụât đã được áp dụng ở hầu hết các khâu, từ chọn giống, làm đất chăm sóc đến thu hoạch chế biến và bảo quản. Nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào sản xuất như: lúa khang dân, đậu tương DT50… Trong khâu làm đất, trước đây gia súc là nguồn sức kéo duy nhất và chủ yếu thì nay bên cạnh sức kéo chính của trâu bò còn có sự bổ sung hiệu quả của máy móc giúp làm việc nhanh hơn, đất nhuyễn hơn. Khi xưa lúa được cắt bằng liềm, người dân tách hạt lúa ra khỏi thân cây bằng cách đập hoặc dùng những máy tuốt thô sơ sử dụng sức người là chính thì trong những năm gần đây sự xuất hiện của máy gặt, máy phụt đã giúp người nông dân giải quyết nhanh hơn khâu thu hoạch. Một trong những điểm mới của gần chục năm trở lại đây là nông dân đã biết sử dụng bạt nilon để che phủ cho mạ xuân, tránh rét đậm,
rét hại, biết gieo mạ khay vừa tiết kiệm được giống, thời gian và công sức lại vẫn thu được năng suất cao.
Cùng với việc đầu tư cho công tác thuỷ lợi đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại huyện Phú Bình tiếp tục diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đó là sự dịch chuyển theo hướng đẩy mạnh sự gia tăng kinh tế vườn đồi, chuyển cơ cấu cây trồng từ cây lấy gỗ sang cây lấy quả. Bên cạnh cây lúa là chủ yếu nhân dân mở rộng diện tích đất trồng màu; cây công nghiệp ngắn ngày; cây rau thực phẩm; cây làm thức ăn gia súc. Trong cơ cấu vật nuôi, chú trọng tăng cường sự gia tăng số lượng đàn bò, đàn lợn, khuyến khích tăng mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.
Nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân mà từ năm 1997 – 2008, sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao.
Diện tích trồng cây lương thực của huyện tăng từ 15.100 ha (1998) đến 15.239 ha (2000). Tổng sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm trong thời kì 1996 – 2000 là 5,01%. Năm
1998, tổng sản lượng lương thực quy thóc toàn huyện đạt 49.475 tấn năm 2000 tăng lên 56,711 tấn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc tính bình quân theo đầu người tăng từ 364 kg (1996) lên 416 kg (2000) cao hơn bình quân của vùng miền núi trung du Bắc Bộ (216 kg/người) và cao hơn bình quân cả nước (359 kg/người). Năm 2001 bình quân lương thực của huyện đạt 424 kg/người, cao nhất trong các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. [4;347].
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này lúa vẫn là cây trồng chính, giữ một vị trí rất quan trọng. Điều này được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Biểu 3.2: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt, cây lúa qua các năm
Nguồn [7]; [8]; [9].
Năm Cây lương thực có hạt Cây lúa
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích Sản lượng 1997 18360 56046 12610 43332 1998 18814 56534 12952 43339 1999 19319 63062 13502 50339 2000 15239 56711 13528 52085 2001 15080 58075 13617 53717 2002 15436 65661 13608 59460 2003 15067 64605 13078 57505 2004 15747 66698 13006 58860 2005 15516 66448 12990 57180 2006 15704 68536 12836 58031 2007 15906 70603 12770 57292 2008 15929 72000 12464 57603
Bảng số liệu trên cho thấy trong các loại cây lương thực có hạt cây lúa vẫn là cây trồng đứng đầu cả về diện tích cũng như sản lượng, và những con số này ngày một tăng lên qua các năm. Sở dĩ sản lượng lúa của huyện Phú Bình trong những năm này ổn định và có sự tăng trưởng khá không phải do có sự mở rộng đất canh tác mà do người nông dân đã triệt để khai thác phần ruộng được giao; đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật, đưa các loaị giống mới vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh.
Diện tích các loại cây thực phẩm được duy trì và phát triển, phát huy tiềm năng vốn có của huyện, tăng thêm thu nhập cho nhân dân trong điều kiện mới của cơ chế thị trường. Năm 1996 diện tích rau đậu của huyện mới đạt 1150 ha đến năm 1999 tăng 1580 ha. So với các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, năm 2000 huyện Phú Bình có sản lượng rau đậu đứng thứ 4 (sau các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên).
Bên cạnh cây lúa là chủ yếu, nhân dân Phú Bình đã chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu như đậu tương, lạc… Đây là một trong số các loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với thổ nhưỡng của huyện Phú Bình, có giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù, chúng được phân bố ở hầu hết
các xã trong huyện với diện tích, sản lượng ngày càng tăng song sự gia tăng đó lại mang tính chất không ổn định. Điều này thể hiện rõ ở bảng số liệu sau:
Biểu 3.3: Diện tích ngô, lạc, đậu tương qua các năm [8]; [9].
Đơn vị : ha
Năm Ngô Lạc Đậu tương
1997 1950 1354 409 1998 2148 1225 678 1999 2116 1210 514 2000 1711 1146 509 2001 1463 1310 425 2002 1828 1370 601 2003 1989 1115 721 2005 2526 1315 520 2006 2868 1205 439 2007 3136 1383 295 2008 3465 1561 315
Đơn vị: tấn.
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2008 Sản
lượng
312 603 719 1119 1362 1834 2028 1840 2332
Bảng số liệu thống kê trên cho thấy rõ sự không ổn định của diện tích trồng ngô, lạc, đậu tương. Năm 1998, diện tích đậu tương là 678 ha, đến năm 2001 giảm xuống còn 425 ha, năm 2005 đạt 721 ha, tăng so với năm 1998 43 ha. Về cây lạc, năm 1997 đạt 312 tấn sau đó tăng lên nhanh chóng là 1561 tấn (2008), tăng 1549 tấn trong vòng 11 năm. Nhưng trong quá trình đó cũng có những năm sản lượng không ổn định như: năm 2003 là 2028 tấn, đến năm 2004 chỉ đạt 1840 tấn. Thực trạng đó cho thấy việc phát triển các loại cây trồng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh thâm canh hình thành vùng chuyên canh tập trung để sản xuất sản phẩm hàng hóa, khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai của huyện.
Diện tích và quy mô nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng được mở rộng. Đặc biệt, phong trào nuôi cá ruộng phát triển
mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 137 ha (năm 1998) lên 249 ha (2000); sản lượng cũng tăng từ 223 tấn (1998) lên 285 tấn (2000). Việc thực hiện dự án “chuyển đổi đất trũng lầy thụt cấy lúa bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản ” đã thu về kết quả tốt : trong 5 năm diện tích chuyển đổi là 12 ha/102 ha; sản lượng tăng nhanh, bình quân trên 120 tấn/năm. Mặt nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản hàng năm từ 500 – 510 ha. Trong những năm qua bằng những giải pháp tích cực, tập trung các nguồn vốn đã từng bước đẩy nhanh ngành thuỷ sản phát triển, đặc biệt là sự chuyển biến nhận thức trong nhân dân. Năm 2008, huyện đã thực hiện dự án “thâm canh thuỷ sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích”. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản đã mạnh dạn đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản.
Việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đến năm 2000, toàn huyện có 4923 ha rừng. Trung bình mỗi năm trồng mới từ 250 – 300 ha. Việc quản lý, khai thác rừng được thực hiện theo đúng quy định. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện
tăng từ 1380 triệu đồng (1996) lên 3950 triệu đồng (1999). Tuy nhiên độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện mới đạt tỷ lệ 26,83%.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ về phát triển kinh tế hợp tác xã, cuối năm 2004, toàn huyện đã xây dựng được 30 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác và 5 doanh nghiệp nhỏ. Các hợp tác xã xây dựng số 1 huyện Phú Bình, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng xã Dương Thành tiếp tục ổn định và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, đóng góp cho ngân sách địa phương không đáng kể.
Thực hiện chương trình trồng cây ăn quả đã được Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII thông qua, Đảng bộ tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế vườn đồi, chuyển dịch cơ cấu từ trồng cây lấy gỗ sang trồng cây ăn quả. Diện tích trồng cây ăn quả của huyện tăng nhanh từ 580 ha (1986) lên 1119 ha (2000) trong đó diện tích và sản lượng vải, nhãn tăng từ 220 tấn (1998) lên 350 tấn (2000). Chỉ tính riêng năm 1999 toàn huyện đã trồng mới 300 ha cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả của xã Tân Khánh đạt 253 ha (chiếm 22,6% diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện).
Đến cuối năm 2000, toàn huyện có hàng trăm hộ phát triển kinh tế đồi rừng, vườn rừng, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng mỗi năm. Diện tích trồng cây bạch đàn giống mới và cây keo lai, tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá từ năm 2002 đến hết tháng 4/ 2004 đạt 646,2 ha. Đến năm 2008 huyện đã ổn định thâm canh 930 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (xoài, nhãn, vải), sản lượng đạt trên 4000 tấn/ năm. Việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả của huỵên Phú Bình là đúng hướng, không chỉ góp phần tạo nguồn thu nhập cho nhân dân mà xét về lâu dài còn góp phần khai thác triệt để diện tích đất đồi gò, đất vườn nhà tránh tình trạng bỏ hoang, có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc. Tuy nhiên, vấn đề bức thiết hiện nay là tìm đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả, khắc phục tình trạng “được mùa mất giá”.
Trong quá trình dịch chuyển cơ cấu cây trồng, tại huyện Phú Bình đã hình thành nhiều mô hình trang trại. Về quy mô hầu hết các trang trại là vừa và nhỏ. Về loại hình, có trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả… Số lượng các trang trại ngày càng gia tăng. Năm 2001, toàn huyện Phú Bình có tất cả 21 trang trại chỉ hai năm sau (năm 2003) số trang trại là 98, tăng lên
hơn 4 lần, vươn lên đứng thứ 3 trong toàn tỉnh sau thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ. Đến năm 2008, trên địa bàn huyện có 132 trang trại được thành lập, trong đó 90% là các trang trại chăn nuôi. Riêng xã Tân Khánh có tới 104 trang trại với 3 trang trại lợn ngoại, 1 trang trại rừng, 1 trang trại thuỷ sản, 8 trang trại chăn nuôi tổng hợp, còn lại là các trang trại chăn nuôi gia cầm. Các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện hiện đang có chiều hướng phát triển cả về quy mô, thu nhập, thu nhập bình quân từ 200- 600 triệu đồng/năm, một số trang trại điển hình cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Điều đó đã cho thấy sự phát triển mang tính chất hàng hoá ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Bình, và sự phát triển này là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự thành lập các trang trại một mặt góp phần sử dụng hợp lý và khai thác triệt để hơn tiềm năng đất đai, một mặt đem lại hiệu quả kinh tế cao; giúp các hộ gia đình ổn định đời sống; nâng cao thu nhập. Do vậy, nó đang là xu hướng được đông đảo nông dân ủng hộ. Tuy nhiên, đa số các trang trại được thành lập ở huyện Phú Bình lại là các trang trại chăn nuôi. Trong khi, Phú Bình là huyện có tiềm năng phát triển một nền nông lâm nghiệp nhất là việc trồng các loại cây như lạc, đậu tương thì các trang
trại trồng cây hàng năm chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Điều đó cho thấy việc phát triển các trang trại như trên chưa khai thác được hết tiềm năng và tương xứng với thế mạnh của vùng.
Như vậy, từ năm 1997 đến 2008 phương thức khai thác và