Trong giai đoạn từ 1958 – 1980, thực hiện chỉ thị số 07 (26/06/1958) của Ban chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên “về việc xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển tổ đổi công, phát triển sản xuất, chuẩn bị cho việc mở rộng hợp tác xã sau này”, huyện ủy, ủy ban hành chính huyện Phú Bình đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc vận đông hợp tác hóa nông nghiệp, hướng dẫn nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, các hợp tác xã quản lý hầu hết đất đai đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta cũng như của Đảng bộ huyện trong thời kỳ này là chỉ có thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể mới là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, những thành phần kinh tế khác chỉ là lực lượng kinh tế tàn dư hay quá độ. Kinh tế gia đình là kinh tế phụ, giữ vai trò bổ xung cho kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh, các hộ gia đình được hợp tác xã hoặc các nông trường quốc doanh cho mượn một phần đất rất nhỏ (5%) để sản xuất thêm ngoài giờ. Vì vậy ruộng đất trong nông nghiệp đều thuộc sở hữu tập thể do các hợp tác xã hoặc nông, lâm trường sử dụng và quản lý. Còn toàn bộ người nông dân chỉ là người làm công cho hợp tác xã hoặc nông, lâm trường:
- Ngay trong Nghị quyết số 03 NQ/BT của Ban chấp hành Đảng bộ Bắc Thái họp từ ngày 15 – 20/12/1980 về nắm vững quan điểm của Đảng, tăng cường tổ chức quản lý hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đưa phong trào hợp tác xã tiến lên vững chắc đã nhấn mạnh: Đất ruộng, hợp tác xã quản lý toàn diện chặt chẽ đưa vào sản xuất kinh doanh tập thể dưới bất kỳ hình thức “biến tướng” nào nay đều phải sửa lại cho đúng. Với ruộng đất đan xen giữa tập thể và cá thể phải đổi lại
để ruộng đất tập thể liền vùng, liền khoảnh để có điều kiện kiến thiết và xây dựng lại đồng ruộng.
- Đất 5% hợp tác xã để lại cho xã viên làm kinh tế phụ gia đình lấy nhân khẩu khi vào hợp tác xã làm cơ sở, nhân khẩu tăng không bù và giảm không lấy ra. Nếu đất 5% xã viên không dùng làm kinh tế phụ gia đình thì phải giao cho hợp tác xã, không được mua, bán hay thuê người làm, đào ao hồ hoặc biến thành thổ cư. Nơi nào làm sai phải kiên quyết sửa cho đúng.
- Với những hộ khi vào hợp tác xã không có ruộng đất (kể cả đồng bào miền xuôi lên xen ghép vào hợp tác xã) chính quyền địa phương và hợp tác xã cần quy định cho một khu vưc với một diện tích đất tương ứng với đất 5% để vỡ hoang làm kinh tế phụ.
Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như tỉnh Thái Nguyên, tại huyện Phú Bình công cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp đạt được kết quả tốt đẹp, trong giai đoạn đầu (1958 – 1960), toàn huyện đã có trên 93% số hộ tham gia hợp tác xã nông nghiệp, hầu hết ruộng đất đều được tập thể hóa và đặt dưới quyền quản lý của hợp tác xã. Theo đó, người nông dân từ chỗ là chủ sở hữu trên mảnh ruộng đất được giao đến chỗ
là người làm công cho hợp tác xã. Hình thức sản xuất theo hộ gia đình đã được thay thế bằng hình thức sở hữu ruộng đất tập thể mà hợp tác xã với tư cách đại diện cho thành phần kinh tế tập thể đứng ra quản lý hầu hết đất đai, nhất là đất nông nghiệp.
Song thực tiễn tình hình sau hơn 20 năm tiến hành tập thể hóa nông nghiệp trên cả nước nói chung cũng như vấn đề sử dụng và hiệu quả sử dụng ruộng đất trong các hợp tác xã ở huyện Phú Bình nói riêng đã cho thấy rằng: tập thể hóa ruộng đất, chuyển ruộng đất từ sở hữu của nông dân thành sở hữu tập thể của hợp tác xã, tách người nông dân ra khỏi ruộng đất là tư liệu chủ yếu trong kinh tế nông nghiệp là không phù hợp với quy luật của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã hao tốn nhiều công sức để phát triển và củng cố hợp tác xã, ruộng đất tập thể hóa trở thành “vô chủ” đã không được sử dụng tốt để phục vụ cho nền kinh tế nói chung và đời sống trong nông thôn nói riêng. Trong các hợp tác xã tại huyện Phú Bình : Phương thức canh tác chưa có gì thay đổi lớn, vẫn dừng lại ở trình độ rất lạc hậu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn hết sức sơ khai, quản lý lao động, quản lý tư liệu sản xuất còn lỏng lẻo, đội ngũ cán bộ yếu và thiếu, thu nhập từ
kinh tế tập thể không cao (hợp tác xã có quy mô càng lớn, quản lý càng tập trung thì hiệu quả kinh tế càng thấp)… Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có sự thay đổi về chính sách đối với nông nghiệp – nông dân nói chung và đối với ruộng đất nói riêng. Qua tổng kết kinh nghiệm quần chúng và phân tích thực tiễn, Đảng ta đã tùng bước chủ trương đổi mới để đưa nông nghiệp phát triển vững chắc.
Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về “Đổi mới quản lý nông nghiệp” được ban hành ngày 5/4/1988 (gọi tắt là khoán 10) đã trở thành mốc đánh dấu cho sự chuyển biến trong hình thức sở hữu ruộng đất ở Phú Bình, sở hữu ruộng đất tập thể đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nếu xét về mặt pháp lý, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tập thể, hay nói một cách đúng hơn là thuộc sở hữu của toàn dân, nhưng theo tinh thần của Nghị quyết 10 Bộ chính trị thì nông dân đã được giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài khoảng từ 10 đến 15 năm. Riêng đàn trâu, bò cũng như tài sản cố định mà hợp tác xã quản lý, sử dụng kém hiệu quả đều được chuyển nhượng hoặc bán hóa giá cho xã viên. Rõ ràng ruộng đất về thực chất đã chuyển từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân hạn chế.
Hưởng ứng và vận dụng sáng tạo tinh thần nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Thái Nguyên nhằm đổi mới mạnh mẽ cỏ chế quản lý nông nghiệp và Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, huyện ủy Phú Bình đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương mới nhằm động viên mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Phú Bình đã có tới 100% số các hợp tác xã tiến hành khoán gọn. Tình trạng bao cấp trong các hợp tác xã được giảm bớt, đảm bảo thu nhập cho người lao động trên dưới 50% sản phẩm làm ra, tình trạng xin trả lại ruộng đất như trước đây nay không còn nữa. Nếu như trong thời kỳ tập thể hóa nông nghiệp, người dân trở thành người làm công cho hợp tác xã thì nay dưới tác động của khoán 10, người nông dân đã bắt đầu dần làm chủ quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như ruộng đất. Người nông dân được hoàn toàn chủ động đối với cây trồng, vật nuôi, tích cực chủ động đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, tình trạng không tha thiết với ruộng đồng trong tâm trí người nông dân không còn nữa, họ thực sự gắn bó với mảnh ruộng của mình. Tiềm năng đất đai, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật tư nguồn vốn được khai thác phát huy có hiệu quả. Nhịp độ sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được ổn định có mặt được cải thiện, những tiêu cực trong quản lý kinh tế được hạn chế một phần.
Như vậy, kể từ sau khi Bộ chính trị ra Nghị quyết 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là khoán 10), chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hình thức sở hữu ruộng đất tập thể đã chuyển sang sở hữu tư nhân hạn chế. Đó cũng là xu hướng chuyển biến sở hữu ruộng đất ở toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Gọi là sở hữu tư nhân hạn chế bởi vì pháp luật của nhà nước ta đã quy định rõng ràng, nhà nước là người đại diện cho