Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)

72 602 1
Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, trong đó tỷ lệ dân cư lao động trong các ngành này chiếm tới 80 % so với các ngành nghề khác. Với truyền thống “dĩ nông vi bản” ruộng đất cùng với con trâu, cái cày là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng không thể thay thế

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, không thể tái sinh qua thời gian địa chất. Đó là liệu sản xuất cho tất cả các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… trong đó, đối với nông nghiệp thì ruộng đất lại càng khẳng định được vị trí đặc biệt của mình. Đất đai còn có vai trò là nơi cung cấp cho con người khu vực sinh sống và phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội… tạo ra ranh giới sự phân bố các khu dân cư, các cụm công nghiệp, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của một quốc gia. Khẳng định độc lập, chủ quyền trước tiên phải có ranh giới lãnh thổ rõ ràng trên tài nguyên đất. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, trong đó tỷ lệ dân cư lao động trong các ngành này chiếm tới 80 % so với các ngành nghề khác. Với truyền thống “dĩ nông vi bản” ruộng đất cùng với con trâu, cái cày là liệu sản xuất vô cùng quan trọng không thể thay thế. Dưới chế độ phong kiến, người nông dân tuy là lực lượng lao động chiếm số đông trong xã hội nhưng lại không có liệu sản xuất, bị bần cùng hóa và đẩy vào vị thế của người làm thuê. Khi thực dân Pháp xâm lược, cùng lúc nhân dân chịu cảnh “một cổ hai tròng”, sưu cao thuế nặng. Mong muốn của họ là có một mảnh đất để làm ăn sinh sống, an cư lạc nghiệp. Tháng 1/ 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và lật đổ tàn tích phong kiến, mang lại cuộc sống mới cho người dân. Sau khi cách mạng Tháng Tám/ 1945 thành công, nhiệm vụ phải xây dựng một nền kinh tế kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân là hết sức quan trọng. ĐảngChính phủ rất chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Để đẩy mạnh sản xuất, Nhà nước đã thi hành những chính sách giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất vắng chủ và chia lại ruộng đất công cho hợp lý… Điều đó đã tạo niềm tin trong quần chúng, cổ vũ tinh thần chiến đấu để quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. 1 Tháng 12/ 1953, Trung ương Đảng quyết định chọn 6 xã: Hùng Sơn, An Mỹ (nay là Mỹ Yên), Bình Thuận, Trần Phú (nay là Khôi Kỳ), Tân Thái, Độc Lập (nay là Tiên Hội) thuộc huyện Đại Từ làm thí điểm cho cuộc cải cách ruộng đất theo Sắc lệnh ngày 12/4/1953 về chính sách ruộng đất. Thắng lợi trong đợt thí điểm tại 6 xã của huyện Đại Từ nói riêng và cuộc cải cách đợt I ở Thái Nguyên nói chung đã cổ vũ tinh thần hăng hái sản xuất của nhân dân trong cả nước. Thấy được ý nghĩa của cuộc cải cách này, Trung ương Đảng đã khắc phục những hạn chế, tồn tại và triển khai thực hiện tại các địa phương trong cả nước, qua đó thu được nhiều kết quả to lớn. Kể từ năm 1997, sau khi thực hiện thành công mô hình đánh giá đất theo quy chuẩn của Tổng Cục Địa Chính và được UBND tỉnh Thái Nguyên nghiệm thu đánh giá tốt (tháng 12/ 2007), huyện Đại Từ đã quy hoạch, thực hiện kế hoạch quản lí đất đai một cách chặt chẽ, có hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của một huyện miền núi khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn 1997 – 2008, với sự quan tâm của Đảng- Nhà nước, lãnh đạo huyện Đại Từ đã có những chính sách ưu tiên đến tình hình phát triển đất đai của địa phương, đặc biệt là tình hình ruộng đất nông- lâm nghiệp và nông thôn trong giai đoạn mới. Phát huy tinh thần hăng hái trong lao động sản xuất, nhân dân Đại Từ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã gặt hái được nhiều thành tựu trên đồng đất quê hương mình. Thuận lợi trong sản xuất ngày càng được phát huy: khoa học kỹ thuật tiến bộ cùng với các loại máy móc xuất hiện ngày càng nhiều; chất lượng cây, con giống được nâng cao; năng suất sản lượng các loại cây lương thực- thực phẩm đạt giá trị lớn, sản phẩm chè đã có thương hiệu trên thị trường. Đời sống nhân dân ổn định, những mô hình kinh tế có hiệu quả được nhân rộng, khẳng định người nông dân có thể làm giàu ngay trên đồng ruộng của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo của Đảng, triển khai các chính sách đến người nông dân còn nhiều hạn chế: cơ chế quản lý chưa thông thoáng; mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhiều chương trình, đề án phát triển chưa khai thác được hết thế mạnh của huyện. Từ đó yêu cầu Đảng bộ 2 huyện cần xây dựng chủ trương gắn liền với thực tế, giảm nhẹ tính lý thuyết, tăng hiệu quả thực tiễn. Việc thực hiện các chính sách liên quan đến ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân toàn huyện. Đó là quá trình thể hiện sự quan tâm không chỉ của lãnh đạo địa phương mà còn của Đảng và Nhà nước đến công cuộc phát triển nông nghiệp- nông dân và nông thôn trong huyện. Là một vấn đề nghiên cứu rất cần thiết, tuy nhiên lại có rất ít những nhận xét, đánh giá về các chính sách hoặc có cũng chỉ là những báo cáo, thống kê số liệu qua từng năm. Như vậy, đây là vấn đề có tính bức thiết và thực tiễn rất lớn. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được vai trò của ruộng đất trong hoạt động sản xuất tại địa phương. Từ đó có phương hướng lãnh đạo cụ thể, linh hoạt, sáng tạo nhằm phát triển nền kinh tế đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa thuận lợi và hạn chế những tồn tại trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đây là những chính sách phù hợp với sự lãnh đạo chung của toàn tỉnh và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội huyện Đại Từ. Vấn đề ruộng đất và quá trình Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống. Để thấy được sự cần thiết trong công tác lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của toàn tỉnh nói chung và huyện Đại Từ nói riêng. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)” làm đề tài khoá luận của mình. 3 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, những bài báo, tạp chí viết riêng về vấn đề ruộng đất. Về lịch sử ruộng đất thời kỳ phong kiến đã được rất nhiều tác giả lớn đề cập tới, có giá trị khoa học cao. Từ đó thấy được những hình thức và chế độ ruộng đất giai đoạn trước có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội: Tác phẩm: Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần của Uỷ Ban Khoa Học xã hội Việt Nam- Viện Sử học, Hà Nội, 1980. Phan Huy Lê: Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ, Nxb Văn- Sử- Địa, Hà Nội,1959; Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI- XVII, Nxb Khoa học xã hội, Tập 1, Hà Nội,1982, Tập 2,Hà Nội,1983… Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, có nhiều tác phẩm lớn như : Vấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp), 1937; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Trường Chinh, Nxb Sự thật, 1975… Ngoài ra là những tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước: Ruộng đất và sử dụng ruộng đất trong nông ngiệp của Gu- Me- Rốp, Hà Nội, 1961. Thời kỳ đổi mới là giai đoạn mà vấn đề ruộng đất được nghiên cứu sâu và rộng hơn. Đó là các tác phẩm: Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam từ 1976 đến 1990 của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1991; Tác giả Trương Thị Tiến với Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách nghiên cứu mới nhất về ruộng đất được ấn hành gần đây là: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam của Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học xã hội, 2007. Ngoài ra còn có nhiều bài viết, nghiên cứu trên các Tạp chí như: Tác giả Nguyễn Điền với vấn đề Một số vấn đề ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 238, tháng 3/ 1998; Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu của Trương Hữu Quýnh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 năm 1993. 4 Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều công trình nghiên cứu như; Quá trình thực hiện quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên (1945- 1957) của TS Nguyễn Duy Tiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, xuất bản 2005… Đề tài “Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)”, chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào dưới góc độ lịch sử để thấy được sự cần thiết của vấn đề trong thời kỳ mới. Các tài liệu liên quan: Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ, Tập 1 (1930- 1945), 1991, Tập 2 (1955- 1995), 2000; Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000- 2010, Khoa quản lý đất đai- Trường Đại học Nông Nghiệp I, 2000. Bên cạnh đó là các phương hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn qua các Hội nghị khoá XV, XVI, XVII của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh và Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ lần XIX, XX, XXI. Các văn kiện này đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển của toàn tỉnh và đưa ra chính sách lãnh đạo cụ thể cho huyện Đại Từ trong giai đoạn 1997- 2008. Với số lượng tài liệu trên đã góp phần làm rõ tình hình ruộng đất nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta trong suốt một quá trình lịch sử lâu dài. Cùng với đó là các chính sách phát triển và quan tâm của Đảng, Nhà nước tới tình hình sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ nhưng với nguồn tài liệu trước đây đã giúp tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu vấn đề mà thực tiễn đặt ra. 3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI * Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong giai đoạn 1997- 2008 5 * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các chính sách về ruộng đất của Đảng từ 1997- 2008, thông qua các Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIX, X. Việc thực hiện và triển khai trên toàn tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh tại các kỳ Đại hội Đảng bộ khóa XV, XVI, XVII - Tìm hiểu về chính sách liên quan đến vấn đề ruộng đấthuyện Đại Từ sau khi có Quyết định tách tỉnh năm 1997. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng củađến hình thức quản lý, sở hữu và sử dụng ruộng đấthuyện Đại Từ. Từ đó thấy được những chuyển biến rõ rệt trong đời sống nhân dân toàn huyện. - Tìm hiểu những mặt mạnh và các vấn đề còn tồn tại ở địa phương trong quá trình sản xuất. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng và hạn chế những khó khăn trong việc sử dụng ruộng đất của nông dân Đại Từ. * Giới hạn nghiên cứu Tìm hiểu những chính sách liên quan đến phát triển ruộng đất, nông nghiệp tại huyện Đại Từ giai đoạn 1997- 2008 và tác động củađến sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là những thành tựu và thách thức trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi địa bàn nghiên cứu là toàn bộ huyện Đại Từ. - Phạm vi thời gian được xác định là từ khi có Quyết định tách tỉnh 1997 đến 2008. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Nguồn tài liệu Đề tài đã dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo sau - Các tác phẩm thông sử đã được công bố và xuất bản; Các tạp chí chuyên ngành; Báo; Tạp chí địa phương. 6 - Tài liệu lưu trữ: Các Báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống kê, Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, Ủy Ban nhân dân huyện Đại Từ, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đại Từ, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ. Đây đều là những tài liệu có độ chính xác cao và đáng tin cậy. - Đề tài còn được kế thừa những kinh nghiệm quý báu từ những đề tài nghiên cứu, luận văn trước đây. * Phương pháp nghiên cứu -Với các nguồn tài liệu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để làm nổi bật được vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện Đại Từ đến tình hình kinh tế nông nghiệp- nông thôn trong sự phát triển kinh tế chung tại địa phương trong một thời gian dài. - Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để thấy được bước phát triển qua từng thời kỳ lịch sử; đặc biệt là phương pháp phân tích số liệu thống kê và các báo cáo tổng kết được quan tâm. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Qua việc tìm hiểu các chính sách về ruộng đất tại huyện Đại Từ, đề tài nghiên cứu đã làm rõ được những thay đổi cơ bản trong sự lãnh đạo của đảng bộ huyện trong giai đoạn mới từ sau khi có Quyết định tách tỉnh 1997 đến 2008 trên các phương diện: công tác quản lý, phương thức khai thác, sử dụng. - Đồng thời, đề tài góp phần đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác và sử dụng ruộng đất. Qua đó nêu ra những bài học kinh nghiệm để quá trình khai thác ruộng đất trong nông nghiệp đạt kết quả cao nhất, thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế những khó khăn bất cập còn tồn tại. 7 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung gồm 3 chương Chương 1. Khái quát về huyện Đại Từ 1.1 Điều kiện tự nhiên 1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 1.3 Tình hình ruộng đất và phương thức khai thác, sử dụng ruộng đấtĐại Từ trước năm 1997 Chương 2. Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008) 2.1. Một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chính sách pháp luật về ruộng đất 2.2. Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng Chương 3. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ 3.1. Thành tựu 3.2. Hạn chế 3.3. Bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ. 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ 9 1.1. Điều kiện tự nhiên Tên huyện Đại Từ đã có từ lâu đời “Sách “Thiên nam dư hạ tập” của Lê Thánh Tông có ghi lại: Đại Từ là một trong sáu huyện (Đại Từ, Nông- huyện Phú Bình ngày nay, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Bình Tuyên- nay thuộc Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội) thuộc phủ Phú Bình ngày xưa”, “Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1380- 1442) là một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại, có giá trị nghiên cứu về địa lý của nước ta cũng chép: huyện Đại Từ là một trong tám huyện (Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Vũ Nhai, Thái Nguyên và Bình Tuyên- Sóc Sơn Hà Nội ngày nay) của phủ Phú Bình thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc”. Dưới thời Hùng Vương, Đại Từ thuộc bộ Vũ Định (một trong mười lăm bộ cả nước). Thời Lý, Đại Từ thuộc phủ Phú Lương (Phủ Phú Lương có một thời Dương Tự Minh- dân tộc Tày- làm thủ lĩnh, bao gồm phần đất rộng lớn từ Bắc Thái lên đến tận Cao Bằng bây giờ). Năm 1466, nhà Lê chia nước làm 12 đạo, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình, Đạo Thái Nguyên. Năm 1469, nhà Lê đổi đạo thành thừa tuyên, phủ Phú Bình trong đó có Đại Từ thuộc thừa tuyên Ninh Sóc. Năm 1490, thừa tuyên Ninh Sóc đổi thành xứ Thái Nguyên, huyện Đại Từ vẫn thuộc phủ Phú Bình của xứ Thái Nguyên. Từ cuối thế kỷ XVI đến những năm bẩy mươi của thế kỷ XVII, xứ Thái Nguyên là nơi thường xuyên xảy ra những cuộc giao tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Mạc. Thời nhà Nguyễn, chia nước thành trấn, Đại Từ vẫn thuộc phủ Phú Bình trấn Thái Nguyên. Năm 1831, Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh và năm 1835 cắt một số châu thuộc phủ Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) lập phủ Tòng Hoá. Huyện Đại Từ và châu Văn Lãng (phía Bắc Đại Từ hiện nay) thuộc phủ này. Ngày 1/ 8/ 1922, Đại Từ và Văn Lãng hợp lại thành một, gọi là huyện Đại Từ cho đến ngày nay. Trước cách mạng tháng Tám, Đại Từ cùng với Định Hoá, Sơn Dương là vị trí trung tâm của chiến khu Nguyễn Hụê (bao gồm phần đất phía tây sông Cầu lan sang Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái), có thời gian huyện Đại Từ mang tên là châu Giải Phóng nằm trong chiến khu. Với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.618,0 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%, đất lâm nghiệp chiếm 45,13%, còn lại là đất phi nông 10 [...]... Đại Từ đã nhận thấy những khả năng phát triển và có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất trong huyện, đặc biệt là trong giai đoạn 1997- 2008 Đây được coi như bước đi đúng đắn trong việc đầu tư, phát triển nông nghiệp - nông thôn tại địa phương 24 CHƯƠNG 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠI TỪ (THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT (TỪ 1997 ĐẾN 2008) 2.1 Một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chính. .. chính sách của Đảng- Nhà nước trong xây dựng và phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp nên thành quả mang lại là rất lớn Bộ mặt nông thôn Đại Từ đã từng bước đổi thay, cơ sở hạ tầng được xây dựng mới càng nhiều, đời sống nhân dân toàn huyện được nâng cao 2.2 Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng 2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện. .. trương của Đảng bộ huyện Đại Từ Trong giai đoạn mới, Đảng bộ Đại Từ đã có những chính sách lãnh đạo cho sự phát triển kinh tế chung toàn huyện dựa trên Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc Năm 1997, tỉnh Thái Nguyên đề ra những phương hướng phát triển mới khi có sự thay đổi về dân cư, đất đai sau Quyết định... các hoạt động kinh tế khác của huyện vào thời kỳ phát triển mới, vững chắc Trong thời điểm này, Đảng bộ Đại Từ đã tỏ rõ sự nhạy bén, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đại hội Đại biểu tỉnh Bắc Thái lần thứ V vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương Tiếp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần XVI, nhiều chủ trương, giải pháp của huyện sát thực tế, hợp quy luật, thuận... thác, sử dụng ruộng đấtĐại Từ trước năm 1997 1.3.1 Tình hình sở hữu ruộng đất Dưới thời kỳ Pháp thuộc, ruộng đất thuộc sở hữu của thực dân và phong kiến Người nông dân chiếm một số lượng lớn trong thành phần xã hội nhưng liệu sản xuất lại bị chiếm đoạt và trở thành người làm thuê ngay trên đồng ruộng của mình Tại Đại Từ, ngoài số lớn ruộng đất của địa chủ người Việt thì những phần đất phì nhiêu... thời gian dài, từ khi chịu ách thống trị của thực dân Pháp đến khi đất nước giành độc lập, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi nhất là trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp Đại Từ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, đất đai chủ yếu phát triển nông – lâm nghiệp cũng đã có sự chuyển biến trong tình hình ruộng đất và phương thức sử dụng Khi đất nước đổi mới, ruộng đất được đến với người nông... định những điểm chính về lĩnh canh ruộng đất ” [8, 63] Tháng 11- 1953, Ban chấp hành trung ương họp Hội nghị lần thứ V và Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng đã thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do Quốc hội họp kỳ thứ ba (tháng 12- 1953) đã nhất trí với chủ trương của Đảng và thông qua Luật cải cách ruộng đất Luật cải cách ruộng đất năm 1953 gồm... tích chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp phục vụ sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ hơn Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008, qua các kỳ Đại 34 hội Đảng bộ, huyện Đại Từ đã đưa ra nhiều phương hướng, mục tiêu cho sự phát triển kinh tế chung, đặc biệt là lĩnh vực ruộng đất với quá trình quản lý đất đai và sản xuất nông nghiệp phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng và tỉnh Thái... đồ địa chính chính quy ở các xã khác khi được cấp kinh phí 30 UBND huyện đã xây dựng theo bảng giá đất theo Nghị định 87/CP, điều chỉnh kịp thời bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Huyện Đại Từ đã hoàn thành việc phân hạng đất, lập bộ thuế nông nghiệp, phê duyệt hạng đất để tiến hành tính thuế sử dụng đất nông nghiệp Bên cạnh đó đã thực hiện thành công mô hình đánh giá đất được... nghiệp phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng và tỉnh Thái Nguyên Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành huyện Đảng bộ Đại Từ trong Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần 19 đã khẳng định mục tiêu phát triển của toàn huyện từ năm 1996- 2000 “Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế huyện, phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đẩy nhanh sản xuất hàng . Nguyên, xuất bản 2005… Đề tài Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) , chưa có công trình. chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008) 2.1. Một số chủ trương của Đảng, Nhà nước và các chính sách pháp luật về ruộng đất 2.2. Đảng bộ huyện Đại Từ lãnh đạo

Ngày đăng: 10/04/2013, 08:51

Hình ảnh liên quan

Biểu 2: Bảng số liệu về tình hình phân tán ruộng đất của địa chủ tại 6 xã trong huyện [15, 138] - Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008)

i.

ểu 2: Bảng số liệu về tình hình phân tán ruộng đất của địa chủ tại 6 xã trong huyện [15, 138] Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan