Bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 62 - 69)

sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ.

Là một huyện miền núi của tỉnh, với diện tích đất nông nghiệp phục vụ sản xuất không lớn. Trong nhiều năm vừa qua, đặc biệt là sau khi thực hiện những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, huyện Đại Từ đã và đang có sự đổi thay rõ rệt trong cơ cấu phát triển kinh tế- xã hội: đời sống của nhân dân được quan tâm, các ngành nghề khai thác được địa phương đầu tư và quan tâm đến cơ sở hạ tầng… Ngành sản xuất chính của huyện vẫn là nông nghiệp, mặc dù diện tích đất không lớn nhưng hiện nay với việc đầu tư khoa học- kỹ thuật, chuyên môn hoá trong sản xuất…, đồng đất của huyện Đại Từ đã có nhiều sự đổi thay.

Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và những thành tựu mà huyện đã đạt được trong nhiều năm qua về việc quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Huyện Đại Từ đã rút ra được bài học kinh nghiệm và đề ra những biện pháp phù hợp trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ. Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ổn định kinh tế và chăm lo cho đời sống nhân dân.

Một là về công tác quản lý ruộng đất: Đất nông nghiệp của huyện có diện tích khá khiêm tốn vì vậy khi quy hoạch để tiến hành sử dụng cần phải dựa trên những căn cứ tiêu chuẩn nhất định để đạt được hiểu quả khai thác cao nhất, vừa tăng cường mở rộng diện tích sao cho hợp lý vừa đảm bảo chất lượng cho đất và các hoạt động sử dụng. Nhu cầu đất nông nghiệp cần được đảm bảo cho các mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trong huyện, tuy nhiên cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý cho nhu cầu của các mục đích sử dụng khác: xây dựng các khu công nghiệp, đường giao thông…

Như vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của huyện Đại Từ trong các lĩnh vực kinh tế- xây dựng- giao thông vận tải, yêu cầu cần phải tăng diện tích đất chuyên dùng để đáp ứng cho các ngành này ngày một lớn. Huyện đã có những chính sách phù hợp để chuyển đổi cơ cấu đất đai, đặc biệt là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và tăng cường khai thác diện tích đất còn

chưa đạt hiệu quả sử dụng cao vào các ngành sản xuất. Tuy nhiên, diện tích đất nông ngiệp đặc biệt là ruộng đất sản xuất đã bị suy giảm nhiều, mặc dù trong tổng quỹ đất, loại đất này không chiếm tỉ lệ lớn.

Kết quả quy hoạch mang tính khoa học, tính thực tiễn và sự kế thừa đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các ngành trong sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện, tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên đất đai để phát triển bền vững. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Đại Từ đã đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch sử dụng của tỉnh Thái Nguyên và là cơ sở cho việc quản lý, sử dụng đất tại các phường, xã của địa phương.

Hai là về phương thức khai thác ruộng đất: Để những năm tiếp theo có phương hướng phát triển và khai thác ruộng đất phù hợp, huyện cần quan tâm đến các vấn đề chính:

Sử dụng hợp lý quỹ đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Trong quá trình khai thác sử dụng đất phải luôn luôn coi trọng cả 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Khai thác triệt để quỹ đất, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm để vừa đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Cải tạo và mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác đất dốc hợp lý để tạo ra những vùng nguyên liệu có giá trị trong tương lai phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ của huyện. Xác định hệ thống cây trồng và vật nuôi thích hợp nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.

Dành một số quỹ đất thích hợp cho việc xây dựng củng cố cơ sở hạ tầng: các cơ sở khai thác khoáng sản, kiện toàn hệ thống giao thông, thuỷ lợi để khai thác có hiệu quả tài nguyên đất ở các vùng.

Đầu tư nâng cấp, xây dựng thị trấn, các khu dân cư nông thôn phù hợp với yêu cầu phát triển, đối với quỹ đất xây dựng cần sử dụng hết sức tiết kiệm. Đất xây dựng các công trình văn hoá, phúc lợi ở địa phương (trường học, nhà văn hoá, trạm xá…), cần nghiên cứu kỹ cho phù hợp với vị trí, quỹ đất và quy mô dân số của mỗi xã.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất, hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lương thực, đất cây công nghiệp (chè, cây ăn quả…) sang sử dụng vào các mục đích khác. Sử dụng phải đi đôi với bảo vệ đất và môi trường, có biện pháp bảo vệ nghiêm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học.

Ba là những phương hướng trong sản xuất nông lâm nghiệp để có được hiệu quả sử dụng cao nhất: Trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều bước tiến cần có những giải pháp hợp lý và sự quan tâm, đầu tư hơn của lãnh đạo địa phương.

Từng bước phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và chế biến để sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung phát triển mạnh ngành chăn nuôi để tăng nhanh tỷ trọng ngành này trong sản xuất nông lâm nghiệp. Cần chọn lọc và thay đổi cơ cấu giống, đưa các giống gia súc, gia cầm có chất lượng vào sản xuất. Xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, theo mô hình công nghiệp để nhân rộng trong các xã, thị trấn. Đầu tư nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tối da diện tích mặt nước sẵn có của huyện.

Cần tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng: giao thông thuỷ lợi, điện, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi…theo dự án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhằm tăng cường khả năng lưu thông trên thị trường để phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện. Cơ sở hạ tầng chính là

một trong những nhân tố hàng đầu góp phần quan trọng vào việc nâng cao sản xuất. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay đang cần được đầu tư rất lớn vào các công trình phục vụ sản xuất, chính sách đó đang được quan tâm rất nhiều.

Ngoài ra, huyện nên đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách thoả đáng với các khâu: chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá; thường xuyên cải tạo các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao; xây dựng chế độ luân canh hợp lý trên đất dốc, phát triển các mô hình kinh tế trang trại vườn rừng, nông lâm kết hợp; tạo ra những vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Đầu tư cho công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác sử dụng có hiệu quả các vốn đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cho công tác trồng rừng: Chương trình 5 triệu ha rừng, dự án PAM… Quản lý, khai thác tốt vốn rừng hiện có, đi đôi với nhiệm vụ trồng cây công nghiệp, trồng rừng để phát triển kinh tế vườn đồi. Tăng nhanh giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn. Đó chính là những biện pháp trước mắt nhằm tăng diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời sử dụng tối đa diện tích đất chưa sử dụng đang chiếm diện tích lớn trên địa bàn huyện.

Bốn là, huyện nên quan tâm đến công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là tạo nên sản phẩm chè có thương hiệu :

Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở các khu nguyên liệu tập trung, mở rộng các xí nghiệp chế biến hoặc sơ chế nhỏ lẻ để kích thích nông nghiệp hàng hoá, tạo tiền đề và cơ sở lâu dài cho việc khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện, đặc biệt là những khu vực trồng cây công nghiệp, cây ăn quả… với diện tích lớn.

Huyện Đại Từ đang có thế mạnh về diện tích đất để phát triển cây chè. Tập trung đầu tư, cải tạo, thâm canh và trồng mới chè. Chú trọng lựa chọn các giống chè có năng suất, chất lượng cao đưa vào trồng mới và thay dần diện tích chè cũ. Kết hợp tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm , hỗ trợ tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh việc tiêu thụ chè của huyện. Các giống chè mới được đưa vào sản xuất: chè ô long, chè cành cao sản…. Bên cạnh đó nhân dân được hướng dẫn chăm bón và thu hoạch vào thời gian hợp lý, để nâng cao năng suất và sản lượng.

Hiện nay, tại Đại Từ đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến chè, tuy nhiên quy mô còn nhỏ và sản xuất mang tính đơn lẻ. Vì vậy, huyện cần khuyến khích, tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy chế biến với năng suất và quy mô lớn, góp phần ổn định đời sống người dân và tạo thương hiệu uy tín trên thị trường.

Năm là, cần đầu tư để xây dựng hệ thống nông thôn mới đáp ứng điều kiện sống của nhân dân.

Tăng cường đầu tư để phát triển các ngành nghề và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh việc quy hoạch các trung tâm xã, khu dân cư để tạo điều kiện phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Mở các dịch vụ tạo việc làm để chuyển dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển.

Huy động các nguồn vốn để tập trung xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trước hết là điện, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

* Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn 1997- 2008, quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của huyện Đại Từ đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc cả trong công tác quản lý và quá trình khai thác, sử dụng. Trên đồng đất Đại Từ, những thiết bị máy móc đã được đưa vào sử dụng, cùng với đó là các giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất và hệ thống thuỷ nông, thuỷ lợi… có chất lượng ổn định phục vụ cho công tác tưới tiêu trên đồng ruộng. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế, tồn tại do những điều kiện chủ quan và khách quan mang lại. Với những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo nhân dân lao động sản xuất, trong những năm tiếp theo, Đảng bộ huyện Đại Từ cần khắc phục những hạn chế, thiếu sót tại địa phương, phát huy lợi thế phát triển. Bên cạnh đó cần đầu tư cho các hoạt động thương mại và du lịch, xác định vị trí thích hợp và xây dựng cơ sở hạ tầng tương xứng tạo ra mối giao lưu thuận lợi, môi trường hấp dẫn cho các hoạt động ngoại thương và du lịch nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Như vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai trong huyện mới có được hiệu quả mang lại chất lượng cuộc sống, phát triển nền kinh chung toàn huyện.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái nguyên với diện tích tự nhiên khá lớn, tiếp giáp với nhiều địa phương đó là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, cùng với đó là điều kiện tự nhiên khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là nguồn nước từ Hồ Núi Cốc đảm bảo cho việc tưới tiêu cho việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Nhân dân trong huyện có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo trong sản xuất. Trên đồng ruộng Đại Từ, người nông dân đã có những biện pháp áp dụng khoa học- kỹ thuật, giống mới, công nghệ góp phần rất lớn vào việc tăng năng suất và sản lượng. Nền kinh tế của Đại Từ hiện nay đã có nhiều thay đổi và khởi sắc, khơi dậy được tiềm năng của vùng, từng địa phương và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng theo cơ chế thị trường. Hiện nay, Đại Từ đang có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, sử dụng các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sau khi tách tỉnh năm 1997, tuy không thuộc khu vực ảnh hưởng về phân chia địa lý, dân cư nhưng theo chỉ đạo chung của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ đã có nhiều chính sách nhằm phát triển mạnh nền kinh tế của huyện. Quan tâm đầu tư, mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, các hoạt động công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ, giao thông… đặc biệt là những chủ trương nhằm phát triển ruộng đất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Từ năm 1997- 2008, cũng với chủ trương của tỉnh qua các Đại hội XV, XVI, XVII, Đại Từ cũng lần lượt tiến hành các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện XIX, XX, XI nhằm tiếp thu, xây dựng đường lối phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương. Với sự lãnh đạo chung của Đảng- Nhà nước, Thái Nguyên dựa vào ưu thế của một tỉnh trung du miền núi để có hướng đầu tư, khai thác riêng, với sự quan tâm hàng đầu cho ngành nông lâm nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua chủ trương phát triển của huyện bên cạnh các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ thì sản xuất nông nghiệp, ruộng đất vẫn chiếm ưu thế lớn. Những mục tiêu cụ thể: đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào động ruộng; tiến hành đưa giống cây, con có năng suất

cao thay thế dần nhưng giống cũ đã kém phát triển, sản xuất thâm canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả, hệ số sử dụng đất; xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất gắn vói chế biền và thị trường tiêu thụ… được triển khai và thực hiện ngày càng rộng rãi. Cùng với đó là các đề án cụ thể cho từng lĩnh vực: chăn nuôi, kinh tế trang trại, phát triển cây chè… Nghị quyết 02/ NQ-HU về việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (1997) là một minh chứng cụ thể về sự quan tâm của Huyện ủy- Ủy ban nhân dân trong vấn đề ruộng đất, sản xuất nông nghiệp. Những chính sách đó đã mang lại bộ mặt mới cho kinh tế huyện Đại Từ nói chung và nông thôn- nông nghiệp nói riêng “Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất được đẩy mạnh. Năng suất một số cây trồng đều tăng: năng suất lúa tăng từ 42,9 tạ/ha (2001) lên 48 tạ/ha (2002), vụ xuân năm 2003 đạt 52,2 tạ/ha. Sản lượng lương thực từ 59, 276 tấn (2001) lên 63.886 tấn (2002). Sản lượng chè tăng từ 25.000 tấn lên 26.500 tấn (2002). Các chương trình phát triển nông lâm nghiệp như: trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng mới và cải tạo thâm canh chè được triển khai có hiệu quả… Về chăn nuôi đã đảm bảo ổn định cơ cấu đàn gia súc. Xây dựng được một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 62 - 69)