Về sử dụng đất đai Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 49 - 55)

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Với những chính sách lãnh đạo cụ thể của Đại Từ về lĩnh vực sản xuất có tầm quan trọng này, nhân dân trong toàn huyện đã được giúp đỡ về khoa học- công nghệ, phương thức thâm canh để mang lại giá trị về năng suất và sản lượng lớn nhất. Lãnh đạo huyện đã chú trọng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là giống cây con có năng suất cao. Phát triển mạnh sản xuất vụ đông ở các xã và thị trấn. Đảm bảo cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phát triển, phòng chống các dịch bệnh cho cây trồng và gia súc một cách hiệu quả nhất. Giải quyết tốt vấn đề thuỷ

lợi, thực hiện từng bước kiên cố hoá kênh mương, quán lý khai thác, nâng cao năg lực tưới, xây dựng mới công trình thuỷ lợi, thực hiện từng bước kiên cố hoá kênh mương nội đồng cho lúa, giải quyết tưới cho chè . Điển hình là công tác kiên cố kênh mương do địa phương thực hiện thu được kết quả rất lớn đặc biệt là trong năm 2000 và tiếp tục thực hiện vào năm 2001. “Được sự quan tâm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua các Quyết định như: Quyết định số 1871/ QĐ- UB ngày 8/7/1999, Quyết định số 3513/ QĐ- UB ngày 11/11/1999 và Quyết định số 3107/ QĐ- UB ngày 4/10/2000. Các xã tiến hành triển khai đạt kết quả tốt, đã thành lập Ban chỉ đạo kiên cố kênh mương, tổ giám sát, tổ thi công, tổ chức họp dân công khai mức đóng góp trên một diện tích hưởng nước, người dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. Kết quả thực hiện đạt 61.243,5m kênh mương, đạt 90,1% kế hoạch, những xã làm tốt như: Cù Vân, Hùng Sơn, Khôi Kỳ…” [37, 1]. Công tác khuyến nông, khuyến nông đã được phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đặc biệt quan tâm. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm luật đất đai nhằm bảo vệ quỹ đất sản xuất của huyện.

Trên lĩnh vực sản xuất nông- lâm nghiệp, toàn huyện đã giành thắng lợi trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và tổng sản lượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. “Năm 1997, tổng sản lượng lương thực đạt 50.489,9 tấn đạt 108,6% kế hoạch tăng 8,2% so với năm 1996. Bằng thóc 43.980 tấn, mầu quy thóc 6.809 tấn” [11, 1] Thực hiện tốt Nghị quyết 02/NQ-HU về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấu mùa vụ được các cấp uỷ, chính quyền, các phòng, ban chức năng chỉ đạo sát sao, các cơ sở vận động quần chúng nhân dân phát triển cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày đạt kết quả tốt. Năm 2003 “diện tích gieo cấy lúa là 12.162,6 ha, đạt 102% kế hoạch, năng suất đạt 49,28 tạ/ha, sản lượng 59,914 tấn, tăng 2% so với năm 2002. Cây ngô: diện tích gieo trồng được 1480 ha đạt 102% kế hoạch, năng suất 39, 95 tạ/ha, sản lượng 5920 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.861 tấn, tăng 3% so với năm 2002. Là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay” [13, 2]

Biểu 4: Diện tích các loại cây trồng của huyện Đại Từ[3, 4, 5] Diện tích cây trồng (ha) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Cây lúa 11842 11720 11484 12064 12029 12234 12257 Cây lạc 409 444 352 525 264 243 235

Cây ăn quả 417 713 712 920 1120 1335 1386

Cây ngô 1099 970 1010 1066 976 1346 1488 Khoai lang 1701 1442 1702 1764 1954 1740 1677 Sắn 200 203 263 337 294 274 264 Rau đậu - - - 790 940 875 987 Đậu tương 146 196 245 245 146 236 269 Mía 126 62 63 80 80 35 25

Biểu 5: Sản lượng cây lúa và cây lạc của huyện Đại Từ [3, 4, 5]

Sản lượng (tấn) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Cây lúa 42035 43623 47740 50742 55271 59273 60031

Cây lạc 392 457 311 476 304 263 249

Biểu 6: Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của huyện trong những năm gần đây[3, 4, 5]

Năm 1997 1999 2001 2003 2005

Diện tích (ha) 14842 14459 12996 13745 14060 Sản lượng (tấn) 48480 549422 58886 65992 69773

Bên cạnh đó, công tác chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản đã được ổn định và từng bước phát triển, các đề án được xây dựng và triển khai: đề án chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn ngoại, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi cá lồng… Đàn gia sức gia cầm ổn định và phát triển. Đàn trâu đạt 24.055 con (100,2% kế hoạch), đàn bò 1308 con (118% kế hoạch), đàn lợn 48.968 con (105% kế hoạch). Phát triển gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá. Đội ngũ cán bộ khuyến nông hoạt động có kinh nghiệm trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân. Hiệu quả chăn nuôi tăng lên rõ rệt, sản lượng thực phẩm ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Nhiều trang trại chăn nuôi có quy mô lớn của nhiều hộ gia đình: Ông Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Văn Sơn xã Hùng Sơn; Bà Nguyễn Thị Phong xã Bản Ngoại…

Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, trồng lúa thì Đại Từ còn chú trọng đến công tác phát triển lâm nghiệp, tận dụng diện tích vườn đồi để phát triển kinh tế trang trại, xây dựng các vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, hồng... tạo giá trị hàng hoá và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là việc mở rộng diện tích trồng chè, đưa những giống mới vào canh tác, do huyện có thế mạnh về cây trồng này, sản phẩm đã có thương hiệu nhất định trên thị trường. Qua từng năm, diện tích trồng chè của huyện đều tăng cao, do đã tận dụng được diện tích đất chưa sử dụng trong địa phương và chuyển đổi đất có mục đích sử dụng đạt hiệu quả không cao. Từ đó, phát triển vùng chuyên canh chè lớn trên địa bàn, xây dựng các ô mẫu thâm canh tại nhiều địa phương: Hùng Sơn, Phú Cường, Phú Lạc… với những giống chè mới có năng suất, chất lượng: LPD1, TRI777.

Biểu 7: Diện tích, năng suất, sản lượng chè huyện Đại Từ (2000- 2005)

[44, 4]

Năm Diện tích chè kinh doanh (ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 3910 57,4 22.400 2001 4010 62,0 25,420 2002 4180 68,0 28.420 2003 4330 58,5 25.330 2004 4470 69,0 30.843 2005 4570 73,0 33.361

Như vậy, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thâm canh, cải tạo chè, đặc biệt là tập trung chỉ đạo thâm canh tăng năng suất chè nên năng suất bình quân toàn huyện trong 5 năm tăng từ 57,4 tạ/ha (2001) lên 69 tạ/ha (2004). Diện tích chè thâm canh cao sản luôn đạt 80- 85 tạ/ha. Nhiều hộ nông dân trở thành chuyên gia sản xuất chè giỏi: Ông Trần Trọng Bình xã La Bằng, Ông Nguyễn Văn Hải xã Phú Cường… Trên đại bàn huyện có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh chè có hiệu quả: Doanh nghiệp chè Đại Hưng, doanh nghiệp chè Thảo Công, nhà máy chè Hà Thái, công ty chè IJin, xí nghiệp chè Đại Từ. Với diện tích chè như hiện nay cần đẩy mạnh đầu

tư thâm canh tăng năng suất, đồng thời từng bước thay đổi cơ cấu giống mới bằng giống chè cành giâm cành cho năng suất, phẩm chất cao. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thương hiệu, mở rộng quy mô chế biến, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Về phát triển cây ăn quả, trồng mới 286,6 ha đạt 338,8% kế hoạch. Diện tích trồng rừng mới đạt 250 ha đạt 130% kế hoạch, trong đó trồng rừng bằng ngồn vốn 327 được 210 ha. Khoanh nuôi rừng tái sinh 50 ha bằng 100%, khoán bảo vệ rừng 200 ha bằng 100% kế hoạch. Công tác khoanh nuôi, quản lý và bảo về rừng trong những năm qua đã được chú trọng, triển khai thực hiện tốt các dự án trồng mới, các chương trình nông lâm kết hợp, trồng rừng nguyên liệu. Tổng diện tích rừng trồng từ 2001- 2004 đạt 1588 ha góp phần nâng độ che phủ đạt 43%. Việc chuyển giao đất rừng được tiến hành đến chủ hộ, khuyến khích các hộ tham gia thực hiện tốt chăm sóc bảo vệ rừng kết hợp đưa một số giống cây lâm nghiệp như: tre bát độ, trám ghép... có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước đưa cây lâm nghiệp ngắn ngày vào trồng, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, đưa gia trị sản xuất lên 7 tỷ đồng năm 2001 và lên gần 12 tỷ đồng năm 2003.

Như vậy, với kế hoạch phù hợp huyện Đại Từ đã đưa ra biện pháp tối ưu nhất cho việc sử dụng ruộng đất tại địa phương. Những diện tích trồng lúa và hoa màu thu được năng suất lớn được đảm bảo và đầu tư, bên cạnh đó là rau quả hợp mùa vụ để phục vụ thị trường. Không chỉ có chuyên canh cây lúa, mà huyện còn có hàng hoá có giá trị đó là cây chè, với chính sách phù hợp: khai thác những diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất và chuyển đổi nhiều đất trồng không mang lại hiệu quả sang trồng chè, nên trong những năm gần đây diện tích chè tăng lên, cùng với đó là năng suất, sản lượng và uy tín trên thị trường. Đời sống người dân huyện Đại Từ đã có sự đổi thay rõ rệt, vì thế nhận thức trong sử dụng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ: đất đai được bảo vệ, chăm bón; áp dụng giống mới, khoa học kỹ thuật… Điều đó đã và đang góp phần vào việc tăng cường và phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước qua các kỳ Đại hội VIII, IX, X, phương hướng chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh tại Đại hội XV, XVI, XVII, trong giai đoạn 1997- 2008, Đảng bộ huyện Đại Từ đã đưa ra những chính sách phát triển kinh tế toàn huyện trong mọi ngành nghề: công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biệt là những chính sách về ruộng đất: quản lý, phương thức sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp được quan tâm hàng đầu, do thế mạnh của huyện là sản xuất nông lâm nghiệp. Các mục tiêu như: đưa giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi; áp dụng khoa học kỹ thuật; tăng cường biện pháp thâm canh, trồng mới, cải tạo đất đai... Với những nhiệm vụ cụ thể qua từng Đại hội Đảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp, các đề án cụ thể cho từng ngành nên cơ cấu kinh tế huyện đã có sự phát triển mạnh: cơ sở hạ tầng được xây dựng mới, sản xuất luôn đạt và vượt mức chỉ tiêu đặt ra, trên thị trường các loại sản phẩm, hàng hoá của huyện đã xuất hiện và được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, hạn chế vẫn còn trong quá trình chỉ đạo: năng lực nhận thức, tính chất sản xuất nhỏ lẻ của người nông dân, công nghệ đưa vào sản xuất chưa rộng rãi... Cây chè là thế mạnh của huyện nhưng mục tiêu sản xuất tập trung thâm canh các vùng chè hàng hoá, đặc sản còn gặp khó khăn khi thói quen sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ, các giống mới đưa vào còn hạn chế. Vì vậy, cây chè chưa thực sự đem lại hết thế mạnh phục vụ cho nhân dân, sản phẩm chưa có chỗ đứng vững trên thị trường. Đại Từ có điều kiện phát triển thuỷ sản do diện tích mặt nước lớn nhưng ngành này chưa nhận được sự quan tâm lớn. Trong những năm tiếp theo, Đảng bộ huyện đã có nhiều chủ trương nhằm phát huy thế mạnh của huyện, giảm bớt những tồn tại để phát triển kinh tế huyện, tạo thu nhập và tăng mức sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w