CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 55 - 62)

NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1. Thành tựu

Đại Từ là một huyện nông nghiệp, với thế mạnh và tiềm năng về nhân lực, điều kiện tự nhiên, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu. Những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực, phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất, tích cực và chủ động về mọi mặt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần XIX, XX, XXI đã đề ra. Từ đó, đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển nông- lâm nghiệp, thực hiện thành công các đề án kinh tế, xây dựng bộ mặt nông thôn mới, ổn định đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân và đảm bảo an ninh, quốc phòng được giữ vững.

Một là về công tác lãnh đạo, chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Đại Từ.

Trong thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, tỉnh, huyện. Đồng thời, có sự vận dụng sáng tạo trong việc xây dựng các chương trình hành động và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Do đó đã tạo nên những kết quả lớn trong quá trình phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đảng bộ có sự đoàn kết, nhất trí với công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tạo ra nhiều đổi mới và tập trung cho cơ sở. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tường vào đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và sự tham mưu đề xuất các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng thâm canh. Thường xuyên tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, trong đó nổi bật là việc đưa các giống mới ngắn ngày, năng suất chất lượng cao phù

hợp vào cơ cấu mùa vụ. Công tác lãnh đạo và chỉ đạo được cụ thể hoá bằng các chủ trương và giải pháp, xác định những mục tiêu cơ bản trong từng lĩnh vực để phấn đầu thực hiện thắng lợi mục tiêu chung toàn huyện. Kết quả thực hiện chính sách đất đai có nhiều tiến bộ. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nông nghiệp đến tháng 6/ 2004 đạt 94,42%: 32.443 hộ/ tổng số 34.362 hộ, gia đình và cá nhân có đất nông nghiệp. Giao đất lâm nghiệp đạt 3.993 hộ. Nhìn chung đến nay việc cấp GCNQSDĐ được đảm bảo đúng trình tự, đúng quy định. Một số hộ gia đình chưa được cấp GCNQSDĐ là do thiếu hồ sơ, thiếu đăng ký kê khai… nên công tác cấp giấy chưa được tiến hành.

Hai là, huyện đã thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về lĩnh vực sản xuất Nông- lâm nghiệp trong giai đoạn 1997- 2008..

Chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp; chính sách về quy hoạch và sử dụng đất đai; chính sách về vốn đầu tư; vốn tín dụng ngân hàng; vốn hỗ trợ- đặc biệt là hỗ trợ về các cây, con giống mới, trợ giá giống, trợ cước vận chuyển các loại vật tư hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông- lâm nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, công tác dịch vụ cả về vật tư và kỹ thuật, làm tốt công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân lựa chọn sử dụng cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính những yếu tố đó đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn trong giai đoạn 1997- 2008. Năm 1997, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với tinh thần phấn đấu tích cực của cán bộ, Đảng viên và nhân dân các dân tộc Đại Từ. Cùng với sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Toàn huyện đã hoàn thành vượt mức các chủ tiêu kinh tế, xã hội của huyện đề ra. Trong sản xuất nông- lâm nghiệp đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi mùa vụ giành thắng lợi lớn trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và tổng sản lượng.

Ba là các chương trình trọng điểm được triển khai và nhân rộng, thu được hiệu quả cao, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế điểm.

Những chương trình và đề án nổi bật như: sản xuất lương thực; phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ chè; chăn nuôi bò; chăn nuôi thuỷ sản; phát triển trang trại; phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ; phát triển sản xuất công nghiệp- thủ công nghiệp; xoá đói giảm nghèo và việc làm… đã được xây dựng thành các đề án và được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh cơ câu mùa vụ, cơ câu vật nuôi, cây trồng theo hướng thâm canh, tăng vụ; tăng khả năng quay vòng và hiệu quả sử dụng đất, kiên quyết loại bỏ những giống có năng suất thấp, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất. Đồng thời làm tốt công tác quy hoạch một số vùng tập trung để thâm canh lúa cao sản, chè, phát triển cây ăn quả, hoa cành và một số loại rau màu nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất lương thực, phấn đấu tăng sản lượng lưng thực hàng năm từ 3- 4,5%. Đây là mục tiêu số một để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và phát triển sản xuất. Là cơ sở để phát triển toàn diện các mục tiêu về kinh tế- văn hoá- xã hội. Nhờ sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu giống và mùa vụ, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, do đó năng suất sản lượng các cấy trồng lương thực liên tục tăng hàng năm. Điển hình, “năm 2001 năng suất lúa bình quân 45,97 tạ/ha đến năm 2003 đạt bình quân 49,28 tạ/ha- tăng 2,35%/ năm, vụ xuân năm 2004 năng suất lúa đạt 53,9 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 2004 dự kiến đạt 68.000 tấn, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch mà Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XX (2000- 2005) đề ra (vượt 3000 tấn). Bình quân lương thực đầu người đạt trên 400 kg thóc/ năm. Với các cây trồng ngắn ngày, phù hợp với điều kiện sản xuất trên toàn địa bàn. Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ 2.830 ha vụ đông năm 2000 lên 3.130 ha vụ đông năm 2003. Các xã có diện tích vụ đông tăng nhanh nổi bật như ở Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Văn Yên, Ký Phú…Trong đó đặc biệt diện tích cây ngô tăng mạnh từ 1.290 ha vụ đông năm 2001 lên 1.650 ha vụ đông năm 2003 (tăng 8,6%/

năm, chiếm từ 50- 55% diện tích cây trồng vụ đông) [14, 4]. Hình thành vùng cây ăn quả tập trung và phân tán, vùng chè nguyên liệu hàng hoá (hoàn thành sớm cả về diện tích và sản lượng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra), đã tạo nguồn thu nhập chính và làm giàu cho nhân dân trong huyện, góp phần vào thực hiện chương trình xoá đói nghèo trên địa bàn toàn huyện. Cơ sở hạ tầng từng bước được củng cố, các hoạt động dịch vụ phát triển và có chiều sâu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến và sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên toàn địa bàn được quan tâm đầu tư, đạt hiệu quả cả về sản lượng và giá trị. Góp phần giải quyết tạo việc làm cho số đông lực lượng lao động trong nông thôn hiện nay

Bốn là, những chính sách về nông nghiệp góp phần ổn định đời sống nhân dân, khiến bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay

Cùng với sự chuyển dịch nhanh chóng về nông nghiệp nông thôn, việc quy hoạch và phát triển khu dân cư tập trung, trung tâm cụm xã được huyện quan tâm. Thiết lập các khu dịch vụ thương mại phục vụ cho nhân dân. Các công trình công cộng được đầu tư, nâng cấp làm thay đổi bộ mặt đô thị huyện: chợ Đại Từ, bến xa khách Đại Từ… thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hóa xã hội trong địa bàn cũng như với các địa phương lân cận. Việc quy hoạch và phát triển nông thôn đã kết hợp phát triển nông nghiệp với một số ngành nghề: sản xuất tiểu thủ công nghiệp (gạch, vôi, cát, sỏi…); Các dịch vụ sửa chữa cơ khí; Hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chè.

Đường giao thông nông thôn được nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng, 31/31 xã có đường giao thông đi đến trung tâm xã. Hệ thống các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, đâp dâng, trạm bơm… được nâng cấp và xây mới, đặc biệt hệ thống kênh mương đã kiên cố hóa với tổng chiều dài 283 km, đáp ứng nhu cầu về nước tưới cho sản xuất, tăng diện tích chủ động tưới tiêu.

Về công tác giáo dục, đã chú trọng quy hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, triển khai dự án xóa phòng học tạm. Đến nay toàn huyện có 33 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 30 trường THCS và 2

trường THPT. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau đều có sự vượt trội so với năm trước.

Về y tế, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ đã được tăng cường. Hiện nay có 615 cán bộ y tế, 30/31 xã, thị trấn có bác sĩ, đạt tỷ lệ 3,1 bác sĩ/ 1 vạn dân. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống sốt rét, bướu cổ, phòng chống mù lòa… được thực hiện tốt. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm triển khai có hiệu quả.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ “17,3% năm 2001 xuống 8,4% năm 2003. Trong đó 12 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10- 20%; 19 xã còn lại tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%. Toàn huyện không có hộ đói” [14, 7]. Tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

Năm là, với thế mạnh về nông lâm nghiệp, huyện Đại Từ đã có chính sách phát triển cụ thể công nghiệp chế biến nông lâm sản và đạt kết quả lớn.

Về chế biến chè. Doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn huyện tăng nhanh từ 5 cơ sở năm 2001 lên 10 cơ sở, doanh nghiệp năm 2004. Các doanh nghiệp đã thu mua và chế biến được trên 20.000 tấn chè búp tươi (năm 2002) bằng 65% tổng sản lượng chè búp tươi toàn huyện. Bước đầu đã tạo được mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với người dân trồng chè. Các sản phẩm chè búp khô của huyện có thương hiệu trên thị trường tiêu dùng. Các ngành công nghiệp chế biến khác: chế biến lâm sản (gỗ), chế biến nông sản (mỳ, bún…), đã đi vào nề nếp, tạo ra việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở nông thôn.

Số lượng máy cơ khí phục vụ cho sản xuất và chế biến tăng đáng kể: máy làm đất hiện có 182 chiếc; máy đập lúa lien hoàn 150 chiếc; tôn xao chè động cơ và máy vò chè hộ gia đình có 4.900 chiếc, máy xay nông sản có 15 chiếc…

Về dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn huyện đã hình thành mạng lưới khuyến nông, mỗi xã có 2 cán bộ khuyến nông. Đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao đã phục vụ nhu cầu kỹ thuật cho nhân dân phát triển sản xuất. Hàng năm đội ngũ cán bộ tổ chức tập huấn nâng cao trình độ sản xuất, thâm canh cho bà con nông dân. Dịch vụ vật tư: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn

gia súc, thuốc thú y… được kinh doanh ngày càng nhiều, đảm bảo cung ứng phục vụ cho sản xuất trên địa bàn huyện.

3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà huyện Đại Từ đạt được trong thời gian vừa qua vẫn còn xuất hiện những hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, năng suất và chất lượng các mặt hàng nông nghiệp của nhân dân.

Thứ nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập

Tuy đã có nhiều biện pháp nhằm nâng câo hiểu biết cho người nông dân trong chăn nuôi, trồng trọt nhưng do nhận thức không đồng đều của nhân dân, sản xuất còn mang tình nhỏ hẹp, tồn tại hình thức độc canh, việc chế biến các sản phẩm nông sản sau thu hoạch chủ yếu là chế biến thủ công nên chất lượng còn thấp.

Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm không ổn định, giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, chi phí sản xuất cao đã tạo những trở ngại cho sản xuất hàng hoá và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đặc biệt trong 2 năm 2003, 2004, bệnh lở mồm, long móng, đầu năm 2004 cúm gia cầm xuất hiện, tạo tâm lý e ngại trong sản xuất, kinh doanh của người dân.

Công tác chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã được quan tâm song còn hạn chế. Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng đã được đưa vào sản xuất nhưng chưa chủ động về giống, giá thành cao nên người nông dân còn hạn chế sử dụng. Đặc biệt trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản chưa có chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu giống.

Công tác quy hoạch các vùng chuyên sản xuất thâm canh cao để tạo ra sản phẩm hàng hoá đã được chú trong song thực hiện chậm, chưa hình thành rõ nét, đặc biệt là chủ trương của tỉnh chọn huyện là đơn vị điểm về “dồn điền, đổi thửa để ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng mô hình xã 4 điểm hoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá về cơ bản không thu được kết quả ngay từ năm đầu tiên triển khai do điều kiện của địa

phương trong quá trình sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún nên công tác dồn diền đổi thửa khó có khả năng phát huy hiệu quả như ở miền xuôi. Một số chỉ tiêu đạt mức thấp như cải tạo, thâm canh chè, trồng cây ăn quả, kiên cố hoá kênh mương… Tiến độ thực hiện một số chương trình, đề án còn chậm như đề án phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, những tồn tại trên lĩnh vực quản lý, phát triển kinh tế, xã hội.

Kinh tế- xã hội tăng trưởng khá, song trong nhiều năm còn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh và chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế dẫn đến lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tìm ra định hướng để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Công nghiêp- tiểu thủ công nghiệp địa phương còn nhỏ lẻ, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Chưa tạo ta ngành nghề mũi nhọn để tăng nhanh tỷ trọng trong lĩnh vực này.

Chất lương giáo dục tuy được nâng lên nhưng chưa vững chắc. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao, giáo dục đào tạo nghề chưa phổ biến.

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định song còn nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội: tệ nạn xã hội, vi phạm an toàn giao

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (từ 1997 đến 2008) (Trang 55 - 62)