1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

67 931 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1. Tổng quan về Thị trƣờng Chứng khoán và công ty cổ phần 1.1.1. Tổng quan về Thị trường Chứng khoán 1.1.1.1. Khái niệm Thị trường Chứng khoán 1 Thị trường Chứng khoán (TTCK) là một thị trường mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK gồm có: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, các tổ chức kinh doanh trên TTCK, các tổ chức có liên quan đến thị trường. Các loại hàng hóa trên TTCK bao gồm: Cổ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ, Chứng khoán phái sinh và Chứng khoán có thể chuyển đổi. Trong đó, Cổ phiếu là loại chứng khoán được quan tâm nhất trên TTCK do tính chất chứng minh quyền sở hữu Công ty và tính thanh khoản cao hơn các loại chứng khoán khác trên Thị trường. TTCK hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, quản lý và giám sát hoạt động trên TTCK, nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, đảm bảo cho TTCK được minh bạch, thông suốt, ổn định và phát triển trong dài hạn. Ở Việt Nam, cơ quan này là Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước. Ngoài ra, TTCK Việt Nam còn chịu sự quản lý của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. TTLKCK có nhiệm vụ hỗ trợ và bù lấp những khiếm khuyết trong hoạt động của toàn bộ TTCK. TTCK gồm: Thị trường phi tập trung (OTC – Over counter market) và Thị trường tập trung (Sở giao dịch Chứng khoán). Tuy nhiên, trên thị trường phi tập trung, toàn bộ thông tin của Công ty và các giao dịch không được công bố đại chúng; còn toàn bộ thông tin trên Thị trường tập trung sẽ được thông báo đại chúng. Do đó, các nghiên cứu chỉ có thể tiếp cận với Thị trường tập trung. Ngoài ra, TTCK còn được chia thành Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà chứng khoán được phát hành lần đầu tiên, đem lại vốn cho người phát hành. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch chứng khoán nhiều lần, không trực tiếp mang lại trực tiếp mang lại vốn cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Vai trò của Thị trường Chứng khoán TTCK có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Những chức năng cơ bản của TTCK giúp toàn bộ nền kinh tế có cơ sở, điểm tựa để hoạt động. Những chức năng đó bao gồm: TTCK là nơi huy động vốn cho nền kinh tế, là nơi cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Ngoài ra, các thông tin về giá cổ phiếu, thông tin giao dịch, thông tin của Doanh nghiệp cũng là cơ sở đánh giá hoạt động của Doanh nghiệp. Cuối cùng, TTCK là môi trường cho Chính Phủ thực 1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002 Thang Long University Library 2 hiện các Chính sách Kinh tế vĩ mô như: Phát hành Trái phiếu chính phủ, tăng cường vốn huy động, nâng cao tính minh bạch, trong sạch của nền kinh tế, giúp nền kinh tế hoạt động lành mạnh và bền vững. Có thể nói, TTCK là thước đo sức khỏe của toàn bộ đất nước. Mỗi một biến động nhỏ về kinh tế - xã hội đều thể hiện trên các chỉ số trên TTCK như VN-Index, VN30… TTCK là một bộ phận của Thị trường vốn, là nơi để các CTCP huy động vốn. Tuy nhiên hiện nay, TTCK còn có vai trò trên Thị trường Tiền tệ. Trên TTCK, không những các doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước huy động được vốn mà nó còn giúp Thị trường hối đoái và Liên ngân hàng được hoạt động. 1.1.2. Tổng quan về Công ty cổ phần Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:  Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;  Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;  Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;  Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. 1.2. Tổng quan về Cổ tức và chính sách cổ tức 1.2.1. Tổng quan về Cổ tức 1.2.1.1. Khái niệm cổ tức Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần được chia cho các cổ đông (hay chủ sở hữu) của công ty đó theo quyết định của Hội đồng Quản trị. 2 1.2.1.1. Các hình thức chi trả cổ tức Có 2 hình thức trả cổ phiếu cơ bản trên thị trường: Cổ tức bằng tiền mặt, Cổ tức bằng cổ phiếu. Ngoài ra còn có 2 hình thức chi trả cổ tức khác là hình thức cổ tức tài sản và mua lại cổ phần. Sau đây là bảng tóm tắt 2 hình thức chi trả cổ tức chính: 2 GS.TS. Phạm Quang Trung, Giáo trình “Quản trị Tài chính Doanh nghiệp” - Tác Giả:, NSX - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2012) 3 Bảng 1.1. Hình thức cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Hình thức trả Tiền mặt Cổ phiếu (cổ phần thường) Cách trả cổ tức Cổ tức = Mệnh giá x tỷ lệ chia cổ tức Phát hành cổ phiếu bổ sung Mục đích Thu hút các nhà đầu tư Giữ lại vốn để đầu tư Ảnh hưởng Giảm tiền mặt => giảm tài sản => giảm vốn cổ phần Gia tăng số cổ phần đang lưu hành => giảm giá trị mỗi một cổ phần Nguồn: Tự tổng hợp (i) Cổ tức tiền mặt (cash dividend) Công ty thường trả cổ tức dưới dạng tiền mặt, có thể trả mỗi năm 1 lần hoặc nhiều lần trong một năm. Cổ tức tiền mặt được phân bổ theo một lượng tiền cố định trên mỗi một cổ phần thường (DPS -Dividend per share: cổ tức trên một cổ phần thường), các cổ đông nhận được lượng cổ tức theo số cổ phần mình nắm giữ. Cổ tức được tính theo công thức sau: Cổ tức = Mệnh giá x tỷ lệ cổ tức Trong đó, mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu được ghi trong điều lệ của công ty. Ở Việt Nam, theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VNĐ 3 . Tỷ lệ cổ tức được HĐQT quyết định. Ví dụ, tỷ lệ cổ tức của công ty A năm 2014 là 15%. Cổ tức trên mỗi cổ phần là (DPS): 10.000 x 15% = 1.500 VNĐ. Một cổ đông có 5.000 cổ phần sẽ nhận được 5.000 x 1.500 = 7.500.000 VNĐ tiền cổ tức. Cổ tức tiền mặt là khoản phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần. Do đó, cổ tức tiền mặt không phải chi phí và không xuất hiện trên báo cáo tài chính của công ty. Về mặt pháp lý, các công ty không được chia cổ tức tiền mặt vượt quá lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Sau khi công bố, chia cổ tức tiền mặt trở thành khoản phải trả của công ty, được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Sau khi thanh toán cổ tức, lượng tiền của công ty giảm xuống, dẫn đến Tài sản của công ty giảm, và giảm vốn cổ phần. Trong thực tế, một công ty cổ phần muốn chia cổ tức tiền mặt phải có một lượng tiền mặt đủ lớn để trả cổ tức và vẫn đáp ứng được nhu cầu sắp tới, như việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng tài sản và thanh toán khoản nợ hiện tại, tạo ra nguồn vốn bù đắp 3 Quyết định số 313/QĐ-UBCK ngày 12/11/2004 về việc ban hành Quy chế xét duyệt đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng; cấp phép niêm yết, cấp phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán. Thang Long University Library 4 cho việc trả cổ tức. Do đó, trả cổ tức tiền mặt còn là tín hiệu cho thấy công ty đang hoạt động tốt, thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm lượng tiền của công ty, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khả năng tài trợ cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai. Khi cần vốn kinh doanh, công ty phải huy động vốn bằng 2 nguồn: một là đi vay ngân hàng, hai là phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Cả 2 đều gây ra áp lực trả nợ rất lớn cho công ty, làm tăng chi phí tài chính, và tăng rủi ro trong các dự án đầu tư hay kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. (ii) Cổ tức cổ phiếu (stock dividend) Ngoài trả cổ phiếu bằng tiền, các công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu. “Thực ra, trả cổ tức bằng cổ phiếu không phải là chi trả cổ tức đúng nghĩa, vì nó không làm cho tài khoản tiền mặt của công ty giảm đi” 4 . Công ty cổ phần sẽ phát hành bổ sung cổ phiếu theo tỷ lệ do Đại hội đồng Cổ đông thông qua, làm gia tăng số cổ phần đang lưu hành, khiến giá trị của mỗi cổ phần bị giảm xuống. Số cổ phiếu này được phát cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện khi công ty muốn giữ lại nguồn vốn để tái đầu tư mà có thể hạn chế đi vay thêm nguồn bên ngoài. Ví dụ công ty tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%. Một cổ đông có 1000 cổ phần sẽ nhận được thêm 1000 x 15% = 150 cổ phiếu nữa. Tuy nhiên, không có nghĩa cổ đông nhận được thêm một khoản tiền mà giá trị mỗi một cổ phẩn đã giảm đi và tổng giá trị cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ không đổi. Hình thức này không làm cho Tài sản và Nguồn vốn thay đổi. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu vừa thoả mãn được yêu cầu vốn đầu tư, vừa đáp ứng kỳ vọng được trả cổ tức bằng tiền trong tương lai của các cổ đông. Hơn thế nữa, việc phát hành cổ phiếu bổ sung còn tiết kiệm chi phí phát hành so với phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu bổ sung để trả cổ tức sẽ tạo áp lực lợi nhuận, áp lực trả cổ tức bằng tiền mặt rất lớn cho công ty. Do áp lực quá lớn, công ty có thể giảm tỷ lệ chia cổ tức, khiến cho lợi nhuận trên 1 cổ phần bị giảm xuống (EPS – Earning per Share). Ngoài ra còn có thể gây nên hiện tượng loãng giá cổ phiếu, khiến cho giá cổ phiếu sụt giảm trong khi số lượng cổ phần lưu hành tăng lên. (iii) Các hình thức khác Ngoài hai hình thức phổ biến là cổ tức bằng tiền và cổ tức cổ phiếu, còn có hình thức trả cổ tức bằng tài sản và hình thức mua lại cổ phần. 4 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Niên khóa 2006-07 – Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều 5 Trả cổ tức bằng tài sản: Công ty cổ phần có thể trả cổ tức bằng hàng hóa, bất động sản, hay cổ phiếu, trái phiếu… mà công ty nắm giữ. Trả cổ tức bằng tài sản cũng khiến công ty bị giảm Tài sản, giảm nguồn vốn. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra trong thực tế. Nó phản ánh hoạt động kinh doanh không tốt của công ty, và cổ đông cũng không dễ dàng chấp nhận được trả cổ tức bằng tài sản vì lý do thanh khoản và định giá tài sản. Hơn thế nữa, Việt Nam chưa có khung pháp lý quy định trả cổ tức bằng hình thức này. Mua lại cổ phần: Thay vì trả cổ tức tiền mặt, công ty có thể mua lại các cổ phần đang lưu hành của các cổ đông với mức giá thỏa thuận. Cổ phần được mua lại được gọi là cổ phần ngân quỹ. Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán (theo Điều 91, Mục 2, Chương IV, Luật Doanh nghiệp). Công ty chỉ mua lại cổ phần khi kết quả hoạt động kinh doanh tốt và có lượng tiền lớn. Khi mua lại cổ phần, công ty làm giảm số cổ phần đang lưu hành, tăng cường tính tự chủ trong việc kiểm soát công ty. Mặt khác, việc mua lại cổ phần sẽ hạn chế cổ phần được chia cổ tức, khiến cho tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng lên trong tương lai, mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao cho cổ đông, hay EPS tăng lên. Nhìn từ góc độ các chỉ tiêu tài chính, lượng tiền giảm khiến cho Tài sản giảm, thu nhập sau thuế không đổi khiến cho Tỷ suất sinh lợi trên Tài sản (ROA – Return on Assets) tăng lên đáng kể. Ngoài ra, mua lại cổ phần còn làm giảm áp lực loãng giá cổ phiếu do nguồn cung giảm đột ngột, giá trị của cổ phiếu sẽ tăng lên, tạo nên sự thu hút với các nhà đầu tư. 1.2.1.2. Cách thức chi trả cổ tức (i) Quy trình chi trả cổ tức Cả 2 hình thức trả cổ tức cơ bản đều tuân theo một quy trình duy nhất. Các công ty cổ phần tại Việt Nam thường trả cổ tức 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm. Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách cổ tức mục tiêu năm trước, kế hoạch kinh doanh trong tương lai, HĐQT sẽ quyết định việc trả cổ tức của năm đó và đề ra mục tiêu trả cổ tức năm sau. Quy trình chi trả cổ tức được chia ra tuần tự theo các mốc thời gian cụ thể được thông báo bằng văn bản. Sau khi công bố, trả cổ tức trở thành trách nhiệm tài chính với công ty và không dễ dàng thay đổi được. Cổ đông được nhận cổ tức thông qua tài khoản lưu ký tại công ty. Quy trình trả cổ tức tuân theo các mốc thời gian như sau: Thang Long University Library 6 Sơ đồ 1.1. Quy trình trả cổ tức Nguồn: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Niên khóa 2006-07 – Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều – Chính sách Cổ tức Ngày công bố (Declaration date): là ngày HĐQT công bố trả cổ tức cho các cổ đông và toàn bộ thị trường. Các nội dung cơ bản được công bố bao gồm: hình thức trả cổ phiếu, tỷ lệ trả cổ phiếu, phương thức thanh toán, nguồn chi trả cổ phiếu, ngày xác lập hưởng quyền cổ tức, ngày khóa sổ, ngày chi trả. Trong ngày này, khi thông tin được công bố, các cổ đông và thị trường sẽ lập tức phản ứng với chính sách trả cổ tức và đánh giá, phân tích các tín hiệu mà công ty phát ra. Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức (Ex–dividend date): Trong (hoặc sau) ngày này, các cổ phần được giao dịch sẽ không được nhận cổ tức của công ty. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu trước ngày này, họ vẫn được nhận cổ tức; sau ngày này thì không nhận được cổ tức. Ngược lại, nếu cổ đông muốn bán cổ phần mà vẫn muốn nhận được cổ tức thì phải bán trong (hoặc sau) ngày này. Vào ngày xác lập quyền hưởng cổ tức, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống một khoảng xấp xỉ với giá trị phần cổ tức được chia. Ngày ngày xác lập quyền hưởng cổ tức trước ngày ghi nhận 2 ngày làm việc theo quy chế T+3. Ngày ghi nhận (Record date) hay ngày khóa sổ (Book closing date): là ngày chốt danh sách các cổ đông được nhận cổ tức. Tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ phần của công ty vào ngày đó sẽ được chia cổ tức. Nhưng để có tên trong sổ đăng ký cổ phần vào ngày đó, các nhà đầu tư phải mua cổ phiếu từ ít nhất là 3 ngày làm việc trước đó theo quy định T+3. Ngày trả cổ tức (Payment date): là ngày cổ đông nhận được cổ tức. Ngày chi trả thường sau ngày khóa sổ ít nhất 15 ngày (theo quy định của UBCKNN) Tại Việt Nam, theo quy định của TTLKCK, Sở GDCK và UBCKNN, các công việc phải làm được quy định như sau. Ngày công bố (Declareation date) Ngày xác lập hưởng quyền cổ tức (Ex- dividend date) Ngày ghi nhận (Record date) Ngày chi trả cổ tức (Payment date) 7 Bảng 1.1. Nội dung công việc trả cổ tức của các CTCP tại Việt Nam Bƣớc Nội dung công việc 1 Gửi hồ sơ cho Sở GDCK gồm: công văn thông báo đăng ký chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức; Nghị quyết ĐHĐCĐ; Biên bản họp ĐHĐCĐ; BCTC kiểm toán để Sở GDCK xác nhận nguồn chi trả cổ tức của Công ty. 2 Nhận Công văn trả lời của Sở GDCK về việc xác nhận nguồn chi trả của Công ty Ngày công bố 3 Gửi hồ sơ cho TTLKCK gồm: công văn thông báo đăng ký chốt danh sách CĐ để trả cổ tức; Nghị quyết ĐHĐCĐ; Biên bản họp ĐHĐCĐ và Công văn của Sở GDCK xác nhận nguồn chi trả. Ngày xác lập quyền hƣởng cổ tức Ngày ghi nhận (Cách ngày TTLKCK nhận được thông báo chính thức ít nhất 10 ngày làm việc) Ngày chi trả cổ tức (Cách ngày ghi nhận ít nhất 15 ngày làm việc) Nguồn: Tự tổng hợp (ii) Sự giảm giá của cổ phiếu vào ngày xác lập quyền hưởng cổ tức Vào ngày xác lập quyền hưởng cổ tức (Ex-dividend date), giá cổ phiếu sẽ giảm xuống 1 lượng bằng cổ tức. Sự giảm giá này ngăn ngừa chênh lệch giá, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các cổ đông. Cổ đông nào nhận được cổ tức thì sẽ không được hưởng lãi do chênh lệch giá khi giao dịch. Nếu nhà đầu tư mua cổ phần của công ty trước ngày này, thì cổ đông đó sẽ nhận được 1 đồng cổ tức. Nhưng vào và sau ngày, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống 1 đồng. Do đó khi cổ đông này bán cổ phiếu thì sẽ không được hưởng lãi từ chênh lệch giá. Sơ đồ 1.2. Sự giảm giá của cổ phiếu vào ngày xác lập quyền hưởng cổ tức (ngày 0) Nguồn: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Niên khóa 2006-07 – Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều – Chính sách Cổ tức Hơn thế nữa, cổ tức là thu nhập chịu thuế. Do đó, sau ngày xác lập quyền hưởng cổ tức, nhà đầu tư sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn mà không phải chịu thuế cho phần chênh lệch đó. 0 -2 -1 +2 +1 Giá CP = P + D Giá CP = P Giá CP giảm 1 lượng bằng cổ tức D Thang Long University Library 8 1.2.2. Tổng quan về Chính sách cổ tức 1.2.2.1. Khái niệm chính sách cổ tức Chính sách cổ tức là chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông. 5 Phân phối bao nhiêu phần lợi nhuận? Phân phối dưới hình thức nào? Phân phối theo tỷ lệ bao nhiêu? Phân phối cho ai? Là những câu hỏi công ty trả lời trong chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức gắn liền với quản trị tài chính công ty cổ phần. Mục đích cuối cùng của chính sách cổ tức là làm sao đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần của công ty để công ty có thể gia tăng nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.2.2.2. Vai trò của chính sách cổ tức Thứ nhất, chính sách cổ tức có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông công ty, mỗi một sự thay đổi của chính sách cổ tức có thể lập tức ảnh hưởng đến quan điểm đầu tư của cổ đông (hay các nhà đầu tư mới). Thứ hai, chính sách cổ tức dung hòa nhu cầu nhận được lợi nhuận của các cổ đông và nhu cầu nguồn vốn tái đầu tư của công ty. Khi trả cổ tức càng nhiều, công ty cổ phần phải tìm cách huy động vốn từ các nguồn khác tốn kém hơn, phức tạp hơn, tính tự chủ thấp hơn, gây ra rủi ro lớn hơn. Thứ ba, chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận… của công ty, khiến các chỉ tiêu tài chính bị thay đổi. Mỗi chính sách cổ tức đều có ảnh hưởng tốt cũng như không tốt đến các chỉ tiêu tài chính của công ty. Vì những lý do trên, chính sách cổ tức không chỉ ảnh hưởng đến công ty thể hiện qua các con số, các chỉ tiêu mà còn có tính ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó, chính sách cổ tức như thế nào cho hợp lý là bài toán khó cho các nhà quản trị. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đo lường trong chính sách cổ tức Các chỉ tiêu đo lường dưới đây đều xét trong trường hợp công ty không có cổ tức ưu đãi, trái phiếu để tối giản công thức tính toán. (Cổ tức ưu đãi: là cổ tức trả cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi, với tỷ lệ trả cố định hàng năm). Nếu công ty có phát hành cổ tức ưu đãi, trái phiếu, công ty phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu, sau đó đến cổ tức ưu đãi, với tỷ lệ thực hiện cố định hàng năm. Cuối cùng công ty mới quyết định đến việc có trả cổ tức cho cổ phần thường hay không. 5 GS.TS. Phạm Quang Trung , Giáo trình “Quản trị Tài chính Doanh nghiệp” -, NSX - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2012) 9 (i) Tỷ lệ cổ tức – Dividend ratio Tỷ lệ trả cổ tức cho biết tỷ lệ cổ tức được trả trên mệnh giá mỗi cổ phần. (ii) Cổ tức trên một cổ phần thường – DPS Chỉ tiêu DPS cho biết lượng cổ tức mà cổ đông nhận được từ mỗi cổ phần thường. DPS lớn hơn 0 khi công ty quyết định chia cổ tức và bằng 0 nếu công ty dùng toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư. Do đó, DPS không có ý nghĩa nhiều khi dùng nó để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong năm. Tổng cổ tức sẽ phụ thuộc vào quan điểm đẩu tư của CTCP và kết hợp chính sách cổ tức của CTCP (Các kết hợp chính sách cổ tức sẽ được trình bày sau) (iii) Tỷ lệ chi trả cổ tức – Dividend payout ratio Là tỷ lệ giữa cổ tức và thu nhập sau thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này đo lường công ty dành bao nhiêu thu nhập để trả cổ tức và giữ lại bao nhiêu thu nhập để tái đầu tư. Công thức: Tỷ lệ cổ tức = DPS F Trong đó: DPS: Cổ tức trên cổ phần F: Mệnh giá DPS = Tổng cổ tức Số cổ phần đang lưu hành = Tỷ lệ cổ tức * F * Số cổ phần đang lưu hành Số cổ phần đang lưu hành = Tỷ lệ cổ tức * F Tỷ lệ trả cổ tức = DPS EPS Trong đó: DPS: Cổ tức trên cổ phần thường EAT: Thu nhập sau thuế EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường = EAT EPS Số cổ phần thường đang lưu hành = Tổng cổ tức EAT (*) Thang Long University Library 10 Một số trường hợp, DPS = EPS khi công ty dùng toàn bộ lợi nhuận để trả cổ tức. Nhìn vào công thức (*) ta thấy: Về mặt lý thuyết, tỷ lệ này cao khi Cổ tức trả cao hoặc EAT thấp, hoặc cả hai. Ngược lại, tỷ lệ này thấp khi công ty trả cổ tức thấp hoặc EAT cao hoặc cả hai. Thực tế, một công ty có EAT thấp sẽ ít khi có ý định trả cổ tức cao. Tuy nhiên, công ty có EAT cao chưa chắc đã trả cổ tức cao. Nó còn phụ thuộc vào kế hoạch giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư của công ty. Trung bình nếu tỷ lệ này vượt quá 75% có nghĩa là công ty không tái đầu tư lợi nhuận một cách hợp lý 6 . Một tỷ lệ trả cổ tức cao thường hàm ý là thu nhập của công ty được sử dụng phần lớn để trả cho cổ đông và có nghĩa là công ty đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình. (iv) Tỷ suất cổ tức – Dividend yeild Tỷ suất cổ tức là tỷ lệ giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này đo lường dòng tiền nhận được từ mỗi một đồng mua cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức được tính như sau: Tỷ suất cổ tức cao có thể thể hiện công ty trả cổ tức cao hoặc giá cổ phiếu vào thời điểm đầu tư thấp hoặc cả hai. Ngược lại, tỷ suất cổ tức thấp có thể do công ty trả cổ tức thấp hoặc giá cổ phiếu vào thời điểm mua cao, hoặc cả hai. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mong muốn có thu nhập ổn định từ cổ tức, họ thường tìm kiếm các công ty có tỷ suất cổ tức ổn định hàng năm hơn là công ty trả cổ tức cao. Lý do là khi hứa hẹn tỷ suất trả cổ tức cao, nhiều trường hợp công ty đang đánh bóng hình ảnh của mình và thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình, điều đó sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng lên trong ngắn hạn. Khi đó, áp lực giữ mức tỷ suất như kế hoạch rất cao, nhiều khi công ty sẽ không thực hiện được kế hoạch đó và giảm mức trả cổ tức, hoặc không trả cổ tức. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và tâm lý của nhà đầu tư. 1.2.2.4. Các kết hợp chính sách cổ tức Có 4 kết hợp của chính sách cổ tức mà nhà quản trị có thể chọn tùy theo tình hình hoạt động của công ty trong kỳ và kế hoạch kinh doanh, đầu tư trong tương lai. Mỗi một kết hợp chính sách, công ty có thể gửi tín hiệu khác nhau đến cho thị trường và tác động đến quan điểm và quyết định đầu tư của các cổ đông và nhà đầu tư mới. 6 http://www.angelfire.com/nv/drdai/khainiemtaichinh.htm Tỷ suất cổ tức = DPS Giá cổ phiếu [...]... Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM 2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE Các công ty hoạt động trong ngành Tài chính – Ngân Hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK HOSE từ trước năm 2009 có 10 công ty Trong đó có 4 ngân hàng, 2 công ty bảo hiểm và 4 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính Các ngân hàng và công ty cổ phần được... trọng các Công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE trước năm 2009 Ngân hàng 40% Bảo hiểm 20% Tài chính 40% Nguồn: Tự tổng hợp 29 Thang Long University Library Bảng 2.2 Danh sách các công ty cổ phần ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK HOSE (tính từ năm 2009) Mã CK Tên tổ chức niêm yết Ngành nghề Ngày niêm yết. .. trường chứng khoán Việt Nam, Sở GDCK Tp.HCM và các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM trên đây là cơ sở để nhìn nhận khái quát hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu và xu hướng của TTCK Việt Nam, Sở GDCK HOSE và Ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Từ đó có thể đi sâu chi tiết vào chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm. .. tố nào? Chính sách cổ tức đó còn tồn tại những vấn đề gì? Chương 2 sẽ cố gắng trả lời những câu hỏi này 20 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BẢO HIỂM NIÊM YẾT TRÊN SỞ GDCK TP.HCM 2.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Sở GDCK Tp.HCM và các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM 2.1.1... AGR CTCP Chứng khoán NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tài chính 0 2-1 2-0 9 BMI Tổng CTCP Bảo Minh Bảo hiểm 1 1-0 4-0 8 Bảo hiểm 1 6-0 6-0 9 BVH Tập đoàn Bảo Việt CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Ngân hàng 0 9-0 7-0 9 EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng 2 0-1 0-0 9 HCM CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Tài chính 2 0-0 4-0 9 MSN Công ty Cổ phần Tập... vực tài chính (không bao gồm các công ty trong ngành Bảo hiểm) bao gồm: các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính Ngoài ra, Ngành bảo hiểm được xét riêng nằm ngoài khái niệm các công ty trong lĩnh vực tài chính để tránh nhầm lẫn Hoạt động của ngành Tài chính - Ngân hàng: Cùng với sự đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của. .. Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm được niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM Liệu trong thị trường chứng khoán Việt Nam – một thị trường còn mới – sẽ có những đặc điểm gì, nó có giống với lý thuyết về chính sách cổ tức hay không? Các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm trên Sở GDCK Tp.HCM thực hiện chính sách cổ tức như thế nào? Nó bị ảnh hưởng và gây ra ảnh hưởng cho/bởi những yếu tố nào? Chính. .. lại có quyết định cổ tức như thế Ngoài ra, phần này cũng đề cập đến tăng trưởng cổ tức tiền mặt và cổ phiếu của các công ty trên Biểu đồ 2.9 Tỷ trọng hình thức cổ tức của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 200 9-2 013 Không trả cổ tức 13% Cổ tức cổ phiếu 26% Cổ tức tiền mặt 61% Nguồn: Tự tổng hợp 30 Theo biểu đồ ta thấy, trong tất cả các năm, cổ tức tiền... nhiều so với các hình thức khác Tỷ lệ cổ tức tiền mặt trong 5 năm của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 200 9-2 013 chiếm đến 61% trong tổng số lần trả cổ tức Cổ tức cổ phiếu chiếm 26% và các công ty rất hạn chế việc không trả cổ tức (chỉ chiếm 13%) Không có công ty nào trả cổ tức bằng tài sản và mua lại cổ phần Lý thuyết về hình thức cổ tức ở chương... San Tài chính 3 0-1 0-0 9 SSI CTCP Chứng khoán Sài Gòn Tài chính 1 8-1 0-0 7 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng 0 2-0 6-0 6 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng 1 2-0 6-0 9 Nguồn: HOSE 2.2.1 Hình thức trả cổ tức Phần hình thức trả cổ tức sẽ tìm hiểu các công ty được liệt kê như trên sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức trả cổ tức nào, nguyên nhân tại sao các công ty . hỏi công ty trả lời trong chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức gắn liền với quản trị tài chính công ty cổ phần. Mục đích cuối cùng của chính sách cổ tức là làm sao đem lại lợi nhuận cho các. gì, nó có giống với lý thuyết về chính sách cổ tức hay không? Các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm trên Sở GDCK Tp. HCM thực hiện chính sách cổ tức như thế nào? Nó bị ảnh. để phân tích, đánh giá chính sách cổ tức của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm được niêm yết trên Sở GDCK Tp. HCM. Liệu trong thị trường chứng khoán Việt Nam – một thị trường

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w