1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN

72 966 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 509 KB

Nội dung

Với một doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu là mua bán hàng hóa, kế toán vốn bằng tiền là phần hành thiết yếu, bên cạnh đó kế toán các khoản nợphải thu cũng hết sức cần thiết c

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG

TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

1.1 Kế toán vốn bằng tiền 2

1.1.1 Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền 2

1.1.2 Kế toán tiền mặt 3

1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 8

1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển 12

1.2 Kế toán các khoản phải thu 15

1.2.1 Tổng quan về các khoản nợ phải thu 15

1.2.2 Kế toán phải thu khách hàng 15

1.2.3 Kế toán phải thu nội bộ 17

1.2.4 Kế toán phải thu khác 18 1.2.5 Kế toán thuế được khấu trừ 19

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN 2.1 Giới thiệu khái quát về Siêu thị Sài Gòn 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị Sài Gòn 21 2.1.2 Quy mô hoạt động của Siêu thị 22

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 24

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 25

2.1.5 Tổ chức quản lý của Siêu thị 25

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán 30

Trang 2

2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải

thu tại Siêu thị Sài Gòn 37

2.2.1.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kế toán vốn bằng tiền 37

2.2.1.2 Kế toán tiền mặt 37

2.2.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 41

2.2.1.4 Kế toán tiền đang chuyển 45

2.2.2 Kế toán các khoản nợ phải thu 48

2.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 48

2.2.2.2 Kế toán phải thu nội bộ 51

2.2.2.3 Kế toán phải thu khác 53

2.2.2.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 56

CHƯƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI GÒN 3.1 Nhận xét về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Siêu thị Sài Gòn 59

3.2 Kiến nghị và giải pháp 62

KẾT LUẬN 64

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một doanh nghiệp vấn đề quản lý vốn bằng tiền rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh mà còn cho thấy khả năng kiểm soát cũng như luân chuyển vốn bằng tiền của doanh nghiệp đó vì vốn bằng tiền là loại vốn lưu động bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có Việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền để các nhà quản lý nắm bắt được những thông

Trang 3

tin cần thiết và đưa ra quyết định tối ưu cho kế hoạch thu, chi trong tương lai Đặcbiệt đối với một doanh nghiệp nhà nước, nhằm tránh những rủi ro, tiêu cực có thểxảy ra doanh nghiệp đó phải tổ chức hệ thống kiểm soát chặt chẽ tuân thủ đúngchế độ kế toán, những quy định của pháp luật

Với một doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu là mua bán hàng hóa,

kế toán vốn bằng tiền là phần hành thiết yếu, bên cạnh đó kế toán các khoản nợphải thu cũng hết sức cần thiết cho thấy khả năng thu hồi nợ cũng như kiểm soát

nợ phải thu hồi Quá trình mua bán diễn ra nhiều, dòng tiền vào cũng lớn nên việckiểm soát phải hết sức nhạy bén, độ chính xác cao và phải thực hiện đầy đủ côngtác hạch toán, tuân thủ luật kế toán do Nhà nước ban hành đồng thời phải theo dõithường xuyên các khoản nợ phải thu tránh tình trạng nợ tồn đọng gây khó khăncho hoạt động của doanh nghiệp

Qua những lý do trên, em đã chọn đề tài " Kế toán vốn bằng tiền và các

khoản phải thu" để làm báo cáo thực tập tại Siêu thị Sài Gòn.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC

KHOẢN PHẢI THU 1.1 Kế toán vốn bằng tiền

Trang 4

1.1.1 Tổng quan về kế toán vốn bằng tiền

1.1.1.1 Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp baogồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoảntiền đang chuyển Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán củadoanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí

1.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền

Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng ViệtNam(VND)

Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép), nhưng khilập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷgiá giao dịch Đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ đó

Phải mở sổ chi tiết cho từng loại

Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại

tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng

1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

Kế toán phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, khóa sổ kếtoán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ

Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạchtoán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời cáctrường hợp chi tiêu lãng phí

So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kếtoán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trườnghợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý

Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực hiện cácnghiệp vụ sau:

Trang 5

Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sửdụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt.

Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động tiềngửi, tiền đang chuyển, các loại kim khí quý và ngoại tệ, giám sát việc chấp hànhcác chế độ quy định về quản lý tiền và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.2 Kế toán tiền mặt

1.1.2.1 Khái niệm

Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ vàng bạc, kimkhí quý, đá quý Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặttại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện

1.1.2.2 Chứng từ hạch toán

Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ:

Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất, Phiếu nhập kho vàng bạc, đá quý, Biên laithu tiền, Bảng kê vàng bạc, đá quý, Biên bản kiểm kê quỹ

Việc thu chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu chi Lệnh thu, chi này phải cóchữ ký của giám đốc (hoặc người có ủy quyền) và kế toán trưởng Trên cơ sở cáclệnh thu chi kế toán tiến hành lập các phiếu thu-chi Thủ quỹ sau khi nhận đượcphiếu thu - chi sẽ tiến hành thu hoặc chi theo những chứng từ đó

Sau khi đã thực hiện xong việc thu - chi thủ quỹ ký tên đóng dấu "Đã thutiền" hoặc "Đã chi tiền" trên các phiếu đó, đồng thời sử dụng phiếu thu và phiếuchi đó để ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ Cuối ngày thủ quỹ kiểm tralại tiền tại quỹ, đối chiếu với báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ và các chứng từ cho

Trang 6

1.1.2.3 Thủ tục kế toán

Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặcchứng từ nhập, xuất vàng, bạc, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, ngườigiao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định

Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghichép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹtiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tính ra số tồn quỹ tại mọi thờiđiểm

Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủquỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt

và sổ kế toán tiền mặt

1.1.2.4 Tài khoản sử dụng

Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111"Tiền mặt" để phản ánh số hiện có vàtình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ

Tài khoản 111 có 3 tiểu khoản cấp 2:

+ TK 1111:"Tiền Việt Nam" phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, tồn quỹtiền Việt Nam tại doanh nghiệp

+ TK 1112:"Ngoại tệ" phản ánh tình hình thu, chi, thừa, thiếu, điều chỉnh tỷgiá, tồn quỹ ngoại tệ tại doanh nghiệp quy đổi ra đồng Việt Nam

+ TK 1113:"Vàng bạc, kim khí quý, đá quý" phản ánh giá trị vàng bạc, kimkhí quý, đá quý nhập, xuất thừa, thiếu, tồn quỹ theo giá mua thực tế

Cơ sở pháp lý để ghi Nợ TK 111 là các phiếu thu còn cơ sở để ghi Có TK 111 làcác phiếu chi

1.1.2.5 Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ phản ánh vào tài khoản số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đáquý thực tế nhập, xuất quỹ

Trang 7

- Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từnhập, xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, ngườigiao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ hạch toán.

- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ và giữ sổ quỹ, ghi chép theotrình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đáquý tính ra số tiền tồn quỹ ở mọi thời điểm Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quýnhận ký cược phải theo dõi trên một sổ hoặc trên một phần sổ

1.1.2.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1.1.2.6.1 Hạch toán các khoản phải thu, chi bằng tiền Việt Nam

- Các nghiệp vụ ghi tăng:

Nợ TK 111 (1111) : Số tiền nhập quỹ

Có TK 112 : Số tiền rút ra từ ngân hàng

Có TK 121, 128, 221, 222, 144, 244 : Thu hồi các khoản vốn đầu tưngắn hạn…

Có TK 131, 136, 138, 141 : Thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản

nợ phải thu

Có TK 338 (3381) : Tiền thừa tại quỹ chưa xác định được nguyênnhân

Có TK 511 : Thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ

Có TK 515 : Thu tiền từ hoạt động tài chính

Có TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp

- Các nghiệp vụ ghi giảm:

Nợ TK 112 : Gửi tiền vào ngân hàng

Nợ TK 121, 221 : Xuất quỹ mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 144, 244 : Xuất tiền để ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 211, 213 : Xuất tiền mua tài sản cố định đưa vào sử dụng

Nợ TK 241 : Xuất tiền cho công tác xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 152, 153, 156 : Xuất tiền mua vật tư hàng hóa để nhập kho

Trang 8

Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Nợ TK 311, 315 : Thanh toán các khoản vay ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 331 : Thanh toán cho người bán

Nợ TK 333 : Thanh toán các khoản phải nộp Nhà nước

Nợ TK 334 : Thanh toán các khoản phải trả cho người lao động

Có TK 111 (1111) : Số tiền mặt thực xuất quỹ

1.1.2.6.2 Hạch toán các khoản thu, chi ngoại tệ

- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam về nguyên tắcdoanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tếphát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do NHNN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (Gọi tắt là tỷ giá giaodịch ) để ghi sổ kế toán

- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệcó gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT

- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giáthực tế mua, bán

¤ Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ nhậpquỹ, kế toán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giaodịch , tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi :

Nợ TK 111 (1112) : Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân

hàng)

Có TK 511, 711 : Doanh thu bán hàng (Tỷ giá GD bình quân liên

NH)

Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại

Trang 9

¤ Khi thanh toán Nợ phải thu bằng ngoại tệ, nhập quỹ tiền mặt

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

Nợ TK 111 (1112) : Tiền mặt ( Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân

hàng)

Có TK 131, 136, 138 : (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá

giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghitrên sổ kế toán TK 131)

+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải trả (tỷ giá

GD bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản phảithu ) thì số chênh lệch được ghi :

Nợ TK 111 (1112) : Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá BQLNH)

Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 131, 136, 138 : (tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 Ngoại tệ các loại

¤ Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hoá và chi trả cáckhoản chi phí bằng ngoại tệ :

+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642 : ( Tỷ giá giao dịch,TG

BQLNH)

Có TK 111 (1112) : Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ TK 1112 )

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá

giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghitrên sổ kế toán)

+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:

Trang 10

Nợ TK 111 (1112) : Tỷ giá giao dịch.

Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (số lỗ tỷ giá)

Có TK 111 (1112) : Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 007 Ngoại tệ các loại

Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giaodịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính:

+Trường hợp có lãi (tỷ giá hối đoái tăng) thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

1.1.2.6.3 Kế toán nhập xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý

- Các nghiệp vụ ghi tăng :

Nợ TK 111 (1113) : Giá thực tế tăng

Có TK 111 (1111) : Số tiền chi mua thực tế

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng

Có TK 138, 144 : Thu hồi các khoản cho vay, khoản thế chấp, ký

quỹ, ký cược

- Các nghiệp vụ ghi giảm theo bút toán ngược lại

1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng

Trang 11

1.1.3.1 Khái niệm

Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tàichính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.Lãi từ khoản tiền gửi ngânhàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp

xử lý kịp thời nếu có chênh lệch xảy ra

Theo dõi chi tiết số tiền gửi cho từng tài khoản ngân để thuận tiện đối chiếu vàkiểm tra

1.1.3.4 Tài khoản sử dụng

Để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi tại Khobạc Nhà nước hay công ty tài chính kế toán sử dụng tài khoản 112 "Tiền gửi ngânhàng".Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:

 TK 1121:"Tiền Việt Nam" phản ánh các khoản tiền Việt namđang gửi tại ngân hàng

 TK 1122:"Ngoại tệ" phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tạingân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam

 TK 1123:"Vàng bạc, kim khí quý, đá quý" phản ánh giá trị vàngbạc, kim khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng

Cơ sở pháp lý để ghi Nợ TK 112 là Ủy nhiệm thu và Giấy báo Có còn cơ sở

để ghi Có TK 112 là Ủy nhiệm chi và Giấy báo Nợ

1.1.3.5 Nguyên tắc hạch toán

Trang 12

Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồngViệt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh

Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi theo từng ngân hàng đểthuận tiện kiểm tra, đối chiếu

1.1.3.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1.1.3.6.1 Hạch toán các khoản thu, chi tiền gửi ngân hàng bằng tiền

Việt Nam

- Các nghiệp vụ ghi tăng:

Nợ TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng

Có TK 111 : Tiền mặt

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

Có TK 144, 244 : Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn và

dài hạn

Có TK 344, 338 :Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; phải trả khác

Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ( Giá vốn)

Có TK 136 : Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 138 : Phải thu khác (1388)

Có TK 511, 515 : Doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính

Có TK 711 : Thu nhập khác

- Các nghiệp vụ ghi giảm:

Nợ TK 111 : Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ

Nợ TK 144, 244 : Ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 128 : Đầu tư ngắn hạn khác

Nợ TK 152, 153, 156 : Xuất tiền mua vật tư, hàng hóa nhập kho

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 13

Nợ TK 211, 213 : TSCĐ hữu hình, vô hình

Nợ TK 221, 222, 228 : Đầu tư tài chính dài hạn

Nợ TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí

quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 635, 811 : Chi phí hoạt động Tài chính, hoạt động bất thường

Có TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng

1.1.3.6.2 Hạch toán các khoản thu, chi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

¤ Khi thu hồi nợ phải thu bằng ngoại tệ

Nợ TK 112 (1122) : Tiền gửi ngân hàng (Tỷ giá giao dịch bình quân liên

NH)

Trang 14

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng (Tỷ giá trên sổ kế toán).

Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình

quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK131)

Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ

kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợtài khoản 635 – chi phí tài chính

Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên TK 112 theo tỷ giá giao dịchbình quân liên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước Việt nam công bố

+ Nếu tỷ tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Có TK 413 : Chênh lệch Tỷ giá

+ Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá

Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá

Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Xử lý chênh lệch tương tự tiền mặt, để số dư trên Báo cáo tài chính, đầunăm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư

1.1.3.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1.1.3.6.3 Kế toán nhập xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý

- Các nghiệp vụ ghi tăng :

Nợ TK 112 (1123) : Giá thực tế tăng

Có TK 112 (1121) : Số tiền chi mua thực tế

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng

Trang 15

Có TK 138, 144 : Thu hồi các khoản cho vay, khoản thế chấp, ký

quỹ, ký cược

- Các nghiệp vụ ghi giảm theo bút toán ngược lại

1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển

1.1.4.1 Khái niệm

Tiền đang chuyển của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đãnộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng,Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưanhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng

Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:

-Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng

-Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác

-Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước…

Trang 16

1.1.4.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1.1.4.5.1 Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền đang chuyển bằng

tiền Việt Nam

- Các nghiệp vụ ghi tăng : gửi tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báoCó; chuyển tiền mặt qua bưu điện hoặc chuyển từ ngân hàng thanh toán nợ phảitrả nhưng chủ nợ chưa nhận được tiền; thu tiền bán hàng, thu hoạt động tài chính,thu tiền nợ hoặc tiền ứng trước của khách hàng nhưng doanh nghiệp chưa nhậnđược tiền

Nợ TK 113 (1131) : Tiền đang chuyển

Có TK 111, 112 : Số tiền đã gửi

Có TK 511, 512 : Doanh thu bán hàng và bán hàng nội bộ

Có TK 515, 711 : Doanh thu tài chính, thu nhập khác

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

- Các nghiệp vụ ghi giảm: ngân hàng gửi giấy báo Có hoặc doanh nghiệp đãnhận được tiền từ bưu điện; ngân hàng báo Nợ về các khoản tiền đã chuyển đểthanh toán các khoản nợ hoặc khi chủ nợ đã nhận được tiền từ bưu điện

Nợ TK 112 (1121) : Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 311, 315, 331 : Trả các khoản nợ vay, trả nợ người bán

Nợ TK 341, 342 : Trả vay dài hạn, nợ dài hạn

Nợ TK 3331 : Thuế GTTT phải nộp

Có TK 113 (1131) : Tiền đang chuyển

1.1.4.5.2 Hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền đang chuyển bằng

Trang 17

Có TK 131 : Phải thu khách hàng.

Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình

quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK131)

Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ

kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợtài khoản 635 – chi phí tài chính

- Thu nợ khác bằng séc nộp ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo Có

Nợ TK 113 (1132) : Tiền đang chuyển

Có TK 138 : Phải thu khác

Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình

quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK131)

Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá trên sổ

kế toán của tài khoản phải thu khách hàng thì số chênh lệch được ghi vào bên Nợtài khoản 635 – chi phí tài chính

Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên TK 112 theo tỷ giá giao dịchbình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố

+ Nếu tỷ tăng thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Có TK 413 : Chênh lệch Tỷ giá

+ Nếu tỷ giá giảm thì số chênh lệch tỷ giá

Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá

Có TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng

Trang 18

Xử lý tương tự tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, để số dư trên Báo cáo tàichính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.

1.2 Kế toán các khoản phải thu

1.2.1 Tổng quan về kế toán các khoản nợ phải thu

1.2.1.1 Khái niệm

Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và cáckhoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp

1.2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu

- Tiến hành ghi chép chính xác, kịp thời các khoảnthu ngay khi phát sinh

- Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xácnhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khảnăng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng

1.2.2 Kế toán phải thu khách hàng

1.2.2.1 Khái niệm

Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán

1.2.2.2 Chứng từ hạch toán

Trang 19

Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu thu, Giấy báo Có

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 131 : Phải thu khách hàng

TK 131 thuộc nhóm tài khoản lưỡng tính có 2 số dư

1.2.2.4 Nguyên tắc hạch toán

Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng theo chi tiết từngkhách hàng riêng biệt

1.2.2.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Các nghiệp vụ ghi tăng:

Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng

Có TK 111, 112 : Các khoản tiền chi hộ cho khách hàng

Có TK 511, 512 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 515, 711 : Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

- Các nghiệp vụ ghi giảm:

Nợ TK 111, 112, 113 : Thu nợ khách hàng hoặc khách hàng ứng tiền trước

Nợ TK 152, 153, 156 : Khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hóa

Nợ TK 521, 531 : Chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại

Nợ TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính (số chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 515, 711 : Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

Trường hợp nợ khó đòi:

Nợ TK 6426 : Chi phí quản lý doanh nghiệp (chưa lập dự phòng)

Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (nợ đã lập dự phòng )

Có TK 131 : Phải thu của khách hàng

Trang 20

Đồng thời ghi Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý".

Khi thu hồi được khoản nợ đã xử lý xóa sổ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu hồi được

Có TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý

1.2.3 Kế toán phải thu nội bộ

1.2.3.1 Khái niệm

Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với cấptrên, hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanhnghiệp độc lập

1.2.3.2 Chứng từ sử dụng

Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn thuế GTGT

1.2.3.3 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 136 "Phải thu nội bộ" có 2 tài khoản cấp 2 :

- Tài khoản 1361 "Vốn kinh doanh ở các đơn vị trựcthuộc"

- Tài khoản 1368 "Phải thu nội bộ khác"

1.2.3.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cấp hoặc giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới bằng tiền :

Nợ TK 1361 : Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

Trang 21

Có TK 111, 112 : Số tiền cấp trên cấp hoặc giao cho đơn vị cấp

dưới

- Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp cho đơn

vị cấp dưới :

Nợ TK 1368 : Phải thu nội bộ khác

Có TK 111, 112 : Số tiền cấp cho đơn vị cấp dưới

- Tổng hợp và duyệt quyết toán cho cấp dưới về cáckhoản chi sự nghiệp, đơn vị cấp trên ghi :

Nợ TK 161 : Chi sự nghiệp

Có TK 1368 : Phải thu nội bộ khác

- Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp hoặcchi trả :

Nợ TK 111, 112 : Số tiền nhận được

Có TK 1368 : Phải thu nội bộ khác

1.2.4 Kế toán phải thu khác

1.2.4.1 Khái niệm

Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của khách hàng

và phải thu nội bộ

1.2.4.2 Chứng từ hạch toán

Phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quỹ, giấy báo Nợ, giấy báo Có

1.2.4.3 Nguyên tắc hạch toán

- Giá trị tài sản thiếu được phát hiện

- Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhận ủy thácxuất, nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế

1.2.4.4 Tài khoản sử dụng

Trang 22

Tài khoản 138 "Phải thu khác" có 3 tài khoản cấp 2 :

 Tài khoản 1381 : Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý

 Tài khoản 1385 : Phải thu về cổ phần hóa

 Tài khoản 1388 : Các khoản phải thu khác

1.2.4.5 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Kiểm kê tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xửlý

Nợ TK 1381 : Số tiền phải thu về bồi thường

Có TK 111, 112 : Số tiền thiếu

Có TK 152, 153, 155, 156 : Tài sản thiếu là vật tư, hàng hóa

- Khi có biên bản xử lý của của cấp có thẩm quyềnđối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý :

Nợ TK 334 : Số bồi thường trừ vào lương

Nợ TK 632 : Số thiếu đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Nợ TK 642 : Số thiếu đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý

- Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác :

Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu được

Có TK 1388 : Số tiền, trị giá tài sản thu về

1.2.5 Kế toán thuế được khấu trừ

1.2.5.1 Khái niệm

Trang 23

Thuế GTGT là loại thuế đánh trên giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu thụ Loạithuế này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ.

1.2.5.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Các nghiệp vụ ghi tăng :

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 152, 153, 156, 211 : Mua vật tư, hàng hóa,TSCĐ

Có TK 111, 112 : Số tiền phải thanh toán

- Các nghiệp vụ ghi giảm :

Nợ TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp

Nợ TK 111, 112 : Số tiền nhận về

Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 24

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI SIÊU THỊ SÀI

GÒN 2.1 Giới thiệu khái quát về Siêu thị Sài Gòn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị Sài Gòn

Tên chính thức : Siêu thị Sài Gòn

Tên giao dịch : Chi nhánh Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn Satra

Trang 25

GPKD số: 3/2975 Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM, cấp ngày 15/05/2000.Mã số thuế : 0300100037004

Tài khoản số : 1701201003611, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chi nhánh Trường Sơn

Website : http://www.sieuthisaigon.com.vn

Email : info@sieuthisaigon.com.vn

Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - tên giao dịch quốc tế là Satra, chínhthức đi vào hoạt động từ năm 1997, có 42 doanh nghiệp thành viên trong đó: 17doanh nghiệp hạch toán độc lập, 13 doanh nghiệp hoạt động chính thức theo hìnhthức công ty cổ phần , 3 doanh nghiệp theo hình thức liên doanh, 9 doanh nghiệphạch toán phụ thuộc Siêu thị Sài Gòn là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộcTổng Công ty Thương mại Sài Gòn

Ngày 03/11/1999 UBND Tp.Hồ Chí Minh ban hành công văn số UBTP cho phép Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn được lập dự án và chuẩn bị các thủ tục đầu tư xây dựng Siêu thị tại số 34 đường 3/2, P12,Q10 với quy mônhỏ phù hợp với quy định của thành phố.Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đãtiến hành lập dự án đầu tư và thiết kế xây dựng CIDECO( thuộc Tổng Công tyXây dựng số 1-Bộ xây dựng)

1211/CV-Đến tháng 2/2000 phương án kiến trúc quy hoạch mới được sự chấp thuậncủa kiến trúc sư thành phố và ngày 16/5/2000 công trình nhận được quyết địnhphê duyệt thiết kế kỹ thuât xây dựng và dự án của Sở xây dựng Tp.Hồ Chí Minh.Ngày 26/12/2000 UBNDTP đã có quyết định số 8681/QĐ-UB-DA phê duyệtdự án đầu tư Siêu Thị Sài Gòn với tổng mức đầu tư là 18,667 tỷ đồng,thời gianxây dựng là 8 tháng( từ 09/2000-6/2001) với nội dung sau :

Trang 26

 Mục tiêu của dự án : xây dựng Siêu thị Sài Gòn với quy mô nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của người dân và cũng là nơi trưng bày, giới thiệusản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.

 Năng lực thiết kế của Siêu thị gồm:1 tầng trệt và 1 tầng lửng với tổng diệntích là 4.283,34m²

- Tầng trệt: 2.867,2m² dùng làm cửa hàng tự chọn và các gian bán lẻ

- Cửa hàng tự chọn: 2.048m²

- Tiền sảnh: 819m²

- Tầng lửng: 1.416,14m² là khu bán lẻ và các trò chơi giải trí cho trẻ em

- Phòng hành chánh: gồm 2 tầng diện tích 695m², kho và công trình phụ215m²

- Ngày 27/9/2001 Siêu thị chính thức đi vào hoạt động

2.1.2 Quy mô hoạt động của Siêu thị

Các mặt hoạt động của Siêu thị:

+Lượng khách hàng: Tổng lượng khách mua sắm tại Siêu thị khoảng1.800.000 lượt người/năm , bình quân là 5.000 người /ngày Đặc biệt vào cácngày Tết, ngày Lễ, Thứ Bảy, Chủ Nhật, số lượng khác tham quan và mua sắm tạiSiêu thị là hơn 10.000 lượt người/ngày

-Hàng điện máy và đồ dùng gia đình

-Quần áo may mặc sẵn

-Các sản phẩm cho mẹ và em bé

+Số lượng mặt hàng: 30.000 mặt hàng(chủ yếu là hàng nhập khẩu và hàng ViệtNam chất lượng cao)

Trang 27

+Nhà cung cấp hàng hóa cho Siêu thị: 1000 đơn vị, trong đó có 300 đến nhàcung cấp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

+Các đơn vị tài trợ chính: Công ty Unilever Việt Nam, Công ty Coca Cola,Công ty Nestle, Công ty P&G, Công ty Vissan – Xí nghiệp Cầu Tre, Công tyVinamilk

Hoạt động của Siêu thị rất đa dạng,có nhiều chương trình khuyến mãi như:giảm giá 5%-10% sản phẩm, hàng hóa kèm quà tặng, rút thăm trúng thưởng cùngnhiều quà tặng có giá trị nhằm thu hút và tạo lượng khách hàng đến mua sắmthường xuyên

Năm 2008 Tổng Công ty đã phê duyệt cho Siêu thị Sài Gòn thay mặt TổngCông ty làm chủ đầu tư xây dựng Siêu thị Bàu Cát tại cao ốc M(cao 14 tầng), khu

cư xá Bàu Cát II-địa điểm Đường Vườn Lan,P10,Quận Tân Bình.Đây là Siêu thịhạch toán phụ thuộc và trực thuộc Siêu thị Sài Gòn.Các lĩnh vực hoạt động kinhdoanh của Siêu thị Bàu Cát nhìn chung là giống với Siêu thị Sài Gòn Từ khi rađời đến nay, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Siêu thị Bàu Cát đã từngbước khẳng định mình, cụ thể báo cáo bán hàng hàng tháng gởi về cho Siêu thị SàiGòn hạch toán doanh thu và giá vốn tăng lên qua các tháng Siêu thị Bàu Cát là chinhánh đầu tiên đầy tiềm năng của Siêu thị Sài Gòn, trong tương lai hứa hẹn sẽ cónhiều Siêu thị phụ thuộc như thế ra đời

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

2.1.3.1 Chức năng

Bán sỉ các mặt hàng cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh nhưng chủ yếuvẫn là bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống của người dân và các tổchức kinh doanh, sản xuất, chế biến…

Phát triển bộ máy hoạt động của Siêu thị phù hợp với khả năng tài chính vàtrình độ quản lý nhằm phát triển toàn diện góp phần tích cực vào quá trình lưuthông hàng hóa trên thị trường

Trang 28

Tổ chức vận động phong trào hợp tác xã mua bán trên địa bàn thành phố theođúng điều lệ Siêu thị cũng là nơi tiếp nhận đầu tư của các tổ chức trong và ngoàinước, Siêu thị còn phải đạt doanh số bán thực lãi do Tổng Công ty giao.

2.1.3.2 Nhiệm vụ

Chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

Quản lý tài sản cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo nguồn vốn kinh doanh gópphần làm cho Siêu thị ngày càng phát triển

Tổng hợp các mặt hàng của các thành phần kinh tế, tổ chức bán sỉ và bán lẻcác mặt hàng, tổ chức các hoạt động kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí…

Đem lại cho người tiêu dùng những mặt hàng đảm bảo chất lượng, uy tín đốivới khách hàng

2.1.3.3 Quyền hạn

Căn cứ quyết định số 242/QĐ- TCT ngày 31/10/2000 của Tổng Công tyThương mại Sài Gòn về việc ban hành quy định về tổ chức bộ máy, tổ chức nhânsự, sản xuất kinh doanh, tài chính và lao động tiền lương tại các doanh nghiệphạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn

Được quyền quản lý và nâng cao toàn bộ hoạt động quản lý và kinh doanhcủa Siêu thị, quản lý mọi việc thu chi, phát triển kinh doanh với hiệu quả cao nhất,phải giảm đến mức thấp nhất mọi rủi ro đối với Siêu thị

Được quyền tuyển dụng lao động, có quyền cho thôi việc đối với các cán bộcông nhân viên vi phạm kỹ luật hay không làm tốt trách nhiệm trong công việc.Có quyền tổ chức các kế hoạch hoạt động của Siêu thị

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

Được sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên và sự đóng góp của các nhân viên, Siêuthị có được những điểm mạnh và gặp một ít khó khăn như sau :

o Thuận lợi

Diện tích kho được mở rộng, qua đó tập trung nhiều nhà cung cấp về kho tạo nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng

Trang 29

Có chính sách giá hợp lý và ưu thế đối với các chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp, tạo được sự thuận lợi cho nhà cung cấp trong việc giao nhận so với thời gian trước đây.

Đồng thời, sự quản lý và tổ chức trong hệ thống siêu thị ngày càng hoàn thiện

và phát triển mạnh, thúc đẩy các hoạt động cung ứng của Siêu thị ngày càng đi vào

ổn định và có tính chuyên nghiệp hơn Đội ngũ công nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu hoạt động của Siêu thị

o Khó khăn

Áp lực công việc quá lớn, tập trung nhiều nhà cung cấp về kho nhiều gây khó khăn trong việc kiểm kê và lưu thông hàng hóa Việc lưu thông hàng hóa trong giờcao điểm cũng gây không ít khó khăn cho việc hoạt động và quản lý của Siêu thị

o Phương hướng phát triển

Trữ hàng có chất lượng, ổn định các mặt hàng, ổn định được giá hàng hóa, cung cấp kịp thời các luồng hàng nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng

2.1.5 Tổ chức quản lý của Siêu thị

2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Siêu thị

Trang 30

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Siêu thị Sài Gòn

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

P.KD dịch vụ

P.KT tài chính

Tổ mua hàng

Tổ nghiệp vụ

Tổ bảo vệ PCCC

Tổ tạp vụ

Tổ bán sỉ

Tổ dịch vụ

Tổ

vi tính

Tổ

kỹ thuật

Trang 31

Ký các văn bản, đề nghị báo cáo, đơn đặt hàng…trong Siêu thị

Khen thưởng, kỷ luật, phê bình cán bộ công nhân viên

Giám sát chỉ đạo trực tiếp phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán tàichính

Theo dõi hoạt động kinh doanh của Siêu thị

Ký các hợp đồng mua bán của Siêu thị khi được giám đốc ủy quyền

Giám sát chỉ đạo các hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kho

Truyền đạt các ý kiến của giám đốc cho nhân viên và ngược lại

Phân bố các công việc cho từng bộ phận

Quản lý nhân sự

Tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, tham mưu cho Ban Giám Đốc về bộmáy tổ chức nhân sự, các chế độ chính sách vế tuyển dụng, hợp đồng lao động,đào tạo xét nâng lương, kỷ luật, quản lý hồ sơ nhân sự, hồ sơ tổ chức

Công tác hành chính quản trị: tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động chungtheo định kỳ và đột xuất nếu có yêu cầu, lưu chuyển văn thư, lưu trữ soạn thảo cácvăn bản hướng dẫn in ấn các tài liệu, sắp xếp lịch công tác theo chỉ đạo của BanGiám Đốc, tiếp tân, tổ chức bếp ăn tập thể cho nhân viên, giải quyết khiếu nại củakhách hàng, quản lý tài sản thiết bị của Siêu thị

Công tác bảo vệ: điều hành đội ngũ bảo vệ phòng cháy chữa cháy, toàn bộđội giữ xe của khách hàng và nhân viên Siêu thị

Trang 32

Phòng kế toán tài chính

Giúp Ban Giám Đốc quản lý điều hành công việc trong lĩnh vực kế toán

Tổ chức quản lý hoạt động tài chính, quản lý quỹ theo quy định của nhà nước

và quy chế hoạt động của Tổng Công ty

Kiểm tra việc mua sắm thiết bị vật tư

Thực hiện các chế độ kế toán

Phản ánh các nghiệp vụ thu, chi phát sinh

Kiểm tra, đánh giá, xây dựng hệ thống kiểm soát chứng từ chặt chẽ, đầy đủ,hợp lý

Phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán cần thiết cho hoạt động đầu tư của các dự

án mà Siêu thị đã lên kế hoạch

Cung cấp thông tin chính xác về hoạt động tài chính hiện tại của Siêu thị.Tham mưu cho GĐ trong lĩnh vực tài chính, thu, chi, vay và đảm bảo cácnguồn thu chi, chịu trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ

Kiểm tra tình hình sử dụng các loại vốn lưu động tại Siêu thị

Nhận xét, đánh giá khả năng huy động vốn của Siêu thị để Ban Giám Đốctìm ra những phương án tối ưu cho kế hoạch phát triển trong tương lai của Siêuthị

Tuân thủ nguyên tắc kế toán trong việc lập báo cáo tài chính

Ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ liên quan đến công việc kế toán.Thực hiện đầy đủ nghiệp vụ thu, chi thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn chonhà cung cấp

Tổ thu mua hàng

Trang 33

Phân bổ hàng hóa một cách hợp lý giúp cho hoạt động bán lẻ được thôngsuốt, tránh thừa thiếu hàng hóa.

Hoạch định phân tích đánh giá các phương án cải tiến và phát triển trong Siêuthị Sài Gòn

Hướng dẫn và tổ chức các phương án phát triển Siêu thị trên cơ sở phối hợpvới các phòng ban

Thường xuyên theo dõi hàng hóa để đưa hàng hóa vào kịp thời phục vụkhách hàng

Mặt khác luôn theo dõi chất lượng, hạn sử dụng của hàng hóa để nhanhchóng đổi hàng cho nhà sản xuất

Tổ bán sỉ

Theo dõi nguồn hàng, đặt hàng cung ứng kịp thời

Tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng để bán hàng với số lượng lớn.Tìm kiếm thông tin những nhà cung cấp uy tín trên thị trường để có nhữngmặt hàng có chất lượng phuc vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 34

Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trìnhmarketing.

Thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện cácchương trình và hoạt động marketing

Quản lý hệ thống mạng máy tính, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo phục vụkinh doanh

Tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và giám sát các mặt hoạtđộng kinh doanh của Siêu thị phù hợp với kế hoạch và chiến lược kinh doanhtrong từng thời kỳ đảm bảo Siêu thị kinh doanh có hiệu quả

Tổ kho

Kiểm kê hàng hóa theo từng tháng, từng quý, theo dõi nhập xuất hàng hóa rakho, nhập khi hàng đến và thông báo cho nhân viên bán hàng biết để lên hàng.Bảo quản, sắp xếp hàng hóa trong kho, cung cấp hàng hóa thường xuyên liêntục đủ số lượng và chất lượng cho việc bán lẻ

Tổ thu ngân

Thanh toán tiền hàng chính xác, tránh trường hợp nhầm lẫn gây phiền hà cho khách hàng, chịu trách nhiệm tính tiền và nhận tiền đầy đủ, chính xác

Giao tiền bán hàng cho ngân hàng và phòng quỹ sau khi hết ca

Đội bảo vệ

Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Siêu thị, bảo vệ tài sản, hàng hóa của Siêuthị, hướng dẫn và giữ hàng hóa của khách hàng khi có yêu cầu, xem xét cá vấn đề

an toàn về cháy nổ, an toàn điện, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu cháy nổ, sửa chữa

và bảo trì các máy móc, các thiết bị trong Siêu thị, nâng cấp và sửa chữa kịp thờikhi có dấu hiệu hư hỏng

Tạp vụ

Có nhiệm vụ làm vệ sinh các khu vực, các phòng ban trong Siêu thị

Trang 35

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán

2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 1.2:Bộ máy kế toán của Siêu thị Sài Gòn

2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng người

- Kế toán trưởng

Phân công chỉ đạo trực tiếp các nhân viên phòng kế toán, có quyền yêu cầucác bộ phận chức năng trong Siêu thị cung cấp dữ liệu đầy đủ cho công tác kếtoán, theo dõi kiểm tra tình hình biến động tài chính của Siêu thị, chịu trách nhiệmbáo cáo với cấp trên về công việc thuộc phạm vi quyền hạn của mình như: báo cáotài chính, các hợp đồng kinh tế và các chứng từ của Siêu thị, kiểm tra sổ sách…

Kế Toán Trưởng

Kế Toán Tổng Hợp( PPKT)

Kế toán

hàng

hóa(MV)

Kế toán hàng hóa(BR)

Kế toán thuế

Kế toán ngân hàng

Kế toán công

nợ phải thu

Kế toán công

nợ phải trả

Thủ quỹ

Kế

toán

thanh

toán

Trang 36

Phổ biến hướng dẫn các thông tư, văn bản quy định của Bộ Tài Chính chocác nhân viên kế toán.

Tiến hành phân tích các hoạt động kế toán và đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh

- Kế toán tổng hợp (Phó phòng kế toán)

Là người do Giám đốc bổ nhiệm theo yêu cầu của kế toán trưởng, thay kếtoán trưởng giải quyết công việc khi Kế toán trưởng đi vắng Hỗ trợ kế toántrưởng hoàn thành nhiệm vụ

Hoàn thành trách nhiệm kế toán tổng hợp

Kiểm tra đối chiếu số liệu lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gởi choBan Giám Đốc và Tổng Công ty, phân tích báo cáo tài chính theo quy định

Tổ chức bộ máy nhân sự của phòng

- Kế toán thanh toán

Phản ảnh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình lưu chuyển tiền của Siêu Thị,kiểm tra chứng từ gốc, lập phiếu thu chi theo dõi việc chấp hành quy chế thu chi,theo dõi tỷ giá hối đoái trên thị trường hàng này để quy đổi và hạch toán

Theo dõi các khoản phải thu, phải trả, đối chiếu sổ quỹ và kiểm kê quỹ hằngngày theo đúng quy định

Theo dõi các khoản tạm ứng theo đúng quy trình đã ban hành

Bảo quản, phân loại, lưu trữ các chứng từ gốc liên quan đến thanh toán.Phân loại, ghi chép, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo liên quan đến nghiệp vụthanh toán

- Kế toán hàng hóa

Chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hóa

Ngày đăng: 05/06/2015, 17:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w