Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh, phân tích khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ hiện tại và tương lai, Từ đó, có những đề nghị về phương hướng phát triển và giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành, nghề của đât nước. Mức tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, GDP ngày càng cao, khối lượng đóng góp của các ngành nghề vào GDP ngày càng lớn và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng và thành phần kinh tế khác nói chung với thị trường rộng mở, đầu tư nước ngoài sẽ tốt hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh mà các đối thủ sẽ hơn hẳn chúng ta về cả vốn, công nghệ, cả trình độ quản lý Hiện nay, với 6 nhà cung cấp cùng nhau chia sẻ thị trường thông tin di động Việt Nam. Bằng các chiến lược, chính sách chương trình khác nhau đã và đang làm nên một cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường vô cùng sôi động và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn khi có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Công ty thông tin di động VMS MobiFone, đơn vị dẫn đầu ngành thông tin di động Việt Nam, mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất Việt Nam, với lịch sử 14 năm hoạt động và phát triển, cũng đã và đang nỗ lực hết minh để củng cố địa vị của mình trên thị trường. Nhưng, chúng ta đang sống trong môi trường hội nhập và phát triển. Vị trí giành được hôm nay nhưng có thế sẽ bị đối thủ giành giật mất vào ngày mai. Nhất là khi phải đối mặt cùng các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư mà từ lâu đã coi Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Từ thực tiễn thị trường, sau một thời gian thực tập tại công ty thông tin di động VMS MobiFone, tôi quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh, phân tích khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ hiện tại và tương lai, Từ đó, có những đề nghị về phương hướng phát triển và giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế Phương pháp nghiên cứu: Để có thể thu thập thông tin làm cơ sở đưa ra những giải pháp, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích kinh doanh, dự báo, đọc tài liệu Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề của mình tôi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS trên thị trường đồng thời đề nghị những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh này trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone. Trong phạm vi của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, các vấn đề về cạnh tranh mà em có thể nghiên cứu chỉ ở trong một phạm vi nhất định. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thấy cô đê em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình hơn nữa. Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương I Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006. Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế giới có những sự kiện nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thông qua quy chế bình thường vĩnh viễn với Hoa Kì( PNTR) Bên cạnh đó, cũng có không ít các yếu tố khó khăn tác động không thuận đến sản xuất và đời sống dân cư: Ở trong nước là ảnh hưởng của bão số 1, bão số 6, bão số 9 và các bất thường về thời tiết khác; dịch bệnh trong nông nghiệp ., trên thị trường quốc tế, giá cả nói chung, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, xã hội ổn định. Có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2006 như sau: Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp: - Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%. - Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước tính đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%). Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn, chủ yếu do giảm số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đầu tư - Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%. -Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%. - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD. Thương mại -Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên. Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5% - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). -Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 20,5% so với năm trướ Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%.Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu USD). Bưu chính, Viễn thông 2006 tiếp tục là năm sôi động. Trên thị trường thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thử nghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng 11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và đa dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới bưu chính được củng cố. Ước tính đến hết tháng 12/2006, trên cả nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thời điểm năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4% thị phần với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuê bao di động). Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng ước tính đạt 1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyển sang sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL). Ước tính đến cuối năm 2006, cả nước có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông). Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 ước tính Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2006 đã khép lại với nhiều những sự kiện quan trọng, cả trong nước và quốc tế. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam là xu hướng toàn cầu hoá đang trở nên phổ biến trên thế giới thì mở cửa, hội nhập và cạnh tranh là vấn đề đang trở nẻn ngày càng khách quan hơn. Cùng với xu thế đó, ngành bưu chính viễn thông mà cụ thể là lĩnh vực thông tin di động đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Các nhà cung cấp mới xuất hiện, các dịch vụ đưa ra ngày càng đa dạng đang làm cho cuộc chiến cạnh tranh giữa các mạng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. 2. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa vị trí của Việt Nam lên một tầm cao mới khẳng định vị thế đất nước ta, dân tộc ta đối với cộng đồng quốc tế, là một minh chứng hùng hồn về quyết tâm và nghị lực của nhân dân ta xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, ổn định về chính trị, công bằng, gắn kết về xã hội, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xứng đáng là một trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng thực hiện các cam kết chung với cộng đồng quốc tế. Thêm vào đó là chủ trương cải cách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, tích cực xây dựng phát triển kinh tế theo xu hướng đa dạng hoá đa phương hoá đã tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều những cơ hội và thách thức: Các cơ hội khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.: Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt của nước ta có thể nói đã thay đổi hoàn toàn, được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vào hàng nhanh nhất trên thế giới, Việt Nam đang từng ngày từng giờ nỗ lực vì sự phát triển phồn thịnh quốc gia. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đựoc đánh giá Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có nguồn nhân lực dồi dào, thì trường tiêu thụ rộng lớn với dân số hơn 83 triệu người , có thành phần là dân số trẻ, sức mua lớn, khả năng tiêu thụ hàng hóa là rất lớn, thêm vào đó là các chính sách khuyến khích đầu tưmỏ cửa thị trường của nhà nước, xu thế hội nhập càng mở ra cho nước ta nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn, uy tín trên thế giới đến với Việt Nam. Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng đã có mặt ở Việt Nam, và số lượng sẽ ngày càng tăng lên kể từ năm 2007 này khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thì chúng ta cũng có nhiều cơ hội được tiếp xúc, sử dụng tận dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại của nước ngoài nhằm rút ngắn quá trình hiện đại hóa, các dây chuyền hiện đại sẽ đưa lại những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Song song với việc hiện đại hóa quy trình sản xuất thì vốn cũng là một lợi thế khi chúng ta hội nhập. Thị trường Việt Nam rộng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, nên các dự án đầu tư lớn khó lòng thực hiện nếu không có sự đầu tư từ nước ngoài, việc thu hút vốn từ bên ngoài sẽ giúp Việt Nam không chỉ giảm bớt các khoản nợ nước ngoài mà còn có cơ hội thực hiện các dự án lớn. Đặc biệt, việc xuất hiện các ngân hàng lớn mở ra cơ hội đầu tư lớn hơn cho mọi người, cho các doanh nghiệp cho cá nhân và cho xã hội. Việc gia nhập WTO cũng như gia nhập các tổ chức diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cơ hội được thế giới biết đến Việt Nam với những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu câu khách hàng đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được chơi trong 1 sân chơi với các anh lớn mà ở đó sự bình đẳng được tôn trọng tuyệt Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đối. Cạnh tranh bình đẳng , đầu tư bình đẳng và cơ hội dành cho tất cả các doanh nghiệp là như nhau. Đối với ngành viễn thông, thì công nghệ là yếu tố sẽ được nhiều nhất. Chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được tiếp xúc vơí các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Đây là một yếu tố rất quan trọng để ngành viễn thông nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đem lại cho khách hàng chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao, đem lạio nhiều các dịch vụ tiện ích, các dịch vụ giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Các thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam: Trên thực tế, các cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, còn các thách thức thì đã là rất hiện thực. Khi đã trở thành thành viên của WTO, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ khốc liệt hơn hiện nay rất nhỉều, đặc biệt với phần kinh doanh dịch vụ,vì theo cam kết, thị trường dịch vụ không có hạ tầng mạng sẽ mở rộng hơn so với cam kết trong BTA. Bên nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức vốn góp lên cao hơn, khả năng kiểm soát của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn . đây cũng là nguy cơ mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Quy mô mạng lưới của chúng ta còn nhỏ bé, năng lực của doanh nghiệp còn chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thôn còn yếu. Cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của các đối tác sẽ tạo nên một áp lực ghê gớm đối với hoạt động dịch vụ vốn còn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước. Hệ thống luật pháp cũng là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động. Hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, thêm vào đó là các thông lệ điều ước quốc tế. Gây cho các doanh nghiệp không ít các khó khăn. Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế, đã đem laị cho các doanh nghiệp Việt Nam noí chung và các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông nói riêng nhiều các cơ hội để tăng khả năng kinh doanh trong thời đại mới nhưng đồng thời cũng đưa lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng trỏ nên khốc liệt hơn. II. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp 1.1 Khái niệm cạnh tranh Có nhiều quan điểm khác nhau diễn đạt khái niệm cạnh tranh. Khó khăn không chỉ ở chỗ nó được diễn đạt khác nhau mà còn vì không có sự nhất trí rộng rãi đối với các khái niệm này. Cạnh tranh là khái niệm được sử dụng rộng rãi, trên cả bình diện vi mô và vĩ mô. Cạnh tranh không chỉ ở trong doanh nghiệp mà còn cạnh tranh giữa các ngành, các quốc gia, khu vực. Trên mỗi phương diện lại xem xét cạnh tranh trên góc độ khác nhau, sử dụng các tiêu chí khác nhau để đánh giá về khả năng cạnh tranh. Nhưng xét trong phạm vi 1 doanh nghiệp, thì cạnh tranh cuối cùng cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn, trong khuôn khổ luật pháp và định hướng quốc gia. Cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người ta không coi là một quá trình cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong nền kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá bán được nghiên cứu một cách nghiêm túc thì khi đó vấn đề mới được đặt đúng vị trí vốn có của nó. Vào đầu những năm 20 của thế kỷ 20, nhiều nhà kinh tế học đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu để vượt qua sự tách bạch giữa độc quyền thuần tuý và cạnh tranh không hoàn hảo. Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD 10 [...]... 32 Chương II Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông tin di động VMS MobiFone I Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone và khả năng cạnh tranh của công ty qua các thời kỳ 1 Khái quát quá trình phát triển của công ty thông tin di động VMS MobiFone 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty thông tin di động được thành lập ngày 16/4/1993... viên trên thị trường… Di n đàn cấp cao về cạnh tranh công nghịêp của tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế( OECD) đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: Là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau: là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp... 0918.775.368 29 cạnh đó cần quan tâm đến các hoạt động xúc tiến như quàng cáo, khuyến mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng… nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, đó cũng là một cách để nâng cao khả năng cạnh tranh 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng Đặc điểm nổi bật và dễ nhận thấy của VMS MobiFone là một công ty kinh doanh... vụ thông tin di động Một ngành còn non trẻ và khá mới mẻ so với lịch sử phát triển của các ngành khác trên thế giới (mới hơn 10 năm) nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng Ở Việt Nam, từ chỗ chỉ có 2 nhà cung cấp là Công ty thông tin di động MobiFone và Công ty dịch vụ viễn thông VinaFone đến nay đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: Công ty thông tin di động VMS MobiFone, công ty dịch vụ viễn thông. .. chỉ là nhiệm vụ của nhà nước , doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân III, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung 1.1 Các nhân tố thuộc về doanh ngiệp Yêú tố về sản phẩm Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gian sản xuất kinh doanh đều phải... ngày 11/10/1997 của tổng cục trưởng cục bưu điện về việc thành lập doanh nghiệp nha nước công ty thông tin di động Quyết định này nêu rõ: “ Công ty thông tin di động là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” ( nay là tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) và có tên giao dịch quốc tế là “VietNam Mobile Telecom Services.Co ( VMS) ” Mạng thông tin di động thống nhất... với sản phẩm 3.3 Đối với nền kinh tế Cạnh tranh được coi là linh hồn của nền kinh tế Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh Cạnh tranh đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá... lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 14 Nâng cao khả năng cạnh tranh là một điều tất yếucủa mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt một chu trình chất lượng và đảm bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp Để tăng cường khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không thể không... tâm khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ 2 Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Với mỗi quan điểm về cạnh tranh thì lại có các tiêu thức khác khau để đánh giá về khả năng cạnh tranh nhưng xét trên góc độ nghiên cứu về cạnh tranh của doanh nghiệp thông tin di động thì có thể đánh giá khả năng cạnh tranh theo các tiêu thức sau: Chỉ tiêu định lượng:... 17 đi lại trong vùng thì chỉ tiêu chất lượng mạng lưới lại là yếu tố quan trọng hơn 3 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng mở rộng như hiện nay thì cạnh tranh trở thành một điều tất yếu khách quan khẳng định vai trò ngày càng trở nên quan trọng Cạnh tranh được coi là động lực của sự phát . tại công ty thông tin di động VMS MobiFone, tôi quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong. về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng