I. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam và phương hướng phát triển kinh doanh của công tin thông tin di động VMS
1. Xu hướng phát triển thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian tớ
gian tới
1.1 Dự báo về sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam
Thị trường thông tin di động của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và cuộc cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động ngày càng trở nên quyết liệt.Năm 2007 là năm được coi là sự chạy đua song hành 3/3 của 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA là S Phone, EVN telecom, HT Mobile ( nhóm 1) và 3 nhà cung cấp hiện chiếm tới 90% thị trường sử dụng công nghệ GSM là Viettel Mobile, Vina Phone, MobiFone.( nhóm 2) Qua những diễn biến trong thời gian qua thì nhóm 1 vẫn theo đuổi chính sách cạnh tranh bằng gía với các đợt khuyến mại giảm giá cước , nhất là cước gọi nội mạng, tặng ngày sử dụng… với mức giá thấp hơn hẳn so với nhóm 2. Cùng với chiến lược giảm giá là khuyến mại. Đây là hình thức được tất cả các mạng yêu thích sử dụng. Các hình thức khuyến mại ngày càng phong phú đa dạng hơn. Từ tặng máy tặng tiền( HT Mobile) đến, tặng ngày sử dụng, tặng thêm % số tiền giá trị thẻ cào, tặng thời gian gọi, nhắn tin, khuyến mại bốc thăm trúng thưởng…..Để nhằm gây ấn tượng với người tiêu dùng và kích thích sự tò mò của khách hàng, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Ngày nay, với xu hướng hiện đại hoá, con người ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm có công nghệ cao, điện thoại di động đã trỏ nên quen
thuộc với tất cả mọi người mọi tầng lớp dân cư, từ nhà kinh doanh, chính trị đến giới công chức văn phòng , học sinh , sinh viên, buôn bán…. Điện thoại đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu.Đặc biệt là với những ngưòi trẻ tuổi. Tốc độ tăng trưởng số thuê bao di động mỗi năm thêm 5 triệu thuê bao (mức tăng trưởng duy trì ở mức cao, từ 60%- 70%). Hơn thể, so với các nước trong khu vực và trên thế giới , tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại ỏ Việt nam vẫn còn thấp(khoảng 19% dân số, trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ này là 50%,Philipin là 40%. Singapore là 105%). Do vậy, thị trường Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động trong nước và quốc tế. Hàng loạt các chiến lược đã được đưa ra và thực hiện để lôi kéo khách hàng. Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn mạng di động mà mình cho là tốt nhất tối ưu nhất, phù hợp với khả năng chi trả của mình nhất. Trong tuơng lai, khách hàng sẽ ưa chuộng công nghệ nào hơm, CDMA hay GSM, điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách của các mạng. Hiện nay, VMS MobiFone đang dẫn đầu mạng đựoc lựa chọn của tương lai.
Một trong những vũ khí cạnh tranh của tưong lai các dịch vụ cộng thêm các dịch v ụ giá trị gia tăng. Càng ngày người tiêu dùng càng có nhiều lợi ích hơn khi có sẵn dịch vụ luôn sẵn sàng phục v ụ mọi yêu cầu. Trong hoàn cảnh Viet nam ra nhập WTO, các công ty nước ngoài chắc chắn sẽ nhaỷ vào thị trường trong nứoc và cạnh tranh bằng các dịch vụ giá trị gia tăng thay vì cạnh tranh bằng việc cho ra đời một mạng thông tin di động mới.
Một trong các sản phẩm t hay thế tốt nhất c ho điện thoại di động là điện thoại cố định không day, khi mà giá cước ngày cang giảm thì nhiều người sẽ có xu hướng sẻ dụng điệm thoại cố định không dây thay vì dùng điện thoại di động.
1.2 Định hướng phất triển của ngành bưu chính Viễn thông Việt Nam •Các chỉ tiêu phát triển.
- Đến năm 2010, mật độ điện thoại di động từ 40-50 máy/100 dân với tổng số thuê bao di động đạt 45 triệu thuê bao.
- Viễn thông và Internet trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP ngày càng tăng, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 -2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Đến năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và Internet đạt khoảng 55.000 tỷ đồng.
- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực.
- Mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động đến tất cả các huyện trong cả nước, hầu hết các xã trong các vùng kinh tế trọng điểm và hầu hết các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng.
- Số vốn đầu tư để phát triển mạng thông tin di động được doanh nghiệp đầu tư và huy động từ công chúng khoảng 30.000 tỷ đồng.
•Định hướng phát triển.
Định hướng phát triển thị trường:
- Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và Internet cùng hợp tác và phát triển. Đến năm 2010, thị phần của các doanh nghiệp mới (ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) đối với một số dịch vụ quan trọng như điện thoại quốc tế, thuê kênh, thông tin di động, Internet băng rộng đạt tỷ lệ 40 - 50%.
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị và Internet.
- Các doanh nghiệp viễn thông và Internet Việt Nam khai thác có hiệu quả thị trường trong nước, tiến tới mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường nước ngoài.
Định hướng phát triển mạng lưới :
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông và Internet tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, có độ bao phủ rộng khắp, đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Từng bước chuyển sang triển khai mạng thế hệ sau (NGN) phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất.
- Đẩy mạnh phát triển mạng truy nhập băng rộng để đảm bảo phát triển các ứng dụng trên mạng như: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo và khám chữa bệnh từ xa.
- Đẩy mạnh phát triển các mạng viễn thông di động, tiến tới hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 và các thế hệ tiếp sau.
Định hướng phát triển dịch vụ:
- Ưu tiên phát triển các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông và xu hướng hội tụ dịch vụ viễn thông cố định với viễn thông di động.
- Chú trọng phát triển mạnh các dịch vụ di động, dịch vụ băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền dẫn, phát sóng, dịch vụ thuê kênh, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) phát triển nhằm khai thác tối đa dung lượng và đảm bảo hiệu quả sử dụng mạng viễn thông công cộng.