1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược của coca cola tại thị trường việt nam

27 15,7K 123

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 456,59 KB

Nội dung

Coca cola đã không ngừng hoạch định cũng như thực thi các chiến lược phù hợp với thời cơ marketing. Trên các thị trường quốc tế, Coca cola đã đẩy mạnh mọi chiến lược của mình tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự bùng nổ của nền kinh tế thế giới. Cùng với đó là nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, nhiều hàng hóa ra đời. Để đáp ứng được điều đó, các nhà kinh doanh đua nhau tăng gia sản xuất, tạo ra các mặt hàng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải mỗi hàng hóa chỉ duy nhất có một nhà sản xuất, các doanh nghiệp mọc lên rất nhiều để mong tìm kiếm lợi nhuận. Vì thế có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cùng sản phẩm, bởi vậy để tồn tại được trên thị trường mỗi doanh nghiệp đều phải có những chiến lược cho riêng mình. Không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, các doanh nghiệp luôn áp dụng các chến lược marketing như: chiến lược dẫn đạo về chi phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược công nghệ cao, chiến lược hợp lý hóa sản xuất, để phát triển sản phẩm và giữ vị thế của mình trên thị trường. Mặc dù vậy, mỗi doanh nghiệp lại áp dụng chiến lược theo các phương thức khác nhau và cũng có những doanh nghiệp thành công và thu được lợi nhuận cao, bên cạnh đó có những doanh nghiệp bị thất bại. Thị trường nước giải khát tại Việt Nam có thể xem là đã bão hòa, nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu lớn cả trong và ngoài nước như Coca-Cola, Pepsico, Tân Hiệp Phát, Đặc biệt là giữa hai đối thủ truyền kiếp là Coca-Cola và Pepsico. Tuy nhiên có thể thấy, hiện nay, Coca-cola đã trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước giải khát hàng đầu Việt Nam. Là người đến sau, Pepsico cũng như là doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam nhưng nhờ áp dụng tốt những chiến lược kinh doanh thích ứng với thời cơ marketing quốc tế mà Coca- cola tại thị trường Việt Nam đã đạt được thành công như hiện nay. Vậy để lí giải cho quá trình dẫn đến thành công của Coca-cola, nhóm 5 đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của Coca-cola tại thị trường Việt Nam. Đề xuất các giải pháp đối với hoạch định và thực thi chiến lược marketing ”. I. Giới thiệu về Cocacola Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca-Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ vào năm 1960. Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá koca và hạt kola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light hay Diet Coke – CocaCola dành cho người ăn kiêng, Coca-Cola Cherry Trên thế giới coca cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Á Âu, Trung Đông, Châu Á, Châu Phi. Ở châu Á Cocacola hoạt động ở 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin, Nam Thái BÌnh Dương và Hàn Quốc, phía Tây và Đông Nam châu Á. Năm 1990, Cocacola bắt đầu được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 2/1994 coca cola mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tháng 5/2001 do sự cho phép của chính phủ Việt Nam, 3 công ty nước giải khát coca cola tại 3 miền đã hợp nhất thành một và chịu sự quản lý chung của công ty coca cola Việt Nam. Từ ngày 1/3/2004 coca cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco- một trong những tập đoàn đóng chai nổi tiếng của Coca-Cola thế giới. Coca cola có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc đó là: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên trên 900 người. Trụ sở chính được đặt tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. II. Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của Cocacola tại thị trường Việt Nam II.1. Môi trường quốc gia II.1.1. Môi trường kinh tế Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Sau khi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm vận và sau hơn 20 năm xây dựng nền kinh tế mở cửa, Việt Nam đã trở thành một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thế mạnh của thị trường Việt Nam là: dân số Việt Nam đông, có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có độ an toàn cao, tốc độ tăng trưởng nhiều năm liền đạt mức cao trong khu vực. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài. Về tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm từ 2005-2007 tương đối cao, nhưng từ năm 2008-2009 thì mức tăng trưởng giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế sự tăng trưởng để giảm lạm phát của Nhà nước. Và năm 2010 mức tăng trưởng đã tăng lên con số 6,78%. Có thể nhận thấy, kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, do đó Coca-Cola có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuân cao hơn. Về mức lãi suất, lãi suất cơ bản năm 2008 dao động mạnh từ 14%-8.5%, năm 2009 là 7% và lãi suất cơ bản hiện nay là 8%. Với lãi suất cơ bản hiện nay thì lãi suất trần là 12%, điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất… Về lạm phát, năm 2014 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đạt được mục tiêu kép – tăng trưởng kinh tế cao hơn (5,93%) đi kèm với lạm phát ở mức thấp hơn (1,84%). Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình kinh doanh của Coca-Cola tại Việt Nam. II.1.2. Môi trường chính trị Việt Nam là một quốc gia hòa bình, chính trị ổn định, có một Đảng duy nhất. Đây là những yếu tố thuận lợi và hấp dẫn Coca-Cola khi quyết định xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ còn có những chính sách như miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt bằng, hỗ trợ vay vốn, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đây là điểm có lợi cho Coca-Cola hay bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào muốn đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam. Gần đây, tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến một bộ phận người dân bị kẻ xấu lợi dụng gây ra các cuộc biểu tình, phá hoại tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay khi biết được tình hình, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những hành động đúng đắn như thực hiện việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định và hoàn thuế đối với hàng hoá bị tổn thất; cho phép thông quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp bị thiệt hại đang có nợ thuế. Cơ quan thuế khẩn trương khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường, bao gồm cả trường hợp không còn chứng từ, hoá đơn. Doanh nghiệp sẽ được giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường. Điều này, đã thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. II.1.3. Môi trường luật pháp quốc gia Về môi trường luật pháp nước chủ nhà: Mỹ được cho là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Phải kể đến luật chống độc quyền. Tòa án Mỹ có quyền xét xử đối với các hành động của các tập đoàn ở ngoài nước nếu như hành động của họ có gây ra hậu quả trong nội bộ nước Mỹ. Về môi trường luật pháp nước sở tại: Hành lang Pháp lí của Việt Nam đã thực sự có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp nước ngoài(DNNN) đầu tư vào VIệt Nam.Khi quyết định dầu tư, nghiên cứu môi trường đầu tư các DNNN nhìn nhận được những cải thiện như: Xoá bỏ chế độ mua bán ngoại tệ bắt buộc ,xoá bỏ thuế chuyển lợi nhuận,giảm cước truyền thông quốc tế ,có sự tiếp thu ý kiến của các bên liên quan khi đưa ra các quy phạm pháp luật tuy nhiên Pháp luật Việt Nam còn có sự không ổn định với những thay đổi chi trong thời gian ngắn,đIều này thực sự là một khó khăn lớn cho các DNNN muốn làm ăn ổn định lâu dài tại Việt Nam.Các quy chế Pháp luật của Việt Nam khi thay đổi không cho các nhà kinh doanh kip thời gian chuẩn bị để các chiên lược đối phó kể cả khi sự thay đổi đó có tác động nhiều dến hiệu quả kinh doanh va các chiến lược cua công ty.Vì vậy đây cũng là đIêu làm các nhà đầu tư phải thực sự cân nhắc và rụt rè khi quyết định đầu tư vào Việt Nam,còn với những doanh nghiệp đã đang hoat đông tại Việt Nam thì cũng là cả một sự đau đầu khi cần chiến lược để ứng phó một cách phù hợp và có hiệu quả. Khi Coca-Cola tái thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1994 , các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam không được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bởi luật pháp lúc đó chưa có quy định gì về việc thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Do vậy, cách duy nhất giúp Coca-Cola có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam là liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Sau đó, khi luật pháp Việt Nam đã có những điều luật cho các doanh nghiệp FDI, Coca-Cola đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. II.1.4. Môi trường văn hóa Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và ham vui, người Việt Nam yêu nước, rất tự hào về dân tộc, yêu thích thể thao đặc biệt là bóng đá. Người Việt Nam rất thích thể hiện bản thân và quan tâm nhiều đến thương hiệu. Giởi trẻ Việt Nam rất sáng tạo, muốn thể hiện bản thân và thử nghiệm những điều mới mẻ. Ngoài ra, người Việt còn rất chú ý đến việc ăn uống thứ có lợi cho sức khỏe. Đây là điều Coca-Cola cần phải chú ý, cần có những chính sách đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng và trong hoạt động marketing cần nhấn mạnh vấn đề sức khỏe. Coca-Cola cần vận dụng các giá trị văn hoá dân tộc vào từng doanh nghiệp bởi nền văn hoá Việt Nam vốn phong phú và vô cùng đa dạng, cộng thêm cách nhìn nhận và tiếp cận nền văn hoá dân tộc khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu của mỗi người. Mặt khác, trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng cộng với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) trên thế giới, để có thể thích nghi nhanh chóng và hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam, Coca cola Việt Nam cần xây dựng cho mình một nền văn hoá phù hợp với bản sắc dân tộc mà con chứa đựng những yếu tố văn hoá hiện đại. Nói cách khác, đó phải là một nền văn hoá linh hoạt và có khả năng học hỏi và tiếp thu được những thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, những giá trị văn hoá tốt đẹp từ bên ngoài, nhờ đó phát huy được tinh sáng tạo của mọi thành viên trong doanh nghiệp. II.2. Cấu trúc thị trường, đặc điểm thị trường, nhu cầu thị trường II.2.1. Phân tích cấu trúc thị trường Trên thế giới, nước giải khát được chia ra thành nhiều loại khác nhau: nước giải khát có gas, nước giải khát không có gas, nước giải khát pha chế từ hương liệu và chất tạo màu, nước giải khát từ trái cây, nước giải khát từ thảo mộc, nước giải khát vitamin và khoáng chất, nước tinh khiết, nước khoáng… Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, khi mà mức thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ càng quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm là vấn đề họ ngày càng quan tâm. Có lẽ đây là lý do vì sao mà xu thế chung của thị trường nước giải khát là sự sụt giảm mạnh mẽ của nước giải khát có gas và sự tăng trưởng của các loại nước không có gas. Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường hàng năm, thị trường nước giải khát không gas tăng 10% trong khi đó nước có gas giảm 5%. Điều này cho thấy cùng với xu thế chung trên thế giới, người tiêu dùng Việt Nam đã chú ý lựa chọn dùng các loại nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên, giầu vitamin và khoáng chất, ít có hóa chất kể cả các hóa chất tạo hương vị màu sắc. Chính vì thế, các công ty sản xuất kinh doanh nước giải khát tích cực đầu tư dây chuyền, thiết bị, công nghệ theo hướng khai thác nguồn trái cây, trà xanh, thảo mộc và nước khoáng rất phong phú đa dạng trong nước,chế biến thành những đồ uống hợp khẩu vị, giầu sinh tố bổ dưỡng cho sức khỏe… đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. II.2.2. Nhu cầu thị trường và đặc điểm thị trường Để thực hiện giai đoạn này cần phải trả lời được 5 câu hỏi quan trọng sau: - Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cơ bản nào, mối quan hệ giữa chất lượng vốn có của sản phẩm với nhu cầu của KH? Coca-cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống,, nước uống không cồn và đồ uống có gas. Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với hương vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung như Coke ít gas, sprite, fanta, coke hương vani, nước trái cây, bên cạnh đó còn có dòng sản phẩm nước lọc đóng chai Dasani,…. Cocacola là thương hiệu được định vị tromg đầu khách hang như một thức uống giải khát có gas số 1 thế giới- một sản phẩm của nhãn hiệu hang đầu thế giới. Nó giúp cho con người cảm thấy sảng khoái , tỉnh táo và khỏe khắn trở lại. - Khách hàng hiện thỏa mãn nhu cầu của mình bằng cách nào? Trong điều kiện gì và điều này ảnh hưởng tới tiềm năng thị trường như thế nào? Coca-Cola tập trung vào những nơi đông dân cư, sôi nổi và tập khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến là thế hệ trẻ năng động và dám chấp nhận cái mới. Và Coca-Cola đã được các bạn đón nhận. Điều này một lần nữa khẳng định thị trường Việt Nam là cực kỳ tiềm năng và được đánh giá là lọt top 25 thị trường tiềm năng của hãng. Chính vì vậy mà sau hơn 30 năm sau khi hết lệnh cấm vận của Mỹ thì nó đã quay ngay trở lại thị trường Việt Nam với nhiều chương trình xúc tiến, quảng cáo và cực kỳ thông minh để chiếm được cảm tình và được đón nhận trong tâm trí của người tiêu dùng. - Những sản phẩm có khả năng thỏa mãn những nhu cầu này hiện được mua ở đâu và như thế nào? Thông qua loại hình cửa hàng nào? Những mặt hàng của Coca-Cola được phủ rộng trên khắp mọi nơi mà ở bất cứ đâu ta cũng sẽ có được sản phẩm này từ các đại lý, siêu thị, quán ăn, các quán giải khát lớn nhỏ, từ các con phố đến các con hẻm, trải dài từ Bắc tới Nam. - Sản phẩm của công ty so với những sản phẩm hiện hữu về các dặc tính kỹ thuật, giá cả, chất lượng, như thế nào? Coca-Cola định giá trên người mua theo giá trị nhận được. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là quan trọng nhất. Họ sử dụng những yếu tố về giá trong marketing mix để xây dựng được giá trị cảm nhận trong tâm trí khách hàng. Khi mới vào thị trường, Coca-Cola định giá thâm nhập: khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola lại chọn một mức giá khá thấp với hi vọng rằng sẽ thu hút được một lượng lớn thị phần. - Nếu nhu cầu là nhu cầu hiện tại thì sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống ? Nếu sản phẩm là ngầm ẩn thì các thuộc tính của sản phẩm định giới thiệu có phù hợp với các khía cạnh văn hóa, xã hội, công nghệ không? Coca-Cola là doanh nghiệp vướng mắc rất nhiều những vụ lùm xùm tại Việt Nam, nổi tiếng nhất phải kể đến phi vụ trốn thuế cả một thời gian dài, phải nói là từ khi kinh doanh tại Việt Nam, họ chưa phải đóng một đồng thuế nào do liên tiếp khai lỗ và sử dụng kẽ hở ở trong luật Việt Nam để ngụy biện cho hành vi trốn thuế của mình. Tuy báo thua lỗ nhưng Coca-Coal vẫn mở rộng địa bàn hoạt động kèm theo đó là hàng loạt đầu tư cơ sở hạ tầng khiến dư luận lên tiếng. Và tinh ý ra một chút thì ta khó có thể chấp nhận được hành vi lừa dối này của Coca-Cola, tiếp theo đó là vụ chuyển giá của Coca-cola. Tất cả những điều trên tuy không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Coca-Cola tuy nhiên lại gây cái nhìn xấu về Coca- Cola. Có nhiều người đã quay lưng lại với Coca-Cola rất giống với sự việc đã từ rất lâu khi mà Coca-Cola quyết định đổi tên toàn bộ sản phẩm của mình sang New coke. Hương vị của sản phẩm mới ngon hơn, tuy nhiên người tiêu dùng lại quá quen với sản phẩm cũ, họ thấy mình bị xúc phạm và quay lưng ngược lại với Coca-Cola ngay lập tức. Không thể phủ nhận rằng, họ đã làm rất tốt khoản truyền thông và định vị hình ảnh sản phẩm Coca-Cola nói riêng, tuy nhiên lại làm người tiêu dùng sụp đổ về hành vi thực tế của mình. Liệu rằng Coca-Cola có còn trên đỉnh vinh quang như ngày nào? Đây cũng là câu trả lời mà mọi người mong đợi và nó sẽ được giải đáp trong tương lai. II.3. Đánh giá các rào cản xâm nhập - Sự hạn chế sở hữu nước ngoài: Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau, năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh do trong thời gian đó luật pháp Việt Nam không cho phép công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên thị trường, đặc biệt là công ty Mĩ (do lúc đó Mĩ và Việt Nam đang xảy ra chiến tranh). Tới năm 1995, để thâm nhập vào thị trường này, Coca-Cola đã bắt đầu liên doanh liên kết với các công ty trong nước để có thể hoạt động trên thị trường. Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động,thì các liên doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương và tới bây giờ, Coca-Cola được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài. - Quy định về nội dung và hình thức quảng cáo Quy định về nội dung và hình thức quảng cáo cũng đang là trở ngại cho hoạt động Marketing của các công ty Việt Nam hiện nay, cụ thể là với các quy định “không vượt quá giới hạn 20% diện tích mỗi trang thể hiện trên khuôn hình” hay “không so sánh nhất ” trong quảng cáo. “Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình: Chương trình thời sự; chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.” ….Như vậy, một số quy định pháp luật về quảng cáo cũng đã góp phần tạo thêm những trở ngại cho hoạt động Marketing của các công ty. - Thuế vẫn là một rào cản đối với doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các văn bản về thuế không khác gì mê hồn trận, thủ tục "cồng kềnh". Doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành nghĩa vụ thuế. Cũng theo “Báo cáo môi trường kinh doanh 2015” do WB công bố ngày 15/1 vừa qua cho thấy, chỉ số nộp thuế của Việt Nam bị tụt 22 bậc; số giờ nộp, làm thủ tục về thuế và bảo hiểm xã hội lớn nhất trong khu vực và tổng thuế suất doanh nghiệp phải nộp cao hơn mức trung bình của ASEAN. Ngoài ra còn có các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề đăng ký nhãn và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá,… - Quy định về khuyến mãi Vừa đổ bộ vào thị trường Việt Nam, Coca-cola đã đưa ra chiêu đại hạ giá để giành thị phần. Nhưng khi đó, luật pháp Việt Nam đã kịp điều chỉnh với các quy định về việc khuyến mãi không được bán dưới giá thành sản xuất và quy định phần trăm cụ thể. - Hàng rào của bản thân thị trường: Coca-Cola gặp phải một số thách thức khi mà thị trường tiềm năng của họ ngày càng nhiều đối thủ xâm lấn; đặc biệt là hàng trà thảo mộc- tìm được một trong những nét văn hóa của người dân Việt. Không những vậy người dân ở đây ngày càng coi trọng sức khỏe và mẫu mã cũng như sự đa dạng sản phẩm nên coca cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi sản phẩm của mình được mọi người biết đến với 1 mùi vị duy nhất và uống sản phẩm nhiều dễ gây hại cho sức khỏe. II.4. Xác định các đối thủ cạnh tranh • Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh? Đó là ai? Phân loại như thế nào. Coca- Cola có 2 loại đối thủ cạnh tranh: + Đối thủ cạnh tranh quốc tế: PepsiCo có lợi thế về kinh nghiệm toàn cầu, quy lớn,… + Đối thủ cạnh tranh quốc gia: Tân Hiệp Phát, Tribeco, URC ,…có ưu thế về “thi đấu trên sân nhà” như: khả năng tiếp cận hệ thống phân phối, hậu cần, sự am hiểu về nhu cầu người dân quốc gia mình, Có thể nói, ở thị trường Việt Nam, Coca-Cola và Pepsi chia nhau thống trị thị trường nước ngọt có gas, Tân Hiệp Phát chiếm giữ mảng không gas, tạo nên thế cân bằng trên thị trường nước giải khát Việt Nam. • Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Điểm mạnh Điểm yếu [...]... như Coca- Cola Ngay sau đó, các đối thủ trên thị trường Việt Nam một số phải đóng cửa, một số phải chuyển hướng kinh doanh theo kiểu tránh đối đầu trực tiếp và như vậy trên thị trường Việt Nam chỉ còn lại Coca- Cola và Pepsi trên thị trường nước giải khát có gas III Thực trạng chiến lược marketing của Cocacola tại thị trường Việt Nam III.1 Phân đoạn thị trường mục tiêu và định vị III.1.1 Phân đoạn thị trường. .. quả chiến lược marketing mà Coca- Cola Việt Nam sử dụng được dễ dàng nhận thấy từ khi Coca- Cola bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam, nhờ áp dụng chiến lược phù hợp mà kể cả gặp rất nhiều bất lợi khi mới bước chân vào thị trường mà đến nay Coca- Cola đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành nước giải khát Việt IV Giải pháp đối với hoạch định và thực thi chiến lược marketing của Cocacola Việt Nam. .. Nẵng, Hà Nội II.6 Đánh giá phương thức xâm nhập Tại thị trường Việt Nam, Coca cola đã có mặt tại thị trường miền Nam từ những năm 1960 và sản phẩm tiêu thụ đều là sản phẩm nhập khẩu Đến năm 1975 sau chiến tranh công ty đã ngừng hoạt động Khi chính phủ Việt Nam bãi bỏ lệnh cấm vận thì Coca cola quyết định tái xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tháng 2/1994 Coca cola đã trở lại với phương thức liên doanh Trong... thị trường truyền thống để có thể mở rộng them thị phần Và cho đến nay, sản phẩm của Cocacola đã có mặt trên hơn 200 quốc gia trên thế giới Điều này đã khẳng định được vị thế của Cocacola, sự khôn ngoan trong sử dụng các chiến lược để hoàn thành các mục tiêu marketing của mình III.3 Chiến lược chung Khi mới lựa chọn khi bắt đầu xâm nhập thị trường là chiến lược khác biệt hóa và mở rộng thị trường Coca- ... nhưng Coca- Cola Việt Nam vẫn tiếp tục tài trợ cho hoạt động thể thao Việt Nam hàng tỷ đồng mặc dù có sự phản đối kịch liệt từ phía đối tác Việt Nam, ngoài ra Coca- Cola còn hạ giá bán sản phẩm 20% Kết quả là các đối tác Việt Nam không thể bù đắp lại các khoản lỗ và buộc phải bán toàn bộ phần vốn cho phía Coca- Cola Như vậy, Coca- Cola đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài Khi Coca- Cola vào Việt Nam thì... cocacola đã được giới trẻ nhanh chóng đón nhận III.1.2 Thị trường mục tiêu Có thể nói trước khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì cocacola đã là tập đoàn sản xuất nước ngọt lớn nhất thế với chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường Và khi xâm nhập vào Việt Nam công ty vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược đó Đầu tiên, cocacola tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu cao do mật độ dân số cao như 3 thành... mà Cocacola hướng tới là giới trẻ mong muốn nhận được III.2 Mục tiêu marketing Mục tiêu marketing của coacola chính là “chắc chân thị trường Theo chiến lược này thì hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải để rồi không thu được gì trong cả năm Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu của cocacola là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không phải dàn trải thị trường của. .. đã biết, Coca- cola và Pepsi là hai đối thủ truyền kiếp của nhau trên thị trường nước giải khát Vào thị trường Việt Nam sau Pepsi nên khi mới bước chân vào Coca- cola đã phải định giá thấp đi từ 20-25% so với giá của nó trên thị trường Mỹ nhằm gây ra cú sốc giá, lôi kéo khách hàng về phía mình Hiện nay thì giá của hai sản phẩm này có mức giá cũng không chênh lệch nhau nhiều III.4.2.2 Chiến lược điều... điều chỉnh giá  Định giá chiết khấu: Coca- cola Việt Nam có hệ thống phân phối rộng khắp, chặt chẽ từ Bắc đến Nam Các sản phẩm của Coca- cola có mặt ở khắp mọi nơi do sự hoạt động liên tục của các nhà máy ở cả ba miền và có trên 300000 các đại lý Do đặc điểm của ngành cạnh tranh khốc liệt về giá cùng với chiến lược chung của công ty, vì vậy Cocacola áp dụng chiến lược giá chiết khấu cho hệ thống nhà... TNHH Dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca- Cola; Công ty Cổ phần Biên Hoà cung cấp thùng carton, hộp giấy để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho Coca- Cola … • Phương thức vận chuyển của Coca- Cola: Vì sao sản phẩm của Coca Cola đến được mọi ngóc ngách của thị trường? Nhân viên của Coca cola, nhân viên của một tập đoàn hàng đầu thế giới đã đi đến từng đại lý, dùng mọi phương . Việt Nam chỉ còn lại Coca -Cola và Pepsi trên thị trường nước giải khát có gas. III. Thực trạng chiến lược marketing của Cocacola tại thị trường Việt Nam III.1. Phân đoạn thị trường mục tiêu và. thành công của Coca -cola, nhóm 5 đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của Coca -cola tại thị trường Việt Nam. Đề xuất các giải pháp đối với hoạch định và thực thi chiến lược. Đánh giá thời cơ marketing quốc tế của Cocacola tại thị trường Việt Nam II.1. Môi trường quốc gia II.1.1. Môi trường kinh tế Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Sau khi chính phủ bãi bỏ

Ngày đăng: 04/06/2015, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w