1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

58 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 521 KB

Nội dung

Qua nghiên cứu những số liệu về tình hình cho vay tại ngân hàng,thấy được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, cũng là một trongnhững hoạt động tín dụng cơ bản của ngân hà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài:

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc thì nhiệm

vụ tài trợ cho các khoản thiếu hụt này được giao cho các tổ chức tài chính- ngân hàng

mà đặc biệt là các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại cung cấp vốncho khách hàng có nhu cầu, giúp xã hội giải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn tạmthời, làm cho quá trình sản xuất được liên tục, nâng cao chất lượng cuộc sống… Gópphần vào quá trình phát triển xã hội Bên cạnh đó ngân hàng cũng có một khoản thunhập từ lãi, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển Cho vay khách hàng cá nhân khôngchỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánhTP.Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu những số liệu về tình hình cho vay tại ngân hàng,thấy được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, cũng là một trongnhững hoạt động tín dụng cơ bản của ngân hàng, đã mang lại một phần thu nhập chongân hàng nhưng những kết quả đạt được đó chưa xứng đáng với quy mô có thể đạttới, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại đây vẫn gặp phải một số khó khăn Đểgiải quyết những khó khăn này cũng như phát triển hoạt động cho vay khách hàng cánhân thì trong thời gian tới ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khắc

phục những khó khăn tồn đọng hiện có Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh “ để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí

Minh

Chương 2: Thực trạng hoạt động của tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng

Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kinh nghiệm thực tế của em còn rất hạnchế vì vậy bài viết của em khổng thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận

Trang 2

được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng các anh ( chị ) đang công tác tại Ngân hàngCông Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.

2/ Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân là nghiệp vụ quan trọng của phòng khách hàng

cá nhân chi nhánh Vietinbank HCM và mục tiêu của báo cáo là tìm hiểu về nghiệp vụnày, làm rõ hơn về quy trình và nghiệp vụ, tầm quan trọng của nghiệp vụ trong bốicảnh kinh tế biến động 2009 – 2011 Đồng thời nêu lên một số gợi ý nâng cao chấtlượng nghiệp vụ này

3/ Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ ChíMinh

Chương 2: Thực trạng hoạt động của tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng CôngThương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàngCông Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

4/ Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp tài liệu và số liệu thực tếcủa Ngân hàng kết hợp với lý thuyết được học, những tài liệu, văn bản hướng dẫn thựchiện của Ngân hàng Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như duy vậtbiện chứng gắn liền với phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, phán đoán, tổnghợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tư duy logic để phân tích chứng minh…

5/ Phạm vi của đề tài:

Tìm hiểu, thu thập tài liệu về tình hình hoạt động cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa của phòng Khách Hàng Cá Nhân Ngân hàng Công Thương Việt Nam –Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh trong những năm gần đây Đồng thời tìm hiểu thêm cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nghiệp vụ này qua tài liệu giáo trình, sách báo,internet… Như vậy, phạm vi nghiên cứu là phòng Khách Hàng Cá Nhân nhưng nằmtrong bối cảnh chung là Vietinbank HCM

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại:

1.1.1 Khái niệm:

Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đốitượng khách hàng là cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay cá nhân:

- Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhânthường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn

- Đặc trưng về chất lượng khoản vay: Chất lượng các khoản vay thường là khátốt Tuy nhiên, do món vay nhỏ, lẻ dẫn đến chi phí của ngân hàng bỏ ra cao nên nóđược các NHTM cho vay áp dụng với mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất chovay áp dụng đối với các khoản vay trong NHTM

- Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Thời hạn của các khoản vay chủ yếu là ngắnhạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ khác là dài hạn Điều đó có thể giảithích thêm phần nào việc các khoản vay cá nhân được áp dụng mức lãi suất cao trongngân hàng

1.1.3 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng kháchhàng là doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay những khoản vay lớn,

mà ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫn đến lãng phí trong khaithác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm khách hàng này

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các NHTM cũng đã có những điều chỉnhtrong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là các cánhân Đặc biệt là sau các vụ NHTM bị lỗ do cho vay các tổng công ty lớn của Nhànước trong khoảng những năm 2000 Các NHTM nhận ra tầm nghiêm trọng khi tất cảcùng ngấm ngầm đua nhau tiếp thị cho vay các Tổng công ty và họ đã tìm cách san sẻ

Trang 4

Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là nhóm đối tượng có nhu cầu vayvốn Mà nhóm đối tượng này còn là lực lượng cung cấp cho các NHTM một lượngvốn huy động rất lớn Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân,

vì vậy tính ổn định của nó rất cao, tạo lợi nhuận cho việc đầu tư vào các tài sản trung

và dài hạn của các NHTM

Tóm lại, khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có vị trí rất quan trọng trong hoạtđộng của bất kỳ NHTM nào Vị thế của nhóm khách hàng này được khẳng định trên cả

lý thuyết cũng như trên thực tiễn

1.1.4 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Hoạt động tín dụng xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫngiữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế Ban đầu hoạt động nàychỉ là đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh nhưng khi nền kinh tế ngày càngphát triển thì hoạt động tín dụng không còn bó buộc trong sản xuất kinh doanh nữa mà

nó cũng phát triển theo những hướng mới

Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sự tiêu dùng của mỗi cá nhânnói riêng và tiêu dùng của toàn xã hội nói chung sẽ ngày càng được mở rộng cả quy

mô lẫn chất lượng Các cá nhân có xu hướng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống củamình, thõa mãn các nhu cầu cũng như các mục tiêu của họ

Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tài chính để chi trảcho các nhu cầu đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu, mặc dù đây là các nhu cầuhợp lý và rất hiệu quả đối với cá nhân đó Từ đây, nhu cầu được vay tiền của nhóm cánhân này hình thành và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của các NHTMcũng ra đời để đáp ứng nhu cầu này

1.1.5 Phân biệt hoạt động cho vay cá nhân và cho vay tổ chức, doanh nghiệp:

Để phân biệt hai nhóm đối tượng này ta cần khẳng định rằng sự phân biệt rõràng giữa chúng là không thể thực hiện được và không cần thiết Sự phân biệt chỉmang tính tương đối và ranh giới giữa hai nhóm khách hàng này là không rõ ràng Tuynhiên chúng ta cũng cần có một sự phân định ở một mức độ nhất định, phù hợp chomục tiêu của mình

Trang 5

Ở đây, mục tiêu của các NHTM đặt ra là quản lý tốt việc cho vay đối với từngnhóm khách hàng Do đó, chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt của hai nhóm kháchhàng này trong việc tiếp cận cũng như thực hiện các khoản vay tại NHTM Sự khácbiệt này hình thành từ các đặt trưng vốn có của từng nhóm khách hàng.

Nhóm khách hàng lớn (thường là các doanh nghiệp, các tổ chức) có nhu cầuvay vốn lớn Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tíchphải hết sức nghiêm ngặt do thời gian vay vốn kéo dài và giá trị của mỗi khoản vay làrất lớn Bất kỳ một sai sót nào trong các khâu đều có thể dẫn đến hậu quả lớn, ảnhhưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng cho vay Vì vậy, đối với nhómkhách hàng này, NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục

Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là cáckhoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên, không ổn định của các khoản vay Cáckhoản vay này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy đáp ứng kịp thời các nhucầu vay này là mục tiêu mà các NHTM cần hướng tới Cho vay đối với nhóm kháchhàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay đối với nhiềukhách hàng Các đối tượng được các NHTM xếp vào nhóm khách hàng cá nhân khôngcăn cứ vào giá trị khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xinvay trước pháp luật Do với tư cách là một cá nhân chứ không phải là một tổ chức nênđối tượng khách hàng không có tư cách pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng làquan hệ trực tiếp giữa ngân hàng cho vay với người đến xin vay Trong khi cho vayvới các tổ chức thì người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổchức, cá nhân này có tư cách là một tổ chức chứ không phải là một cá nhân

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại:

1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan:

Thứ nhất : Tình trạng của nền kinh tế

Tình trạng của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tếdiễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoài quyluật đó Thậm chí hoạt động này của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạngnày Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các NHTM cũngtrong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của khách hàng cá nhân

Trang 6

cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM càng trởnên gay gắt hơn.

Thứ hai : Về phía khách hàng

Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngânhàng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì khách hàng có vaitrò hết sức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chínhvững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngânhàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Nhân tốnày bao gồm nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là: khả năng tài chính, năng lực, uy tín củakhách hàng

Thứ ba: Về môi trường pháp lý

Hoạt động tín dụng của ngân hàng được quy định chặt chẽ bới các văn bản quiphạm pháp luật do NHNN ban hành Các đối tượng khách hàng nằm trong chiến lược

mở rộng cho vay của NHTM cần được thừa nhận về mặt pháp lý Đây là điều kiện đểngười vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất, còn ngân hàng thì thuận lợi hơnkhi ra các quyết định cho vay

Mặt khác như đã phân tích, mở rộng cho vay nhưng vẫn phải duy trì chất lượng vàhiệu quả cho ngân hàng Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi phápluật không nghiêm sẽ tạo ra kẻ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro tronghoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vi lừa đảo vay vốn, cán bộngân hàng có hành vi sai trái… ảnh hưởng đến chất lượng cho vay

1.2.2 Các nhân tố thuộc chủ quan:

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sựphát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, baogồm : chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị …

Trang 7

bại của một ngân hàng bởi vì nguồn thu chính của ngân hàng là thu từ hoạt động tíndụng.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bào khảnăng sinh lời của hoạt động tín dụng Một chính sách tín dụng đúng đắn phải là chínhsách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng như mụctiêu của ngân hàng Tùy theo từng thời kỳ mà ngân hàng điều chỉnh quy mô tín dụngngắn hạn hay trung – dài hạn; tập trung ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh hayngoài quốc doanh sao cho phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước,cũng như đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền

và của chính bản thân ngân hàng

Đối với NHTM, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinhlời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối,chính sách của Nhà nước Chính sách tín dụng của Ngân hàng ảnh hưởng đến quy môcủa tín dụng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở ba yếu tố đó là : lãisuất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay

+ Về lãi suất cạnh tranh: đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vayvốn của khách hàng đối với ngân hàng Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽthu hút nhiều khách hàng đến với mình Tuy nhiên các ngân hàng không thể hạ lãi suấtthấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng mà lãi suất cạnh tranhnày phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng,lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí vềquản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra…

+ Về phương thức cho vay: phương thức cho vay đa đạng phong phú, đáp ứngnhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mởrộng quy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng

+ Về tài sản đảm bảo tiền vay: khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phảiđáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong các điều kiện đó, điều kiện về tàisản đảm bảo tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng

Thứ hai: Công tác tổ chức của ngân hàng

Trang 8

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặtchẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa cácngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như các cơ quan khác liên quan đảmbảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất, có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điềukiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ khoản vốnhuy động cũng như các khoản vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

Thứ ba: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụngnói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung Kinh tế càng phát triển, các quan

hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người laođộng ngày càng cao

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lựcquản lý cho vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháphữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng… giúp ngân hàng có thể có đượcnhững khoản tín dụng đảm bảo, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoàntín dụng

Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếukhông có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp thì cũng không thể đảm bảo được chất lượng các khoảntín dụng cũng như mở rộng quy mô tín dụng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kếtquả hoạt động của ngân hàng

Thứ tư : Là nhân tố thuộc về cơ sở vật chất của ngân hàng.

Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốt cácnhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ thực hiện cũng như các dịch vụ bổ trợ, tạolòng tin, sự tín nhiệm của khách hành đối với ngân hàng và do đó thu hút khách hàngđến giao dịch với ngân hàng Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão về công nghêthông tin như hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thôngtin và xử lý nhanh chóng, kịp thời chính xác, trên cơ sở đó quyết định tín dụng đúngđắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay vàthanh toán được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác

Trang 9

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Cho vay khách hàng cá nhân là dịch vụ phổ biến nhất của các ngân hàng trongcác năm gần đây và đang được các ngân hàng chú trọng phát triển Việc tài trợcho các chỉ tiêu về tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trong nước một cách hiệu quả sẽ

có tác dụng tốt trong việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Nội dung chính trong chương 1 đề cập đến tổng quát về tín dụng ngân hàngthương mại: vai trò của tín dụng, các phương thức cấp tín dụng và những chỉ tiêu

để đánh giá hiệu quả trong dịch vụ cho vay Qua đó ta có được những kiến thức

cơ bản về tín dụng ngân hàng nói chung và về tín dụng tiêu dùng cá nhân nóiriêng để có thể đánh giá chính xác tình hình “tín dụng khách hàng cá nhân” và từ

đó đưa ra được các giải pháp hiệu quả

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM

2.1 Giới thiệu chung về Vietinb ank:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên gọi tắt: VietinBank.

Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Điện thọai: 043.9421030.

Webside: www.vietinbank.vn

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là một trong cácNHTM lớn nhất của Việt Nam VietinBank được thành lập dưới tên gọi Ngân hàngchuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng

03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chínhthức đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT củaChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,Thống đốc NHNN đã kí quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàngCông thương theo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số90/QĐ-TT ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TT phê duyệt phương án cổ phần hóa VietinBank

Ngày 03 tháng 07 năm 2009, NHNN ký quyết định số 142/GP-NHNN về việcthành lập và họat động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank chínhthức họat động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do

Sở kế họach và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 Tuy là chuyển đổi

Trang 11

sang hình thức Ngân hàng TMCP nhưng trong cơ cấu của VietinBank thì cổ đông Nhànước vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhất (hơn 89%) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanhvốn Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng

Ngòai ra, VietinBank còn là sáng lập viên và đối tác kinh doanh của Ngân hàngINDOVINA

Trang 12

Hiện tại NH có quan hệ đại lý với trên 800 Ngân hàng, định chế tài chính trên 90quốc gia, vùng lãnh thổ trên tòan thế giới; là thành viên chính thức của Hiệp hội cácNgân hàng châu Á, Hiệp hội Thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT),

Tổ chức Phát hành và Thanh tóan thẻ VISA - MASTER quốc tế, hiệp hội các Ngânhàng tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VietinBank luôn không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện

có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng vớichất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với

phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại”.

2.1.3 Về thương hiệu “Vietinbank”:

▪ Hiện đại: Hàm ý chỉ suy nghĩ luôn hướng về phía trước của Ngân hàng

Câu định vị thương hiệu “Nâng giá trị cuộc sống” được tạo ra nhằm nhấn mạnh

vào tính hiệu quả, là mục tiêu họat động của Ngân hàng, thể hiện sự tận tâm củaVietinBank trong việc hỗ trợ và đảm bảo thành công cho khách hàng cũng như nỗ lựcgóp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa

2.1.3.2 Tên thương hiệu:

“VietinBank” là tên thương hiệu trừu tượng song mang hàm nghĩa gắn liền vớinét tính cách tin cậy của Ngân hàng Với cách xử lý âm tiết không dấu, tên gọi mangnét hiện đại, phù hợp khi sử dụng cả trên thị trường thế giới

2.1.3.3 Logo thương hiệu:

Trang 13

Hình 2.1: Logo thương hiệu Vietinbank.

Mẫu logo thương hiệu dựa trên thiết kế đặc biệt của các chữ cái “VietinBank”kết hợp với biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ Logo Vietinbank thể hiện sự gắnkết hòa hợp giữa Trời và Đất, Âm và Dương, là sự kết hợp bền vững và hòan hảo kếttinh trong biểu tượng

Mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đanglên và quỹ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hòa giữatrời và đất trong vũ trụ

Cùng với biểu tượng đồng tiền cổ, những ý nghĩa ẩn dụ này thể hiện tinh thầncủa Ngân hàng với hình ảnh tin cậy của một ban mai chào đón ngày mới và tính hiệuquả trong sự vận động của trái đất

2.2 Giới thiệu Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh TP.HCM

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

- Những năm cuối thập kỷ 90, nền kinh tế Việt Nam sau một chu kỳ phát triển với tốc

độ cao đã bộc lộ những khiếm khuyết của một quá trình phát triển “nóng”, vì doanhnghiệp kinh doanh thua lỗ đứng bên bờ vực phá sản, đặc biệt giai đoạn 1996 – 1997bùng nổ về công nợ trong kinh tế khá trầm trọng Những hậu quả này cộng với tácđộng của cuộc khủng hoảng tài chính nền tiền tệ ở Đông Nam Á và Châu Á năm 1997

đã làm cho các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng và đứng trước những khó khăn tháchthức rất to lớn Đối với NHCTVN nói chung và chi nhánh TP.HCM nói riêng cũngchịu ảnh hưởng nặng nề

Trang 14

- Đứng trước thực trạng trên, để tiếp tục vực dậy hoạt động kinh doanh của chinhánh NHCT - TP.HCM đồng thời thực hiện chủ trương xây dựng một NH lớn trongkhu vực phía Nam, nâng cao tính cạnh tranh của NHCT.

- Ngày 14/07/1997, Chủ tịch HĐQT NHCTVN đã ban hành quyết định số 52/QĐ– NHCT sáp nhập chi nhánh TP.HCM vào SGD II (cũ) & chính thức hoạt động từ01/10/1997 với tên gọi Sở Giao Dịch II - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam với độingũ gần 500 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm phục vụ KH

- Đến năm 2007, sau 10 năm hoạt động chi nhánh Tp.HCM đã vượt qua mọi khókhăn thử thách, không ngừng phát triển ổn định & bền vững Đặc biệt là đã củng cốđược vị thế, uy tín đối với KH trong & ngoài nước, nhiều lĩnh vực nghiệp vụ của SGD

II đã có tốc độ tăng trưởng cao & đứng đầu trong toàn hệ thống

- Ngày 15/08/2009, Chủ tịch HĐQT NHTMCP CTVN ban hành Quyết định số500/QĐ-HCQT-NHCT về việc đổi tên SGD II – NHCTVN thành Ngân hàng ThươngMại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Theo đó,

kể từ ngày 17/08/2009 SGDII-NHCTVN chính thức hoạt động theo tên gọi mới làNgân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam-Chi nhánh TP.HCM

- Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade– Ho Chi Minh City Branch

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietinbank – Ho Chi Minh City Branch

- Địa chỉ: 79A Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

- Chi nhánh TP.HCM hiện là thành viên lớn nhất và được xác định là Ngân hànghàng đầu phía Nam của hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Chi nhánh Tp.HCM được biết đến là chi nhánh đầu tiên được NHCTVN chọnthực hiện thí điểm chương trình hiện đại hóa Ngân hàng khu vực phía Nam, cung cấpnhân lực cùng với NHCTVN triển khai chương trình hiện đại hóa đến các chi nhánh ởphía Nam

Trang 15

2.2.2.Tình hình tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban:

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P.Tổ chứcP.Kế hoạch tổng hợpP.Thẩm định

P.Quan hệ khách hàngP.Dịch vụ thẻ

Các phòng giao dịch

P.Kế toán giao dịchP.Kế toán tài chínhP.Kinh doanh ngoại tệP.Thông tin điện toán

P.Tiền tệ kho quỹP.Hành chính quản trịP.Khách hàng cá nhânP.Quản lý rủi ro

P.Khách hàng số 01P.Khách hàng số 02PHÓ GIÁM

ĐỐC

Trang 16

2.2.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban:

- Phòng kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ giúp ban giám đốc thực hiện

các công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiết nội bộ tại Chi nhánhTPHCM theo quy định của nhà nước và của VietinBank

- Phòng kinh doanh ngoại tệ: là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc

chi nhánh TP.HCM quản lý và tổ chức kinh doanh ngoại tệ theo quy định nhà nước vàcủa NHCTVN

- Phòng thẩm định: là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc chi nhánh

TP.HCM quyết định hướng đầu tư tín dụng , quản lý chỉ đạo điều hành nghiệp vụ thẩmđịnh Xác định hạn mức tín dụng ( bao gồm cho vay , tài trợ thương mại , bảo lãnh ,thấu chi ) cho khách hàng Thẩm định , tái thẩm định khách hàng dự án , phương ánvay vốn , bảo lãnh

- Phòng khách hàng số 1: là phòng thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lýcác nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế

độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN

- Phòng khách hàng số 2: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách

hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Xử lýcác nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế

độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN

- Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các cá nhân; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay cá nhân, hộ giađình

- Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý

quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN Việt Nam và NHCTVN Ứng và thu tiền chocác phòng giao dịch; thu chi tiền mặt cho tất cả các khách hàng

- Phòng dịch vụ thẻ: là phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh TP.HCM thực hiện

chức năng tham mưu cho ban giám đốc nghiên cứu phát triển dịch vụ, thanh toán cácloại thẻ do NHCTVN phát hành, trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành

Trang 17

và thanh toán thẻ theo quy định của NHCTVN đảm bảo an toàn hiệu quả, phục vụkhách hàng nhanh chóng , kịp thời, văn minh.

- Phòng kế hoạch tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi

nhánh TP.HCM dự kiến kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh điều hành cân đối nguồn vốn thực hiện báo cáo hoạt động hằngnăm của chi nhánh TP.HCM

- Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại chi nhánh TP.HCM; bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thôngsuốt hoạt động hệ thống máy tính của chi nhánh TP.HCM

- Phòng tổ chức: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào

tạo cán bộ tại chi nhánh TP.HCM theo đúng chủ trương chính sách của ngân hàng vàquy định của NHCTVN

- Phòng hành chính quản trị: là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc

thực hiện công tác hành chính, quản trị, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự của ngân hàng

- Phòng quan hệ khách hàng: tham mưu cho giám đốc chi nhánh TP.HCM

trong việc xây dựng công việc tiếp thi, chính sách khách hàng ( trong và ngoài nước),phát triển sản phẩm mới phù hợp với các quy định của NHCTVN Tổ chức và triểnkhai công tác tiếp thị, chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với yêucầu phát triển kinh doanh của chi nhánh TP.HCM và quy định của NHCTVN

- Phòng giao dịch : đáp ứng yêu cầu nhận gửi và huy động vốn (VNĐ và

ngoại tệ) từ các đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế phục vụ cho hoạtđộng của phòng giao dịch và chi nhánh TP.HCM Đáp ứng yêu cầu về cho vay một sốđối tượng khách hàng phù hợp với yêu cầu khả năng quản lý, kiểm soát hoạt động kinhdoanh của phòng giao dịch và tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh củacác cá nhân và các thành phần kinh tế trên địa bàn, thực hiện một số dịch vụ ngân hàngkhác: công tác thanh toán, thu đổi các loại ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ tíndụng quốc tế - séc du lịch

- Kế toán giao dịch : là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với

khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lýhạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và NHCTVN Quản lý và chịu

Trang 18

trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nhiệm vụ tư vấn chokhách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

- Phòng quản lý rủi ro : tham mưu với ban lãnh đạo về định hướng tín dụng

chung cũng như cụ thể đối với từng chi nhánh, tạo điều kiện để chi nhánh nắm bắtnhững diễn biến có lợi và cảnh báo nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng Quản lý nợquá hạn, nợ xấu

2.2.3.Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu:

2.2.3.1 Huy động vốn:

Sau những khó khăn ban đầu của toàn hệ thống, được sự chỉ đạo đúng đắn củaban lãnh đạo cùng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùngvới các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, phù hợp…đem lại tiện ích cho người gửi tiền nên tổng nguồn vốn huy động của NHTMCPCTVN – CN TPHCM luôn tăng trưởng qua các năm

Các sản phẩm huy động vốn cũng rất đa dạng:

- Nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ:

+ Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi

+ Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi

+ Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt

+ Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian

+ Tiền gửi tiết kiệm tích lũy

+ Tiền gửi tiết kiệm kiều hối

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất huy động cao

- Nhận ủy thác đầu tư vốn của các tổ chức và cá nhân

2.2.3.2 Cho vay:

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn làm sao để

có hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của ngân hàng NHTMCP CTVN – CNTPHCM đã mở rộng đầu tư tín dụng với các thành phần kinh tế, áp dụng nhiều hìnhthức cho vay đa dạng và phong phú như :

Trang 19

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thànhphần kinh tế, các tầng lớp dân cư.

- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốndài

- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

- Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhập hàng hóa, vật tư, thiết bị

- Cho vay tiêu dùng, cho vay mua/xây dựng/ sửa chữa nhà, mua ô tô, cho vaythanh toán chi phí du học,…

2.2.3.4.1 Thanh toán và tài trợ thương mại:

NHTMCP CTVN – CN TPHCM với vai trò quan trọng là hỗ trợ vốn kịp thờigiúp cho các doanh nghiệp không ngừng phát triển và mở rộng sản xuất Với sự tài trợcủa NHTMCP CTVN – CN TPHCM, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp ngày càng mở rộng Cùng với nó là năm 2006, Việt Nam chính thức là thànhviên tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), với cam kết về việc mở cửa hội nhập, cáccông tác xuất nhập khẩu, giảm thuế, hạn ngạch đã tạo điều kiện cho giao thương quốc

tế thuận lợi hơn, từ đó hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng phát triểnđem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng với các hoạt động chính như:

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toánthư tín dụng nhập khẩu

Trang 20

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) vànhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Chuyển tiền nhanh Western Union

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

- Chi trả Kiều hối…

2.2.3.4.2 Ngân quỹ

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thươngphiếu…)

- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phátminh sáng chế

2.2.3.4.4 Thẻ

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh

tế Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ cao kéo theo nhu cầu về phương tiệnthanh toán hiện đại cũng tăng cao, đặc biệt đối với những người thường xuyên phải đicông tác, du học, du lịch…Theo đó, thị trường thẻ Tín dụng quốc tế (TDQT) tại ViệtNam cũng phát triển mạnh mẽ, sôi động với sự tham gia của nhiều ngân hàng

Là một trong những ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ từ những ngày đầu,với mục tiêu đáp ứng tối đa hạn mức tiêu dùng của đoạn thị trường từ trung bình đến

Trang 21

cao cấp, NHTMCP CTVN nói chung cũng như NHTMCP CTVN – CN TP.HCM nóiriêng đã nghiên cứu và cung cấp hai dòng sản phẩm thẻ ra thị trường là thẻ ghi nợ E-Partner và thẻ TDQT Cremium Visa & MasterCard, cùng các dịch vụ khác:

- Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tíndụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card) Có 4 loại thẻ E-Partner: G-Card, card, E-Card và Pink card

C Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

2.3 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh TP.HCM:

2.3.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân tại NHCTVN

2.3.1.1 Cho vay mua nhà dự án

+ Điều kiện vay vốn:

- Đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo quy địnhcủa pháp luật

- Có vốn tự có tham gia vào việc mua căn nhà tối thiểu là:

(i) Bằng 30% giá trị hợp đồng mua bán(HĐMB) đối với các khách hàngđáp ứng các điều kiện quy định: mua nhà biệt thự, nhà liền kề, căn hộ thuộc nhà chung

cư hạng nhất của dự án nhà tại các địa bàn thuộc khu vực Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,Khánh Hòa theo danh mục địa bàn mà ngân hàng cho vay quy định

(ii) Bằng 40% giá trị HĐMB đối với khách hàng đáp ứng các điều kiệnmua nhà khác với điều khoản tại (i)

(iii) Bằng 50% giá trị HĐMB đối với khách hàng được quy định trongtrường hợp mua nhà thuộc khu vực đô thị

+ Mức cho vay:

Ngân hàng cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của kháchhàng, mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm (TSBĐ) nhưng không vượtmức cho vay tối đa quy định

- Bằng 70% giá trị HĐMB đối với khách hàng thuộc mục (i)

- Bằng 60% giá trị HĐMB đối với khách hàng thuộc mục (ii)

Trang 22

- Bằng 50% giá trị HĐMB đối với khách hàng thuộc mục (iii)

+ Thời hạn cho vay: Tối đa là 20 năm

+ Lãi suất cho vay và phí:

- Lãi suất cho vay trong hạn: áp dụng lãi suất thả nổi, không thấp hơn lãisuất sàn, lãi suất cho vay của Vietinbank công bố từng thời kì Lãi suất cho vay đượcxác định lại mỗi 3 tháng một lần

- Lãi suất phạt quá hạn: bằng 50% lãi suất trong hạn đã được kí kết hoặcđiều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

2.3.1.2 Cho vay du học

Bao gồm hai hình thức cho vay: cho vay hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí và chovay chứng minh tài chính(là loại cho vay tiêu dùng mà vốn vay được dùng để mở thẻtiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi hoặc giấy tờ có giá khác nhằm mục đích chứng minhtài chính phục vụ cho việc xin cấp Visa cho du học sinh)

+ Điều kiện vay vốn:

Người vay phải có quan hệ nhân thân với người đi du học ở nước ngoài, cóthông báo chấp nhận của trường ở nước ngoài

+ Mức cho vay:

-Đối với cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí: bằng 70% nhu cầu vayvốn

-Cho vay chứng minh tài chính: bằng 100% nhu cầu chứng minh tài chính

+ Thời hạn cho vay:

-Đối với cho vay hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí: thời gian cho vay tối đabằng thời gian học cộng thêm 3 năm

- Cho vay chứng minh tài chính: phụ thuộc nhu cầu chứng minh tài chínhcủa khách hàng nhưng không vượt quá thời hạn của thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,giấy tờ có giá khác hoặc thời hạn phong tỏa số dư tài khoản

+ Lãi suất cho vay và phí:

Tương tự như quy định lãi suất của cho vay mua nhà dự án

2.3.1.3 Cho vay mua xe ô tô:

+ Lãi suất cho vay và phí:

Trang 23

- Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay để thanh toán tiền mua xe ô tôvới mục đích tiêu dùng.

- Vốn tự có tham gia vào phương án mua ô tô tối thiểu 30% giá trị xe đốivới khách hàng mua xe ô tô mới, 50% giá trị xe đối với khách hàng mua xe ô tô đã qua

sử dụng

- Có phương án vay và trả nợ khả thi và có thu nhập thường xuyên hàngtháng tối thiểu 5 triệu đồng/tháng đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí trong thờihạn cam kết

+ Thời hạn cho vay:

Ngân hàng cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của kháchhàng, mức cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ nhưng không vượt mức tối đa quy định

+ Bằng 70% giá trị xe áp dụng đối với khách hàng mua xe ô tô mới.+ Bằng 50% giá trị xe áp dụng đối với khách hàng mua xe ô tô đã qua sửdụng

+ Mức cho vay:

- Thời hạn cho vay mua ô tô mới: tối đa 5 năm

- Thời hạn cho vay mua ô tô đã qua sử dụng: tối đa 4 năm nhưng khôngvượt quá niên hạn sử dụng còn lại của xe theo quy định của nhà nước

+ Điều kiện vay vốn:

Tương tự như quy định lãi suất của cho vay mua nhà dự án

2.3.1.4 Cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà:

+ Điều kiện vay vốn:

Không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ ở thời điểm kết thúchợp đồng cho vay

+ Mức cho vay:

Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng,quy định hiện hành về tỉ lệ cho vay để quyết định mức vay, nhưng tối đa không quá50% giá trị tài sản nếu thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay và 70% giá trịTSBĐ khác

Trang 24

+ Thời hạn cho vay:

- Cho vay mua đất và xây dựng nhà ở: tối đa là 20 năm

- Cho vay mua đất ở: tối đa là 10 năm

- Cho vay xây dựng sửa chữa nhà ở: tối đa là 5 năm

+ Lãi suất cho vay và phí:

Tương tự như quy định lãi suất của cho vay mua nhà dự án

2.3.1.5 Cho vay đối với cán bộ công nhân viên:

+ Điều kiện vay vốn:

- Là cá nhân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức thuộc danh mục cơ quanNHTMCP CTVN quy định, có thu nhập hàng tháng là 3 triệu đồng trở lên

- Không còn dư nợ cho vay không bảo đảm tại bất kì TCTD nào trừ trườnghợp tại NHCV

- Tuổi đời khi kết thúc thời hạn vay không quá 60 tuổi đối với nam, 55 tuổiđối với nữ

- Tham gia bảo hiểm con người tại công ty bảo hiểm của Vietinbank

- Được cơ quan quản lí lao động xác nhận về vị trí công tác, thu nhập vàcam kết phối hợp trích thu nhập để trả nợ

- Khách hàng không cần có TSBĐ

+ Mức cho vay và thời hạn cho vay:

- Khách hành được ưu tiên về mức cho vay theo vị trí công tác, thu nhập vàmức độ sử dụng dịch vụ liên quan của NHTMCPCT VN

- Đối với khách hàng có chức vụ lãnh đạo, mức cho vay tối đa là 12 thángthu nhập và có thể lên đến 150 triệu đồng

- Thời gian cho vay tối đa đến 36 tháng, trả nợ gốc và lãi hàng tháng

2.3.1.6 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá:

+ Điều kiện vay vốn:

Ngoài các quy định chung đã nêu ở trên thì khoản vay cần các điều kiện choTSBĐ như sau:

- Thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn hoặc của bên thứ babảo đảm cho khách hàng vay vốn

Trang 25

- Đồng tiền của TSBĐ là VNĐ, USD, EUR.

- Đối với các TSBĐ do tổ chức khác phát hành thì phải thuộc danh mục

do Tổng giám đốc NHTMCPCT VN quy định trong từng thời kì, và TSBĐ phải đượcxác thực và phong tỏa trong suốt thời gian bảo đảm tại NHCV

+ Đồng tiền cho vay và mức cho vay:

- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam

- Mức cho vay so với giá trị TSBĐ do Giám đốc NHCV quyết định đảmbảo các nguyên tắc (i) Mức cho vay không vượt quá giá trị TSBĐ được định giá; (ii)Giá trị TSBĐ vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn, biến động

tỉ giá và lãi suất cho vay) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoảnphí khác(nếu có)

+ Phương thức và thời hạn cho vay:

- Phương thức cho vay: áp dụng phương thức cho vay từng lần

- Thời hạn cho vay: theo thỏa thuận giữa NHCV với khách hàng nhưngkhông vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của TSBĐ (kể cả thời hạn chuyển tiếp kìhạn khác nếu có)

+ Lãi suất cho vay và phí:

- Đối với các khoản vay có thời hạn ngắn(dưới 30 ngày), phải áp dụng lãisuất cho vay với mức lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất cho vay áp dụng đối với cáckhoản vay thời hạn dài hơn(dài hơn 30 ngày)

- Đối với các khoản cho vay trên 3 tháng, phải áp dụng lãi suất cho vay thảnổi và được điều chỉnh 3 tháng/lần

2.3.1.7 Cho vay kinh tế hộ gia đình:

+ Điều kiện vay vốn:

- Phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ trong phạm vi ngành nghềtheo giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh, giấy phép ngành nghề, giấy phép kinhdoanh

- Vốn chủ sở hữu phải tham gia tối thiểu 30% nhu cầu vốn thực hiệnphương án

Trang 26

+ Mức cho vay:

Căn cứ vào nhu cầu vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, quy định hiệnhành về tỉ lệ cho vay tối đa so với giá trị TSBĐ và nguồn vốn của NHCV để quy địnhmức cho vay

+ Thời hạn cho vay:

Căn cứ vào chu kì sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khảnăng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của NHTMCPCT VN, NHCV và kháchhàng thỏa thuận thời hạn cho vay nhưng không vượt quá 10 năm

2.3.1.8 Cho vay phát hành thẻ tín dụng quốc tế:

+ Điều kiện vay vốn:

- Không có tài sản đảm bảo:

+ Cá nhân công tác tại cơ quan, tổ chức thuộc diện hưởng lương ngânsách Nhà Nước

+ Cá nhân công tác tại các tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty 90,91,doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với NHTMCPCT VN – CN TPCHM, Cá nhâncông tác tại các tổ chức chi trả lương qua tài khoản thẻ tại NHTMCPCT VN – CNTPHCM

+ Mức cho vay:

- Đối với thẻ vàng: hạn mức tín dụng từ 50 triệu VNĐ trở lên

- Đối với thẻ chuẩn: hạn mức tín dụng từ 10 triệu đần dưới 50 triệu VNĐ

- Đối với thẻ xanh: hạn mức tín dụng dưới 10 triệu VNĐ

+ Thời hạn sử dụng thẻ và lãi suất cho vay::

Trang 27

Là 2 năm, sau 2 năm khách hàng có thể gia hạn thẻ.

2.3.1.9 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán:

2.3.1.9.1 Đối với khách hàng là công ty chứng khoán:

+ Điều kiện vay vốn:

- Được trụ sở chính cấp giới hạn cho vay ƯTTBCK

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHCV và cam kết duy trì số dưtiền gửi tối thiểu đạt 15% hạn mức cho vay ƯTTBCK

- Mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng của nhà đầu tư giao dịch tại NHCV,nhà đầu tư được khách hàng vay vốn ƯTTBCK phải có tài khoản chuyên dùng tạiNHCV (trừ trường hợp khoản vay có bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi tại NHCV)

- Mục đích sử dụng vốn vay là ƯTTBCK cho nhà đầu tư đã được khớplệnh bán chứng khoán

+ Mức cho vay:

- Từng lần giải ngân, NHCV xác định mức cho vay ƯTTBCK đối với mộtkhách hàng theo quy định hiện hành của NHTMCPCT VN – CN TPHCM, nhưngkhông vượt quá: (i) Giá trị chứng khoán đã được khớp lệnh (căn cứ số lượng chứngkhoán đã được khớp lệnh và giá chứng khoán đã được khớp lệnh thành công) trừ phímôi giới, phí xác nhận khớp lệnh bán chứng khoán và lãi vay ngân hàng, phí khác (nếucó); (ii) Hạn mức cho vay đã kí HĐTD và còn hiệu lực giải ngân

+ Phuơng thức cho vay:

Áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức, theo đó dư nợ cho vaykhông vượt quá hạn mức cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD hạn mức

+ Thời hạn duy trì hạn mức và thời hạn vay:

- Thời hạn duy trì hạn mức: không vượt quá thời hạn hiệu lực của giớihạn cho vay ƯTTBCK đã được trụ sở chính thông báo

- Thời hạn cho vay ƯTTBCK tối đa bằng thời gian chờ thanh toán baogồm cả ngày nghỉ lễ (nếu có)

2.3.1.9.2 Đối với khách hàng là nhà đầu tư:

+ Điều kiện vay vốn:

Trang 28

- Khách hàng là cá nhân Việt Nam phải có năng lực pháp luật dân sự.,năng lực hành vi dân sự.

- Khách hàng là tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam

có năng lực pháp luật dân sự

- Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài: được phép thamgia đầu tư chứng khoán trên thị trường Việt Nam

+ Mức cho vay và số tiền cho vay/ lãi cho vay tối thiểu:

- Trường hợp cho vay theo hạn mức: NHCV xác định hạn mức cho vayđối với một khách hàng theo giá trị thị trường bình quân 1 tháng gần nhất của chứngkhoán thuộc sở hữu của KHVV mà KHVV dự kiến kinh doanh trong kì kế hoạch,nhưng không vượt quá hạn mức ủy quyền do tổng giám đốc thông báo trong từng thờikì

- Trường hợp cho vay từng lần phải đảm bảo số tiền cho vay tối thiểu vớimột KHVV là 25 triệu đồng/ một lần giải ngân

- Lãi cho vay tối thiểu 20.000 VNĐ/một lần giải ngân/một KHVV được

áp dụng khi KHVV có mục đích sử dụng vốn vay là để phục vụ nhu cầu đời sống

+ Phuơng thức cho vay:

- Phương thức cho vay theo hạn mức

- Phương thức cho vay từng lần

+ Thời hạn duy trì hạn mức và thời hạn vay:

- Thời hạn duy trì hạn mức: không vượt quá 6 tháng

- Thời hạn cho vay ƯTTBCK tối đa bằng thời gian chờ thanh toán baogồm cả ngày nghỉ lễ (nếu có)

2.3.2 Quy trình cho vay cá nhân:

+ Sơ đồ quy trình cho vay:

Trang 29

Thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay

Bước 6: Tái thẩm định các khoản vay

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Bước 4: Xem xét nguồn trả nợ và xác định lãi suất cho vay

Bước 3: Xác định phương thức cho vay

Bước 7: Trình duyệt các khoản vay

Bước 8: Lập và kí HĐTD

Bước 9: Giải ngân

Bước 10: Kiểm tra giám sát khoản vay

Bước 11: Thu nợ lãi, gốc và xử lí những phát sinh

KH trả nợ đúng hạn

Hoàn

tất hồ

sơ tín

dụng

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w