Tình hình cho vay chung:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (Trang 35)

Bảng tổng kết một số chỉ tiêu tín dụng tại Chi nhánh TP HCM

Nguồn: Do Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh TPHCM cung cấp.

Theo bảng trên ta có thể nhận thấy là tình hình tín dụng của CN từ năm 2008 – 2010 có sự tăng lên đáng kể, cụ thể là năm 2008 tổng dư nợ là 7,130 tỷ đồng đến năm 2010 là 9,500 tỷ đồng (tăng 33.24% tương đương 2,370 tỷ đồng).

Trong bảng trên, ta còn có thể nhận thấy là dư nợ của nhóm khách hàng ngoài quốc doanh (trong đó bao gồm cả nhóm khách hàng cá nhân) trong năm 2009 so với năm 2008 có sự tăng lên về tỷ trọng (chiếm 91% tổng dư nợ, trong khi trước đó tỷ trọng này chỉ ở mức 85.2% năm 2008). Nguyên nhân là do từ năm 2009 quy mô tín dụng và cơ cấu tín dụng được chuyển dịch theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững, tín dụng đầu tư vào các ngành hàng chủ lực của nền kinh tế, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển tài chính lành mạnh,… Chính vì vậy, CN đã hạn chế bớt việc thiết lập quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kém hiệu quả do các chính sách lỗi thời, lạc hậu và tiềm ẩn các nguy cơ giải thể. Đặc biệt, trong năm 2009, CN đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực cho khách hàng vay vốn như: dành nguồn vốn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2009, dư nợ hỗ trợ lãi suất của CN đạt 4,080 tỷ đồng (chiếm 48% tổng dư nợ).

Trong năm 2010 cũng như những năm sau này, Ngân hàng phát triển theo xu hướng tăng cho vay đối với nhóm khách hàng ngắn hạn (tăng 2.62% tương đương 137 tỷ đồng so với năm 2009) và giảm cho vay đối với nhóm khách hàng Trung hạn (giảm 2.75% tương đương 90 tỷ đồng so với năm 2009).

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng phân theo hình thức đảm bảo thì nhìn chung CN vẫn duy trì ở mức ổn định qua các năm (tỷ lệ dư nợ có tài sản thay đổi trong khoảng 64% - 66%). Tuy nhiên, trong năm 2010 dư nợ của nhóm khách hàng có TSĐB tăng 5% và dư nợ của nhóm khách hàng không có TSĐB lại giảm ở mức 3%. Nhưng đây có thể xem là một tỷ lệ hợp lý nhằm hạn chế rủi ro cấp tín dụng cho khách hàng và cũng là đi theo định hướng an toàn của Vietinbank.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (Trang 35)