Đẩy mạnh chính sách giao tiếp – khuyếch trương:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (Trang 48)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TPHCM

3.4.2Đẩy mạnh chính sách giao tiếp – khuyếch trương:

* Hoàn thiện phong cách giao tiếp với khách hàng:

Việc giao tiếp với khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng, góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, đây chính là phương thức quảng cáo tốt nhất cho Ngân hàng với một chi phí thấp nhất.

Điều quan trọng nhất trong chính sách giao tiếp với khách hàng là thái độ phục vụ, tác phong của nhân viên Ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng. Dưới con mắt của khách hàng, nhân viên chính là hình ảnh của Ngân hàng. Do vậy, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, cùng vưói tác phong công nghiệp nhanh chóng, chính xác, nhân viên Ngân hàng sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của Ngân hàng.

* Phát triển chính sách khuếch trương:

Thực tế hiện nay cho thấy, nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư là rất lớn nhưng số lượng khách hàng đến với Ngân hàng còn chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu của điều này là do khách hàng cá nhân chưa có được những thông tin đầy đủ về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, hoặc nếu biết được thông tin rồi thì cũng chưa nhận thức được đầy đủ về những lợi ích mà hoạt động cho vay mang lại, họ còn đắn đo, e ngại khi tới vay ngân hàng.

Nguồn thông tin chủ yếu mà khách hàng cá nhân có thể tiếp cận để hiểu về cho vay tiêu dùng đó là thông qua hệ thống báo chí, truyền hình, qua chính những người đã vay tiêu dùng tại Ngân hàng.

Việc tiến hành chiến lược quảng bá, tiếp thị là nguồn thông tin quan trọng và có hiệu quả nhất đối với người dân cũng như với Ngân hàng. Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo, tiếp thị không nhất thiết phải được tiến hành ồ ạt trên các phương tiện thông tin đại chúng, điều này sẽ tốn rất nhiều chi phí. Để tiết kiệm chi phí, đồng thời tiến hành hoạt động quảng cáo tiếp thị có hiệu quả nhất, tới tận tay người tiêu dùng, Ngân hàng nên trực tiếp tiếp cận với người vay vốn, những người thực sự có nhu cầu vay vốn. Cụ thể là Ngân hàng có thể liên hệ trực tiếp với Công đoàn, Phòng tổ chức… của các Doanh nghiệp, các Bộ, Các Ngành… tiến hành một buổi trao đổi giới thiệu sản phẩm cho tất cả người lao động trong Doanh nghiệp.

Ngoài ra, Ngân hàng nên tự giới thiệu về mình thông qua báo chí, truyền hình, thông tin lên mạng máy tính, qua một số hình thức quảng cáo khác nhau: tài trợ cho một số cuộc thi, phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Ngân hàng… Những hoạt động này rất có ích trong việc đưa các thông tin về Ngân hàng đến với người dân. Phát triển một số loại hình dịch vụ bổ trợ cho hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng như: thành lập trung tâm môi giới, tư vấn về bất động sản, trung tâm tư vấn về hàng hóa tiêu dùng… giúp người vay có thể yên tâm khi họ sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

Việc đẩy mạnh chiến lược giao tiếp khuếch trương như vậy giúp thông tin Ngân hàng đến được với dân cư, giúp người dân có thêm tự tin để tham gia các dịch vụ của Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng, giúp dịch vụ Ngân hàng trở nên phổ biến đối với người dân và họ có thói quen sử dụng dịch vụ này như một công cụ để hỗ trợ cuộc sống, khi đó hoạt động của Ngân hàng sẽ được mở rộng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (Trang 48)