Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
473,63 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM SVTT: Nguyễn Thúy Kiều MSSV: 030325090040 Lớp : ĐH25QT02 GVHD: Ths. Lê Ngọc Thắng. Tháng 3 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, những người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em. Đó là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá là nấc thang đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Ngọc Thắng – người đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập. Nhờ đó em mới có thể hoàn thành báo cáo thực tập này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng Vietinbank – CN Đông Sài Gòn, các anh chị trong Phòng khách hàng cá nhân và đặc biệt là chị Hương – cán bộ tín dụng bộ phận khách hàng các nhân, mặc dù khá bận rộn với công việc nhưng các anh chị đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em để em có cơ hội tìm hiểu về môi trường làm việc thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em không thể có những trải nghiệm này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã từng học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý nhận xét từ quý Thầy, Cô và các anh chị trong Ngân hàng Vietinbank – CN Đông Sài Gòn để kiến thức của em ngày mổ hoàn thiện hơnvà rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Kính chúc quý thầy, cô và các anh chị phòng khách hàng cá nhân luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn ! Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………. LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc gia với thế giới thì hoạt động của ngân hàng là vô cùng cần thiết. Vì nó đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn tài trợ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng . Nắm bắt được yêu cầu đó các ngân hàng ngày nay càng chú trọng xây dựng hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng nghiệp vụ mũi nhọn quyết định sự sống còn và phát triển trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên do mới tiếp xúc với sự thay đổi liên tục và chịu sự ảnh hưởng qua lại của môi trường kinh doanh quốc tế cùng với cơ chế hoạt động theo hướng thị trường nên các ngân hàng khó tránh khỏi những thiếu sót bất cập về cả khâu xây dựng khuôn khổ pháp lý, bộ máy tổ chức, đào tạo cán bộ, chất lượng hiệu quả trong công tác quản lý cũng như kinh doanh. Vì vậy để hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc, an toàn và hiệu quả thì một trong những mối quan tâm hàng đầu là ngăn ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Thực tế trong thời gian năm 2012 vừa qua hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với khó khăn về tình trạng nợ xấu. Đây chính là hậu quả của nhiều năm buông lỏng về quản lý tín dụng của các ngân hàng và hệ thống pháp lý của ngân hàng Nhà nước còn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy đề tài về các giải pháp để hạn chế rủi trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Với các kiến thức tiếp thụ được trong quá trình học tập và đặc biệt là thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương CN Đông Sài Gòn em càng có cái nhìn thực tế hơn về tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ở mảng khách hàng cá nhân. Cho nên em quyết định lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại CN - Đông Sài Gòn” để làm báo cáo thực tập. Nội dung chính của báo cáo thực tập gồm các phần cơ bản sau: PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1.1 Khái niệm về rủi ro trong cho vay KHCN Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nh ưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng: Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn. 6 Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi ng ười vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Còn theo Henie Van Greuning – Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các định nghĩa khá đa dạng, chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau: – Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm nợ gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. – Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản. Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), chất lượng các dịch vụ thanh toán chưa cao và thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân khá phổ biến nên tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn càng lớn). Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra. 7 1.2 Đặc điểm và nguyên nhân rủi ro tín dụng a) Đặc điểm: Rủi ro mang tính gián tiếp thể hiện qua việc ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong quan hệ tín dụng, và rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp, đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng. Cho nên khi phòng ngừa và xử lí rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Rủi ro có tính tất yếu vì nó luôn tồn tại gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM. Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng. b) Nguyên nhân Nguyên nhân từ phía ngân hàng Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân: do thông tin tín dụng không đầy đủ (ngân hàng có cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ), trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế (thiếu năng lực xử lí các thông tin tín dụng, thẩm định hồ sơ để bảo vệ và giám sát khoản vay), ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận và đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản vay lành mạnh, sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác và các tổ chức phi ngân hàng để mong muốn được tỷ trọng cho vay nhiều hơn (ngân hàng bỏ qua một số bước kiểm định khoản vay, hạ thấp các tiêu chuẩn 8 tín dụng,…), hoạt động kiểm tra kiểm soát không được tiến hành thường xuyên (nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế). Nguyên nhân từ phía khách hàng Khách hàng là doanh nghiệp thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình độ quản lý yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc xây dựng kế hoạch kinh doanh, sản xuất thiếu chính xác; tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch; khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, … Nếu khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, thì nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe, bệnh tật; tình trạng bị thất nghiệp tạm thời hoặc lâu dài làm ảnh hưởng đến thu nhập; hoặc do người đi vay hoạch định ngân sách vốn không đúng, sử dụng tiền vay sai mục đích, chưa có kinh nghiệm trong sử dụng vốn để tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh. Nguyên nhân khác từ môi trường. Do thiên tai, địch họa, dịch bệnh, hỏa hoạn…; do môi trường kinh tế không ổn định (như sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới, sự tấn công của hàng nhập lậu, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập thế giới); do môi trường pháp lí chưa thuận lợi (sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương; sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của ngân hàng nhà nước; hệ thống thông tin quản lý bất cập). 1.3 Các phương pháp quản trị rủi ro trong cho vay KHCN. 1.3.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng. Lượng hóa RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến: * Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model): 9 Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụ thuộc vào: - Trị số của các chỉ số tài chính của người vay. - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. * Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng Vietinbank: BẢNG CHẤM ĐIỂM CÁ NHÂN: Bảng chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản: 10 [...]... quản trị rủi ro cho vay trong ngân hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro Cùng với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập tài chính đặt ra những cơ hội sinh lợi và những thách thức to lớn cho việc quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng Vì thế, hiện nay các NHTM luôn tìm các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, để rủi ro ở mức tối thiểu cho phép Điều... giúp cho kinh tế của một quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới 17 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Vietinbank và chi nhánh Đông Sài Gòn 2.1.1 Lịch sử phát triển và các thành tựu Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng. .. cực các dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến cho khách hàng cá nhân: iPay, SMS Banking, Vntopup, chuyển lãi qua thẻ ATM,… 24 c) Phòng khách hàng cá nhân Là một trong hai mũi nhọn của hoạt động tín dụng, phòng khách hàng cá nhân đã đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh Đông Sài Gòn và hoàn thành các chỉ tiêu do ngân hàng mẹ đề ra Với đội ngũ các bộ tín dụng 100% tốt nghiệp. .. về ngân hàng đã bộc lộ khá nhiều sơ hở và hàng loạt các vụ sai phạm của các lãnh đạo ngân hàng được phát hiện Chính vì sự chưa hoàn thiện về pháp luật này đã góp phần làm cho môi trường hoạt động của ngân hàng có nhiều vướng mắt nảy sinh nhiều tình huống mang lại rủi ro cho ngân hàng như: Một dự án bất động sản được thế chấp để vay vốn ngân hàng, sau đó lại được ngân hàng cho vay để khách hàng mua các... thu hút khách hàng các ngân hàng phải tạo sự khác biệt trong chính cùng loại sản phẩm mà các ngân hàng khác cùng cung cấp Đây chính là khó khăn lớn nhất của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm này • Cho vay sản suất kinh doanh thông thường Cho vay kinh doanh thông thường ra đời theo quyết định QĐ067/QĐ-HĐQT-NHCT19 33 ngày 03/04/2006 với khách hàng mục tiêu là cá nhân có... quy định của ngân hàng Nhà nước các ngân hàng chỉ được phép cho vay tối đa 20% vốn tự có của mình Chính vì vậy khả năng cho vay lớn là ưu thế của Vietinbank trong giai đoạn này • Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới... cho vấn đề này 2.2.2 Các yếu tố của môi trường bên trong Hoạt động cho vay Ngân hàng ngày càng tăng cường phụ thuộc phần lớn vào các nhân tố tạo nên sức mạnh của Ngân hàng như: 27 • Nguồn vốn của Ngân hàng: Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động Theo như báo cáo của ngân hàng. .. xã hội Rủi ro làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, từ đó ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với người cho vay Vì vậy, xét trong nền kinh tế, rủi ro làm cho sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng hoá không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một chừng mực nào đó làm giá cả hàng hóa tăng vọt, đó chính là một trong những nguyên nhân. .. tầm quan trọng của nguồn nhân lực này Vietin bank luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển thông qua các chương trình đào tạo nghiệp vụ thường xuyên cho nhân viên nâng cao tay nghề, cử những các bộ nhân viên ưu tú du học nước 31 ngoài để có cơ hội tiếp cận những tiến bộ trong ngành ngân hàng 2.3 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh 2.3.1 Các sản phẩm tín dụng đang... bình khoảng 6 năm trong nghề nên phòng luôn hoàn thành các chỉ tiêu được giao Bên cạnh đó mỗi cán bộ tín dụng khách hàng cá nhân cũng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, tư vấn tận tình cho khách hàng góp phần vào việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp về một ngân hàng uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp Sơ đồ tổ chức phòng khách hàng cá nhân Trưởng phòng Phó phòng cán bộ TD cán bộ TD cán bộ TD 2.2 Các yếu tố tác động . HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG. chọn đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại CN - Đông Sài Gòn” để làm báo cáo thực tập. Nội dung chính của báo cáo thực tập gồm các phần cơ bản sau: PHẦN I : TỔNG. cơ bản sau: PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1.1 Khái niệm về rủi ro trong cho vay KHCN Rủi ro là những biến cố không mong đợi