Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên những lý luận chung của các học thuyết kinh tế về tín dụng doanh nghiệp,đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, tổng hợp và so sánh các tà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – chinhánh Tân Bình, em đã thực sự có cơ hội vận dụng những kiến thức, lý luận đã đượctrang bị trong nhà trường vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để rồi, từnhững thực tế đó đã bổ sung thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chínhbản thân mình Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị ở cácphòng ban và giảng viên NCS.ThS Vũ Thị Thùy Linh đã tạo điều kiện và tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Tuy nhiên, do hạn chế về kiếnthức và thời gian nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm,
do vậy em kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các cô,chú, anh, chị trong cơ quan để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện với kết quảtốt hơn nữa
Trang 3NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập)
Trang 4
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
Trang 5
NHẬN XÉT
(Của người phản biện)
Trang 6
BẢNG 2.5 DƯ NỢ PHÂN THEO THỂ LOẠI CHO VAY
BẢNG 2.6 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO TÌNH TRẠNG QUÁ HẠN CỦA
DƯ NỢ GỐC NĂM 2010
BẢNG 2.7 DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG NĂM 2011
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM: Ngân hàng thương mại
OCB: ORICOMBANK- Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương ĐôngCĐ: Công đoàn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHPĐ: Ngân hàng Phương Đông
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
Trang 8MỤC LỤC
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Với sự tăng trưởng số lượng đầy ấn tượng, gấp 15 lần trong vòng 10 năm (2000 - 2010), các Doanh Ngiệp Việt Nam đã thể hiện sức sống mãnh liệt của mình Chiếm 97% trong số khoảng hơn 500 nghìn Doanh Nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam, các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ được ghi nhận là động lực cho sự phát triển của Việt Nam thời gian qua (http://www.tuanvietnam.net/2010-01-26-truc-tuyen-con-duong-phat-trien-cua-dn-vua-va-nho-viet-nam) Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng theo
Tuy nhiên DNV&N thường gặp những hạn chế nhất định về vốn, công nghệ sảnxuất, mặt bằng sản xuất,… nên đòi hỏi phải có những chương trình hỗ trợ về tiếp cận vốn (tín dụng ưu đãi, đa dạng kênh huy động vốn và ưu đãi thuế) Nắm bắt điều này, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai hàng loạt các chương trình tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng, quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mặc dù vậy, chính sách tài hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên một số vấn đề chính như chính sách bảo lãnh tín dụng; chính sách hỗ trợ lãi suất và tín dụng ưu đãi trong năm 2010 (6%) và năm
2011 (3%); chính sách ưu đãi thuế; hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường(http://www.tinmoi.vn/chinh-sach-tai-chinh-ho-tro-phat-trien-dn-nho-va-vua-12693230.html)
Theo dự tính trong tương lai nhu cầu về vốn ngày càng tăng và đáp ứng yêu cầusàn xuất kinh doanh tạo ra năng lực mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp Để hoạt động kinh doanh phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp Đểhoạt động kinh doanh phát triển và cạnh tranh được trên thị trường các doanh nghiệpcần phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ, mà vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đápứng một phần nào nhu cầu vốn của họ Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ dovốn tự có ít nên các nhu cầu về vốn là rất cấp thiết Vì vậy ngân hàng chính là nơi cácdoanh nghiệp này tìm đến giải quyết các khâu về vốn
Tín dụng của các ngân hàng thương mại là một trong những hình thức sử dụngvốn đối với các doanh nghiệp nói chung và các oanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Tuynhiên trong những năm qua vấn đề tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặpkhông ít khó khăn và tồn tại như: sự an toàn, chất lượng, hiệu quả đặc biệt là vấn đềchất lượng của khoản tín dụng Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của các ngânhàng trong đó có ngân hàng Phương Đông Chi nhánh Tân Bình, vậy làm sao để đạtđược lợi nhuận tối đa mà hoạt động tín dụng vẫn an toàn, hiệu quả luôn là một vấn đềcấp thiết và quan trọng đối với các ngân hàng Chính vì lẽ đó mà em đã chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Trang 10ngân hàng Phương Đông - Chi nhánh Tân Bình” nhằm mục đích nghiên cứu, phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánhtrong thời gian qua và từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm mở rộng, nâng cao hiệuquả hoạt động tín dụng doanh nghệp vừa và nhỏ
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên những lý luận chung của các học thuyết kinh tế về tín dụng doanh nghiệp,đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, tổng hợp và so sánh các tàiliệu thu thập được về thực trạng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Phương Đông chinhánh Tân Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần mở rộng và nâng caohiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừ và nhỏ
Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Phương Đông Chi nhánh Bình Dương
có so sánh và tham khảo thêm về một số ngân hàng khác cũng như những nguồn tàiliệu khác Trên cơ sở đó kết hợp với đặc điểm hoạt động, phạm vi, quy mô của Chinhánh và lý thuyết chung về tín dụng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại để
đề xuất một số giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quá hoạt động tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn tới
Kết cấu nội dung nghiên cứu:
gồm có ba phần:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về tín dụng và chất lượng tín dụng
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạingân hàng Phương Đông-chi nhánh Tân Bình
Chương 3: Giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Tân Bình
Trang 11CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG1.1/ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1.1/ Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM
1.1.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền và đúc tiền của các thợvàng Việc đúc thành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hoặc vùng lãnhthổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo ra các yêu cầu đúc hoặcđổi tiền tại các cửa khẩu hoặc trung tâm thương mại Người làm nghề đúctiền, đổi tiền thực hiện việc kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ thànhbản tệ và ngược lại.Lợi nhuận thu được là chênh lệch giá mua bán
Những người làm nghề đổi tiền là những người giàu, trước đó có thểlàm yêu cầu cất giữ tiền của các lãnh chúa các nhà buôn nhiều người làmnghề đổi tiền thực hiện luôn việc cất giữ hộ Việc cất trữ hộ làm tăng thunhập, đa dạng hóa các loại tiền, tăng qui mô sản xuất của người kinh doanhtiền tệ Việc cất trữ hộ giùm người khác là điều kiện của việc thanh toán hộ vàthanh toán không dùng tiền mặt Với những ưu điểm của mình thanh toánkhông dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn
Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổitiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền Những ngân hàng này gọi là những ngânhàng của những thợ vàng
Nghề ngân hàng cũng được bắt nguồn từ người cho vay nặng lãi Một
số người cho vay nặng lãi thực hiện cả viêc đổi tiền giữ tiền và thanh toán hộ.Các ngân hàng đầu tiên dùng vốn tự có để tài trợ cho hoát động của họ, nhưngđiều đó không kéo dài Từ hoạt động thực tiễn, các ngân hàng nhận thấythường xuyên có người gửi vào và có người lấy tiền ra, xong tất cả gửi tiềnđều không rút ra cùng một lúc nên đã tạo ra số dư thường xuyên ở ngân hàng
Do tình chất vô danh của tiền, chủ ngân hàng có thể sử dụng tạm thời mộtphần tiền gửi của khách để cho vay Hoạt động cho vay tạo nên lợi nhuận lớn
Trang 12cho ngân hàng, do vậy các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi
để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền Bằng cách cung cấp các tiệních khác nhau mà ngân hàng ngày càng huy động được nhiều tiền gửi, là điềukiện để mở rộng cho vay và lãi suất cho vay
Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nềnkinh tế
Các ngân hàng có thể định nghĩa qua các chức năng, dịch vụ và vaitrò chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đangkhông ngừng thay đổi Thật tế, rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cà công tychứng khoán ,công ty mô giới, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầuđang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng Ngược lại ngân hàng đang đốiphó với các đối thủ cạnh tranh( các tổ chức phi tài chính ngân hàng) bằngcách ở rộng phạm vi về cung cấp các dịch vụ bất động sản và mô giới chứngkhoán, tham gia hoạt động bảo hiểm đầu tư quĩ tương hỗ và thực hiện nhiềudịch vụ mô giới khác
Các tiếp cận quang trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trênphương diện những loại hình mà chúng cung cấp Ngân hàng là các tổ chứctài chính cung cấp các danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt làtín dụng thanh toán và các chức năng tài chính so với bất kì tổ chức kinhdoanh nào trong nào kinh tế Một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủyếu
Ví dụ, luật tổ chức của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vu ngân hàng vớinội dung thường xuyên và nhận tiền gửi và sử dụng số tiền vay này để cấp tíndụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.”
Hình thức ngân hàng đầu tiên-ngân hàng của các thợ vàng, hoặc ngânhàng của kẻ cho vay nặng lãi thực hiện cho vay với các cá nhân chủ yếu cácngười giàu như quan lại, địa chủ nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng Nhiềungân hàng lớn còn mở rộng việc cho vay với các vua chúa, nhằm tài trợ phầnchi tiêu cho chiến tranh.Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi tức là chi chokhách hàng số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay vời nhiều rủi ro
Trang 13Do lợi nhuận cho vay từ rất cao, nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế củachứng chỉ tiền gửi phát hành tiền gửi khống để cho vay Thực trạng này đãđẩy ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản.
Sự sụp đổ cho các ngân hàng gây mất khả năng thanh toán , ảnh hưởngxấu đến hoạt động mua bán Hơn nữa lãi suất cao nên những nhà buôn khôngthể sử dụng lãi suất cao này Trước tình hình đó nhà buôn tự thành lập ngânhàng gọi là ngân hảng thương mại Và như vậy ngân hàng thương mại hìnhthành xuất phát từ tư bản thương nghiệp.Ngân hàng thương mại cũng thứchiện các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi thanhtoán, cất trữ và cho vay Tuy nhiên điểm khác biệt giữa các ngân hàng thươngmại và các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu Đây làkhoản cho vay ngắn hạn, dựa trên quá trình luân chuyển của hàng hóa với lãisuất thấp hơn với lợi nhuận tiền vay Để đảm báo an toàn ngân hàng thươngmại ban đầu không cho vay với người tiêu dùng không cho vay trung và dàihạn, không cho vay đối với nhà nước
Sự phá sản của ngân hàng thương mại đã gây tổn thất cho người gửitiền Ngân hàng này không cho vay, chỉ nhận giữ tiền hộ để lấy phí Đồngthời tại mỗi nước, trong những điều kiện lịch sử cụ thể đã hình thành nhiềuloại ngân hàng khác nhau như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng phát triển, ngânhàng đầu tư, ngân hàng trung ương tạo nên hệ thống các ngân hàng Trong
đó từ ngân hàng trung ương có chức năng xây dựng và quản lí chính sách tiền
tệ quốc gia, các ngân hàng cón lại dù có một số đặc điểm khác nhau nhưngđều kinh doanh tiền tệ và tín dụng
Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ, hoạt động ngân hàng đã
có những bước tiến rất nhanh.Trước hết đó là sự đa dạng cac loại ngân hàng
và các hoạt động ngân hàng Từ các ngân hàng tư nhân, quá trình tụ tập vàtích trữ vốn trong ngân hàng đã hình thành nên các ngân hàng cổ phần Qúatrình gia tăng vai trò quản lí nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng đã tạo
ra các ngân hàng sở hữu nhà nước, ngân hàng liên doanh các ngân hàng pháttriển mạnh ở thế kỉ 20 Nhiều ngiệp vụ truyền thống vẫn được giữ bên cạnhnghiệp vụ mới vẫn còn phát triển.Ngân hàng thương mại từ chỗ cho vay ngắn
Trang 14hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, cho vay bất động sản.Nhiều ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, chothuê Các hình thức huy động ngày càng phong phú.Các loại hình tiền gửikhác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Bêncạnh các hình thức huy động tiền gửi, ngân hàng cũng đã mở rộng các hìnhthức cho vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác Công nghệ ngânhàng đang góp phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng Thanhtoán điện tử thay thế dần thanh toán thủ công đẩy nhanh tốc độ, tính an toànnhất trong thanh toán Các loại thẻ thay thế dần các loại tiền giấy và dịch vụngân hàng 24h, dịch vụ ngân hàng đang ngày càng tạo ra nhiều tiện ích chodân chúng.
Quá trình phát triển của ngân hàng đã tạo ra mối quan hệ ràng buộcngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc ngày càng lớn giữa các ngân hàng Các hoạtđộng ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã được thúc đẩy thành cáchiệp hội các tổ chức liên kết ngân hàng nhằm tạo ra những chính sách thốngnhất trong diều hành và hệ thống trong mỗi quốc gia khu vực và kinh tế
1.1.1.2/ Các hoạt động của ngân hàng
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng vàcác doanh nghiệp Thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lựcdịch vụ tài chính mà có nhu cầu thực hiện một cách hiêu quả
a Mua bán ngoại tệ
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên thực hiện trao đổi mua bánngoại tệ: Mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác hưởng phí dịchvụ
Trang 15cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt vàcho phép ngân hàng sử dụng tạm thời
c Cho vay
-Cho vay thương mại
Ngay ở thời kì đầu các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế
là cho vay đối với người bán(người bán chuyển các khoản phải thu chongân hàng để lấy tiền trước) Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp vớikhách hàng(là người mua), giúp họ mua hàng dự trữ để có vốn kinhdoanh
- Cho vay tiêu dùng
Trong giai đoạn hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vayđối với các cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản tiêudùng vỡ nợ tương đối cao Sự gia tăng trong thu nhập của người tiêudùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới ngườitiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng Sau chiến tranh thế giớithứ 2, tín dụng tiêu dùng đã trở thành loại tín dụng phát triển nhanhnhất ở các nước có nền kinh tế phát triển
- Tài trợ dự án
Bên cạnh cho vay truền thống là cho vay ngắn hạn các ngân hàng ngàycàng trở nên năng động trong tài trợ trung và dài hạn: tài trợ xây nhàmáy, phát triển công nghệ cao Một số ngân hàng còn cho vay đầu tưvào nhà đất
d Bảo quản tài sản hộ.
Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng, và các giấy tờ có giá và tài sảncho khách hàng trong két Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản chính,giấy tờ có giá, cầm cố với nguyên tắc an toàn,bảo mật, thuận tiện Dịch vụnày phát triển cùng với một số dịch vụ khác như mua bán hộ giấy tờ có giácho khách, thanh toán hộ
Trang 16e Cung cấp các tài khoản giao dịch và tài khoản thanh toán
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng,ngân hàng không chỉ thực hiệnviệc bảo quản mà còn thực hiện lệnh chi trả cho khách hàng.Thanh toánqua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức làngười gửi tiền không cần đến ngân hàng lấy tiền mà chỉ cần viết phiếu chitrả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền.Các tiện ích thanh toán không dủng tiền mặt( nhanh chóng, an toàn, chínhxác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nângcao thu nhập cho khách hàng Khi ngân hàng mở chi nhánh phạm vi thanhtoán qua ngân hàng được mở rộng tạo nhiều lợi ích hơn Điều này đãkhuyến khích các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàngthanh toán hộ.Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnhcác thể thức thanh toán sec, ủy nhiệm chi, LC, đã phát triển hình thứcthanh toán mới bằng thẻ
f Quản lý ngân quĩ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và
cá nhân Nhờ đó ngân hàng giữ được mối liên hệ chặt chẽ với nhiều kháchhàng, do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng thu ngân,nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân quĩ.Trong đóngân hàng đồng ý việc quản lí thu chi cho một công ty kinh doanh và tiếnhành đầu tư thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời vàcác tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần đến tiền mặt
g Tài trợ các hoạt động của chính phủ.
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trởthành trọng tâm chú ý của các chính phủ.Do nhu cầu chi tiêu lớn trong khinguồn thu không đủ, chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với khoản vayngân hàng.Ngày nay chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động vời điềukiện là họ phải cam kết thực hiện ở một mức độ nào đó các chính sách củachính phủ và tài trợ cho chính phủ Các ngân hàng thường mua trái phiếu
Trang 17chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hànghuy động được.
h Bảo lãnh
Do khả năng thanh toán cho một khách hàng là rất lớn và do ngân hàngnắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnhcho khách hàng Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng
đa dạng phát triển Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mìnhmua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, và vay vốn từ
tổ chức tín dụng khác
i Cho thuê thiết bị trung và dài hạn(leasing)
Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn.Nhiều hãng sản xuất và thương mại đaã cho thuê Cuối hợp đồng thuêkhách hàng có thể mua(do vậy có thể gọi là hợp đồng thuê mua) Rấtnhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bịmáy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng muathiết bị và cho khách hàng thuê vời điều kiện khách hàng phải trả hơn 70%hay 100% gái trị của tài sản cho thuê Do vậy cho thuê của ngân hàngcũng giống như nhiều điểm cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dàihạn
j Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn.
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên ngân hàng có rất nhiều chuyêngia quản lí tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngânhàng quản lý tài sản và quản lí hoạt động tài chính hộ Dịch vụ ủy thácphát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành và
ủy thác đầu tư Nhiều khách hàng còn xem ngân hàng là một chuyên gia
tư vấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lí tài chính,thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
k Cung cấp dịch vụ mô giới và đầu tư chứng khoán.
Trang 18Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính chophép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lí dochính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ mô giới chứng khoán,cung cấp cho khách hàng cơ hội mua chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu vàcác chứng từ có giá khác Trong một và trường hợp công ty tổ chức racông ty mua bán chứng khoán hay công ty mô giới chứng khoán đề cungcấp dịch vụ mô giới
f Cung cấp dịch vụ bảo hiểm
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng bán bảo hiểm cho khách hàng,điều đóđảm bảo việc hoàn trả cho khách hàng trong trường hợp khách hàng bịchết, bị tàn phế, hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán.Ngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm con, ngân hàng cung cấp dịch
vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí
m Cung cấp các dịch vụ đại lí.
Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánhhoặc văn phòng ở khắp nơi Nhiều ngân hàng(thường ngân hàng lớn)cung cấp cácdịch vụ đại lý cho các ngân hàng thanh toán hộ,phát hành các chứng chỉ tiền gửilàm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ
1.1.2/ Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1/ Tín dụng và sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong hoạt động kinh tế.
- Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữ người cho
vay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả vốn gốc và lãi sau mộtthời gian nhất định Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trùkinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổchức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật chomột cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định vềthời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi
Trang 19Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá mua bán chịu hàng hóathường cao hơn giá bán trao tiền ngay, phần chênh lệch này chính là lãicủa hàng hóa đem bán chịu Quan hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa cácđơn vị có liên quan trực tiếp lẫn nhau Vì vậy nó không đáp ứng nhucầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hóa Mặc khác dođặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xã hội thườngxuyên xuất hiện hiện tượng thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này và nhucầu thừa vốn ở các cá nhân khác Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh
do có sự chênh lệch về thời gian sử dụng vốn của tổ chức hay cá nhân
đó Trong khi đó các khoản thu nhập và chi tiêu ở các tổ chức và cácnhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tụcđòi hỏi phải được tiến hành liên tục Vậy để khắc phục tình trạng nàychỉ có ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có thểgiải quyết mâu thuẫn đó
Vậy tín dụng ngân hàng là gì?
“Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là ngân hàng- là tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trò là người đi vay và cho vay”
Với tư cách là người đi vay: Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân hay phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu đểhuy động vốn trong xã hội
Với tư cách là người cho vay: Ngân hàng đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp tổ chức, cá nhân có nhu cầu thiếu vồn cần được bổ sungtrong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.Với ngân hàng này
đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầutái sản xuất trog xã hội
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường,nó luônđáp ứng nhu cầu về vốn một cách linh hoạt và kịp thời
Trang 201.1.2.2/ Các hình thức tín dụng
Tín dụng cho vay tồn tại rất nhiều hình thức, nhiều tên gọi Tuy nhiêncăn cứ vào một số tiêu thức khác nhau mà phân chia tín dụng ngânhàng Sau đây là một số cách mà ngân hàng thường sử dụng phân chia
và đánh giá:
a Phân chia theo thời hạn tín dụng
Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân thành làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được bổ sung cho
sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp nó co thể đượcvay cho những sinh hoạt cá nhân
- Tín dụng trung hạn : là những khoản tín dụng từ 1-3 năm, loại tín dụng
này thường dùng để cung cấp mua sắm tài sản cố định và cải tiến biếnđổi kĩ thuật, mở rộng xây dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốnnhanh
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng từ 3 năm trở lên, loại hình này
dùng để cung cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản: đầu tư xây dựng xínghiệp mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến mở rộng sản xuất
có qui mô lớn
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn tài sản cốđịnh và một phần bổ sung cho vốn lưu động
b Phân theo mục đích
Theo tín dụng này thì tín dụng ngân hàng rất đa dạng và phong phú:
-Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm, và xâydựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp và dịch vụ
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là cho vay ngắn hạn để bổ sungvốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
Trang 21-Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuấtnhư phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trông
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mua sắmcác vật dụng đắt tiền Ngày nay ngân hàng còn cho vay để trang trải cáckhoản chi phải thông thường của đời sống thông dụng với tên gọi là tíndụng tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng
-Thuê mua và các loại tín dụng khác
c Phân loại theo căn cứ đảm bảo
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không cần tài sản thế chấp,
cầm cố
- hoặc bảo lãnh của người thứ ba Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín Đối
với khách hàng tốt, trung thực trong khả năng kinh doanh, khả năng tàichính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng màkhông cần đòi hỏi nguồn nợ bổ sung
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được ngân hàng cung cấp với
điều kiện phải có tài sản thế chấp hoặc có sự báo lãnh của bên thứ ba.Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng khi vay vốnthì cần có sự đảm bảo Sự đảm bảo này căn cứ vào pháp lý để ngânhàng có thêm một nguồn thứ 2 bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếuchắc chắn nhằm bù lại khoản tiền vay trong trường hợp không có khảnăng trả nợ
d Phân loại theo đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này được chia thành 2 loại:
- Tín dụng lưu động là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu
động của hệ thống kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa đối với xínghiệp, thương nghiệp, bù đắp lượng vốn lưu động thiếu hụt
Loại này được chia thành 2 loại:
+Cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất
Trang 22+Cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kìphiếu, với thời hạn cho vay là ngắn hạn.
- Tín dung cố định: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành loại tài
sản cố định Loại này thường được để đầu tư mua sắm tài sản cố định,cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các côngtrình Thời hạn cho vay các loại này là trung và dài hạn
e Phân theo tiêu thức hoàn trả tiền vay
Theo cách này là khoản cho vay có thể phân theo hai cách Cáchthứ nhất là có thể trả một lần cả gốc và lãi khi đến hạn Hai làkhoản tiền vay sẽ trả nhiều lần theo nhiều kì
f Phân theo xuất xứ vốn vay
Các loại do ngân hàng trực tiếp cho vay, có loại vay gián tiếp tức là dongân hàng mua lại nợ từ chủ nợ
g Phân loại theo hình thức giá tự có
Một là cho vay bằng tiền, đây là loại cho vay chủ yếu của các ngânhàng được thực hiện bằng các kĩ thuật khác nhau
Hai là cho vay bằng tài sản, loại này thường phổ biến dưới hình thứctài trợ thuê mua
h Phân loại theo thành phần kinh tế
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
1.2 / CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 23ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tíndụng có những nội dung riêng Trong quan hệ tài chính quan hệ tín dụng cóthể hiểu theo các nghĩa sau:
+Xét trên gốc độ dịch chuyển quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sangchủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp dịch chuyểnquỹ từ người cho vay sang người di vay
+Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một quan hệ về giao dịch tài sảntrên cơ sở hoàn trả giữ hai chủ thể Như một công ty công nghiệp hoặc thươngmại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bánhàng chuyển giao hàng cho bên mua và sau một thời gian thỏa thuận bên muatrả tiền cho bên bán Phổ biến hơn là giao dịch ngân hàng và các định chế tàichính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện với hình thức cho vay,tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất địnhngười đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi
Tín dụng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hóa) giữa các bêncho vay(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân vàcác tổ chức khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sửdụng trong một thời gian nhất dđịnh theo thỏa thuận, bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanhtoán
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch trên cơ sở hoàn trả
và có đặc trưng sau:
+Tài sản giao dịch trong quan hệ khách hàng bao gồm hai hình thức cho vay(bằng tiền) và cho thuê( bất động sản và động sản) Trong những năm 1960trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ cho vay bằng tiền Xuấtphát từ tính đặc thù đó mà nhiều thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi làđồng nghĩa với nhau Từ năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành vàcho thuê tài chính đã được các ngân hàng và các định chế tài chính cung cấpcho khách hàng Đây là sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thứctín dụng bằng tài sản thực
Trang 24+ Xuất phát từ tính chất hoàn trả, bởi vậy người cho vay tiền chuyển giao tàisản cho người đi vay và sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng Trong thực tếmột khi số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sởđánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng mà chú trọng đến đảm bảo, chínhquan điểm này đã ảnh hưởng chất lượng tín dụng.
+Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khácngười đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài gốc Để thực hiện nguyên tắc nàyphải xác định lãi suất danh nghĩa hơn là tỷ lệ lạm phát Hay nói cách khác,lãisuất thực phải dương(Lãi suất thực=Lãi suất danh nghĩa-tỷ lệ lạm phát) Tuynhiên, lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một sốtrường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệnày chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn
+Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kếthoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệtín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước thực chất là lệnh phiếu, trong đóbên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay
1.2.2/ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng.
1.2.1.1/ Các hoạt động tín dụng xét ở góc độ ngân hàng
Các khoản tín dụng ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốncao, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế của chủ thể sử dụng và đồng thời vàmang lại một mức lợi nhuận nào đó cho ngân hàng Dưới đây là một số chỉtiêu đánh giá chất lượng của ngân hàng:
a Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng và mức độ rủi ro
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Trang 25Nợ quá hạn là phần còn lại khi đến hạn hoặc có thêm thời gian gia hạnnhưng vẫn chưa thu hồi đủ được.
- Tổng dư nợ quá hạn trong kì và tổng dư nợ quá tích lũy
- Cơ cấu nợ quá hạn “theo tuổi”: phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian
quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợkhó đòi Chi tiết nợ quá hạn theo tuổi sau:
+Quá hạn trên 1 năm
- Tỷ lệ nợ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ: cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ
quá hạn cho ta biết mức độ quản lí nội bộ đối với nợ quá hạn Nếu tỷ lệ
nợ thu hồi nợ quá hạn nhỏ thì thực tế ngân hàng có thể đang đứngtrước một rủi ro mất một lượng vốn cho vay Tỷ lệ này có thể xác địnhbằng công thức:
Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ
Trang 26Tổng dư nợ đến kỳ hạn
Tỷ lệ cho vay =
Tổng lượng vốn huy động tích lũy
Tỷ lệ này cho biết khả năng ngân hàng tận dụng vốn huy động trong hoạt động tíndụng
-Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng Nói chung lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng phải lớn hơn lãi suất huy động của ngân hàng thì ngân hàng hoạt động mới có lãi
- Vòng quay vốn tín dụng trong năm:
Dư nợ trong nămVòng quay vốn tín dụng trong năm =
Dư nợ bình quân năm
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ ngân hàng thu được càng nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà ngân hàng đầu tư hoạt động kinh doanh
có hiệu quả
c Các chỉ tiêu về doanh lợi
- Tổng doanh thu hàng năm của ngân hàng tử hoạt động tín dụng
- Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng củ ngân hàng và trong các
hoạt động kinh doanh khác
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng
1.2.1.2/ Chất lượng tín dụng của ngân hàng dưới góc độ doanh nghiệp
Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ chỉ tiêu đánh giá chất lượng của ngân hàng là doanh thu từ khoản vay ngân hàng, lợi nhuận tăng thêm nhờ sử dụng vốn vay của ngân hàng Ngoài ra nócòn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay của ngân hàng mà doanh nghiệp có thể
Trang 27đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công an việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
1.2.3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng
Để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp(cả về ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như những hạn chế ảnh hưởng tiêu cực Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp phải linh hoạt để phù hợp qui định của Nhà Nước trong hoạt động tín dụng Có như thế thì cả ngân hàng và doanh nghiệp mới đề ra được biện pháp cụ thể, đúng đắn, linh hoạt để đạt được mục tiêu của mình một cáchtốt nhất Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp:
1.2.3.1/ Các nhân tố thuộc về ngân hàng
- Chính sách tín dụng
Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, có ý nghĩa cho việc thành công hay thất bại của ngân hàng Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xâ dựng trên cơ
sở khoa học và thực tiễn
- Thông tin tín dụng
Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin có sẵn của ngân hàng từ nguồn thông tin tín dụng(CIC), từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh hay
Trang 28nói cách khác, từ nguồn trực tiếp, gián tiếp, từ các nguồn thông tin của pháp luật
-Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng Vì hàng Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lương nhân sự ngày càng cao Việc tuyển dụng nhân sự có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể bỏ qua để đem lại một khoảng tín dụng có chất lượng
- Công tác kiểm soát nội bộ
Đây là công tác mà ở ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường
xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi
chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nghiệp này và có chế độ
thưởng phạt nghiêm minh Có như thế công tác tín dụng mới có thể thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.3.2/ Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
- Năng lực của doanh nghiệp
Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả Nhưng nhiều khi năng lực co hạn chế, họ không thực hiện
Trang 29được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ nhận được từ ngân hàng.
- Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp
Do trình độ quản lý của nhà doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, học vấn kiến thức,cũng như nhiều kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không
dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém maketing sản phẩm Do sự bảo thủ khiến nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không co hiệu quả Dẫn đến tình trạng không thu hồi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khoản chất lượng tín dụng đã
sử dụng
- Đạo đức của người đi vay
Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích ký các yếu tố
có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay Nhưng thông tin này có thể dẽ bị thay đổi khi doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh Còn có nhiều người có ý tham nhũng vàkết quả là sử dụng vốn vay của ngân hàng kém thâm chí không thu hồi được Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng
1.2.3.3/ Các nhân tố khách quan khác
Ngoài nhân tố chủ quan trên còn nhiều yếu tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng
- Tác động của môi trường kinh tế
Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đế khả năng tài chính của người vay hay nòi rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trẻ món vay cho ngân hàng do đó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản
Trang 30tín dụng đó của ngân hàng Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi
sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi,thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khoản vay sẽ được trả nợ đúng hạn, khoản tín dụng của ngân hàng sẽ có chất lượng tốt
-Tác động của môi trường pháp lý
Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kì doanh nghiệp sản xuất nào Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo được chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng.Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi
- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại Có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng Chính sách kinh tế trong hoàn cành này có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhung trong hoàn cảnh khác thì ngược lại Chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó có thể đảm bảo cân đối cho nền kinh tế Do vậy, các chủ trương hính sách của nhà nước phải đúng đắn mới có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là đều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng của ngân hàng
- Các yếu tố thiên tai gây nên
Chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời
vụ Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nhà nước có thành phần
Trang 31kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông ngư nghiệp lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng.Khi thiên tai xảy ra nhu: lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể, làm cho chất lượng khoản tín dụng bị giảm sút.
–lâm-1.3 / ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
- Khái niệm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa
- Tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí phân loại cần phải dựa vào số lao động trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ có số lao động dưới 100 người, doanh nghiệp vừa có số lao động từ 101 đến 1000người, doanh nghiệp có số lao động trên 1000 người là doanh nghiệp lớn Ở Việt Nam, trước đây theo Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là những doanh nghiệp cóvốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200
người.Hiện nay, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định "doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người"
- Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
+Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và đang phảiđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Trang 32+ Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trongdoanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh.
+Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế Tuy Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình
độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao
+ Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Yếu tố tư bản cấu thành trong sản phẩm thấp,hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp
+ Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin của các DNV&N, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNV&N
- Quản trị nội bộ của DNV&N còn yếu, nhất là quản lý tài chính; ý thức chấp hành cácchế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong
họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ
và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở
ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
Trang 332.1.1/ Giới thiệu khái quát về chi nhánh
2.1.1.1/ Sự hình thành Ngân Hàng Phương Đông và chi nhánh Ngân Hàng Phương Đông Tân Bình TP.HCM
*Giới thiệu về Ngân Hàng Phương Đông
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông ( tên tiếng Anh là ORIENT
COMMERCIAL JOINT STOCK BANK, tên viết tắt là ORICOMBANK - OCB )
được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp ngày 13/04/1996 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do
Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/05/1996, nhưng đến ngày10/06/1996 thì ngân hàng Phương Đông mới chính thức khai trương hoạt động, với sốvốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 45 Lê Duẩn,Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trải qua 14 năm hoạt động và phát triển, ngày 29/12/2009 vốn điều lệ của ngân hàng
đã tăng lên đến 2000 tỷ đồng Mạng lưới hoạt động của OCB đã có mặt tại 17 tỉnh,thành trên cả nước với đầy đủ các sản phẩm dịch vụ, bao gồm:1 Hội sở chính,1 SởGiao dịch, 22 Chi nhánh, 43 Phòng Giao dịch, 1 Điểm giao dịch và 4 Quỹ tiết kiệmtính đến ngày 20/10/2009 Đến cuối tháng 06 năm 2009, số lượng nhân viên của OCB
là 1.390 người Đa số cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, thườngxuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của ngân hàng vàtrường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu trong nước Hiệuquả kinh doanh không ngừng tăng trưởng từ khi thành lập đến nay
Các cổ đông của ngân hàng :
Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ hiện nay như sau:
Trang 34TT Cổ đông Tỷ trọng
1 Tổ chức Đảng, CĐ và Cổ đôngkhác
10,500%
2 Doanh nghiệp Nhà nước 25,236%
3Công ty cổ phần, TNHH 16,000%
Trong đó, các cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên bao gồm:
Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX)
Ban Quản trị Tài chính Thành ủy Tp Hồ Chí Minh
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK)
Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO)
Ngân hàng BNP Paribas (Pháp)
Một số công ty mà OCB đang tham gia góp vốn với tỉ lệ góp từ 10% trở lên:
Công ty Sài Gòn – Phú Quốc
Công ty Sài Gòn – Ford
Công ty Dana – Ford
Công ty Cổ phần Khách sạn SG Tourane
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Phương Đông
Công ty CPDL Bến Thành Non Nước
Công ty TNHH Bến Thành AA
Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Thành Việt
Đối tác:
Trang 35 OCB là thành viên của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu
(SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication)
OCB tham gia chương trình Quỹ Phát triển nông thôn (RDF: RuralDevelopment Fund) của Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam
Liên minh Thẻ Vietcombank
Liên minh Công ty Cổ phần Thẻ Smarlink
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
Mục tiêu:
Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng,cùng có lợi và cùng phát triển
Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông
Giải quyết hài hòa lợi ích khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên
Trang 36Hoạt động của qui trình nghiệp vụ chính được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Công nghệ:
Ngày 19/12/2008, Ngân Hàng Phương Đông và Tập đoàn Temenos AG (Thuỵ Sỹ) đã
kí kết hợp đồng triển khai hệ thống Ngân hàng lõi, nhằm hỗ trợ toàn bộ các hoạt độngngân hàng bán lẻ và ngân hàng doanh nghiệp (hiện nay tập đoàn Temenos có mặt trên
29 quốc gia với 34 văn phòng và đang là đối tác chiến lược của rất nhiều ngân hàng ởViệt Nam như Techcombank, Military Bank, Sacombank, Sea Bank, VP Bank,Global Bank… )
Ngoài ra, OCB đã đưa vào vận hành trung tâm dữ liệu ( data center) theo tiêu chuẩnquốc tế, để từ đó triển khai thành công dự án online tín dụng, online tiền gửi, quản lýdanh mục khách hàng theo Mã khách hàng, triển khai một số tiện ích trên SMS, xâydựng một số công cụ quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và thông tin quản trịđiều hành…
Thêm vào đó, OCB sẽ sử dụng phần mềm T24 của Temenos để giúp hỗ trợ hiệu quảtrên nhiều lĩnh vực kinh doanh như: hệ thống sổ cái, thông tin khách hàng, tài khoản,các sản phẩm và dịch vụ tiền gửi và tiền vay Với việc sử dụng hệ thống T24, OCB sẽthống nhất toàn bộ hoạt động của ngân hàng để đạt được những bước tiến đáng kểtrong việc tăng cường đổi mới sản phẩm, đảm bảo vị trí cạnh tranh của Ngân hàngtrên thị thường trong và ngoài nước
Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế vàdân cư dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn bằng đồng Việt Nam Tiếpnhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước Vay vốn của ngânhàng nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn, trung, dài hạn đối vớicác tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn; chiết khấu thươngphiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá Hùn vốn liên doanh và mua cổ phiếu theo pháp luậthiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Thực hiện kinh doanh ngoại
Trang 37tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch
vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước chophép
Các cột mốc đáng nhớ:
NĂM 2011
10/03/201
1
Lễ ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Phương Đông (OCB) và Tập đoàn Diebold (đối tác cung cấp máy ATM cho OCB).
Trang 380 cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội
9 Khai trương Sở giao dịch.
Một số thành tích được xã hội công nhận:
Ghi nhận từ những kết quả đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nướcnhà, trong thời gian vừa qua OCB liên tục được các cơ quan quản lí nhà nước vàngười tiêu dùng khẳng định thông qua các giải thưởng: Sao Vàng Đất Việt, top 500doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, một trong 10 ngân hàng được hài lòng nhất và giaodịch nhiều nhất Bên cạnh đó, OCB là 1 trong 5 Ngân hàng TMCP được vinh dự nhậnbằng khen vì đã có “Thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chếlạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh”
Định hướng phát triển:
Theo ông Trần Văn Vĩnh, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần PhươngĐông: chiến lược của OCB trong 5 năm tới (2010 -2015) chia ra thành 2 giai đoạn.Giai đoạn 1 sẽ xây dựng OCB trở thành một ngân hàng có qui mô vừa (vốn điều lệtrên 3.000 tỷ đồng) nhưng hiện đại, có hiệu quả cao và đạt chất lượng tốt Từ nền tảng
đó, OCB phát triển giai đoạn 2 thành một ngân hàng lớn (vốn điều lệ trên 10.000 tỷ
Trang 39đồng) vững mạnh có sức cạnh tranh cao và là một trong mười ngân hàng thương mạihàng đầu Việt Nam về chất lượng, hiệu quả và an toàn trong hoạt động.
Để nâng cao tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập và gia tăng tiện ích cho kháchhàng, OCB hiện đang đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core BankingSystem); đồng thời xây dựng và áp dụng việc xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7Quyết định 493/QĐ-NHNN để có một chính sách khách hàng thích hợp Ngoài ra,OCB sẽ tái cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng ngân hàng hiện đại: tập trung vàokhách hàng, tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh theo dòng sản phẩm; tách biệt
3 chức năng: kinh doanh - quản lý rủi ro - tác nghiệp để đẩy mạnh kinh doanh mộtcách an toàn; áp dụng phương thức điều hành vốn tập trung tại hội sở chính; dần tiếnđến mỗi nhân viên là một trung tâm lợi nhuận; tăng vốn theo lộ trình để chủ động vànâng cao năng lực tài chính; phát triển mạng lưới tại những đô thị, thành phố lớn; đổimới cơ chế tiền lương, thưởng đối với nhân viên - chuyên viên
*Giới thiệu về chi nhánh Ngân hàng Phương Đông Tân Bình TP.HCM
Nhận thấy Tân Bình là một quận năng động với nhiều tiềm năng phát triền, cách đây 5năm với sự quan tâm của chính quyền thành phố và ngân hàng nhà nước thành phố HồChí Minh, chi nhánh Tân Bình đã được thành lập vào ngày 01/08/2005 nhằm đáp ứngnhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn
và đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố Trong 5 năm qua, chi nhánh TânBình đã phát triển với tốc độ khá nhanh trên nhiều lĩnh vực đóng góp vào sự phát triểnchung của toàn hệ thống ngân hàng Phương Đông Trước hết về quy mô hoạt động, từ
1 điểm giao dịch với 15 cán bộ nhân viên thì đến nay, chi nhánh Tân Bình đã pháttriển thêm 1 phòng giao dịch trên các địa bàn kinh tế trọng điểm của quận là phònggiao dịch Bảy Hiền với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 50 người Ở lĩnh vực huy độngvốn, bằng việc tuân thủ những quy định của nhà nước và thực thi theo sự hướng dẫn
và chỉ đạo của Hội Sở, nên bình quân mỗi năm, chi nhánh Tân Bình đạt mức tăngtrưởng huy động vốn 70 - 80%/năm Riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, mặc dù trongbối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nhưng kết quả kinh doanh của chi nhánh TânBình đạt được khá tốt, tính đến hết tháng 06/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 84%
kế hoạch năm Dư nợ cho vay đạt 95% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 82%