HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nộidung tư tưởng t
Trang 1TiÕt 73, 74 §äc v¨n:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến
công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng Qua đó tác giả thể hiện tìnhyêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọnlọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạonên những nét đặc sắc về nghệ thuật
2 HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú
cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nộidung tư tưởng tác phẩm
Hỏi: Anh (chị) hiểu gì về
+ Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ),
từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánhgiá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam
bài phú là người thế nào?
Tại sao lại muốn học Tử
Trường tiêu dao đến sông
Bạch Đằng? (Xem SGK)
(HS làm việc cá nhân.
1/ Nhận xét về nhân vật " khách" trong đoạn 1:
a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưngmình là “khách”, là “nhân” Ở đây, “khách” vừa là từ tựxưng của tác giả, vừa là nhân vật
Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóngtúng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn
đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng,qua nhiều miền sông bể
Trang 2Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
Trình bày trước lớp) - Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư
Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiêncứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử Bạch Đằng được coi làđịa danh không thể không đến
b) Trước cảnh sông nước
b- Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với
"nước trời" "phong cảnh ", "bờ lau", "bến lách" , nhânvật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh
“sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao ngườianh hùng đã khuất Nhưng sau cảm giác buồn thương cảmđộng ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng củadân tộc
Bài tập 2 Về nhân vật "bô
lão” và câu chuyện các bô
lão kể trong đoạn 2 (Xem
và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng đểnói lên tư tưởng của tác giả)
b- Qua lời thuật của các
bô lão, những chiến công
trên sông Bạch đằng được
gợi lên như thế nào?
(Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới), khí thế "hùng hổ"
"sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quânreo khiến "ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi".Trận đánh "kinh thiên động địa"được tái hiện bằng nhữngnét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình Âm thanh, màusắc, cảm giác, tưởng tượng được tác giả vận dụng phốihợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn
lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi ) điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà
Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậmchất hùng ca
d- Kết thúc đoạn 2, vì sao
tác giả lại viết: "Đến sông
đây chừ hổ mặt/ Nhớ
người xưa chừ lệ chan"?
d- Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan" Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn).Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã
Trang 3Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
(HS thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày)
khuất và cảm thất hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra khôngxứng đáng
Bài tập 3- Trong đoạn 3,
tác giả tự hào về non sông
hùng vĩ, gắn liền với chiến
công lịch sử, nhưng khẳng
định nhân tố nào quyết
định thắng lợi của công
cuộc đánh giặc giữ nước?
Bài tập nâng cao- Trình
bày triết lí của tác giả về
chiến công lịch sử
(HS thảo luận nhóm, khá
trình bày)
Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong
đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí:
Bài tập 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết ở
hình tượng dòng sông, một dòng sử thi:" bát ngát sóngkình muôn dặm", "thướt tha đuôi trĩ một màu", với nhữngchiến công oanh liệt:" sông chìm giáo gãy, gò đống xươngkhô"
Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố.Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn rarất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôingười đọc cũng có thể hình dung tính chất tráng ca củanhững sự kiện, nhân vật ấy
Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu
vì niềm tựu hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc đã góp phầnlàm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét
Hoạt động 4- Tổng kết
và dặn dò
III/ Tổng kết và dặn dò
Trang 4Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi- Khái quát đặc
điểm nội dung và nghệ
thuật của Bài phú sông
- Thấy được cái gọi là “phong vị” của hàn nho
- Hiểu nghệ thuật trào phúng của tác giả
- Là nhà thơ xuất sắc, văn võ song toàn
- Cuộc đời làm quan thăng trầm nhưng luôn ung dung tự tại,một lòng vì dân vì nước
* Sự nghiệp: sáng tác nhiều thơ (đặc biệt là hát nói) Ngoàithơ Nôm, có bài “Hàn nho phong vị phú” nổi tiếng
2/ Tác phẩm
- “Hàn nho phong vị phú” nói về phong vị sống của nhà nhonghèo: luôn tìm thú vui và tiếng cười trong cảnh nghèo,
Trang 5Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
- Đoạn trích học gồm 20 vế đầu miêu tả nơi ở, cách sống và
ăn mặc của nhà nho nghèo
II/ Hướng dẫn đọc thêm
1/ Câu 1: Vấn đề tác giả nêu ra trong 4 vế đầu là cái nghèo
- Rõ ràng tác giả ko thích cái nghèo và khẳng định: nghèo làđiều đáng ghét Vì thế mở đầu, tác giả “văng” ra lời chửi: “Chém cha cái khó” -> Lời chửi được lặp lại 2 lần với giọngkhẳng định
- Tiếp theo, tg’ chứng minh rằng: từ thánh nhân đến hạ dânđều cho rằng nghèo là điều đau khổ, nhục nhã “rành rànhkinh huấn”, “ấy ấy ngạn ngôn” Thánh nhân thì coi đấy là
“lục cực” còn hạ nhân thì coi đấy là đứng đầu vạn tội
3/ Câu 3: Tác giả tả cảnh nhà nho nghèo trên 3 phương
diện: ở, ăn và mặc
- Để tả cảnh nghèo, tg’ ko trực tiếp dùng chữ “nghèo” nàonhưng người đọc vẫn nhận ra cuộc sống của vị hàn nho nàyrất nghèo Đấy là lối nói theo kiểu “phô trương” thườngđược dùng trong văn học trào phúng
+ Về vẻ ngoài: vị hàn nho này ko chỉ có tất cả, mà còn có rấtnhiều, rất “sang” là đằng khác:
- Nào là “nhà”: nhà ko chỉ 3 gian, mỗi gian đều 4 vách
mà còn có đủ cả sân, bếp, buồng, giường, màn gió,phên ngăn… ra vẻ phong lưu Trong nhà lại nuôimèo, nuôi lơn, có giàn đựng bát, có niêu nấu cơm, cómáng lợn ăn, có trẻ “tri trô”… rất ư là hạnh phúc
- Chẳng những thế, anh ta còn sống “hoà mình” vớithiên nhiên, cùng nắng, mưa, trăng sao, gió mát…+ Tuy nhiên, về thực chất, tác giả cho thấy vị hàn nho nàychẳng có gì cả: tường thì làm bằng mo cau, nhà thì lợp bằng
cỏ, kèo mọt, sân hoang, mối dủi, giun đùn, nắng rọi, mưa xoi,lợn đói, chuột buồn… một số 0 tròn trĩnh
Lối nói phô trương về sự “giàu sang” của Nguyễn Công
Trang 6Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Trứ giống cách “khoe giàu” trong dân gian:
Giẫu giầu giâu, thiếu mười trâu, đầy một chục Lợn thì lúc nhúc, thiếu mười chục đầy một trăm
Gà chạy lăng xăng, thiếu một trăm đầy mười chục
+ Về ăn, mặc:
- Tác giả cũng dùng lối nói phô trương: Nhà nho nghèocũng “ngày ba bữa” và đủ cả: “trà, trầu, áo, khăn…”nghĩa là về hình thức và số lượng, anh ta chẳng kém
ai
- Chỉ có điều: Về nội dung và chất lượng chẳng có gì
Ăn tuy là 3 bữa nhưng toàn là rau, trà thì bằng lábàng, lá vối… áo khăn cũng vậy
- Hai chữ “phong vị” trong bài, tác giả dùng theo nghĩa mỉamai, châm biếm “qua cách nói phô trương”
Có lẽ NCT rất ko thích cảnh nghèo, ko muốn chấp nhận cảnhsống nghèo, thậm chí còn mỉa mai châm biếm: cuộc sống của
vị hàn nho nhếch nhác: nhà chẳng ra nhà, ăn chẳng ra ăn, áochẳng ra áo, khăn chẳng ra khăn… ấy thế mà còn trích lờithánh nhân để biện hộ cho cuộc sống nghèo của mình “quân
tử ăn chẳng cầu no” “đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”…
TiÕt 76 Lµm v¨n:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 HS nắm được kết cấu của văn bản thuyết minh
2 HS rèn luyện kĩ năng tổ chức kết cấu văn bản thuyết minh
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trang 7Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
của bài học (Trước mục
1-Nguyên tắc chung) và trả lời
b- Yêu cầu: trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, côngdụng của đối tượng
c- Các loại:
- Thuyết minh về một tác phẩm, một di tích lịch sử, mộtphương pháp (Giới thiệu, trình bày)
- Thuyết minh cho một sản phẩm (kèm theo sản phẩm)(Thuyết minh thực dụng)
- Thuyết minh bằng hình ảnh (Thuyết minh nghệ thuật)
Bài tập 2- Đọc mục 1
(Nguyên tắc chung) và cho
biết khi tạo lập văn bản
thuyết minh, cần tuân theo
nguyên tắc chung về mặt
kết cấu như thế nào?
(HS làm việc cá nhân và
trình bày trước lớp)
2/ Nguyên tắc: Nguyên tắc chung khi tạo lập văn bản
thuyết minh là phải sắp xếp các ý theo một hình thức kết cấunhất định, như: mối liên hệ bên trong của sự vật, hay quátrình nhận thức của con người
Chẳng hạn: sắp xếp các ý theo thứ tự trên- dưới, ngoài, phải- trái, trước- sau ; chính- phụ; chủ yếu- thứ yếu;bản chất- hiện tượng
3/ Hình thức kết cấu: Những hình thức kết cấu chủ yếu của
văn bản thuyết minh bao gồm:
+ Kết cấu theo trật tự thời gian: trước- sau, sớm- muộn,
trẻ-già, sinh thành -hưng thịnh -diệt vong v.v
+ Kết cấu theo trật tự không gian: trên-dưới, trong-ngoài,
gần-xa, bên phải- bên trái, trung tâm- ngoại biên v.v
+ Kết cấu theo trật tự lô-gíc: nguyên nhân- kết quả, cái
chung- cái riêng, bản chất- hiện tượng, chủ yếu- thứ yếu,quan hệ tương đồng (VD: Trên sao dưới vậy; cha nào connấy ), quan hệ đối lập (VD: tốt- xấu, thiện ác, chính- tà ),quan hệ thứ bậc (từ thấp đến cao )
Hoạt động 2- Luyện tập II/ Luyện tập
Bài tập 1- Đọc và chỉ ra
hình thức kết cấu văn bản
thuyết minh (SGK)
Bài tập 1- Hình thức kết cấu của các văn bản:
+ Văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường có hình thức
kết cấu theo trật tự thời gian: từ thời điểm hiện tại, tác giảtrở về sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1962, rồi lạitrở về với hiện tại (Tuy nhiên, trong các đoạn còn có kết cấu
Trang 8Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
(HS thảo luận theo nhóm và
cử đại diện trình bày trước
lớp)
theo quan hệ nhân - quả và lô-gic nữa)
+ Văn bản Thành cổ Hà Nội có hình thức kết cấu theo trình
tự không gian: từ trong ra ngoài
+ Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia được kết cấu theo trình tự lô-gíc: hai vấn đề “ái nhân” và “trung, thứ”
trong học thuyết Nho gia được trình bày theo quan hệ bảnchất- hiện tượng hoặc nội dung- hình thức (kẻ “nhân” yêungười được thể hiện bằng đạo “trung, thứ”, tức “trung, thứ”
là biểu hiện của “nhân ái”)
Bài tập 2- Phân tích kết cấu
2- HS đọc ở nhà bài Thư dụ Vương Thông lần nữa để chuẩn
bị cho bài học sau.
Tiết 77
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4A-YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trang 9- Biết vận dụng kiến thức về văn bản biểu cảm; kiến thức văn học và kĩ năng lập ý;chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; quan sát, thể nghiệm đời sống; đọc tích luỹ kiến thức để đề
ra ý cho bài viết
- Biết huy động kiến thức đã học trong văn học và kiến thức đời sống để viết thànhbài văn
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
a- GV viết các đề văn lên
bảng
I/ Xác định yêu cầu của đề và phân tích đề
Đề 1: Hãy kể lại một truyện cười đã đọc ngoài sách giáo
khoa mà anh (chị) cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc
* Yêu cầu cần đạt:
- Biết kể lại một truyện cười đã đọc ngoài chương trìnhsong phải đảm bảo các đặc điểm của một truyện cười: yếu tốgây cười, ý nghĩa của cái cười…
- Đảm bảo là một văn bản tự sự hoàn chỉnh
- Kể ngắn gọn, diễn đạt, dùng từ, viết câu rõ ràng trongsáng
- Nội dung truyện phải có ý nghĩa phê phán sâu sắc vềlối sống đạo đức hay những khói hư tật xấu khác
Đề 2: Kể lại một câu chuyện xảy ra trong lớp học hoặc trong
đời sống khiến anh (chị) băn khoăn, trăn trở nhiều về đạođức và lối sống hiện nay
- Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa phê phán về đạođức, lối sống hiện nay ví dụ như: phê phán thái độ vô lễ vớithầy cô, bạc bẽo với cha mẹ, chạy theo lối sống gấp hưởngthụ…
- Người viết phải thể hiện thái độ băn khoăn trăn trở
của mình trước chuyện kể ra (lồng vào quá trình kể chứ không tách thành một phần cảm nghĩ riêng).
b- GV nêu yêu cầu cơ bản
Lập dàn ý sơ lược cho mỗi
đề (Có thể xem thêm các
sách tham khảo)
a- GV nhận xét kết quả bài
làm
II/ Nhận xét rút kinh nghiệm và trả bài
Lưu ý khi nhận xét bài làm của HS:
+ Phải bám sát yêu cầu của bài viết số 4: củng cố và rèn
Trang 10Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
+ So sánh với kết quả bài số 3 để thấy sự tiến bộ hay chưatiến bộ của từng cá nhân HS
TiÕt 78, 79 §äc v¨n:
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư)
Nguy n Trãiễn Trãi
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- HS hiểu được Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận
sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục, thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộnghoà bình của quân dân ta Bức thư cũng thể hiện chiến lược "tâm công" của Nguyễn Trãi.2- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận cổ
Theo nội dung lá thư, hoàn cảnh quân ta lúc ấy đã trở nênhùng mạnh, tiến đến bao vây thành Đông Quan, giặc Minhthì đã túng thế, bị vây khốn trong thành, cố thủ không rađánh để chờ viện binh
2/ Mục đích sáng tác
Nguyễn Trãi viết lá thư này để thuyết phục tướng giặc làVương Thông hạ vũ khí, bằng không thì ra khỏi thành tửchiến (khiêu chiến đi đối với thuyết hàng, nhưng thuyếthàng là chính)
Gv cho hs đọc mục Tiểu
dẫn và hỏi:: Nguyễn Trãi
viết lá thư này nhân danh
ai? Giải thích vì sao lại
nhân danh? Trong hoàn
Trang 11Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Gv cho hs đọc và tìm hiểu
bố cục
(hs đọc và nêu bố cục)
Hỏi: Mở đầu bức thư, tác
giả đã nêu lên tư tưởng gì?
Bức thư chỉ rõ tình thế của
quân Minh ra sao (Ở Trung
Quốc, ở Việt Nam)? Từ đó,
tác giả đã vạch rõ nguyên
nhân thất bại của chúng
Hãy phân tích các lí lẽ giàu
1/ Tìm hiểu nội dung
+ Tác giả mở đầu bức thư bằng quan niệm "thời"và "thế:
"Được thời và thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thànhlớn; mất thời không thế thì hoá mạnh ra yếu, yên lại thànhnguy" Đây chính là điểm yếu nhất của đối phương trongtình hình hiện tại
+ Bức thư chỉ rõ tình thế của giặc ở Trung Quốc cũng nhưViệt Nam:
- Ở Trung Quốc: “Ngô mạnh không bằng Tần”, phíaBắc có địch "Thiên Nguyên", phía Nam có nội loạn "TầmChâu"
- Ở Việt Nam giặc đang ở "kế cùng lực kiệt, lính trángmỏi mệt, trong không lương thảo ngoài không viện binh" vàđiều quan trọng là làm "điều phi nghĩa" trái với lòng dân + Trên cơ sở phân tích tình hình, tác giả vạch rõ sáu nguyênnhân dẫn tới thất bại của giặc:
-Bên trong thiếu thốn,"người chết quân ốm";
-Bên ngoài, viện binh không có, nếu có cũng khônglàm gì được;
-Trong nước còn phải lo "phòng thủ quân Nguyên"; -"Người chẳng sống yên, nhao nhao thất vọng";
- Nội bộ lục đục,"gian thần, chúa yếu, xương thịt hạinhau;
- Phía ta "trên dưới đồng lòng anh hùng tận lực" + Lí lẽ giàu sức thuyết phục của bức thư thể hiện trên cácphương diện:
- Lập luận chắc chắn, dựa trên cơ sở phân tích tìnhhình thực tế một cách sâu sắc
- Thái độ người viết luôn luôn thể hiện niềm tin vàosức mạnh của chính nghĩa, tin tưởng vào chiến thắng
Trang 12Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp tấn công kẻ thù (tâm công) dựa vàođiểm yếu nhất của các tướng giặc là thời và thế Nghệ thuậttấn công lúc cương lúc nhu, vừa khuyên hàng vừa khiêuchiến, vừa tấn công vừa vạch ra lối thoát cho giặc
Hỏi: Tư thế người viết thể
hiện qua lời lẽ thế nào?
Phân tích một số lời xưng
hô và hình ảnh tiêu biểu
trong bức thư
(HS làm việc cá nhân, trình
bày trước lớp)
+ Người viết luôn đặt mình ở tư thế của người có sức mạnh
(sức mạnh của thời và thế) Cách xưng hô có sự thay đổi:
lúc đầu gọi các tướng giặc là “Quan Tổng binh và các vị đạinhân”, lại đi kèm từ “Kính thưa”, đó là cách hô gọi lịch sự,nhưng cũng để bọn tướng giặc dễ đọc; nói chung, từ đầu đếncuối bức thư, tác giả xưng là “ta”, gọi tướng giặc là “cácông” hoặc vô nhân xưng (không dùng từ để gọi, bỏ trống),thậm chí còn hai lần ví và gọi các tướng giặc là “hạng đànbà” và một lần gọi giặc là “hạng thất phu đớn hèn” Cáchxưng hô như vậy cũng thể hiện tư thế của người mạnh hơn.+ Bên cạnh đó, tác giả còn dùng một số hình ảnh để ví von,làm rõ hơn tình thế quân giặc, khiến cho sức thuyết phụcđược tăng cường Chẳng hạn ví quân giặc như “thịt trênthớt, như cá trong nồi”, ví đội quân cứu viện “nước xakhông cứu được lửa gần” (theo tục ngữ Trung Quốc)
Hỏi: Niềm tin tất thắng và
tinh thần yêu chuộng hoà
bình của tác giả thể hiện ở
những điểm nào trong bức
thư? Nêu và phân tích một
Tinh thần yêu chuộng hoà bình thể hiện rõ trong việc đưa ra
con đường thoát cho giặc: "Nếu muốn rút quân về nước, ta
sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền " Đây chính làchiến thuật trong đường lối của chiến tranh nhân dân: “Bắccầu bằng vàng để tiễn quân thù về nước”, nó cũng thể hiệntinh thần nhân đạo và lòng yêu chuộng hoà bình của dân tộcta
Nghệ thuật lập luận của tác giả sắc bén, khúc chiết, mạnh
mẽ, giàu sức thuyết phục Các dẫn chứng đều lấy từ thực tế,tiêu biểu và chân thực, bố cục rõ ràng, mạch lạc và hết sứclô-gic, phân tích vừa có lý vừa có tình, khi cương khi nhu,tất cả xuất phát từ niềm tin chính nghĩa và sự tất thắng củaquân và dân ta (Xem ý 3, bài tập1 của hoạt động này) Bứcthư thể hiện tính mẫu mực trong nghệ thuật lập luận của vănnghị luận cổ điển
III/ Bài tập nâng cao
Bài tập- Phân tích chiến
lược “đánh vào lòng
người” của bức thư
Yêu cầu: HS phân tích và chỉ ra được các ý:
- “Tâm công” (đánh vào lòng người) là một sách lược quantrọng trong nghệ thuật dùng binh, nó cũng thể hiện trình độ
Trang 13Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
(HS chuẩn bị vào giấy
nháp, trình bày trước lớp)
cao của người dùng binh Trong Bình Ngô dại cáo, Nguyễn
Trãi cũng đã nhắc lại sách lược này với niềm tự hào:“Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.
- “Tâm công” thể hiện chủ yếu trên các phương diện:
+ Luôn luôn dựa trên chính nghĩa, lấy lẽ phải để chinh phụcđiều sai trái, lấy ngay thẳng để thắng gian tà, lấy “chí nhân”
để thay “cường bạo”
+ Luôn bám sát thực tế để phân tích tình hình, làm cơ sở cho
lí lẽ thuyết phục
+ Dùng nghệ thuật thuyết phục quân địch: khi cương, khinhu, lúc khiêu khích, lúc dụ dỗ, có lí, có tình, đặc biệt, vừadồn giặc đến chỗ bí vừa mở ra con đường sống cho địch
Câu hỏi: Khái quát đặc
điểm nội dung và nghệ
thuật của bức thư Đánh giá
ý nghĩa nhân văn của tác
+ Thư dụ Vương Thông lần nữa (Tái dụ Vương Thông thư)
là một trong những bức thư khuyến hàng của Nguyễn Trãithay mặt Lê Lợi gửi cho Tổng binh Vương Thông lúc đóđang bị vây trong thành Đông Quan cùng mười vạn tinhbinh Nội dung bức thư phân tích tình hình một cách sâu sắc
và đầy sức thuyết phục, làm cơ sở để dụ hàng Đặc biệt làtác giả đã vẽ ra một con đường sống cho giặc, thực hiệnhoàn hảo chiến thuật “bắc cầu vàng tiễn quân thù về nước”,nêu cao tinh thần chính nghĩa, yêu chuộng hoà bình củaquan và dân ta
+ Đây là một trong những tác phẩm chính luận sắc bén nhấtcủa Nguyễn Trãi, cũng là tác phẩm thể hiện tư tưởng nhânvăn cao cả của dân tộc và của nhân loại
………
TiÕt 80 TiÕng viÖt:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- HS nắm vững kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt làcác đặc điểm chung: tính hướng nội về cấu trúc văn bản; tính đa nghĩa; tính độc đáo vềphong cách cá nhân Từ đó, vận dụng vào bài luyện tập
2- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvề phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việcđọc - hiểu văn bản và làm văn
Trang 14B- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I/ Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Gv cho hs ôn lại kiến thức
(HS thảo luận theo nhóm
và cử đại diện trình bày
- hành chính, - báo chí, và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Từ khẩu ngữ, các phong cách còn lại đều thuộc phong cáchngôn ngữ văn hóa (ngôn ngữ viết)
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thuộc ngôn ngữ viết nên
có tính gọt giũa (phân biệt với khẩu ngữ), và khác với cácphong cách ngôn ngữ viết khác ở chức năng thông báo-thẩm mĩ
Gv cho hs đọc mục 1, 2, 3
(trong I- SGK) và cho biết
các đặc điểm chung của
phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật Nêu rõ nội
dung của các đặc điểm ấy
(HS làm việc cá nhân và
trình bày trước lớp)
2/ Đặc điểm
a- Tính thẩm mĩ là đặc điểm hướng tới cái đẹp, làm công cụ
để sáng tạo cái đẹp và bản thân nó cũng trở thành cái đẹp
b- Tính đa nghĩa là đặc điểm xác định nhiều tầng bậc ý
nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật Chẳng hạn:
nghĩa thông báo (thông tin khách quan), nghĩa tình cảm (nghĩa biểu cảm); nghĩa tường minh (rõ ràng), nghĩa hàm ẩn
(không rõ ràng)
c- Mang dấu ấn riêng của tác giả là đặc điểm về cách dùng
từ, diễn đạt Mỗi tác phẩm đều được viết ra theo cách lựachọn từ ngữ riêng, cách diễn đạt riêng của nhà văn (Có thể
gọi đây là tính chủ quan của ngôn ngữ nghệ thuật).
Hỏi: Dựa vào SGK, hãy
- Yêu cầu HS dựa vào bài học, với các dẫn chứng lấy trong
Truyện Kiều, truyện ngắn Nam Cao, thơ Hồ Xuân Hương,thơ Bà huyện Thanh Quan để lần lượt chứng minh cho
tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và tính chủ quan.
Bài tập 1- Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật được
dùng trong những loại văn
Trang 15Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Bài tập 2- Phân tích bài
phú và đoạn thơ sau đây
Gợi ý: Hàn Nho phong vị phú (trích) mang đầy đủ những
đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính thẩm mĩ thể hiện ở chỗ ngôn từ trong tác phẩm đềutuân theo qui luật của cái đẹp như vần, luật, hài thanh, phépđối:
“Ngày ba bữa: vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no
Đêm năm canh: an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”
+ Tính đa nghĩa thể hiện ở chỗ, ngôn từ có nhiều lớp ýnghĩa VD:
- Nghĩa thông báo của cặp câu trên (trong trường hợp này
gần giống nghĩa tường minh): nhà nho nghèo sống đạm bạc,
b) Phân tích đoạn trích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
- Tính thẩm mỹ thể hiện qua việc hoà phối ngữ âm, qua những từ ngữ tương phản (một cành/mấy dòng)
- Ý nghĩa có nhiều tầng bậc Nghĩa hàm ẩn nằm trong nỗi
"buồn", "sầu" và vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, đôn hậu, yêuthiên nhiên
- Dấu ấn cá nhân tác giả chính là mối sầu riêng của Huy
Cận trước Cách mạng
Câu hỏi: Những kiến thức
chính trong bài học này là
HS hiểu và trình bày được nội dung chi tiết của ba đặc điểmtrên
+ Kĩ năng: cần rèn luyện kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệthuật (dựa trên 3 đặc điểm chung) và kĩ năng vận dụng ngônngữ nghệ thuật trong giao tiếp
Trang 16TiÕt 81 Lµm v¨n:
BÀI VIẾT SỐ 5
A- YÊU CẦU
1 Bài viết số 5 thuộc kiểu bài văn thuyết minh về một thể loại hay vấn đề văn học
HS cần nắm vững đặc điểm, yêu cầu, cách làm bài thuyết minh để áp dụng vào một đề bài
cụ thể
2 HS biết vận dụng kỹ năng sử dụng các phương pháp thuyết minh thích hợp để làmbài
B- GỢI Ý CÁC ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1- Giới thiệu ca dao Việt Nam
Gợi ý: Dựa vào phần Tri thức đọc hiểu bài Một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa (SGK tập 1), bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về ca dao - dân ca (một thể thơ dân gian, thường được gắn liềnvới âm nhạc, diễn tấu trong tổng thể nghệ thuật dân gian)
- Giới thiệu nội dung: diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tìnhtrong ca dao
- Giới thiệu đặc điểm nghệ thuật: Thể thơ phổ biến là lục bát, sử dụng các biện phápphú (tả), tỉ (so sánh, ẩn dụ), hứng (gợi hứng) v.v
Trong mỗi ý cần có những dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp
Đề 2- Giới thiệu đặc điểm văn bản văn học
Gợi ý: Nội dung kiến thức chủ yếu dựa vào bài Văn bản văn học (SGK tập 1) Bài
viết cần thuyết minh được các ý sau:
- Giới thiệu khái quát văn bản văn học (văn bản sử dụng trong lĩnh vực văn học nghệthuật)
- Giới thiệu các đặc điểm của văn bản văn học, gồm:
+ Đặc điểm ngôn từ: tính thẩm mỹ và nghệ thuật, giàu hình ảnh nhịp điệu, gợi cảm;
tính nội chỉ (ý nghĩa biểu hiện hình tượng) và tính biểu tượng; tính đa nghĩa, giàu sức
Trang 17Trong quá trình giới thiệu cần sử dụng một số dẫn chứng phù hợp để lời thuyết minhgiàu sức thuyết phục.
Đề 3- Giới thiệu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Gợi ý: Nội dung bài viết dựa vào kiến thức ở bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK tập 2) Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Giới thiệu đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính thẩm mĩ
+ Tính đa nghĩa
+ Dấu ấn cá nhân tác giả
Bài thuyết minh chủ yếu sử dụng phương pháp giải thích Cần có dẫn chứng và lý lẽ
để lời giải thích có sức thuyết phục
Đề 4- Thuyết minh yêu cầu đọc - hiểu văn bản văn học
Gợi ý: Dựa vào bài Đọc hiểu văn bản văn học (SGK tập 1) Bài viết đảm bảo các ý cơ
bản sau:
- Giới thiệu chung về mục đích, yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản văn học (Vì saophải đọc hiểu văn bản văn học? Việc đọc - hiểu văn bản văn học có mục đích, yêu cầu gì?)
- Giới thiệu các mức độ đọc - hiểu văn bản văn học:
+ Đọc hiểu văn bản ngôn từ
+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật
+ Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học
+ Từ đọc - hiểu đến thưởng thức văn học
Phương pháp thuyết minh chủ yếu là giải thích, đòi hỏi người viết vận dụng lý lẽ, dẫnchứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
………
TiÕt 82, 83 §äc v¨n:
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 HS hiểu được Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ, một "áng thiên cổ hùng
văn", bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, mà ở đó tác giả đã kết hợp tài tình sứcmạnh của lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật Bài cáo nêu cao tư tưởngnhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc Đó là những yếu tố quyết định thắnglợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2 HS rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn chính luận cổ điển
với những đặc trưng riêng của thể cáo.
Trang 18- Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh,
cuối năm 1427, Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao soạn thảo
Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên
bố trước thiên hạ về sự ra đời của một triều đại mới, bắt đầumột thời đại mới trên đất nước Đại Việt
II/ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài cáo và các đoạn trích học
Hỏi: Nêu ý chính của các
Hỏi: Ý chí quyết tâm tiêu
diệt quân Minh, giải
phóng đất nước của nhân
dân ta được thể hiện qua
hình tượng người anh
hùng dân tộc Lê Lợi, linh
hồn cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn Hãy chứng minh
(HS làm việc cá nhân và
trình bày trước lớp)
2/ Hình tượng Lê Lợi
Hs phân tích hình tượng Lê Lợi để làm nổi bật ý chí quyếttâm tiêu diệt giặc Minh, giải phóng đất nước của nhân dân
ta Cần bám vào các từ ngữ, hình ảnh dưới đây:
- Người anh hùng áo vải xuất hiện với tư thế hiên ngang, tư
cách là người đại diện cho chính nghĩa: “Ta đây/ Núi lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình ”.
- Người anh hùng có lòng căm thù giặc sâu sắc (ngẫm thù lớn căm giặc nước ),
- Người anh hùng có ý thức tự giác và nhiệt huyết cứu nước trở thành thường trực (đau lòng nhức óc nếm mật nằm gai quên ăn vì giận ngẫm trước đến nay chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi )
- Người anh hùng có thái độ cầu hiền, khả năng thu phục
lòng người tạo nên sức mạnh đoàn kết quân dân (Tấm lòng cứu nước còn dành phía tả; Nhân dân bốn cõi chén rượu ngọt ngào).
- Người anh hùng có tinh thần khắc phục khó khăn (Khi Linh sơn khắc phục gian nan),
- Người anh hùng có đường lối chiến tranh nhân dân, biết
dùng mưu lược và chiến lược tài giỏi (Thế trận xuất kì lấy
ít địch nhiều)
Trang 19Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
Trong tất cả các ý trên đều có những từ ngữ, điển cố, hìnhảnh có sức biểu đạt lớn để dựng lên chân dung người anhhùng dân tộc Lê Lợi
Hỏi: Đoạn 4 miêu tả khí
thế chiến thắng của quân
Những hình ảnh so sánh:
Nghĩa quân Lam S ơ n:
- Sấm vang chớp giật; trúc chẻ tro bay; thừa thắng ruổidài
- Đưa lưỡi dao tung phá; bốn mặt vây thành; người hùnghổ; kẻ vuốt nanh; gươm mài đá; voi uống nước; sạch khôngkình ngạc; tan tác chim muông; nổi gió to; thông tổ kiến
Đó là những hình ảnh "thể hiện qui mô vũ trụ, khổng lồ của sức mạnh chính nghĩa" (Trần Đình Sử) Bên cạnh việc sử
dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tương phản, tác giả còn sửdụng nghệ thuật liệt kê, trùng điệp, câu văn, nhịp điệu dàingắn đan xen, sự biến hoá linh hoạt, tài tình tạo nên âmhưởng vừa hào hùng vừa mạnh mẽ vừa gợi cảm tráng ca vừakhắc hoạ khí thế rung trời, chuyển đất của nghĩa quân, vừakhắc họa sự tan tác tơi bời của quân giặc
Hỏi: Hãy chứng minh:
"Đại nghĩa” là tư tưởng
chiến lược xuyên suốt bài
cáo
(HS thảo luận nhóm Cử
đại diện trình bày trước
lớp)
4/ Tư tưởng đại nghĩa
+ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo” là tư tưởng chiến lược xuyên suốt bài cáo Tư
tưởng này thể hiện trên các phương diện:
- “Đại nghĩa” là mục đích, là cơ sở lí luận của cuộc kháng
chiến, đó là lí tưởng giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyềncủa đất nước, đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân
(Đoạn 3: Ta đây: núi Lam Sơn dấy nghĩa )
- “Đại nghĩa” như một đường lối đấu tranh bằng lí luận (chính trị) là chủ yếu, đối lập với “hung tàn”, tức bạo lực là
Trang 20Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
chủ yếu (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn) “Đại nghĩa” ở khía cạnh này đồng nghĩa với “chí nhân” (Lấy chí nhân để thay cường bạo).
- “Đại nghĩa” thể hiện ở chiến lược "mưu phạt tâm công" (dùng mưu lược, và đánh vào lòng người)
- “Đại nghĩa” thể hiện trong đường lối nhân đạo và yêu
chuộng hoà bình: “bắc chiếc cầu bằng vàng để tiễn quân thù
5/ Luận điểm chính trong các đoạn trích
Đoạn trích học (đoạn 3, 4, 5) có 3 luận chính:
- Vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn buổi đầu
- Quá trình kháng chiến giành thắng lợi
- Tuyên bố hoà bình, nêu cao ý nghĩa của cuộc kháng chiến.Những luận điểm này có mối quan hệ chặt chẽ, lô-gic: bằngtấm lòng yêu nước, căm thù giặc và tài mưu lược, vị chủtướng đã lãnh đạo nghĩa quân tiến hành cuộc kháng chiếngiành thắng lợi Lời tuyên bố đã khẳng định nền hoà bình,
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: kỷ nguyên độc lập
Bài tập nâng cao- Đoạn
Bài tập nâng cao-
Gợi ý: Sự khác nhau trong việc thể hiện khí thế chiến thắng
của quân ta và mức độ thảm bại của giặc Minh trong đoạn4a và 4b thể hiện ở các khía cạnh:
+ Trong đoạn 4a, tác giả miêu tả những trận chiến thắng
của quân ta không liên tục mà xen kẽ bằng những câu thuyết
lí (Trái lại, trong 4b, tác giả miêu tả các trận thắng liên tục,
1- Tổng kết: Khái quát đặc
điểm nội dung và nghệ
thuật của bài cáo và các
Trang 21Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
cáo và văn biền ngẫu).
hiện lại cuộc chiến tranh vì “đại nghĩa” với một khí thế hàohùng tạo bởi sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.Tác phẩm được ca ngợi như một bản “thiên cổ hùng văn”(tác phẩm văn chương hào hùng xưa nay chưa từng có) Cácđoạn trích học (3, 4, 5) là đỉnh cao của không khí sôi sục,hào hùng ấy
Trang 22B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I/ Cuộc đời của Nguyễn Trãi
hiện con người và tầm vóc
vĩ đại của ông
(HS làm việc cá nhân, trình
bày trước lớp)
1- Các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi:
+ Sinh năm 1380, cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán,con trai của Nguyễn Phi Khanh -một thầy đồ nghèo xứ Nghệ(sau biết được tổ tiên là tể tướng Nguyễn Bặc thời nhà Đinh).+ Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắtcùng các triều thần nhà Hồ Nguyễn Trãi theo lời cha dặn, trở
về tìm đường "rửa nhục cho nước, trả thù cho cha"
+ Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp
phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng.Đây là thời kỳ bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoạigiao của Nguyễn Trãi
+ Bước sang thời kỳ hoà bình (1429), Nguyễn Trãi bị vuanghi ngờ (cùng Trần Nguyên Hãn), bị bắt rồi tha, nhưngkhông được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật
+ Vụ án Lệ chi viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tamtộc Trước tác của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấygần như nguyên vẹn trong lòng dân.Hơn 20 năm sau, vua LêThánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi
2- Các sự kiện thể hiện con người và tầm vóc của Nguyễn
Trãi:
+ Nghe lời cha dặn, không theo cha sang Trung Quốc mà trở
về tìm đến khởi nghĩa Lam Sơn
+ Dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh tan giặc Ngô) cho Lê
Lợi
+ Trở thành quân sư số một của Lê Lợi, cùng Lê Lợi bàn mưutính kế, soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sựnghiệp giải phóng đất nước
Gv cho hs đọc mục II
(SGK) và cho biết:
a- Những tác phẩm chính
của Nguyễn Trãi (Đóng
góp của Nguyễn Trãi đối
với nền văn hoá dân tộc)?
+ Về địa lý: Dư địa chí
+ Về chính trị, quân sự: Quân trung từ mệnh tập.
+ Về văn học: Ức Trai thi tập (thơ chữ Hán), Quốc âm thi tập
(thơ chữ Nôm) v.v
Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mở cho đờisau
Trang 23Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
2/ Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Trãi
+ Biểu hiện của tư tưởng yêu nước, thương dân:
- Yêu nước gắn liền với xây dựng và bảo vệ nền văn hiến
(Bình Ngô, đại cáo)
- Luôn xuất phát từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), tố cáo tội ác của giặc Minh đối với dân (Bình Ngô đại cáo), quan tâm sâu sắc đến đời sống thái bình của dân (Cảnh ngày hè).
+ Triết lí thế sự: Đề cao vai trò của “thời” và “thế” (Thư dụ Vương Thông )
+ Tình yêu thiên nhiên: hoà mình với thiên nhiên (Cảnh ngày hè).
Hỏi: Tư tưởng yêu nước,
thương dân, triết lý và tình
yêu thiên nhiên của
Nguyễn Trãi
(HS kết hợp với các bài đã
học để trả lời câu hỏi)
Hỏi: Tại sao nói: Nguyễn
- Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn (như
các bài Cảnh ngày hè, Cây thông v.v ) chưa từng có trước
đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt, phổ biếntrong thế kỉ XV, XVI
Câu hỏi: Dựa vào mục III
(SGK) hãy khái quát cuộc
đời và sự nghiệp của
Nguyễn Trãi
(HS làm việc cá nhân, trình
bày trước lớp)
Hướng dẫn về nhà: HS
đọc thêm các bài Hiền tài
là nguyên khí quốc gia và
III/ Tổng kết
+ Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa của thế giới, nhà văn văn
và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc đã có công viết nênnhững trang hào hùng của lịch sử giữ nước và xây dựng nềnmóng cho nền văn hóa, văn học dân tộc Ông luôn nêu cao tưtưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với thiên nhiên đất nước.đặc biệt, ông là người có công khơi dòng thơ Nôm, tạo nguồncảm hứng cho văn học viết bằng tiếng dân tộc sau này
+ Hoạ tru di tam tộc là nỗi oan khiên lớn nhất trong lịch sử đãkết thúc hoài bão cao đẹp của ông trong việc xây dựng một xãhội có “vua sáng tôi hiền”
Trang 24Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Phẩm bình nhân vật lịc sử
………
TiÕt 85: TiÕng viÖt:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
(Tiếp theo) A- MỤCTIÊU CẦN ĐẠT
dụng như thế nào trong
việc diễn đạt ý nghĩa, tình
- Chữ viết (viết hoa, dấu chấm lửng, xuống dòng ) cũng cótác dụng trong việc bổ sung ngữ nghĩa cho văn bản.(HS dựavào ví dụ trong SGK hoặc tìm ví dụ bên ngoài để chứngminh)
(HS thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày)
2/ Về từ ngữ
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng các yếu tố của tất
cả các loại phong cách, nghĩa là trong ngôn ngữ nghệ thuật, tathấy có hình thức của mọi phong cách ngôn ngữ
+ Chứng minh: HS tìm trong các tác phẩm một số dẫn chứng,
như đoạn hội thoại (ngôn ngữ sinh hoạt), biên bản, đơn từ (ngôn ngữ hành chính), bản tin tức (ngôn ngữ báo chí)
Trang 25Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
- Về mặt ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng
rộng rãi mọi kiểu câu, trong đó cú pháp thi ca là kiểu cú pháp
Gợi ý: Dựa vào mục II
(SGK) để trả lời câu hỏi
- Về mặt ngữ pháp, ngôn ngữ nghệ thuật có thể sử dụng tất cảcác kiểu cấu trúc câu, nhất là có thể tạo ra cú pháp đặc thùtrong thi ca
- Về mặt tu từ và phong cách ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật
sử dụng tất cả các phong cách, các biện pháp tu từ như ẩn dụ,hoán dụ, sóng đôi cú pháp
- Về mặt bố cục trình bày, ngôn ngữ nghệ thuật coi trọng vẻđẹp cân đối, hài hoà và độc đáo
Bài tập 2- Phân tích câu
văn và đoạn thơ sau để
làm sáng tỏ những đặc
Gợi ý:
a- Bài Cây chuối trong tập thơ quốc âm của Nguyễn Trãi.
Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở
Trang 26Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
điểm diễn đạt của phong
c- Khổ thơ trong bài Tây tiến của Quang Dũng:
Câu đầu có nhiều thanh trắc phối nghĩa cho việc miêu tả sự
“khúc khuỷu”; câu thứ 3 cắt nhịp 4/3, cùng với phép lặp (ngàn thước) và phép đối (lên/ xuống) hỗ trợ cho việc miêu tả
đèo dốc rùng rợn miền Tây; câu thứ tư gồm toàn thanh bằng,
phối nghĩa tả cảm giác mênh mông trước mặt; các từ láy “heo hút”, “thăm thẳm” có sức gợi tả thần kì; từ “cồn” (vốn chỉ cồn cát, cồn đất) được chuyển nghĩa để chỉ “mây” tạo ra ấn tượng sinh động nhưng rợn ngợp; hình ảnh “súng ngửi trời”
miêu tả độ cao và tầm vóc của người chiến sĩ Tây tiến
Câu hỏi: Qua các bài tập
trên, hãy rút ra những kiến
Giúp HS:
1 Thấy được phần nào không khí thời đại, hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả đặcbiệt tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hoá do ông cha ta để lại Bài tựa
Trang 27sách Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương là một bài tựa hay với sự kết hợp giữa việc
trình bày và biểu cảm cùng lập luận chặt chẽ
2 Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu một văn bản cổ viết theo thể tựa, có nguồn gốc từ
- Sách Trích diễm thi tập ra đời năm 1497, do Hoàng Đức
Lương sưu tầm và tuyển chọn, lời tựa cũng do ông viết đểtrình bày lí do, quá trình hình thành của tập sách
II/ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật
Hỏi: Tìm hiểu lý do khiến
"thơ văn không lưu truyền
đẹp của thi ca Có thể đặt tên cho lí do này là: ít người am hiểu.
+ Lý do thứ hai: Người có học thì bận rộn chốn quan trường
hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca Đặt tên: Danh
sĩ bận rộn.
+ Lý do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không
đủ năng lực và kiên trì Đặt tên: Thiếu người tâm huyết.
+ Lý do thứ tư: Triều đình chưa quan tâm Đặt tên: Chưa có lệnh vua
Gv cho hs đọc đoạn văn
từ "Vì bốn lý do kể trên ”
đến " mà không rách
nát tan tành" Có phải
đây là lí do thứ năm khiến
"thơ văn không lưu
truyền hết ở đời”? Hãy
sức huỷ hoại ghê gớm Đoạn văn kết lại bằng một câu hỏi tu
từ có ý nghĩa phủ định: "thì còn giữ mãi thế nào được màkhông rách nát tan tành?" Câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của tácgiả trước thực trạng đau lòng Đó là nguyên nhân thôi thúc tác
giả làm sách Trích diễm thi tập Có thể đặt tên: Thời gian, binh hỏa.
Hỏi: Cho biết động cơ
soạn sách Hoàng Đức
b/ Động cơ soạn sách
Trang 28Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
- Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm
"không khảo cứu vào đâu được" Người học làm thơ nhưHoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhàĐường"
- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập
bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng
lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản"
Đó là những động cơ thôi thúc tác giả soạn sách Trích diễm thi tập.
là Trích diễm, gồm 6 quyển Đây là công việc đòi hỏi tốn
nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ khôngthể làm được
+ Việc làm thì hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, khôngphải ai muốn cũng làm được Song, tác giả thể hiện thái độhết sức khiêm tốn Đây là thái độ thường thấy của ngườiphương Đông thời trung đại Hoàng Đức Lương tự coi mình
là "tài hèn sức mọn", khi nói về việc đưa thơ của mình vào cuối các quyển, tác giả nói "mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết".
Hỏi: Cho biết nghệ thuật
lập luận kết hợp với biểu
Bài tập nâng cao- Đối
chiếu với lời nói đầu của
những cuốn sách thông
thường khác
(HS làm việc theo nhóm.
Cử đại diện trình bày)
Bài tập nâng cao- Lời nói đầu của những cuốn sách khác
cũng có những yêu cầu gần giống với lời tựa: phải nêu được lí
do, mục đích, phương pháp biên soạn, cũng như những giảitrình khác nếu cần Nhưng trong lời tựa của cuốn sách này cóđiểm khác căn bản: đó là tình cảm, lời tâm sự chân thành củatác giả, với nguyện vọng rất đỗi tha thiết, và lí tưởng cao đẹptrong việc xây dựng một nền văn học riêng cho dân tộc
+ Yêu cầu tổng kết: Tóm
III/ Tổng kết
Gợi ý: Lời tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
Trang 29Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
tắt nội dung và nghệ thuật
của lời tựa
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ của văn thuyết minh, xenlẫn với biểu cảm rất trữ tình, Hoàng Đức Lương đã cho giántiếp thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự cường của dân tộc
THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
(Trích Đại Việt sử lược)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1- Thấy được nhân cách đáng kính của Tô Hiến Thành: cương trực, chí công vô tư;tiền tài, danh vọng, uy quyền không thể khuất phục; luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trênquyền lợi cá nhân Qua nhân vật Tô Hiến Thành; cũng như tác giả, ta có thể tự hào về vẻđẹp nhân cách con người Việt Nam
2- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cái hay, cái đẹp của một tác phẩm lịch sử viết theothể biên niên
B- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Gv cho hs đọc mục Tiểu
dẫn và cho biết: tác phẩm
Đại Việt sử lược ra đời vào
khoảng thời gian nào? Nội
dung của tác phẩm viết về
+ Tác phẩm Đại Việt sử lược ra đời khoảng nửa cuối thế kỉ
XIV (thời Trần), chưa rõ tác giả
+ Nội dung tác phẩm ghi chép lịch sử nước Đại Việt từ thờiTriệu Đà (cuối TK III-TCN) đến năm 1225 (đời Lí ChiêuHoàng) Sách gồm ba quyển, đoạn trích viết về nhân vật TôHiến Thành (?-1179), rút từ quyển 3
Trang 30Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
bày trước lớp)
II/ Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật đoạn trích
1/ Những sự kiện lịch sử có liên quan tới vận mệnh đất nước năm 1175:
- Năm 1175, Lý Anh Tông mất, con trai thứ là Long Cánmới hai tuổi lên nối ngôi trước linh cửu, mọi việc triềuchính, cụ thể là việc phò Long Cán lên ngôi, đều giao choThái phó Tô Hiến Thành Vì vậy, Tô Hiến Thành là ngườiquyết định sự thành bại của Long Cán
- Thái hậu Đỗ Thuỵ Châu muốn lập Long Sưởng (anh Long Cán) và phế Long Cán Long Sưởng và Long Cán đều là
con đẻ của thái hậu Đỗ Thuỵ Châu Trước đây Sưởng đãđược lập làm Thái Tử Nhưng tháng 9 năm 1174, vì có lỗi bị
giáng làm Bảo Quốc Vương Theo Đại Việt sử lược, "Sưởng
có tính háo sắc" đã từng nghe theo lời mẹ (lúc đó là Hậu) ngầm chuyện tư tình với Nguyên phi Từ Thị (lúc đó đang được vua sủng ái) Từ Thị đem hết hành trạng của Sưởng
bạch lại với Anh Tông, vì thế mà Sưởng bị phế
Như vậy, việc Long Sưởng hay Long Cán lên ngôi quan hệnghiêm trọng tới vận mệnh quốc gia Trách nhiệm ấy đènặng lên vai Thái phó Tô Hiến Thành
Hỏi: Dựa vào bài học, hãy
cho biết những sự kiện lịch
sử năm 1175 có liên quan
2/ Những mánh khoé, thủ đoạn của Thái Hậu
Thái hậu biết rõ vai trò quyết định là ở Tô Hiến Thành Vìvậy, bà đã từng bước mua chuộc, lôi kéo Thái phó
- Tranh thủ Thái phó đi sứ, Thái hậu hối lộ vợ của Tô HiếnThành để nhờ bà thuyết phục chồng Việc làm này quá tinh
vi, xảo quyệt vì người ta thường nói "lệnh ông không bằngcồng bà"
- Thái hậu dùng danh vọng, phú quý làm mồi trực tiếp muachuộc Tô Hiến Thành Lời của Thái hậu vừa đánh trúng tâm
lý của người lớn tuổi vừa có vẻ đứng về phía Tô HiếnThành
- Thất bại trước sự cứng rắn của Tô Hiến Thành, Thái hậuliều lĩnh, bất chấp Vương pháp triệu Quốc Bảo Vương LongSưởng vào để lập làm vua
Tóm lại: Thái hậu dùng đủ mọi thủ đoạn Nếu Tô HiếnThành là người tham lợi, cả nể, sợ hãi hoặc không giữ đúngphép nước thì mưu kế của Thái hậu sẽ thành công Sở dĩThái hậu thất bại vì Tô Hiến Thành không biết sợ, không cả
nể, không tham lợi và đặc biệt kiên quyết giữ nghiêm phépnước
Hỏi: Nhận xét về bản lĩnh 3/ Bản lĩnh của Tô Hiến Thành
Trang 31Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Tô Hiến Thành qua việc
ông đã đánh bại âm mưu
của Thái hậu
(HS làm việc cá nhân, trình
bày trước lớp)
Tô Hiến Thành đã từng bước đánh bại âm mưu của Tháihậu:
- Ông dùng đạo lí làm người, trách nhiệm của một tể tướng
và tín ngưỡng của dân tộc để thuyết phục vợ không nhận hốilộ
- Ông dùng lời dạy của Khổng tử và cách đối xử với ngườiquá cố trong truyền thống dân tộc để trực tiếp bác lời dụ dỗcủa Thái hậu
- Ông kiên quyết dùng pháp luật để nghiêm trị kẻ vi phạmpháp luật Không thuyết phục được Thái hậu bằng lí lẽ, TôHiến Thành đành phải dùng đến uy quyền của luật pháp.Qua đó, ta thấy rõ những phẩm chất đáng quí của Tô HiếnThành: hiền đức, cương trung, giữ nghiêm kỉ cương phép
nước (phú quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất) Nên
nhớ, giữa vua, Thái hậu và Thái phó, người có quyền tối caokhông phải là Thái phó song Tô Hiến Thành đã không sợ uyquyền bởi ông làm đúng Điều đó cho thấy bản lĩnh vữngvàng, dù có chết cũng bảo vệ đến cùng phép nước, lợi íchquốc gia
Hỏi: Phân tích kịch tính
của đoạn hai
(HS làm việc cá nhân, trình
bày trước lớp)
4/ Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình
Trong đoạn hai, kịch tính được đẩy lên cao Khi Thái hậu
hỏi "Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông?" Theo lô-gíc thông thường (xét cả về lý cả về tình) ai cũng nghĩ Tô Hiến Thành
sẽ tiến cử Vũ Tán Đường, vì Vũ Tán Đường chức cao hơnTrần Trung Tá, lại gần gũi, có nhiều ân tình với Tô Hiến
Thành Nhưng thật bất ngờ khi Tô Hiến Thành trả lời: "Chỉ
có Trung Tá mà thôi" Khi Thái hậu nhắc đến ân tình của
Tán Đường, Tô Hiến Thành không ngả theo Thái hậu cũng
không giải thích, chỉ đáp "Thái hậu hỏi người thay thần nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Vũ Tán Đường còn ai nữa?" Thật bất ngờ và
cũng thật mỉa mai, tiếng cười bật ra từ nghịch lý: chọnngười thay chức tể tướng kiêm Thái uý hay chọn người "hầu
hạ phụng dưỡng?"
Lúc này Tô Hiến Thành ốm nặng, sắp qua đời vậy mà trítuệ vẫn sáng suốt, bản lĩnh vẫn vững vàng (thậm chí cònhóm hỉnh) và vẫn đầy trách nhiệm đối với đất nước
Người viết sử đã thông qua đối thoại ngắn gọn để vừa đẩycao kịch tính vừa lột tả đến tận cùng những phẩm chất củanhân vật lịch sử Tô Hiến Thành
Trang 32Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
thích nhân vật Tô Hiến
- Tác giả viết sử biên niên theo lối tóm lược, vừa tôn trọng
sự thật vừa tuân thủ trình tự thời gian Hai sự kiện xảy ra ở
hai thời điểm khác nhau (1175 và 1179) nhưng liên hệ mật
thiết tới nhân vật lịch sử vì thế, việc ghép hai sự kiện là códụng ý, nhằm làm nổi bật tính cách, phẩm chất nhân vật.Nhà sử học không trực tiếp miêu tả tâm lý mà qua việc làm,lời nói để người đọc tự phán xét, đánh giá
- Ngôn ngữ ngắn gọn nhưng vẫn bộc lộ được thái độ khen
chê sâu sắc Tác giả đã "treo gương răn cho đời sau" (Ngô Sĩ Liên).
Bài tập nâng
cao-Trình bày cách viết sử của
tác giả qua đoạn trích học
(Xem SGK)
(HS thảo luận nhóm, cử
đại diện trình bày)
Bài tập nâng cao-
Gợi ý:
Cách viết sử của tác giả rất linh hoạt, khiến các nhân vật lịch
sử trở nên những tính cách văn học Đó là do tác giả biếtchọn lọc các sự kiện, các nhân vật gắn liền với vận mệnh đấtnước như Tô Hiến Thành, Thái hậu, Tán Đường, Trung Tá;với các nhân vật chính, nhất là với nhân vật Tô Hiến Thành,tác giả biết chọn lọc các chi tiết nổi bật để làm rõ tính cách,bản lĩnh của ông
Câu hỏi: Qua phẩm chất,
nhân cách của Thái phó Tô
Trang 33thuyết minh (trong SGK)
và phân tích mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức
kết cấu của hai văn bản đó
(HS thảo luận nhóm, cử
đại diện trình bày)
I/ Luyện xác định các hình thức của văn bản thuyết minh
Bài tập 1-
Gợi ý:
a- Văn bản thứ nhất: Chu Văn An - nhà sư phạm mẫu mực
+ Nội dung: Thuyết minh về một nhân vật nổi tiếng tronglịch sử văn hoá dân tộc- Chu Văn An Bài thuyết minh tậptrung thể hiện tính cách, phẩm chất con người Chu Văn An,đặc biệt là phẩm chất của một "nhà sư phạm mẫu mực" + Bố cục văn bản gồm 3 phần:
-Phần đầu: Giới thiệu tên tuổi, quê quán, năm sinh, nămmất của Chu Văn An
- Phần chính: Giới thiệu con người, cuộc đời, sự nghiệp củaChu Văn An
- Phần kết: Đánh giá của người Việt Nam hiện nay đối vớiChu Văn An
(Kết cấu chung: theo trình tự lô-gíc)
+ Phần chính của bài giới thiệu được chia làm 2 phần:
- Phần thứ nhất: Từ "Chu Văn An từ hồi còn trẻ " đến " Sau ông mất tại đó" (Giới thiệu con người, cuộc đời, phẩm
chất tính cách của Chu Văn An)
Hình thức kết cấu theo trình tự thời gian: hồi còn trẻ - sau
khi thi đỗ đời vua Trần Minh Tông đời vua Dụ Tông Sau ông mất tại đó
Phần thứ hai: từ "Theo thư tịch cũ " đến " không thể so sánh được" (Giới thiệu sự nghiệp, vị trí tài năng của Chu
Văn An, nhấn mạnh tư cách "nhà sư phạm mẫu mực")
Hình thức kết cấu theo trình tự lô-gíc (xét trên các mặt, cáckhía cạnh: Chu Văn An viết nhiều sách, Chu Văn An còn làmột nhà đông y, được thờ ở Văn Miếu )
b- Văn bản thứ hai: Ra-ma-y-a-na.
+ Nội dung văn bản giới thiệu tác phẩm văn học cổ nổi
tiếng- sử thi Ra-ma-y-a-na.
Trang 34Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
+ Bố cục bài viết gồm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Giới thiệu nguồn gốc, quá trình lưu truyền
và kết cấu của bộ sử thi Ra-ma-y-a-na.
- Phần thứ hai: Giới thiệu cốt truyện Tác giả sử dụng hìnhthức kết cấu theo lối tóm tắt các sự kiện chính của tác phẩm.Đây là phần chính của bài viết, giúp người học nắm đượctinh thần cơ bản của tác phẩm
- Phần thứ ba: Giới thiệu giá trị nội dung tư tưởng và sức
ảnh hưởng của bộ sử thi Ra-ma-y-a-na.
Đây là hình thức kết cấu theo trình tự lô-gíc.
văn bản thuyết minh tác gia
văn học, phân tích kết cấu
Trang 35Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư của nhân vật lịch sử nổi tiếng TrầnThủ Độ, thái độ trân trọng người cấp dưới, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữvững phép nước của ông
- Hiểu được phương pháp viết sử, đặc biệt là sử biên niên của Đại Việt sử kí toàn thư
là kết hợp giữa biên niên với tự sự, lấy thời gian làm trục chính, trên cơ sở đó, các sự kiệnlịch sử được trình bày theo trình tự: năm, mùa, tháng, ngày Chất văn chương trong tác
phẩm lịch sử có những đặc điểm riêng Đại Việt sử kí toàn thư nói chung và phần bài viết
về Thái sư Trần Thủ Độ nói riêng đã đạt tới trình độ một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.Tác giả chọn lọc sự kiện, tạo tình huống và cách giải quyết tình huống kịch tính, gây bấtngờ, hồi hộp cho người đọc
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm lịch sử có nhiều giá trị văn học
a-Đoạn trích học được rút trong Đại Việt sử kí toàn thư của
Ngô Sĩ Liên Tập sử kí được một nhóm tác giả do Ngô SĩLiên đứng đầu hoàn thành năm 1498
b- Khái quát đôi nét về
Trang 36Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
GV Cho biết Quốc Mẫu ,
Công chúa là ai? Có quan
hệ thế nào với Trần Thủ
Độ?
Gợi ý: HS xem phần chú
thích, trả lời câu hỏi.
II/ Tìm hiểu nội dung đoạn trích
- Quốc mẫu: từ gọi tắt của "Linh từ quốc mẫu", ở đây chỉ
người vợ của Trần Thủ Độ
- Công chúa: nguyên là Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông,
khi nhà Lý mất, bà bị giáng làm công chúa rồi lấy Trần Thủ
- Phần mở đầu: Thông báo việc Thái sư Trần Thủ Độ mất
và danh hiệu ông được truy tặng
- Phần chính: Kể lại các sự kiện bộc lộ nhân cách của Trần
Thủ Độ
+ Đối với người “hặc” tội mình
+ Đối với người lính giữ thềm cấm
+ Đối với kể cậy nhờ xin chức tước
+ Đối với thói gia đình trị, kéo bè kết đảng
- Phần cuối: Lời đánh giá của tác giả về Trần Thủ Độ
Hỏi: Kể về cuộc đời Trần
Thủ Độ, người viết đã
chọn 4 sự kiện, đó là
những sự kiện nào? Hãy
phân tích các sự kiện ấy
Qua đó anh (chị) thấy
- Sự kiện thứ nhất: Trần Thủ Độ với người hặc Ở đây,
người hặc là kẻ dám nói ra những điều dị nghị không đúngtrong thiên hạ, nghi ngờ lòng trung thành của ông, vì nhàvua còn nhỏ tuổi Trần Thủ Độ đã có cách ứng xử xứngđáng là bậc “chính nhân quân tử”, không cố chấp Ông nói:
"Đúng như lời người ấy nói" và "lấy tiền lụa thưởng cho anhta" Cách ứng xử như vậy đã chứng minh cho lòng “trungquân” của ông, đồng thời cho thấy Thủ Độ là bậc trượngphu đại lượng
- Sự kiện thứ hai: Trần Thủ Độ với người lính giữ thềm
cấm
Nghe vợ nói, Thủ Độ giận, sai bắt người về nhưng sau khivặn hỏi Thủ Độ không những không trách tội mà cònthưởng Như vậy, ông đã khích lệ mọi người giữ nghiêmphép nước cho dù họ có làm ảnh hưởng đến gia đình riêngcủa mình
Trang 37Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
- Sự kiện thứ ba: Trần Thủ Độ với người xin làm "câu đương".
Quốc mẫu trực tiếp xin Trần Thủ Độ cho người nọ nên ông
đã có cách ứng xử rất tế nhị: đồng ý với vợ, ghi tên họnhưng gọi lên và ra điều kiện (chặt một ngón chân) Nhưvậy Trần Thủ Độ vừa không làm mất lòng Quốc mẫu (vợ)vừa răn đe những kẻ ỷ thế, cậy quyền, xin xỏ chức tước khikhông đủ tư cách đảm nhiệm
- Sự kiện thứ tư: Trần Thủ Độ với việc làm tướng của người
anh trai Lẽ thường, khi anh mình được vua ban chức tước,người em phải mừng, nhưng Thủ Độ đã kiên quyết từ chối.Đây là việc làm thể hiện thái độ chống lại thói gia đình trị,kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực + Qua bốn sự kiện trên, tác giả đã khắc hoạ thành côngchân dung Thái sư Trần Thủ Độ Đó là người biết lắng nghe
sự phê bình của người khác, biết khích lệ những người ngaythẳng, dũng cảm, giữ nghiêm phép nước, chống lại nhữngthói xấu: ỷ quyền thế, dựa quen biết, anh em để kéo bè đảng,xin chức tước, mưu cầu quyền lợi cá nhân, gia đình Đó làmột nhân cách lớn, là tấm gương sáng cho muôn đời, muônngười đặc biệt là những người có chức, có quyền
Hỏi: Lối viết sử của tác
2/ Nghệ thuật viết sử của Tác giả
=> Để làm nổi bật chân dung Trần Thủ Độ, tác giả đã có lốiviết sử hấp dẫn, tạo những yếu tố bất ngờ, kịch tính nhưnglại rất kiệm lời
Trước người hặc tội mình, tưởng Trần Thủ Độ nổi giận,trừng phạt, nhưng ngược lại, ông trả lời: "Đúng như lờingười ấy nói" và còn thưởng tiền lụa cho anh ta
Với người lính canh thềm cấm, Thủ Độ "giận", "sai đi bắt",nhưng khi nghe trình bày, ông đã bất ngờ thay đổi thái độ,nói: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còntrách gì nữa?" rồi cũng ban thưởng
Sự kiện ứng xử với Công chúa về người xin chức câu đương Cái gật đầu và việc ghi tên họ, quê quán của người
nọ cho thấy Thủ Độ hoàn toàn đồng ý Ngay cả việc gọingười ấy lên cũng cho thấy ông không quên Song thật bấtngờ khi ông đòi chặt một ngón chân anh ta khiến anh ta phảicầu xin
Với anh mình, tưởng Trần Thủ Độ sẽ đồng tình và tạ ơnvua thì ông đã buông một câu nói đầy cương quyết và chặtchẽ để từ chối
Cách viết sử như vậy là giàu chất nghệ thuật, giàu chất vănchương, trong đó, lời ít mà ý nhiều, tính cách của Thái sư
Trang 38Hoạt động của GV&HS Yêu cầu cần đạt
Trần Thủ Độ đã được lột tả rất sinh động Thái sư Trần Thủ
Độ là một tác phẩm sử kí có giá trị văn học nghệ thuật lớn
Bài tập nâng cao- Qua hai
đoạn trích Thái phó Tô
Hiến Thành và Thái sư
Trần Thủ Độ, hãy nhận
xét về thái độ của hai sử
gia đối với nhân vật lịch
sử
Bài tập nâng cao-
Thái độ của hai sử gia (khuyết danh trong Đại Việt sử lược
và Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư) khi viết về hai
nhân vật Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ có điểm giốngnhau là ca ngợi, tôn vinh đối với nhân cách của các danhnhân lịch sử
Câu hỏi tổng kết: Bài học
Thái sư Trần Thủ Độ gợi
cho anh (chị) những suy
- Đọc thêm Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc
Dặn dò:
- Yêu cầu HS suy nghĩ về quan điểm của sử gia Ngô Sĩ Liên
về tác dụng của sách sử
- Tìm hiểu thêm một nhân vật lịch sử, tăng cường hiểu biết
về Đại Việt sử kí toàn thư.
_ Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của 1 TP lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật
kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật ls
B/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Gv cho hs đọc tiểu dẫn trong
_ Ngô Sĩ Liên (? - ?) quê ở Chương Đức (nay là Chương
Mỹ - Hà Tây), đỗ TS năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào viện Hàn Lâm
_ Đến đời Lê Thánh Tông giữ chức Hữu thị lang bộ lễkiêm tư nghiệp Quốc Tử Giám (hiệu trưởng), là mộttrong những nhà sử học nổi danh của nước ta thời trung
Trang 39Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt
Gv cho hs đọc văn bản (chú ý
các đoạn đối thoại) và tìm
hiểu bố cục của đoạn trích
(hs đọc theo y/c và tìm hiểu
bố cục, trả lời)
Hỏi: Qua lời dặn vua Trần
của vị tướng già, em thấy ở
Trần Quốc Tuấn nổi lên phẩm
(hs khái quát, trả lời)
Hỏi: Phẩm chất con người
Trần Quốc Tuấn trong đoạn
văn tiếp theo được bộc lộ ntn?
(hs tiếp tục tìm hiểu, khái
quát, nhận xét, trả lời)
đại
2/ Tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư”:
_ Là bộ chính sử lớn của VN do Ngô Sĩ Liên biên soạntheo lệnh Lê Thánh Tông, hoàn tất năm 1479 gồm 15quyển, ghi chép ls từ thời Hồng Bàng đến khi Lê Thái Tổlên ngôi (1428)
_ Tp vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học, thể hiệntinh thần Đại Việt
II/ Đọc - hiểu văn bản
_ Bố cục: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: “từ đầu… giữ nước vậy”: lời nói cuối cùng của
Trần Quốc Tuấn với vua Trần về kế sách giữ nước
+ Đoạn 2: “tiếp đó… cho Quốc Tảng vào viếng”: Trần
Quốc Tuấn với lời trối của cha, trong các câu chuyện vớigia nô và 2 con trai
+ Đoạn 3: còn lại : những công tích lớn, trước tác chính
và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn
1/ Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
+ Lòng trung quân ái quốc: thể hiện ở tinh thần yêu nướcsâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đ/n
- Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữnước an dân (qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cáchđánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh: xd đội quântinh luyện, 1 lòng đoàn kết từ cơ sở, nới sức dân làm kếsâu rễ bền gốc…)
- Lòng trung của ông được đặt trong hoàncảnh có thử thách (qua 3 câu chuyện khác nhau liên quanđến Trần Quốc Tuấn: câu chuyện về mối hiềm khích giữacha ông và Trần Thái Tông, lời dặn dò của cha và việcông nắm binh quyền trong tay, câu chuyện với Dã tượng
và Yết Kiêu và câu chuyện thử thách 2 người con traiQuốc Hiến và Quốc Tảng) nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt
“trung” lên trên “hiếu”, nợ nước trên tình nhà
Tác dụng : tập trung làm rõ ý định của người viết 1cách giản dị, thuyết phục mà hấp dẫn bằng những bằng
cứ cụ thể trong cđ nhân vật, trên những khía cạnh khácnhau
+ Là 1 vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược
- Ông ko chỉ là vị Quốc công Tiết chế văn võsong toàn, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho 2 vua những
lúc vận nước lâm nguy Câu nói khẳng khái của ông “Bệ
hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ mấy chục năm trước “Đầu tôi chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”
- Tiến cử được nhiều người tài trong nghiệpbình nguyên và xd triều Trần
Trang 40Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt
Hỏi: Đi đôi với lòng trung
nghĩa, tài cầm quân dẹp giặc,
Trần Quốc Tuấn còn có phẩm
chất gì?
(hs tìm hiểu, trả lời)
Hỏi: Chi tiết “khi có giặc vào
cướp, khi đến lễ đền ông, hễ
tráp đựng kiếm có tiếng kêu
- Là Tg soạn nhiều sách huấn luyện quân sự,binh pháp và khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩdưới quyền
+ Ông còn là người có đức độ lớn lao:
- Ông khiêm tốn “kính cẩn giữ tiết làm tôi” dù
luôn được vua trọng đãi rất mực
- Ông chủ trương “khoan thư sức dân” vì hiểu
dân là gốc của nước
- Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạnsách dạy bảo, khích lệ tiến cử người tài
- Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự
=> Hình ảnh Hưng Đạo Đại Vương đã được thần thánhhoá trong tâm thức dân gian Ông trở thành vị phúc thần,đức thánh trần thiêng liêng, báo trước hay phù hộ chocông cuộc chiến đấu bảo vệ đn của con cháu đời sau
2/ Nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật
_ Nghệ thuật kể chuyện:
+ Cách kể chuyện ko đơn điệu theo trình tự thời gian
- Đầu tiên xh 1 sự kiện, 1 hiện tượng tạo nên 1
mốc đáng chú ý “tháng 6 ngày 24, sao sa”: cách ghi chép
theo trình tự thời gian năm, tháng và nêu mqh giữa 2 sựviệc: thiên nhiên (sao sa) và con người (Hưng ĐạoVương ốm nặng sắp qua đời) Nhân đó, ngược dòng tgian
kể chuyện về Trần Quốc Tuấn
- Tiếp đó, trở về với dòng sự kiện đang xảy ra
“mùa thu, tháng 8 ngày 20… Đại Vương”: tg’ nhắc lại
những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn trongnhững câu chuyện sinh động
+ Cách kể chuyện mạch lạc, khúc triết làm nổi bật chândung nhân vật
+ Cách kể chuyện phức hợp nhiều chiều thời gian, vừaliên tiến vừa hồi ức, có những nhận xét khéo léo đan lồngvào truyện để định hướng cho người đọc
Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích điêu luyện
và đạt hiệu quả cao, giúp người đọc tiếp nhận 1 cáchhứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải
_ Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật:
+ Nhân vật Trần Quốc Tuấn được xd trong nhiều mqh(đối với nước, với vua, với dân, tướng sĩ, con cái, bảnthân) và đặt trong những tình huống có thử thách đã làmnổi bật những phẩm chất cao quý ở nhiều phương diện+ Khắc hoạ nhân vật ls sống động bằng những chi tiết đặc