luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng

73 944 7
luận văn tài chính quốc tế đề tài LC chuyển nhượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Mục Lục ĐỀ TÀI: L/C chuyển nhượng Các thành viên Nhóm NH12/ K34: 1. Nguyễn Thị Thu Nguyệt 2. Hà Thị Tươi 3. Chu Thị Hồng Loan 4. Võ Thị Cẩm Nhung 5. Cao Thị Hoài Thương 6. Nguyễn Thị Bích Tuyền. Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 1 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy LỜI MỞ ĐẦU Đứng trước những cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới toàn diện vể cơ chế cũng như mô hình quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế đồng nghĩa với sự phát triển của thương mại quốc tế. Trong khi việc tiến hành các giao dịch thương mại trong nội địa mỗi quốc gia dường như có vẻ đơn giản và thuận tiện thì việc tiến hành các vụ giao dịch quốc tế có vẻ như là phức tạp và có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt sự xa cách về địa lý, ngôn ngữ, thông tục, luật lệ và các khác biệt về tập quán thương mại khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với vũ đài quốc tế.Hiểu rõ được các phương thức thanh toán quốc tế chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn mà bạn thường xuyên gặp trong thương mại quốc tế.Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C được nhiều doanh nghiệp biết đến. Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượng lớn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam.Nhưng với L/C chuyển nhượng- một loại L/C đặc biệt không hủy ngang thì lại đang là một chứng từ tín dụng khá mới mẻ đối với không chỉ với các doanh nghiệp mà còn ngay cả đối với các ngân hàng trong nước ta.Hiện đang có rất nhiều vụ tranh chấp của các ngân hàng quốc tế đối với ngân hàng nước ta về các điều khoản và điều kiện trong L/C chuyển nhượng.Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, và cũng là để rút ra những bài học trong cách xử lý tình huống liên quan đến các bên nhập khẩu, xuất khẩu, các ngân hàng có liên quan, chúng ta hãy cùng nghiên cứu về loại L/C đặc biệt này- L/C chuyển nhượng. L/C Chuyển Nhượng Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 2 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy 1. Khái quát về L/C chuyển nhượng 1.1 Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng 1.1.1 Khái niệm L/C chuyển nhượng (transferable L/C) là L/C cho phép người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary) chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị LC cho một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary) miễn là thư tín dụng cho phép trả tiền hay giao hàng từng phần. L/C chuyển nhượng thuộc loại L/C không hủy ngang , được áp dụng cho hợp đồng mua bán qua trung gian, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền được đòi tiền của mình cho người hưởng lợi thứ hai. Như vậy, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần nghĩa vụ và quyền lợi của L/C. Giải thích một số thuật ngữ: Để tránh hiểu sai lệch về tính chất chuyển nhượng của L/C, các thuật ngữ sau đây không được sử dụng để chỉ một L/C chuyển nhượng: “có thể chia nhỏ được – divisible”, “có thể chuyển – transmissible”, “có thể chuyển nhượng thu nhập –assignable” và “có thể chia làm nhiều phần- factionable”. Nếu các thuật ngữ này được sử dụng trong L/C thì chúng không làm cho L/C trở nên chuyển nhượng được , do đó các ngân hàng sẽ không xem xét đến chúng (coi như không có ). Điều kiện cần thiết để một L/C có thể chuyển nhượng được là Ngân hàng phát hành phải nói rõ là L/C có thể chuyển nhượng được. Nói rõ như vậy để chứng tỏ rằng người nhập khẩu đã đồng ý cho người xuất khẩu được phép chỉ định người khác làm thay việc cung cấp hàng hóa và việc chuyển nhượng như vậy chỉ được xảy ra một lần. Cần phân biệt giữa “Transfer” và “Assignment” . Vì trong giao dịch nói chung, “chuyển nhượng” được thể hiện bởi hai thuật ngữ là “Transfer” và “Assignment” ; do đó ta cần làm rõ nghĩa của hai từ này, đặc biệt là nghĩa của chúng trong giao dịch L/C. Transfer : theo nghĩa thông thường đây là sự dịch chuyển, chuyển nhượng hoặc chuyển giao nói chung. Ví dụ sự chuyển giao công nghệ (transfer of technology), chuyển tiền bằng thư (payment by Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 3 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy mail transfer), chuyển rủi ro từ người bán sang người mua (transfer of risks from seller to buyer), hay chuyển tải cũng có từ gốc là “tran” (transhippment). Trong giao dịch L/C “transfer” được hiểu theo nghĩa “chuyển nhượng” L/C từ người hưởng thứ nhất sang người hưởng thứ hai. Như vậy đây là sự chuyển nhượng việc thực hiện toàn bộ hay một phần của L/C, theo đó người được chuyển nhượng (transferee of L/C) có quyền được đòi tiền, quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C chuyển nhượng. Quyền này chỉ dành cho những người được chuyển nhượng L/C (có nghĩa vụ thực hiện L/C và có quyền được nhận tiền) nên đây không phải là sự chuyển nhượng thu nhập của L/C đơn thuần cho người khác. Assignment: theo nghĩa thông thường đây là sự chuyển nhượng quyền được hưởng (chuyển giao quyền sở hữu) về một số tiền, tài sản hữu hình, tài sản vô hình của một người cho người khác. Ví dụ chuyển nhượng giấy tờ có giá như hối phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu chuyển quyền được bồi thường tiền bảo hiểm và quyền được nhận hàng trong vận tải hàng hóa (thông thường bằng thủ tục ký hậu). Trong giao dịch L/C “assignment” là việc người thụ hưởng nhượng lại quyền được hưởng số tiền của mình theo L/C cho người khác. So sánh giữa “transfer” và “assignment” trong giao dịch L/C: Transfer L/C Assignment of amount of L/C Trên L/C phải ghi rõ “transferable” tức phải có sự đồng ý của Ngân hàng phát hành hay người nhập khẩu. Không cần có quy định trên L/C tức không cần có sự đồng ý của Ngân hàng phát hành hay người nhập khẩu. Chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền được đòi tiền theo L/C. Chỉ nhượng lại khoản tiền thu được từ L/C cho một bên khác. Có một hay nhiều người thụ hưởng mới của L/C. Không có người thụ hưởng mới nào theo L/C. 1.1.2 Đặc điểm Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP 600. Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 4 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một số người được chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Thông thường, người hưởng lợi thứ nhất là một người môi giới. Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc. L/C đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc bao gồm xác nhận (nếu có) ngoại trừ: - Số tiền của L/C. - Bất kỳ đơn giá nào trong L/C. - Ngày hết hạn hiệu lực. - Thời hạn xuất trình chứng từ hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn gửi hàng. (Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi) Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được ngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng. Ngân hàng phát hành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng. Nếu không có sự thỏa thuận nào khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều do người hưởng lợi ban đầu chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyểnnhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu. Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không được vượt quá quy định trong L/C. Và trên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng lợi thứ nhất có thể đòi tiền theo L/C số tiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của mình và người hưởng lợi thứ hai. Ưu thế trong thanh toán L/C chuyển nhượng: Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 5 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nó giúp người trung gian vẫn có thể cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu khi không có hoặc không đủ hàng hóa. 1.2 Các bên tham gia : trong giao dịch L/C chuyển nhượng các bên tham gia bao gồm: - Nhà nhập khẩu hay người mua là người mở L/C gốc gọi là Người mở (Applicant). - Nhà xuất khẩu, nguời bán hay người cung ứng, gọi là Người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary) hay bên thứ ba (third party). - Nhà trung gian (middleman) là Người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary). - Ngân hàng phát hành L/C gốc (gọi là Issuing Bank). - Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng L/C cho Người thụ hưởng thứ hai gọi là Ngân hàng chuyển nhượng (transfering Bank). - Nếu L/C được thông báo cho nhà xuất khẩu qua một ngân hàng khác (không phải ngân hàng chuyển nhượng) thì ngân hàng thông báo này được gọi là Ngân hàng của Người thụ hưởng thứ hai. - L/C phát hành cho người thụ hưởng thứ nhất gọi là L/C gốc (primary L/C). - L/C đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nọi dung của L/C gốc) thông báo cho Người thụ hưởng thứ hai gọi là L/C chuyển nhượng (transferred L/C). 1.3 Điều 38 – UCP600 a. Ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng tín dụng, trừ khi ngân hàng đó đồng ý một cách rõ ràng về mức độ và cách chuyển nhượng. b. Nhằm mục đích của điều khoản này: Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 6 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Tín dụng có thể chuyển nhượng là một tín dụng có quy định rõ ràng là “có thể chuyển nhượng” và có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác (“người thụ hưởng thứ hai”) theo yêu cầu của người thụ hưởng (“thứ nhất”). Ngân hàng chuyển nhượng là một ngân hàng chỉ định để tiến hành chuyển nhượng tín dụng hoặc, trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào, thì nó là một ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng tín dụng . Ngân hàng phát hành có thể là ngân hàng chuyển nhượng. Tín dụng được chuyển nhượng là tín dụng đã có giá trị thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai. c. Trừ khi có sự thỏa thuận khác vào lúc chuyển nhượng, tất cả các chi phí (như hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) xảy ra liên quan đến việc chuyển nhượng là do người thụ hưởng thứ nhất thanh toán. d. Một tín dụng có thể được chuyển nhượng từng phần cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, miễn là tín dụng cho phép trả tiền và giao hàng từng phần. Một tín dụng chuyển nhượng không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho bất cứ người thụ hưởng kế tiếp nào. Người thụ hưởng thứ nhất không được coi là người thụ hưởng tiếp theo. e. Mọi yêu cầu chuyển nhượng phải ghi rõ sự cần thiết và điều kiện sửa đổi để có thể thông báo cho người thụ hưởng thứ hai. Tín dụng được chuyển nhượng phải quy định rõ những điều này. f. Nếu một tín dụng được chuyển nhựơng cho nhiều người thụ hưởng thứ hai, thì việc từ chối sửa đổi của một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai không làm mất giá trị chấp nhận đối với cứ những người thụ hưởng thứ hai khác, và tín dụng chuyển nhượng vẫn được sửa đổi một cách thông thường. Đối với bất cứ người thụ hưởng thứ hai nào đã từ chối sửa đổi, thì tín dụng chuyển nhượng vẫn giữ nguyên, không sửa đổi. Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 7 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy g. Tín dụng đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng, bao gồm cả xác nhận, nếu có, trừ: - Số tiền của tín dụng - đơn giá nêu trong tín dụng - ngày hết hạn hiệu lực - thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc - ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn giao hàng, - bất cứ hoặc tất cả các loại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi. Tỷ lệ phải bảo hiểm có thể tăng tới mức của số tiền bảo hiểm quy định trong tín dụng hoặc trong điều khoản này. Tên của người thụ hưởng thứ nhất có thể thay thế bằng tên của người yêu cầu trong tín dụng Nếu tín dụng đặc biệt đòi hỏi tên của người yêu cầu phải thể hiện trên mọi chứng từ, trừ hóa đơn, thì các yêu cầu đó phải được phản ánh trong tín dụng chuyển nhượng. h. Người hưởng lợi có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng hóa đơn và hối phiếu của mình với số tiền không vượt quá số tiền gốc được quy định trong thư tín dụng và khi thay thế như vậy, cách người hưởng lợi thứ nhất có thể thu được theo thư tín dụng khoảng chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của họ và hóa đơn của người thứ hai. i. Nếu người thụ hưởng thứ nhất phải xuất trình hóa đơn và hối phiếu ( nếu có) nhưng không làm như vậy trong lần yêu cầu đầu tiên hoạc nếu hóa đơn cho người thụ hưởng xuất trình có bất hợp lệ trong khi háo đơn cho người thụ hưởng thứ hai xuất trình không có bất hợp lệ đó và người thụ hưởng thứ nhất không thể sửa đổi trong lần yêu cầu đầu tiên thì ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình chứng từ mà nó nhận được từ người thụ hưởng thứ hai đến ngân hàng phát hành mà không có trách nhiệm gì với người thụ hưởng thứ nhất. Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 8 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy g. Người thụ hưởng thứ nhất có thể ghi rõ trong yêu cầu chuyển nhượng là việc thanh toán hoặc chiết khấu được thực hiện cho người thụ hưởng thứ hai ở một nơi mà thư tín dụng được chuyển nhượng. Tiền này không ảnh hưởng đến quyển lợi của người thụ hưởng thứ nhất theo điểu 38.h. k. Việc xuất trình chứng từ bởi hoạc nhân danh người thụ hưởng thứ hai phải được thực hiện tại ngân hàng chuyển nhượng. 1.4 Mục đích và điều kiện thực hiện 1.4.1 Mục đích L/C chuyển nhượng được dùng phổ biến trong phương thức mua bán qua trung gian, nhằm đáp ứng các mục đích sau: - Người hưởng lợi tứ nhất kí được hợp đồng xuất khẩu, nhưng hiện tại anh ta không có đủ hàng, nên phải chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của L/C cho một hoặc nhiều người cung cấp hàng hóa khác (những người hưởng lợi thứ hai) ở trong cùng một nước hay ở nước ngoài. - Khi người hưởng lợi thứ nhất với vai trò là đại lý hoặc người cung cấp chủ yếu một số mặt hàng nhất định, hoặc là người bao tiêu sản phẩm của nhà sản xuất, nắm độc quyền phân phối mặt hàng đó. - Nhà kinh doanh xuất khẩu (nhà trung gian) tìm được thị trường tiêu thụ, nhưng không có vốn hoặc không được ngân hàng cấp vốn để mua hàng hóa hay mở L/C giáp lưng sẽ tiến hành kinh doanh xuất khẩu ăn chênh lệch giá thông qua giao dịch L/C chuyển nhượng. - Nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới (người hưởng lợi thứ nhất), trên cơ sở đó nhà môi giới sẽ chuyển nhượng toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi của L/C cho người cung ứng hàng hóa thực hiện (người hưởng lợi thứ hai). Qua dich vụ môi giới, nhà môi giới được hưởng hoa hồng. Như vậy, người thụ hưởng thứ nhất (nhà trung gian) có thể đơn thuần chỉ là nhà môi giới, nhà bao tiêu,nhà đại lý và cũng có thể là nhà kinh doanh xuất khẩu thực sự. Về thu nhập của người trung gian: Tùy thuộc vai trò của nhà trung gian mà thu nhập có thể là: Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 9 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy - Nếu là nhà môi giới thì thu nhập sẽ là tiền hoa hồng (thông thường do nhà xuất khẩu trả). - Nếu là nhà bao tiêu hay đại lý xuất khẩu thì thu nhập sẽ là khoản chênh lệch giữa giá mua từ nhà xuất khẩu và giá bán cho nhà nhập khẩu. - Nếu là nhà xuất khẩu thuần túy nhưng do thiếu hàng tạm thời hoặc do đơn đặt hàng quá lớn thì anh ta sẽ chuyển nhượng một phần L/C cho người khác thực hiện mà có thể không đòi hỏi phần chênh lệch giá. Trong buôn bán quốc tế, việc mua bán qua trung gian (hay mua bán tay ba) sử dụng L/C chuyển nhượng nhằm ăn chênh lệch giá là chủ yếu. 1.4.2 Điều kiệnthực hiện L/C chuyển nhượng: 1. Các bên tham gia phải đồng ý thực hiện L/C này, cụ thể: - Nhà nhập khẩu chấp nhận mở L/C có thể chuyển nhượng, đồng ý sự tham gia của một nhà cung cấp khác. Lý do có thể là: (1) chưa tìm được nhà cung cấp trực tiếp,buộc phải mua qua trung gian, bởi vì việc thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài phải có năng lực, kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc, công sức….; (2) Giữa nhà nhập khẩu và nhà trung gian đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin tưởng lẫn nhau,nếu giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu, tức phải giao dịch với một đối tác mới, phải thiết lập quan hệ từ đầu, tốn kém và nhiều rủi ro. - Nhà xuất khẩu (người thụ hưởng thứ hai) đồng ý chấp nhận L/C chuyển nhượng và tiến hành giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu theo địa chỉ quy định trong L/C. 2. Ngân hàng phát hành phải ghi rõ là: L/C có thể chuyển nhượng (Tranferable Credit). Khi ghi rõ là L/C chuyển nhượng chứng tỏ người nhập khẩu đã đồng ý cho người hưởng lợi thứ nhất được chỉ định người khác làm thay việc cung cấp hàng. 3. Các điều khoản và điều kiện của L/C phải bảo đảm cho việc chuyển nhượng có giá trị thực hiện nghĩa là không có những điều khoản vô lý, không logic, mơ hồ hay cản trở việc chuyển nhượng L/C. Ví dụ: - L/C gốc quy định điều kiện giao hàng là CFR nhưng người thụ hưởng thứ nhất lại yêu cầu chuyển nhượng L/C với điều kiện FOB. - L/C gốc quy định không cho phép giao hàng từng phần trong khi việc chuyển nhượng lại là một phần. 4. Người thụ hưởng thứ nhất phải trả tất cả các chi phí và ngân hàng không phải thực hiện chuyển nhượng chừng nào chưa nhận được phí hoặc phải có thỏa thuận riêng giữa hai bên. Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 10 [...]... Kinh Tế TP.HCM 18 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 19 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 20 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 21 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy 3 Phương thức chuyển nhượng 3.1 Chuyển nhượng toàn phần Người thụ hưởng thứ nhất chuyển toàn bộ giá trị... 13 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 14 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 15 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 16 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 17 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM... đã có một LC chuyển nhượng B5: Người trung gian ra chỉ thị cho ngân hàng chuyển nhượng sửa đổi LC gốc và thông báo LC đã sửa đổi cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng thứ 2) Chi tiết sửa đổi của LC bao gồm : - Tên nhà trung gian thay thế cho tên người mở LC (nếu có thể ) - Giá trị của LC được sửa đổi thấp hơn so với LC gốc - Đơn giá của LC được sửa đổi thấp hơn so với LC gốc - Ngày hết hạn của LC được...L/C chuyển nhượng 5 GV: Phan Chung Thủy L/C còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng 2 Quy trình nghiệp vụ 2.1 Mở L/C chuyển nhượng B1: Hợp đồng được ký giữa các bên B2: Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình mở thư tín dụng B3: NHPH mở LC có thể chuyển nhượng gửi ngân hàng chuyển nhượng để thông báo cho người trung gian B4: Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho người trung... với LC gốc - Ngày giao hàng của LC được sửa sớm hơn so với LC gốc Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 11 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy B6: Ngân hàng chuyển nhượng sau khi kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của nhà trung gian, sẽ chuyển nhượng LC cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng thứ hai) Chú ý: − Nếu người hưởng thụ thứ hai ở trong cùng một nước với nhà trung gian, thì ngân hàng chuyển nhượng. .. lần chuyển nhượng riêng lẽ như vậy được xem chỉ là một lần chuyển nhượng Ví dụ: Một L/C có thể chuyển nhượng trị giá 500.000USD , cho phép giao hàng nhiều lần Người trung gian căn cứ vào tiến độ giao hàng và hợp đồng ,chuyển nhượng cho chủ hàng một số tiền là 200.000USD ,chủ hàng số hai trị giá 150.000USD …Việc chuyển nhượng từng phần riêng lẽ như vậy vẫn được coi là chuyển nhượng một lần Cho dù chuyển. .. từng phần riêng lẽ như vậy vẫn được coi là chuyển nhượng một lần Cho dù chuyển nhượng toàn phần hay một lần ,một L/C có thể chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần,nghĩa là người thụ hưởng thứ hai không được phép chuyển nhượng tiếp L/C mà mình được chuyển nhượng 3.3 Nội dung chuyển nhượng L/C chỉ có thể chuyển nhượng khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C gốc ,ngoại trừ các nội... chỉ định Đối với L/C chuyển nhượng được chiết khấu tự do, không phải ngân hàng nào cũng là ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng, mà NHPH phải chỉ định rõ ràng ngân hàng đích danh - làm ngân hàng chuyển nhượng Đối với L/C chuyển nhượng thì giữa ủy quyền chuyển nhượng và ủy quyền chiết khấu là khác nhau, tức có thể có hai ngân hàng được chỉ định, đó là ngân hàng được chỉ dịnh chuyển nhượng và ngân hàng... được phép chuyển nhượng và chỉ có ngân hàng này mới được quyền chuyển nhượng. Điều này là cần thiết, nhằm tránh chuyển nhượng nhiều lần một L/C và có thể dẫn đến chiết khấu nhiều lần cùng một bộ chứng từ  Quyền từ chối chuyển nhượng L/C: Người hưởng thứ nhất sau khi nhận được L/C gốc sẽ làm thủ tục yêu cầu Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng L/C cho người hưởng thứ hai Việc yêu cầu chuyển nhượng L/C... hưởng thứ nhất Tuy nhiên, ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng có quyền từ chối chuyển nhượng nếu nó không muốn Điều 38 (a), UCP 600quy định rõ: “ Một ngân hàng không có nghĩa vụ chuyển nhượng L/C trừ khi ngân hàng này có sự đồng ý rõ ràng về nội dung và phương thức chuyển nhượng Trong thực tế giao dịch L/C, nhìn chung các ngân hàng đều sẵn sàng chuyển nhượng L/C vì đó là một nghiệp vụ ngân hàng thuần . L/C chuyển nhượng. L/C Chuyển Nhượng Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 2 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy 1. Khái quát về L/C chuyển nhượng 1.1 Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng 1.1.1. / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 4 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi. Kinh Tế TP.HCM 14 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 15 L/C chuyển nhượng GV: Phan Chung Thủy Nhóm NH12 / K34- Đại Học Kinh Tế TP.HCM 16 L/C chuyển nhượng

Ngày đăng: 27/05/2015, 17:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • L/C Chuyển Nhượng

  • 1. Khái quát về L/C chuyển nhượng

    • 1.1 Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng

      • 1.1.1 Khái niệm

      • 1.1.2 Đặc điểm

      • 1.4.2 Điều kiệnthực hiện L/C chuyển nhượng:

      • 2. Quy trình nghiệp vụ

        • 2.1 Mở L/C chuyển nhượng

        • 2.2 Xuất trình chứng từ theo L/C chuyển nhượng

        • 3. Phương thức chuyển nhượng

          • 3.1 Chuyển nhượng toàn phần

          • 6. So sánh L/C chuyển nhượng với L/C giáp lưng

            • 6.1 Khái quát về L/C giáp lưng

              • 6.1.1 Khái niệm, đặc điểm và mục đích

              • 6.1.2 Quy trình nghiệp vụ L/C giáp lưng

              • 6.1.3 Ưu nhược điểm đối với các bên

              • 6.2 So sánh L/C chuyển nhượng và L/Cgiáp lưng

                • 6.2.1 Sự giống nhau

                • 6.2.2 Sự khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng

                • 7. Phân tích mẫu L/C

                  • 5.2 Sơ lược về SWIF

                  • 7.2 Phân tích

                    • 7.2.1 Nội dung L/C theo điện MT700/701 - Issue of Documentary Credit (Phát hành thư tín dụng)

                    • 7.2.2 Quy tắc sử dụng các trường trong bức điện MT700/MT701

                    • 8. Ví dụ về L/C chuyển nhượng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan